Benh vien nhiemtrung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 35: Khái niệm NTBV, 2 ví dụ. Kể tên các loại NTBV và các đối tượng có nguy cơ NTBV

         Khái niệm NTBV: Là bệnh mắc thêm sau khi vào viện 48h hoặc là bệnh NT mắc phải do khám, chữa, chăm sóc người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện

         Ví dụ:

-Người thầy thuốc khám và điều trị cho bệnh nhân SARS tại bệnh viện, và sau đó bị mắc bệnh SARS, hoặc người nhà đến chăm sóc bệnh nhân SARS rồi mắc bệnh SARS

-1 bệnh nhân vào viện với lý do gẫy xương đùi kín, sau khi vào viện được tiến hành phẫu thuật và bị NT, đó là NT mắc phải trong bệnh viện.

         Các đối tượng có nguy cơ NTBV

-Là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể bởi các lý do chính sau đây:

 +Bị các bệnh của cơ quan miễn dịch

 +DÙng các thuốc giảm miễn dịch, VD các thuốc điều trị bệnh ung thư

 +Sau phẫu thuật hoặc mắc bệnh nặng hoặc đang mắc bệnh mạn tính

 +Người có tuổi nằm điều trị ở bệnh viện lâu ngày, hoặc trẻ em còi xương suy dinh dưỡng, bị bệnh ỉa chảy kéo dài

 +Nhân viên bệnh viện thường xuyên tiếp xúc với VSV gây bệnh, trong khi cơ thể có sức đề kháng kém, tính trạng vệ sinh và bảo hộ lao động kém

         Phân loại NTBV

-NTBV nội sinh và ngoại sinh

 +NT ngoại sinh: là loại nhiễm tùng do các VSV xâm nhập vào bệnh nhân từ môi trường bên ngoài hoặc cả VSV do thầy thuốc đem lại

 +NT nội sinh: là loại NT do các VSV đã ký sinh sẵn ở người bệnh gây ra. Chúng là những VSV gây bệnh cơ hội hoặc VSV có từ một vùng NT trên cơ thể bệnh nhân đã mắc từ trước

-Các dạng lâm sàng thường gặp trong NTBV:

 +NT ngoại khoa

 +NT bỏng

 +NT các cơ quan: tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp

Câu 36: Đường xâm nhập của VSV trong NTBV và các biện pháp phòng ngừa

         Đường xâm nhập:

-Tùy thuộc vào nhiều yếu tố có liên quan

-Đối với NT nội sinh do các VSV sống trên da và niêm mạc của cơ thể:

 +Chúng thường gây nhiễm cơ quan mà chúng ký sinh hoặc thường gây nên NT vết mổ.

 +Các vi khuẩn thường thấy là: cầu khuẩn Gram dương,trực khuẩn đường ruột, cầu khuẩn đường ruột, 1 số vi khuẩn yếu khí như Clostridium, cầu khuẩn yếm khí

 +Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nằm viện lâu ngày, khả năng mắc bệnh về đường hô hấp dưới rất hay gặp. Nguyên nhân là do hít phải các chất dịch nhầy ở vùng mũi họng có nhiều vi khuẩn gây bệnh cơ hội như H.i, phế cầu, Klebsiella

-Đối với NT ngoại sinh: VSV có thể xâm nhập vào cơ thể theo tất cả các đường như NT khác, nhưng đường tiêm truyền, phẫu thuật, đường truyền qua không khí, bàn tay là rất quan trọng.

         Nguyên tắc phòng ngừa

-Tiêu diệt các nguồn VSV có khả năng gây NT

 +Đây là công việc rất khó khăn. Vì vậy, để hạn chế đến mức tối đa các VSV xâm nhiễm vào cơ thể, người ta tìm mọi biện pháp, tùy từng công việc cụ thể

 +VD: hạn chế NT đường tiết niệu:

         .)Cho kháng sinh dự phòng khi nội soi, sinh thiết tiền liệt tuyến

         .)Hạn chế thông tiểu, không đặt ống thông quá thời hạn, kỹ thuật vô trùng, dụng cụ đã tiệt trùng

-Nâng cao thể trạng cho đối tượng cảm thụ

 +Công việc này rất cần thiết của bệnh viện và gia đình

 +Bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần có chế độ ăn uống và điều trị thích hợp để cơ thể đủ khả năng chống lại bệnh NT

 +Vận đông và tập luyện cho bệnh nhân làm 1 số động tác để tăng thêm hiệu lực trong phòng bệnh như vận động, tập thở, ho sau khi mổ... để đề phòng viêm phổi do nằm lâu

-Thực hiện nguyên tắc vô trùng

 +Tiệt trùng ở các phòng mổ, phòng hậu phẫu và mỗi khi tiến hành các KT hỗ trợ, thăm dò cũng như trong các thao tác tiêm truyền

-Quản lý chặt chẽ hiện tượng NTBV

 +Có quy chế theo dõi hàng tháng, hàng quý, hàng năm về tiến triển NTBV từng khoa, phòng, bệnh viện

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro