benhkst

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BỆNH SÁN LÁ GAN (FASCIOLOSIS)

1. Nguyên nhân Do Fasciola hepatica, Fasciola gigantica gây ra, thường ký sinh ở ống dẫn mật, ký chủ trung gian là ốc nước ngọt. Sán có hình lá liễu, kích thướt 2-7cm màu đỏ tươi, rộng 5-12 mm.

2. Phương thức truyền lây và chu ký phát triển

Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu bò, dê cừu, đến lúc sán đẻ trứng, trứng theo dịch mật vào ruột. Sau đó theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi 10-25 ngày trứng hình thành miracidium, miracidium chui ra ngoài bơi tự do trong nước, gặp ký chủ trung gian là ốc vào cơ thể ốc phát triển ở gan sinh sản vô tính tạo ra nhiều cercaria có hình dạng như con nòng nọc, sau khi thành thục cercaria chui ra khỏi cơ thể ốc bơi tự do trong nước và bám vào ngọn cỏ tạo kén nếu trâu bò ăn cỏ ăn phải kén lớp vỏ kén bị phá hủy ấu trùng được giải phóng và di chuyển đến gan ống dẫn mật ký sinh. Chu kỳ khoảng 3-4 tháng từ khi trâu bò ăn phải kén gan ống mật trưởng thành (một sán lá trưởng thành có thể sống trong ống dẫn mật của gan từ 3-11 năm.

3. Triệu chứng

Con vật suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù xì dễ nhổ nhất là 2 vùng bên sườn và dọc xuống ức, thủy thủng ở mắt, yếm ngực, nhai lại yếu, khát nước, tiêu chảy xen lẫn táo bón, thú gầy dần, con vật ho, nặng thì thú có thể chết, vàng da. Phù thũng ở những vùng thấp của cơ thể như 4 chân, nách, ngực, vùng hầu.

4. Bệnh tích

- Ống mật trong gan dày lên rõ rệt, giống cành cây, mổ ra có nhiều sán lá ký sinh trong đó, viêm loét ống dẫn mật.

- Trên mặt gan của gia súc bị bệnh có vết di hành của sán lá ( màu vàng trắng) và xuất huyết do các mô bị phá hủy. Nặng sẽ gây xơ gan.

- Hàng ống dẫn mật giảm có mủ, gan có những điểm hoại tử, niêm mạc tăng sinh thành những u trong đó có nhiều bạch cầu hạt

5. Phòng bệnh

Định kỳ tẩy giun sán 1 năm 2 lần, lần đầu vào mùa xuân và lần 2 vào mùa thu. Dùng sản phẩm của ANOVA như

NITRONIL: Tiêm dưới da 1ml/25 kg thể trọng

+ Thú non: 3 tháng tẩy 1 lần

+ Thú lớn: 6 tháng tẩy 1 lần.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ủ phân tiêu diệt trứng sán, phát sạch mương rẫy, cống rãnh để không cho ốc sống gần chuồng nuôi. Tiêu diệt các ký chủ trung gian xung quanh chuồng, đồng cỏ chăn thả... Vê sinh thức ăn nước uống sạch sẽ.

- Trước khi nhập gia súc mới phải kiểm tra phân, những vùng nhiễm nặng không chăn thả tự do.

6. Điều trị

- Dùng sản phẩm NITRONIL: Tẩy 1 liều duy nhất, tiêm dưới da 1ml/25 kg thể trọng

+ Thú non: 3 tháng tẩy 1 lần.

+ Thú lớn: 6 tháng tẩy 1 lần.

- Kết hợp tiêm NOVASAL hoặc NOVA Fe + B12 hoặc NOVA- HEPA + B12 hoặc NOVA-ATP COMPLEX hoặc NOVA-C.VIT để giúp thú phục hồi sức khỏe.

- Chăm sóc dinh dưỡng cho thú tốt.

BỆNH SÁN LÁ RUỘT LỢN

1. CĂN BỆNH

Bệnh sán lá ruột lợn do sán Fasciolopsis buski gây nên.

Sán có hình dạng giống chiếc lá màu đỏ, hồng hay màu xám nâu, thân nhỏ ở đầu và phình rộng ở phía sau.

Kích thước dài 20 ¸ 70mm, rộng 8 ¸ 20mm dầy 0,5 ¸ 3mm.

Trứng hình bầu dục rộng ở chính giữa và thon nhỏ ở 2 bên đầu, kích thước trứng 0,13 ¸ 0,14mm x 0,08 ¸ 0,085mm có màu vàng sậm.

2. KÝ CHỦ

Sán ký sinh ở ruột non heo, người, chó, mèo.

Ký chủ trung gian: là các loài Planorbis, Seegrmentina...

3. VÒNG ĐỜI

Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non lợn. Sau khi thụ tinh, sán đẻ trứng theo phân ra ngoài. Trung bình mỗi sán đẻ được 15000 ¸ 18000 trứng trong 1 ngày. Nếu gặp điều kiện thuận tiện (nhiệt độ 25 ¸ 35oC, pH 6 ¸ 7, có ánh sáng, nước...) sau 2 ¸ 3 tuần trứng phát triển thành micracidium. Dạng ấu trùng này thoát khỏi vỏ trứng và bơi trong nước tìm ký chủ trung gian. Nếu gặp KCTG thích hợp micracidium chui vào KCTG, rụng lông biến thành sporocyst. Sporocyst sinh sản vô tính tạo thành nhiều redia. Sau đó redia sinh ra cercaria. Thời gian từ khi micradium vào ký chủ trung gian đến khi hình thành cercaria chui ra khỏi ký chủ trung gian khoảng 38 ngày. Sau khi ra khỏi ký chủ trung gian, cercaria bơi trong nước một thời gian rồi bám vào cây cỏ thủy sinh (củ ấu, bèo dâu, rau muống, bèo cái, rong tóc tiên) rụng đuôi, tạo vỏ bọc xung quanh và biến thành adolesearia. Nếu lợn, người nuốt phải adolesearia này vào ruột vỏ bọc này bị phân hủy, ấu trùng được giải phóng và phát triển thành dạng trưởng thành sau 3 tháng lại tiếp tục đẻ trứng và có thể sống ở lợn đến 2 năm, ở người 4,5 năm.

4. TRIỆU CHỨNG

Heo nhiễm nhẹ mỗi tháng giảm tăng trọng 1kg, heo bị tiêu chảy, lông xù. Nhiễm nặng mỗi tháng giảm tăng trọng 3 kg, sán có thể làm tắt ruột, các giác bám có thể làm rách ruột heo và chết đột ngột.

Tác hại lớn nhất của bệnh là làm lợn sinh trưởng chậm. Trung bình một sán làm giảm 1,86g ¸ 2,57g thịt trong một ngày. Lợn nái nhiễm bệnh thường gây còm thiếu sữa làm lợn con dễ mắc bệnh tiêu phân trắng, tiêu chảy, còi cọc và tỷ lệ chết cao khi cai sữa.

5. BỆNH TÍCH

Mổ khám thấy ruột sưng to niêm mạc ruột viêm catar chảy máu xuất huyết, thành ruột giãn rộng. Độc tố của sán làm con vật có triệu chứng thần kinh.

6. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đoán.

Dùng phương pháp lắng cặn để tìm trứng trong phân.

7. PHÒNG BỆNH

Dùng thuốc để tẩy trừ: Tetrachloride carbon (CCl4), liều 0,15 ¸ 0,2ml/ kg P.

Phòng trừ tập trung ở các điểm sau:

- Tẩy trừ trên cơ thể gia súc bệnh.

- Diệt trừ căn bệnh ở môi trường ngoài như: xử lý phân, không dùng phân tươi bón ruộng, rau, ủ phân sinh học, diệt trừ ký chủ trung gian.

- Cho gia súc ăn uống sạch sẽ.

- Nuôi dưỡng đầy đủ để súc vật nâng cao sức đề kháng.

Bệnh giun đũa lợn

1. CĂN BỆNH

Giun có hình giống như chiếc đũa.

Kích thước: Con đực dài 15 ¸ 20cm, đường kính 3 ¸ 6mm.

Con cái dài 30 ¸35 cm, đường kính 5 ¸ 6mm

Phân biệt con giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong về mặt bụng, đuôi giun cái thì thẳng. Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau, khoảng 1,2 ¸ 2mm, không có túi giao hợp.

Thân tròn màu trắng hồng, hai đầu nhọn.

Trứng hình bầu dục có vỏ dầy, có 4 tầng: tầng ngoài cùng là chất đản bạch , lồi lõm như răng cưa. Kích thước của trứng 50 ¸ 80 m x 40 ¸ 60 m.

2. KÝ CHỦ

Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, gan của heo, đôi khi gặp ở ruột già hay dạ dày hoặc ở tuyến tụy ở trong túi mật hoặc ở ống dẫn mật.

Không cần ký chủ trung gian.

3. VÒNG ĐỜI

Con giun cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ: 12 ¸ 13oC, ẩm độ thích hợp, trứng phát triển thành phôi thai nằm trong vỏ trứng (sau 12 ¸ 13 ngày). Heo nuốt phải phôi thai này vào dạ dày vỏ trứng bị tiêu đi và phôi thai ra khỏi vỏ thành ấu trùng, ấu trùng qua ống tiêu hóa tới gan, phổi, khí quan, lên hầu rồi trở xuống ruột lần thứ hai ấu trùng thành giun trưởng thành. Thời gian từ trứng có phôi thai vào cơ thể đến khi thành giun trưởng thành là 2 ¸ 2,5 tháng.

Khi ấu trùng di hành qua phổi có thể gây thành bệnh viêm phổi nhất là heo con.

4. TRIỆU CHỨNG

Bệnh thường biểu hiện ở heo 3 ¸ 6 tháng tuổi.

Lợn mắc bệnh có biểu hiện: gầy còm , chậm lớn. Khi ấu trùng ở phổi gây viêm phổi, thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm sút, hô hấp nhanh, đôi khi cơ năng tiêu hóa bị rối loạn (tiêu chảy bất thường).

Khi giun trưởng thành thì triệu chứng không rõ: chậm lớn, gầy, rối loạn tiêu hóa, có khi giun làm tắc ruột, đau bụng, viêm xoang bụng, thủng ruột, một số lợn con bị quá mẫn cảm thì có triệu chứng thần kinh, nổi mẫn, ho,....

5. BỆNH TÍCH

Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám tụ huyết màu hồng thẫm. Khi mổ khám thấy nhiều ấu trùng. Khi giun trưởng thành ở ruột non viêm cata. Khi ruột bị vỡ thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết.

6. CHẨN ĐOÁN

Kiểm tra phân và mổ khám.

7. PHÒNG TRỊ

* Phòng ngừa:

- Chuồng trại sạch sẽ.

- Phân ủ sinh học.

- Nuôi nhốt, không nên thả rong.

- Định kỳ tẩy giun 2lần/ năm. Đối với nái chửa, tẩy trước khi đẻ 10 ¸ 15 ngày bằng Piperazine 200 ¸ 300mg/kg thể trọng.

- Nâng cao sức đề kháng cho heo bằng cách cho heo ăn đầy đủ lượng và chất, uống nước sạch sẽ.

- Heo nhập trại phải kiểm tra.

* Điều trị:

- Natri fluorat (NaF): liều 0,1g/kg thể trọng. Cho lợn nhịn đói 12 giờ trước khi uống thuốc.

- Silico Fluoral natri (Na2SiF6):

• Lợn 4 ¸ 6 kg dùng 1,2g chia đều mỗi bữa 0,2g.

• Lợn 7 ¸ 20kg dùng 1,8g chia đều mỗi bữa 0,3g.

• Lợn 20 ¸ 40kg dùng 3g chia đều mỗi bữa 0,5g.

• Lợn trên 40kg dùng 3,6g chia đều mỗi bữa 0,6g.

Không cần cho lợn nhịn đói.

Ngoài ra ta còn có thể dùng các loại thuốc sau để tẩy giun như: Phenothiazine, Mebenvet, Tetramisol, Piperazine.

. BỆNH GIUN ĐŨA TRÊN HEO

1. Nguyên nhân và đặc điểm của bênh.

- Do heo ăn phải trứng giun

- Loại ký sinh đường ruột, sống chủ yếu ở đoạn cuối của ruột non.

2. Đường truyền lây.

trứng giun vàoHeo ăn phải trứng giun ấu trùng sống ký sinh và gây hại trên vật nuôiruột nở thành ấu trùng

I. BỆNH GIUN ĐŨA TRÊN HEO

I. BỆNH GIUN ĐŨA TRÊN HEO

3. Triệu chứng.

- Kém ăn, gầy yếu, sút cân.

- Niêm mạc trắng bạch.

- Heo bị tiêu chảy, mất máu, ...

- Nhiễm giun đũa, giun phổi nhiều nhất.

I. BỆNH GIUN ĐŨA TRÊN HEO

3. Triệu chứng.(tt)

- Lông xù, chậm lớn, kém ăn.

- Viêm phổi, khó thở, ho, thở gấp.

- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên, gầy ốm, còi cọc.

- Ruột bị tắt, có thể gây thủng ruột...

I. BỆNH GIUN ĐŨA TRÊN HEO

4. Bệnh tích.

- Đường tiêu hóa thường xuất hiện giun.

- Gây viêm nhiễm ở vùng chúng ký sinh.

- Ấu trùng gây hoại tử ở gan, viêm phổi ( hầu hết ấu trùng ở phổi).

I. BỆNH GIUN ĐŨA TRÊN HEO

5. Phòng bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo,thoáng mát.

- Cung cấp thức ăn nước uống sạch.

- Không cho các côn trùng vào chuồng heo.

- Rau xanh heo ăn phải được loại bỏ chất dơ và trứng giun.

- Không chăn thả heo trên nền đất hoặc thả rông.

- Ủ phân để diệt trứng giun, ( không ủ phân gần chuồng nuôi).

I. BỆNH GIUN ĐŨA TRÊN HEO

5. Phòng bệnh.(tt)

- Định kỳ xổ giun cho đàn heo.

Heo con : 2 tháng xổ 1 lần.

Heo lớn: 5- 6 tháng xổ 1 lần

Tẩy giun định kỳ cho heo mỗi năm 2 lần: Levavet hoặc Ivermectin ( 1ml/10kg thể trọng, chích bắp ).

II. BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ

1. Nguyên nhân và đặc điểm bệnh.

- Bệnh lây khi vật chủ nuốt phải ấu trùng giun.

- Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con.

- Có tính mùa vụ, đông xuân bệnh phát sinh và gây hại nặng.

- Tuổi mắc bệnh phổ biến: 25 - 35 ngày tuổi (chiếm tỉ lệ 64%) và sớm nhất có thể mắc bệnh vào lúc 14 ngày tuổi (23%).

II. BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ

2. Đường truyền lây.

- Bệnh được truyền từ mẹ sang con qua bào thai.

- Do giun tròn Neoascais Vitulorum ký sinh trong tá tràng (bê nghé dưới 2 tháng).

- Giun đũa có thể ký sinh ở ruột của trâu bò trưởng thành, dê, cừu,...

II. BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ

3. Triệu chứng.

- Bê nghé bệnh đi lù đù, chậm chạp, lưng cong, đuôi cụp, lông xù.

- Bệnh nặng con vật nằm một chỗ, thở yếu, nằm ngửa, giãy giụa, đập chân lên phía bụng.

- Phân lỏng màu trắng mùi rất thối, gầy yếu, có triệu chứng thần kinh.

- Gầy sút nhanh,chết từ 7-16 ngày sau khi phát bệnh.

II. BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ

5. Phòng và trị bệnh.

- Xỗ lãi cho bê nghé lúc 20 ngày tuổi

- Tẩy giun định kỳ cho trâu bò mẹ.

- Chuồng trại sạch sẽ khô ráo, định kỳ tiêu độc chuồng trại.

- Gom phân trâu bò ủ để để diệt trứng giun.

- Điều trị: Tiêm thuốc tẩy trừ giun bằng 1 trong 2 loại sau: Levavet 1ml/15kg thể trọng, Vemectin 1ml/15kg thể trọng.

- Bổ sung vitamin C, B.complex, Poly AD...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phương