Bệnh viện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khoa dược bv.

     Tư vấn dùng thuốc:

Bệnh viện có bộ phận tư vấn thuốc cho bệnh nhân thuộc nhà thuốc bệnh viện (trước đây bố trí phòng tư vấn dung thuốc ở khu ODA nhưng để thuận tiện cho bệnh nhân hiện nay bộ phận tư vấn dung thuốc chuyển sang nhà thuốc bệnh viện.Công tác tư vấn cho bệnh nhân được thực hiện như sau:

Ngoại trú: bảo hiểm y tế. khi cấp phát thuốc, dược sĩ cấp phát có ghi hướng dẫn dùng thuốc theo đơn thuốc và thông tin thuốc đầy đủ cho bệnh nhân

Nhà thuốc bệnh viện bán thuốc và tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân về công dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng không mong muốn….

Nội trú: công tác tư vấn dùng thuốc được nhân viên y tế thông tin đến bệnh nhân theo đơn của bác sĩ.

     Báo cáo ADR ở bệnh viện: ( cấy ni từ năm ngoái)

* Ceftazivit (Ceftazidim) 1g/lọ (lô sản xuất 0030954, hạn dùng : 30/03/2012 ) sản xuất bởi Vitrofarma S.A – Colombia, dùng đường tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân là nam, 73 tuổi. Lí do dùng thuốc: kháng sinh dự phòng chụp động mạch vành . Khi test trong da, đọc kết quả test bình thường. Sau khi tiêm mũi thứ 2 bệnh nhân cảm giác tê rần tay tím, huyết áp tụt 110/70 (bình thường 140/80). Xử trí :ngừng thuốc, đổi kháng sinh. Kết quả : phục hồi không có di chứng.

* Oscamicin (Vancomycin) 1g/lọ (lô sản xuất 96290, hạn dùng : 10/2010)sản xuất bởi Fada Pharm, dùng đường tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân là nữ, 29 tuổi. Lí do dùng thuốc: nhiễm trùng huyết do tụ cầu . Khi test trong da, đọc kết quả test bình thường. Sau dùng thuốc 10 phút bệnh nhân đỏ phừng mặt, tê môi, chóng mặt, đau bụng quặn, bắt đầu đi đại tiện. Xử trí :ngừng thuốc, đổi kháng sinh. Kết quả : phục hồi không có di chứng.

     Quy trình theo dõi ADR:

Trách nhiệm

Sơ đồ quá trình thực hiện

Chuyên viên TTADR

Thu thập

Chuyên viên TTADR

Phân loại

Nhóm thẩm định

Thẩm định

Chuyên viên TT ADR

Tổng hợp kết quả và nhập số liệu

Chuyên viên TT ADR

Gửi phản hồi

1. Thu thập

Trung tâm theo dõi ADR là nơi thu thập báo cáo về phản ứng có hại của thuốc từ các nguồn:

-         Bệnh nhân.

-         Cơ sở khám chữa bệnh, Bác sĩ, Dược sĩ, Y tá, Điều dưỡng...   

-         Các đơn vị sản xuất kinh doanh dược, Văn phòng đại diện các công ty nước ngoài.

Cán bộ của Trung tâm vào sổ theo dõi các báo cáo tiếp nhận được về phản ứng có hại của thuốc

2. Phân loại

Cán bộ Trung tâm theo dõi ADR tiến hành:

-         Mã hóa các báo cáo tiếp nhận được theo quy định của WHO

-         Phân loại báo cáo theo nhóm thuốc nghi ngờ gây ra phản ứng có hại

Chuyển nhóm thẩm định báo cáo (nhóm thẩm định được thành lập theo QĐ của Lãnh đạo Cục)

3. Thẩm định

Nhóm thẩm định tiến hành xem xét:

-         Thu thập thêm thông tin liên quan đến thuốc nghi ngờ gây phản ứng như liều dùng, số lô, hạn dùng của thuốc..., chi tiết diễn  biến  phản ứng có hại xảy ra (nếu cần thiết) qua việc liên hệ trực tiếp với đơn vị gửi báo cáo.

-         Tra cứu tài liệu chuyên môn liên quan.

-         Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng thuốc và phản ứng có hại.

Sau khi có  kết luận về phản ứng có hại, nhóm thẩm định chuyển lại kết quả cho cán bộ trung tâm theo dõi ADR.

 4. Tổng hợp kết quả và nhập số liệu

- Tổng hợp kết quả:  Cán bộ của trung tâm theo dõi ADR vào biểu theo dõi thông tin phản ứng có hại, lưu hồ sơ tại Trung tâm theo dõi ADR.

- Nhập số liệu: Cán bộ Trung tâm ADR nhập toàn bộ số liệu, kết quả thẩm định báo cáo ADR theo phần mềm WINADR của Trung tâm Uppsala - Thụy Điển.

 5. Gửi kết quả phản hồi

- Phản hồi kết quả thẩm định tới đơn vị gửi báo cáo.

- Phản hồi kết quả thẩm định tới các cơ quan chức năng có liên quan.

- Báo cáo phản ứng có hại (đã được thẩm định và kết luận) sang trung tâm theo dõi ADR của WHO tại Uppsala, Thuỵ Điển.

     Tại bệnh viện TW Huế, các khoa phòng theo dõi và báo cáo ADR thì theo mẫu của Bộ, gửi lên khoa Dược. Khoa Dược  có chức năng tổng hợp và thẩm định lại trước khi gửi ra Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

        Mẫu báo cáo gồm 4 phần cơ bản như sau :

1. Thông tin về bệnh nhân :

- Thông tin xác định bệnh nhân ( tên họ, địa chỉ…)

- Tuổi hoặc ngày sinh

- Giới tính

- Trọng lượng cơ thể

2. Thông tin về ADR

- Ngày xuất hiện phản ứng

- Phản ứng xuất hiện sau bao lâu

- Mô tả biểu hiện ADR

- Các xét nghiệm liên quan.

- Tiền sử

- Cách xử trí phản ứng

- Mức độ nghiêm trọng của phản ứng

     - Kết quả sau khi xử trí phán ứng.

3.  Thông tin về dược phẩm bị nghi ngờ gây ADR :

- Thuốc nghi ngờ gây phản ứng : ( tên, dạng bào chế/hàm lượng, liều dung, đường dung, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, lý do dùng)

- Các thuốc dùng đồng thời ( trừ các thuốc điều trị/ khắc phục hậu quả ADR) (tên, dạng bào chế/hàm lượng, liều dung, đường dung, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, lý do dùng)

4.  Phần thẩm định ADR của đơn vị:

- Đánh giá mối liên quan giữa thuốc và ADR

- Thang thẩm định của đơn vị ( Thang WHO, Thang Naranjo, Thang khác)

- Bình luận của cán bộ y tế ( nếu có)

5. Thông tin về người/ đơn vị báo cáo ;

- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại

- Chuyên môn và nghề nghiệp.

- Dạng báo cáo ( lần đầu, bổ sung)

     Trong qúa trình thực tế, bản thân chưa đươc tham gia công tác DLS  =)))))))

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro