Đơn 7 (1) - Hy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Beta-er: Antuhy2112 (#Hy)
Khách hàng: MewMiw

I. Chữa trực tiếp:

Ghi chú: Mực đỏ là chữa lỗi, mực xanhđề xuất chỉnh sửa hoặc đề xuất bổ sung những lỗi tuy không sai nhưng mang lại trải nghiệm kém hấp dẫn cho người đọc
(Thực ra đề xuất chỉnh sửa và đề xuất bổ sung cũng chẳng khác gì nhau đâu. Chẳng qua, khi beta, mình nhớ ra từ gì thì dùng từ đấy thôi.)

Thôi, cùng bắt đầu nhé!

----------

- "Ash, Pikachu, Clemont, Serena và Bonnie vừa đến thành phố Shalour. Họ trở lại thành phố vì một giải đấu đặc biệt mà Ash muốn tham gia."

+) Lặp từ "thành phố"
-> Bỏ "thành phố" trước Shalour vì nếu bỏ, nội dung cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều
(Dạng như nói "Tôi về thành phố Hà Nội." hay "Tôi về Hà Nội." cũng như nhau ấy)

=> "Ash, Pikachu, Clemont, Serena và Bonnie vừa đến Shalour. Họ trở lại thành phố vì một giải đấu đặc biệt mà Ash muốn tham gia."

- ""Pikachu!" Người bạn màu vàng của anh kêu lên. Serena, Clemont và Bonnie đều cười toe toét."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố làm rõ tâm trạng của Pikachu

+) Mình nghĩ nên thay "toe toét" bằng "thích thú" vì "toe toét" khá thô

+) Mình nghĩ nên thêm "cũng" ở câu thứ hai để liên kết với những câu trước

=> ""Pikachu!" Người bạn màu vàng của anh háo hức kêu lên. Serena, Clemont và Bonnie cũng đều cười thích thú.")

- "Họ đi bộ đến tòa nhà nơi họ có thể đăng ký. Đằng sau tòa nhà có đấu trường đang được chuẩn bị cho trận chiến. Ash & Pikachu nhìn xung quanh."

+) Lặp từ "họ" nhưng không thể bỏ đi từ nào vì đều cần thiết
-> Đảo lại câu, tiện thể bổ sung thêm yếu tố miêu tả cho "tòa nhà"
(Vừa làm phong phú hình ảnh, vừa giúp câu không bị cụt)
(Vì mình không biết tòa nhà trong câu chuyện như thế nào nên mình sẽ để đoạn miêu tả là (...) nhé)

+) Không nên dùng ký tự "&"
-> Sửa thành "và"

=> "Họ đi bộ đến nơi đăng ký - một tòa nhà (...) Đằng sau tòa nhà là đấu trường đang được chuẩn bị cho trận chiến. Ash và Pikachu nhìn xung quanh."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên ghép hai câu thành một bằng cách bỏ "đang được chuẩn bị cho trận chiến" và đảo lại câu

=> "Họ đi bộ đến nơi đăng ký - một tòa nhà đằng trước đấu trường. Ash và Pikachu nhìn xung quanh.")

- ""Whoa..." - Bonnie.
"Có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu ở đây nhỉ?"

+) "Bonnie" làm gì? Thiếu thành phần vị ngữ
-> Bổ sung

+) Hai câu đối thoại trên ("Whoa" và "Có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu ở đây nhỉ") đều thuộc một chủ thể nên không cần xuống dòng

=> ""Whoa..." Bonnie kêu lên. "Có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu ở đây nhỉ?"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ dấu ngoặc kép ("") thường chỉ dùng khi trích dẫn câu nói để dùng vào mục đích gì đó (ví dụ tranh luận, tham khảo,...) còn khi đối thoại trực tiếp (như trong tình huống này), nên dùng dấu gạch đầu dòng.
(Vì điều này lặp lại tương đối nhiều nên sau này mình sẽ tự động sửa nhé)

=> "- Whoa... - Bonnie kêu lêu - Có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu ở đây nhỉ?")

- ""Đi đăng ký thôi nào các bạn." Ash bước lên quầy lễ tân và nhìn người đàn ông phía sau bàn.
"Thưa ngài, tôi muốn đăng ký cuộc thi."

+) "đăng ký" làm gì trong "cuộc thi"? Thiếu thành phần
-> Sửa thành "đăng ký tham gia cuộc thi"

+) Cần bổ sung thêm yếu tố "nói" (Vì chỉ "nhìn" thôi thì làm ăn gì được?)

+) "Đi đăng ký thôi nào các bạn" là câu cầu khiến
-> Phải dùng dấu chấm than

+) Thường, khi đi đăng ký, người ta sẽ nói rõ tên cuộc thi
(Vì lỡ như có nhiều cuộc thi cùng lúc và để tránh việc bị hỏi lại nhiều lần.)
-> Thêm tên cuộc thi
(mình không biết nên ghi như thế nào nên sẽ lại để (...) nhé)

=> "- Đi đăng ký thôi nào các bạn! - Ash bước lên quầy lễ tân và nhìn người đàn ông phía sau bàn, nói - Thưa ngài, tôi muốn đăng ký tham gia cuộc thi (...)."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo lại câu thứ hai, tạo vế rút gọn để tránh dùng quá nhiều yếu tố nối tiếp
(yếu tố nối tiếp là "rồi", "và", ",",...)

+) Mình nghĩ nên sửa lại câu đầu tiên một chút

=> "- Đi đăng ký thôi nào, các bạn ơi! - Bước lên quầy lễ tân, Ash nhìn người đàn ông phía sau bàn, nói - Thưa ngài, tôi muốn đăng ký tham gia cuộc thi (...).")

- ""Cậu chắc chứ? Vậy hãy ký vào đây!" Người đàn ông đặt một lá đơn trên quầy."

+) "trên quầy" có "trên" - từ chỉ vị trí - nên đã trở thành trạng ngữ trong khi ở đây, "một lá đơn trên quầy" lại là phụ sau
-> Sửa thành "lên quầy" (Cấu trúc "đặt...lên...")

+) Thường, với đơn đăng ký, người ta thường đưa trước rồi mới yêu cầu điền. Hơn nữa, không chỉ cần ký mà còn cần ghi một số thông tin liên quan nữa
-> Đảo "người đàn ông đặt một lá đơn lên quầy" lên trước câu nói
Sửa "ký vào đây" thành "ghi tên và ký vào đây"

+) Vừa mới hỏi "chắc chứ" mà chưa nhận được câu trả lời, liệu người đàn ông có thể đưa đơn luôn?
-> Cần thêm yếu tố biểu lộ sự đồng ý của Ash
-> Thêm "Ash gật đầu"

=> "- Cậu chắc chứ? - Thấy Ash gật đầu, người đàn ông đặt một lá đơn lên quầy - Vậy hãy ghi tên và ký vào đây!"

- ""Thưa ông!" Clement cũng dựa vào bàn. "Tại sao có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu thế kia?""

+) "Tại sao" là từ để hỏi (lý do) mang tính chất vấn.
-> Không phù hợp trong ngữ cảnh này
-> Thay bằng "vì sao"
-> Thêm "lại" ("vì sao" đi với "lại")

=> "- Thưa ông! - Clement cũng dựa vào bàn. - Vì sao lại có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu thế kia?"

=> Cả đoạn:

"Đó là một ngày hè ấm áp, nóng nực ở Kalos.

Ash, Pikachu, Clemont, Serena và Bonnie vừa đến Shalour. Họ trở lại thành phố vì một giải đấu đặc biệt mà Ash muốn tham gia.

- Tớ rất phấn khích! - Ash hét lên vui vẻ.

- Pikachu! - Người bạn màu vàng của anh háo hức kêu lên. Serena, Clemont và Bonnie cũng đều cười thích thú.

Họ đi bộ đến nơi đăng ký - một tòa nhà đằng trước đấu trường. Ash và Pikachu nhìn xung quanh. Có rất nhiều huấn luyện viên đi bộ quanh đó, nhưng cũng có một số thủ lĩnh nhà thi đấu từ Kanto, Johto, Shinnoh, Unova và Kalos.

- Whoa... - Bonnie kêu lêu - Có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu ở đây nhỉ?

- Đi đăng ký thôi nào, các bạn ơi! - Bước lên quầy lễ tân, Ash nhìn người đàn ông phía sau bàn, nói - Thưa ngài, tôi muốn đăng ký tham gia cuộc thi (...).

- Cậu chắc chứ? - Thấy Ash gật đầu, người đàn ông đặt một lá đơn lên quầy - Vậy hãy ghi tên và ký vào đây!

- Thưa ông! - Clement cũng dựa vào bàn. - Vì sao lại có nhiều thủ lĩnh nhà thi đấu thế kia?"

- "Người đàn ông thở dài. "Bạn không biết sao? Đây là một cuộc thi trong đó một huấn luyện viên chống lại thủ lĩnh nhà thi đấu bất kì. Vui chứ?"
Ash thở dài. "Vâng...Nếu chiến thắng, thì có nhận được huy hiệu không?""

+) Lặp từ "thở dài"
-> Sửa biểu cảm của người đàn ông thành "ngạc nhiên" để lược "thở dài" cũng như hợp thức hóa với ngữ cảnh

+) Cần đảo và tách lại các câu để dùng với dấu gạch đầu dòng cho phù hợp

+) Không nên dùng "trong đó" (từ thường dùng trong văn phong nói)
-> Sửa thành vế danh từ để không phải dùng "trong đó"

+) Ai "có nhận được huy hiệu không"? Câu thiếu chủ ngữ
-> Thêm "chúng cháu"

=> "- Bạn không biết sao? - Người đàn ông ngạc nhiên hỏi - Đây là cuộc chiến giữa một huấn luyện viên và một thủ lĩnh bất kỳ của nhà thi đấu. Vui chứ?
Ash thở dài, đáp:
- Vâng...Nếu chiến thắng, chúng cháu có được nhận huy hiệu không?"

- "Họ quay lại và thấy một cô gái có mái tóc đuôi ngựa màu cam, áo phông trắng và quần soóc màu xanh đứng đằng sau. Cô ấy đang cầm một cái túi màu xanh và một con Psyduck đang đứng bên cạnh cô ấy."

+) Lặp từ "và" ba lần
-> Đảo vế đầu tiên lên, chuyển thành vế rút gọn để lược từ "và" đầu tiên
-> Lược từ "và" thứ hai, chỉ để lại từ cuối cùng
(thường, yếu tố liệt kê/bổ sung cuối cùng sẽ được liên kết bằng quan hệ từ "và")

+) Không có "mái tóc đuôi ngựa" nhé, vì "đuôi ngựa" là một kiểu buộc tóc, không phải kiểu tóc hoặc hình dạng tóc
-> Sửa "có mái tóc đuôi ngựa màu cam" thành "có mái tóc màu cam buộc đuôi ngựa"

+) "áo phông trắng" nhưng lại "quần soóc màu xanh"
-> Không tuân thủ luật song song
(Các yếu tố liệt kê cùng chức năng phải có cùng cấu tạo)
-> Sửa thành "quần soóc xanh"

+) "có mái tóc đuôi ngựa màu cam" là một vị ngữ
-> "áo phông trắng và quần soóc xanh" cũng vậy
-> Cần thêm động từ
-> Sửa thành "mặc áo phông trắng và quần soóc xanh"

+) Lặp từ " xanh" nhưng không thể bỏ đi từ nào
-> Thêm "cũng" trước từ "màu xanh" thứ hai

+) Lặp từ "cô ấy" ở câu thứ hai
-> Chuyển vế thứ hai của câu thứ hai thành câu danh từ để lược chủ ngữ

=> "Quay lại, họ thấy một cô gái có mái tóc màu cam buộc đuôi ngựa, mặc áo phông trắng, quần soóc xanh đứng đằng sau. Cô ấy đang cầm một cái túi cũng màu xanh và bên cạnh là một con Psyduck."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "quay lại" bằng "quay đầu về phía có tiếng nói" sẽ hay hơn

+) Mình nghĩ nên gộp hai câu này lại làm một để lược "cô ấy" - đại từ không nên dùng trong văn phong viết

=> "Quay đầu về phía có tiếng nói, họ thấy một cô gái có mái tóc màu cam buộc đuôi ngựa, mặc áo phông trắng, quần soóc xanh, trên tay cầm một cái túi cũng màu xanh và bên cạnh là một con Psyduck.")

- "Người bạn cũ của anh cười toe toét vui vẻ."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Như đã nói bên trên, mình nghĩ không nên dùng "toe toét"

=> "Người bạn cũ của anh cười vui vẻ.")

- "Pikachu khóc khi ôm cô ấy."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ không nên dùng "khi" ở đây vì sẽ khiến câu văn trở nên cứng nhắc

=> "Vừa ôm cô ấy, Pikachu vừa khóc.")

- "Những người khác đều bối rối nhìn Misty."

- "Clemont nhìn Ash và hỏi anh ta
"Ai đây?""

+) "anh ta" là đại từ thường được dùng để chỉ nhân vật phản diện hoặc có ý đồ không tốt. Thường, với các nhân vật chính diện (đặc biệt là nhân vật chính), chỉ nên dùng "anh" hoặc các đại từ gần giống

+) Với người lạ không có ác ý, thường người ta sẽ không đặt câu hỏi "ai đây"
-> Sửa thành "cô ấy là ai vậy"

+) Như mình đã nói, không nên lạm dụng "và" vì bên trên bạn đã dùng từ này tương đối nhiều rồi
-> Đảo vế "nhìn" lên đầu, biến thành vế rút gọn để lược "và"

=> "Nhìn Ash, Clement hỏi:
- Cô ấy là ai vậy?"

=> Cả đoạn:

"- Bạn không biết sao? - Người đàn ông ngạc nhiên hỏi - Đây là cuộc chiến giữa một huấn luyện viên và một thủ lĩnh bất kỳ của nhà thi đấu. Vui chứ?

Ash thở dài, đáp:

- Vâng...Nếu chiến thắng, chúng cháu có được nhận huy hiệu không?

- Đương nhiên là không rồi. - Một giọng nói cất lên.

Quay đầu về phía có tiếng nói, họ thấy một cô gái có mái tóc màu cam buộc đuôi ngựa, mặc áo phông trắng, quần soóc xanh, trên tay cầm một cái túi cũng màu xanh và bên cạnh là một con Psyduck.

- Misty! - Ash hét lên vì ngạc nhiên.

Người bạn cũ của anh cười vui vẻ. Pikachu kêu lên và nhảy vào vòng tay cô.

- Pikachu, thật vui vì được gặp lại cậu! - Misty ôm chặt lấy Pikachu. - Tớ nhớ hai cậu rất nhiều! Đặc biệt là Pikachu đấy!

- Pika - Pika! - Vừa ôm cô ấy, Pikachu vừa khóc.

Những người còn lại đều bối rối nhìn Misty. Nhìn Ash, Clement hỏi:

- Cô ấy là ai vậy?"


- "Ash cười toe toét. Misty đặt Pikachu xuống đất và thực hiện một tư thế."

+) Như mình đã nói, không nên dùng "và"
-> Thay bằng "rồi"
(Vì "rồi" làm nổi bật sự nối tiếp, phù hợp với ngữ cảnh này hơn"và")

=> "Ash cười toe toét. Misty đặt Pikachu xuống đất rồi thực hiện một tư thế."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ không nên dùng từ "toe toét". Với ngữ cảnh này, dùng "thích thú" sẽ hay hơn.

=> "Ash cười thích thú. Misty đặt Pikachu xuống đất rồi thực hiện một tư thế.")

- "Tên mình là Misty Waterflower, thủ lĩnh nhà thi đấu của thành phố Cerulean ở Kanto, nàng tiên cá tomboy và cô gái xinh đẹp nhất trên toàn hành tinh!"

+) Mỗi danh từ chỉ được có một vế giải thích
-> "thủ lĩnh nhà thi đấu của thành phố Cerulean ở Kanto" đã là vế giải thích
-> "nàng tiên cá tomboy và cô gái xinh đẹp nhất trên toàn hành tinh" không thể là vế giải thích được nữa
-> Vế thiếu động từ
-> Thêm "là"
(Thực ra ở đây, câu này đã quá dài (có bốn vế lẻ (tính cả vế rút gọn)) nên thông thường, nên tách câu này thành hai câu. Nhưng ở đây, tuy đã xác định được vị trí tách câu (giữa vế giải thích và vế tiếp theo) nhưng mình lại không hiểu rõ tính cách nhân vật dẫn đến việc không tìm được cách diễn đạt phù hợp. Có gì bạn dựa vào cách xây dựng nhân vật của bản thân để tự tách câu nhé)

=>"Tên mình là Misty Waterflower, thủ lĩnh nhà thi đấu của thành phố Cerulean ở Kanto, là nàng tiên cá tomboy và cô gái xinh đẹp nhất trên toàn hành tinh!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ chỉ cần "xinh đẹp nhất hành tinh" là được rồi, không cần "trên toàn hành tinh"

=> "Tên mình là Misty Waterflower, thủ lĩnh nhà thi đấu của thành phố Cerulean ở Kanto, là nàng tiên cá tomboy và cô gái xinh đẹp nhất hành tinh!")

- "Cô gái đẹp nhất?!"

+) Chỉ cần dùng một dấu "?" thôi nhé
(Lỗi này mình cũng chỉ nhắc một lần thôi)

=> "Cô gái đẹp nhất?"

- "Misty tiến lên một bước với một nụ cười."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ không nên sử dụng "với một nụ cười" mà nên thay bằng vế rút gọn tương đương
-> Giúp câu văn mềm mại hơn, không quá cứng nhắc với hàng loạt quan hệ từ

=> "Mỉm cười, Misty tiến lên một bước.")

- "Các bạn là Serena, Bonnie và Clemont!"

+) Vừa mới gặp, sao Misty đã có thể khẳng định chắc chắn như vậy được. Hơn nữa, sử dụng câu nghi vấn thay vì khẳng định hoặc cầu khiến là quy tắc lịch sự thường gặp
(Ví dụ, khi mới gặp hoặc cần lịch sự, thay vì nói "Lấy hộ tôi cái bút!", người ta sẽ nói "Bạn có thể lấy giúp tôi cây bút được không?")

=> "Các bạn là Serena, Bonnie và Clemont phải không?"

- "Clemont gần như nhảy về phía trước và nắm lấy tay Misty."

+) Như mình đã nói, không nên sử dụng "và"
-> Đảo lại câu, dùng vế rút gọn để lược "và"

=> "Gần như nhảy về phía trước, Clemont nắm lấy tay Misty."

- "Misty cười và nói; "Vâng! Nhưng rất là khó khăn để điều khiển được nó! ...""

+) Như mình đã nói, không nên dùng "và"
-> Đảo lại câu để lược "và" cũng như sử dụng dấu gạch đầu dòng cho hợp lý

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" để liên kết trong văn phong viết
-> Bỏ hoặc thay bằng dấu phẩy khi không bắt buộc

=> "- Vâng! - Mỉm cười, Misty nói - Nhưng rất khó khăn để điều khiển được nó!"

- "Chị cũng có kiểu tóc tóc đuôi ngựa như em!"

+) Thừa một tiếng "tóc"

=> "Chị cũng có kiểu tóc đuôi ngựa như em!"

=> Cả đoạn:

"Ash cười thích thú. Misty đặt Pikachu xuống đất rồi thực hiện một tư thế.

- Thật vui vì bạn đã hỏi! - Misty nói. - Tên mình là Misty Waterflower, thủ lĩnh nhà thi đấu của thành phố Cerulean ở Kanto, là nàng tiên cá tomboy và cô gái xinh đẹp nhất hành tinh!

- Cô gái đẹp nhất? - Bonnie hét lên.

- Thủ lĩnh của thành phố Cerulean? - Clement hét lên.

- Tomboyish? - Serena hỏi.

- Đúng! - Mỉm cười, Misty tiến lên một bước. - Và đây là Psyduck của mình!

- Psy? - Psyduck nghiêng đầu.

- Các bạn là Serena, Bonnie và Clemont phải không?

Gần như nhảy về phía trước, Clemont nắm lấy tay Misty. Đôi mắt anh bắt đầu lấp lánh.

- Mình đã xem các trận đấu của bạn! Có thật là bạn sở hữu một con Rồng Cá Chép?

- Vâng! - Mỉm cười, Misty nói - Nhưng rất khó khăn để điều khiển được nó!

- Chị cũng có kiểu tóc đuôi ngựa như em! - Bonnie cũng nhảy về phía trước và đẩy anh trai mình sang một bên. Misty cười."

- "Misty cúi xuống trước mặt Bonnie. "Bonnie trông dễ thương!""

+) Chẳng ai khen người khác như vậy cả mà thường thêm "thật"
(Mình không có ý gì nhưng nếu giữ nguyên, đó thường là mẫu câu dùng để khen động vật (VD: Mèo con trông dễ thương!!!))

=> "Misty cúi xuống trước mặt Bonnie - Bonnie trông thật dễ thương!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa lại câu này một chút vì "cúi xuống trước mặt" nghe khá thô

=> "Cúi xuống, Misty mỉm cười với Bonnie. - Bonnie trông thật dễ thương!")

- "Bonnie đỏ mặt và đôi mắt cô bắt đầu lấp lánh."

+) Không nên dùng "và"
-> Trong ngữ cảnh này, nên tách thành hai câu đơn

=> "Bonnie đỏ mặt. Đôi mắt cô bắt đầu lấp lánh."

- "em tưởng chị bảo chị là cô gái xinh đẹp nhất thế giới."

+) Chữ cái đầu câu cần được viết hoa nhé

+) Cần đồng nhất cách xưng hô của Serena với Misty
(ở đây là em-chị, bên dưới lại là mình-bạn)
-> Đồng nhất thành mình-bạn

=> "Mình tưởng bạn bảo bạn là cô gái xinh đẹp nhất thế giới."

- "Mọi người im lặng và nhìn Serena đang trừng mắt nhìn Misty. Misty giữ nụ cười và đứng dậy."

+) Không nên dùng "và"
-> (Ở câu đầu tiên) thay bằng ","
(Ở câu thứ hai) đảo vế đầu tiên lên đầu, biến thành vế rút gọn

+) Lặp từ "nhìn"
-> Thay "trừng mắt nhìn" thành "trừng mắt với" (vẫn giữ nguyên ngữ nghĩa)

=> "Mọi người im lặng, nhìn Serena đang trừng mắt với Misty. Giữ nụ cười, Misty đứng dậy."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm thành "giữ nụ cười trên môi" để thêm yếu tố tượng hình cho câu

=> "Mọi người im lặng, nhìn Serena đang trừng mắt với Misty. Giữ nụ cười trên môi, Misty đứng dậy.")

- "Cậu có phải là Serena."

+) Đây là câu hỏi
-> Cần thêm dấu hỏi chấm và đảo lại trật tự câu cho đúng với câu nghi vấn

=> "Có phải cậu là Serena?"

- "Serena đỏ mặt, nhưng nhìn đi chỗ khác. "Y-yeah ... Mình là một người biểu diễn Pokemon. Đừng nhìn tớ... bạn là cô gái xinh đẹp nhất thế giới, vì vậy bạn không phải lo lắng ...""

+) "đỏ mặt" và "nhìn đi chỗ khác" không mang quan hệ tương phản
(phải "đỏ mặt" thì mới "nhìn đi chỗ khác" chứ)

+) Dấu ba chấm phải đi liền với hai từ trước sau
(Lỗi này mình cũng chỉ nhắc một lần thôi nhé)

+) Cần đồng nhất cách xưng hô
(bên trên xưng "mình", bên dưới xưng "tớ")
-> Đồng nhất thành "mình"

=> "Y-yeah - Serena đỏ mặt, nhìn đi chỗ khác - Mình là một người biểu diễn Pokemon. Đừng nhìn mình...bạn là cô gái xinh đẹp nhất thế giới, vì vậy bạn không phải lo lắng..."

- "Misty nhướn mày và nhìn với ánh mắt thắc mắc với Ash và những người khác."

+) Không nên dùng quá nhiều quan hệ từ đơn cùng lúc ("và", "với")
-> Dùng "," thay cho "và"; đảo lại vế thứ hai để bỏ "với"

=> "Misty nhướn mày, nhìn Ash và những người khác với ánh mắt thắc mắc."

- "Ash đặt tay lên vai Serena. "H-hey, không đánh nhau ... chúng ta là bạn mà. Misty không có ý xấu! Cậu ấy... cậu ấy ... chỉ hơi ngớ ngẩn!""

+) "mà" là tình thái từ cấu thành câu nghi vấn hoặc câu cảm thán (ở đây là câu cảm thán)
-> Thêm dấu chấm than cho câu "chúng ta là bạn mà"

+) Chỉ "không đánh nhau" sẽ không làm bật lên được ý can ngăn của Ash
-> Thêm "nhé" để biến câu thành cảm thán

=> "H-hey, không đánh nhau nhé! - Ash đặt tay lên vai Serena - Chúng ta là bạn mà! Misty không có ý xấu! Cậu ấy...cậu ấy...chỉ hơi ngớ ngẩn!""

- "Serena nhìn lại Misty."

+) "nhìn lại" thường dùng với sự kiện hoặc những thứ không phải sự vật
(VD: "nhìn lại quá khứ")
-> Không nên dùng "nhìn lại" trong ngữ cảnh này

=> "Serena lại nhìn Misthy."

=> Cả đoạn:

"- Ừ, chúng ta đều có... - Cúi xuống, Misty mỉm cười với Bonnie. - Bonnie trông thật dễ thương!

- Ồ, em... - Bonnie đỏ mặt. Đôi mắt cô bắt đầu lấp lánh.

- Mình tưởng bạn bảo bạn là cô gái xinh đẹp nhất thế giới.

Mọi người im lặng, nhìn Serena đang trừng mắt với Misty. Giữ nụ cười trên môi, Misty đứng dậy.

- Có phải cậu là Serena?

- Y-yeah - Serena đỏ mặt, nhìn đi chỗ khác - Mình là một người biểu diễn Pokemon. Đừng nhìn mình...bạn là cô gái xinh đẹp nhất thế giới, vì vậy bạn không phải lo lắng...

Misty nhướn mày, nhìn Ash và những người khác với ánh mắt thắc mắc.

- H-hey, không đánh nhau nhé! - Ash đặt tay lên vai Serena - Chúng ta là bạn mà! Misty không có ý xấu! Cậu ấy...cậu ấy...chỉ hơi ngớ ngẩn!

- Đồ ngốc... - Misty thì thầm. Ash bắn cho cô một cái lườm nhỏ.

- C-chà... - Serena lại nhìn Misthy. Cô lo lắng bồn chồn. - Misty có phải bạn gái của cậu ấy không?

- Bạn gái của ai?

- Của Ash."

- "Misty đỏ mặt và vẫy tay."

+) Không nên dùng "và"
-> Thay bằng ","

=> "Misty đỏ mặt, vẫy tay."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên điệp lại "vẫy" để nhấn mạnh sự bối rối của Misty

=> "Misty đỏ mặt, vẫy vẫy tay.")

- "Mình chỉ là bạn với Ash! Không có gì giữa 2 đứa cả!"

+) Khi phủ nhận mối quan hệ, thường không ai nói theo một chiều như vậy (Nói như vậy chẳng khác nào nói "mình là bạn với Ash, nhưng Ash với mình là gì thì mình không biết", càng chọc tức đối phương hơn)
-> Sửa thành cách nói hai chiều

+) Không nên viết số

=> "Mình và Ash chỉ là bạn thôi! Không có gì giữa hai đứa cả!"

- "Ash bước lại giữa hai người."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa "giữa hai người" thành "chắn giữa hai người"
-> Nhấn mạnh hơn tính quyết liệt của hành động của Ash

=> "Ash bước lại, chắn giữa hai người.")

- "Người đàn ông kia thở dài và chỉ vào một cô gái trên màng hình vi tính."

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế thứ nhất lên đầu và biến thành vế rút gọn để khử "và"

+) "màn hình" nhé. Không phải "màng hình"

=> "Thở dài, người đàn ông kia chỉ vào một cô gái trên màn hình vi tính."

- "Anh có thể thấy cô mỉm cười lo lắng với anh."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo lại câu như thế này

=> Nhìn cô, anh có thể cảm nhận được một nụ cười lo lắng.")

- "Cô dậm chân và nói một từ khác. Ash và Pikachu nhìn nhau và thở dài."

+) "giậm chân" nhé. Không phải "dậm chân"

+) Lặp từ "và". Hơn nữa, không nên sử dụng từ này
-> Với câu đầu tiên, cần đảo vế đầu tiên lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và". Với câu thứ hai, cần thay "và" thành dấu phẩy để vẫn giữ liên kết

=> "Giậm chân, cô nói một từ khác. Ash và Pikachu nhìn nhau, thở dài."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên điệp lại từ "giậm" để nhấn mạnh cảm xúc của Misty

=> "Giậm giậm chân, cô nói một từ khác. Ash và Pikachu nhìn nhau, thở dài.")

- "Vài giờ trôi qua trước khi Ash phải chiến đấu với Misty."

+) Câu sai cấu trúc
("vài giờ trôi qua" là trạng ngữ, "trước khi Ash phải chiến đấu với Misty cũng là trạng ngữ". Vậy chủ ngữ và vị ngữ đâu?)
-> Cần sửa

=> "Vài giờ trôi qua. Cũng đã đến lúc Ash phải chiến đấu với Misty."
(Câu đầu tiên ở đây không thiếu thành phần nhé. Mình đã tách nó ra thành câu đặc biệt chỉ thời gian)

- "Anh đã chờ đợi rất lâu, nhưng cuối cùng cũng được đến lúc."

+) "anh đã chờ đợi từ rất lâu" và "cuối cùng cũng được đến lúc" không có quan hệ tương phản

=> "Anh đã chờ đợi rất lâu và cuối cùng cũng được đến lúc."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "được đến lúc" bằng "đã đến lúc"
(vì "cuối cùng cũng đã đến lúc" là một câu được dùng khá nhiều. Mình chưa gặp "cuối cùng cũng được đến lúc" bao giờ cả)

=> "Anh đã chờ đợi rất lâu và cuối cùng cũng đã đến lúc.")

- "Bạn bè đang quan sát anh từ khán đài trong khi Ash và Misty đều đứng hai bên sân."

+) Không nên dùng "trong khi" (từ thuộc văn phong nói)
-> Thay bằng "khi"

+) "anh" và "Ash" chỉ cùng một người nhưng lại có hai cách gọi khác nhau trong cùng một câu
-> Không thể
-> Đảo lại câu, sử dụng đại từ khác để tránh mâu thuẫn

+) "đều đứng" không thể nào đi với "hai bên"
-> "đều" là từ chỉ sự giống nhau nhưng ở đây, mỗi người lại đứng một bên sân
-> Không thể dùng "đều"

=> "Từ khán đài, bạn bè đang quan sát Ash và Misty. Mỗi người đang đứng ở bên sân của mình."

- ""Ổn thỏa!" Người thông báo đứng giữa chiến trường."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên dùng "ổn rồi" thay vì "ổn thỏa"

+) Mình nghĩ nên dùng "người dẫn chương trình" thay vì "người thông báo"

=> "- Ổn rồi! - Người dẫn chương trình đứng giữa chiến trường.")

- "Hôm nay chúng ta có thủ lĩnh nhà thi đấu Hanada - Người sở hữu Pokemon hệ nước đến từ thành phố Cerulean, Misty Waterflower! Và đối thủ của cô ấy, là một huấn luyện viên trẻ, đến từ Thị trấn Pallet, Ash Ketchum!"

+) Dùng "hôm nay" là khá không hợp lý. Ash đã phải đợi "vài giờ", chứng tỏ khả năng cao đã có những trận đấu trước đó
-> Sửa thành "bây giờ"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch thành phần trạng ngữ ("bây giờ") và các thành phần chính của câu

+) Dùng "có" ở đây không phù hợp
("Hôm nay, chúng ta có" nghe cứ như có con gà, con vịt trong bữa ăn í U^U. Không được nhé!)
-> Sửa thành "chứng kiến trận đấu của"

+) Không được viết hoa bừa bãi trong câu ("người" và "thị" là hai từ hoàn toàn bình thường, không được viết hoa)

+) Câu thứ hai quá lạm dụng dấu phẩy
-> Lược bớt hai dấu phẩy không cần thiết (hai dấu phẩy đầu tiên)

=> "Bây giờ, chúng ta sẽ chứng kiến trận đấu của thủ lĩnh nhà thi đấu Hanada - Người sở hữu Pokemon hệ nước đến từ thành phố Cerulean, Misty Waterflower! Và đối thủ của cô ấy là một huấn luyện viên trẻ đến từ thị trấn Pallet, Ash Ketchum!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo lại các vị ngữ ở câu thứ nhất (tất cả các yếu tố chỉ địa điểm đảo lên cạnh nhau)

=> "Bây giờ, chúng ta sẽ chứng kiến trận đấu của thủ lĩnh nhà thi đấu Hanada đến từ thành phố Cerulean - người sở hữu Pokemon hệ nước, Misty Waterflower! Và đối thủ của cô ấy là một huấn luyện viên trẻ đến từ thị trấn Pallet, Ash Ketchum!")

=> Cả đoạn:

"- Không, không, không, không, không,...không đời nào! - Misty đỏ mặt, vẫy vẫy tay - Mình và Ash chỉ là bạn thôi! Không có gì giữa hai đứa cả!

- Hừm. - Serena nghi ngờ nhìn Misty.

- Được rồi đó! - Ash bước lại, chắn giữa hai người. Anh quay lại quầy. - Thưa ngài, tôi sẽ chiến đấu với ai?

Thở dài, người đàn ông kia chỉ vào một cô gái trên màn hình vi tính. Là Misty!!!!

Ash từ từ quay mặt về phía Misty. Nhìn cô, anh có thể cảm nhận được một nụ cười lo lắng. Serena, Clemont và Bonnie đều nhìn hai người.

- Vậy... - Ash cười toe toét. - Cậu là đối thủ của tớ?

- Đúng. - Misty gật đầu. Cô quay lại, ngẩng cao đầu. - Đừng nghĩ về việc chiến thắng tớ!

Giậm giậm chân, cô nói một từ khác. Ash và Pikachu nhìn nhau, thở dài.

Hôm nay sẽ là một ngày dài...

Vài giờ trôi qua. Cũng đã đến lúc Ash phải chiến đấu với Misty. Anh đã chờ đợi rất lâu và cuối cùng cũng đã đến lúc. Từ khán đài, bạn bè đang quan sát Ash và Misty. Mỗi người đang đứng ở bên sân của mình.

- Ổn rồi! - Người dẫn chương trình đứng giữa chiến trường. - Bây giờ, chúng ta sẽ chứng kiến trận đấu của thủ lĩnh nhà thi đấu Hanada đến từ thành phố Cerulean - người sở hữu Pokemon hệ nước, Misty Waterflower! Và đối thủ của cô ấy là một huấn luyện viên trẻ đến từ thị trấn Pallet, Ash Ketchum!"

- "Cô cười nhếch mép khi nhìn vào chiến trường."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo "nhìn vào chiến trường" lên đầu, biến thành vế rút gọn để tránh dùng "khi" vì theo mình, từ này (trong trường hợp này) khá thô

=> "Nhìn chiến trường, cô cười nhếch mép.")

- "Ash nhìn bạn mình từ khán đài và giơ ngón tay cái lên."

+) Sử dụng sai cụm "nhìn...từ..." (nhìn ai từ đâu)
(Khi tách nghĩa, cụm này có nghĩa là một người đang nhìn một người khác và người nhìn đang ở (đâu)
Nói đơn giản, nếu sắp xếp câu như thế này, câu của bạn nghĩa là "Ash đang ở khán đài và nhìn bạn mình" -> Sai ngữ nghĩa
Nếu chưa hiểu, bạn có thể lấy một ví dụ tương đương khác để so sánh, ví dụ như "Tôi đã nhìn bạn từ nhà tôi." Rõ ràng, câu này nghĩa là "Tôi đã ở nhà tôi và nhìn bạn".)
-> Sửa "từ khán đài" thành "trên khán đài"

+) Không nên dùng "và" nếu có thể thay thế bằng cách diễn đạt khác
-> Đảo "nhìn bạn mình trên khán đài" lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

=> "Nhìn bạn mình trên khán đài, Ash giơ ngón tay cái lên."

- "Serena đỏ mặt và ngồi xuống. Clemont bĩu môi nhìn cô với ánh mắt ghen tị. Bonnie chú ý đến nó và cười thầm một chút."

+) Có quá nhiều câu đơn cùng lúc
-> Nối hai câu cuối lại với nhau (vì có chung ngữ nghĩa - phản ứng của Clemont và Bonnie khi thấy hành động của Serena)
-> Không cần "chú ý đến nó" nữa

+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("bĩu môi", "nhìn cô với ánh mắt ghen tị.")

+) Không nên dùng "và" ở câu đầu tiên ("và" ở câu thứ ba đã bị khử khi bỏ "chú ý đến nó")
-> Đảo "đỏ mặt" lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

=> "Đỏ mặt, Serena ngồi xuống. Clemont bĩu môi, nhìn cô với ánh mắt ghen tị còn Bonnie cười thầm một chút."

- "Người thông báo bước ra và đám đông bắt đầu cổ vũ."

+) Không nên dùng "và"
-> Ở đây, hai câu mang nghĩa nối tiếp nhưng nếu dùng quan hệ từ đơn sẽ rất gượng ép
-> Tách ra thành hai câu

=> "Người thông báo bước ra. Đám đông bắt đầu cổ vũ."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Như mình đã nói bên trên, mình nghĩ nên thay "người thông báo" bằng "người dẫn chương trình" để khiến người đọc có cảm giác quen thuộc hơn. Nhưng nếu trong nguyên tác, người giữ nhiệm vụ này có chức danh cố định là "người thông báo", bạn tự sửa lại giúp mình nhé

=> "Người dẫn chương trình bước ra. Đám đông bắt đầu cổ vũ.")

- "Cả Misyu và Ash đều rút pokeball ra khỏi túi."

+) Cần đồng nhất danh từ riêng-chung
(Ở đây, "pokeball" không viết hoa nhưng bên dưới lại có)
-> Đồng nhất thành có viết hoa

=> "Cả Misty và Ash đều rút Pokeball ra khỏi túi."

- "Misty trao cho Pokeball một nụ hôn nhỏ và sau đó ném nó lên sân khấu."

+) Đây là hai hành động nối tiếp của cùng một chủ thể
-> Nên nối bằng "rồi"

=> "Misty trao cho Pokeball một nụ hôn nhỏ rồi ném nó lên sân khấu."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ dùng "rồi" là không sai nhưng dùng vế rút gọn vẫn tối ưu hơn (vẫn biểu đạt được trọn vẹn ý mà không cần dùng đến quan hệ từ)

=> "Trao cho Pokeball một nụ hôn nhỏ, Misty ném nó lên sân khấu.")

- "Tiến lên nào bạn đồng hành của tớ!"

+) Cần bổ sung yếu tố tách bạch mệnh lệnh ("tiến lên nào") và cụm trỏ ("bạn đồng hành của tớ")

=> "Tiến lên nào, bạn đồng hành của tớ!"

- "Trong ánh đèn flash đỏ, một Staryu xuất hiện. Nó phát ra một hào quang vàng khiến mọi người trầm trồ."

+) "hào quang" nghĩa là "ánh sáng rực rỡ, chiếu toả ra xung quanh"
-> Không phải sự vật
-> Không thể dùng số từ (một, hai,...) để định lượng

-> Sửa thành "ánh hào quang"

=> "Trong ánh đèn flash đỏ, một Staryu xuất hiện. Nó phát ra ánh hào quang vàng khiến mọi người trầm trồ."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên nối hai câu này làm một để tránh sử dụng đại từ ("nó")

+) Mình nghĩ nên thêm "phải" trước "trầm trồ" để nhấn mạnh sự ngạc nhiên xen lẫn thán phục của "mọi người"

=> "Trong ánh đèn flash đỏ, một Staryu xuất hiện, phát ra ánh hào quang vàng khiến mọi người phải trầm trồ.")

- "Misty hét lại với một đỏ mặt."

+) "đỏ mặt" là động từ, không thể viết "một đỏ mặt"

=> "Misty đỏ mặt hét lại."

- "Hãy cho tớ thấy Poke nào cậu sẽ sử dụng!"

+) Sắp xếp sai cấu tạo câu cầu khiến
(từ cầu khiến (hãy, hãy cho,...) + chủ ngữ + động từ (+ phụ sau))

=> "Hãy cho tớ thấy cậu sẽ sử dụng Poke nào!"

=> Cả đoạn:

"Misty đặt tay lên hông. Nhìn chiến trường, cô cười nhếch mép. Có đất, nhưng cũng có nước. Rất hoàn hảo cho Pokemon của cô ấy.

- Cậu có thể đánh bại Misty, Ash! - Serena hét lên.

Nhìn bạn mình trên khán đài, Ash giơ ngón tay cái lên.

- Đừng lo lắng! - Anh hét lại.

Đỏ mặt, Serena ngồi xuống. Clemont bĩu môi, nhìn cô với ánh mắt ghen tị còn Bonnie cười thầm một chút.

- Được rồi! Hãy để trận chiến bắt đầu!

Người dẫn chương trình bước ra. Đám đông bắt đầu cổ vũ. Cả Misty và Ash đều rút Pokeball ra khỏi túi.

Trao cho Pokeball một nụ hôn nhỏ, Misty ném nó lên sân khấu.

- Tiến lên nào, bạn đồng hành của tớ!

Trong ánh đèn flash đỏ, một Staryu xuất hiện, phát ra ánh hào quang vàng khiến mọi người phải trầm trồ.

- Staryu hả? - Ash nhướn mày. - Cậu có biết rằng đây sẽ là một trận chiến ba chọi ba không? Hay cậu không đọc mẫu đơn?

- Thôi đi, Ash! - Misty đỏ mặt hét lại - Hãy cho tớ thấy cậu sẽ sử dụng Poke nào! Bởi vì tớ biết đó không phải là Pikachu!

- Xin lỗi, Pikachu. - Ash nhìn xuống Pikachu đang đứng cạnh mình."

- "Pikachu nói như thể nó muốn nói rằng 'nó ổn'."

+) Lặp từ "nói"
-> Thay từ "nói" thứ hai thành "trấn an" để tránh lặp

+) Khi trích dẫn một câu nói (không phải đối thoại trực tiếp), cần dùng dấu (""), không phải ('')

=> "Pikachu nói như thể nó muốn trấn an rằng "nó ổn"."

- "Ash cũng mỉm cười và ném quả bóng Poke của mình."

+) Không nên dùng "và"
-> Thay bằng dấu phẩy (vì có "cũng" nên không để tạo vế rút gọn được)

=> "Ash cũng mỉm cười, ném quả bóng Poke của mình."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay động từ "ném" bằng "ném xuống"
-> Tăng tính gợi hình cho câu

=> "Ash cũng mỉm cười, ném quả bóng Poke của mình xuống.")

- "Trong pokeball, một Talonflame, Pokemon chim lửa, xuất hiện. Nó rít lên khi nó đáp xuống mặt đất."

+) Như mình đã nói, cần đồng nhất danh từ riêng-chung
-> Viết hoa "pokeball"
(Lỗi này mình cũng chỉ nhắc thêm một lần này nữa thôi nhé)

+) Đã "trong Pokeball" thì sao "xuất hiện" được?
(Vì Talonflame đã ở "trong Pokeball" thì làm sao nhìn thấy được mà "xuất hiện)
-> Sửa thành "từ Pokeball"
(Mặt khác, "xuất hiện từ" đâu đó cũng là một cụm cố định)

+) Lặp từ "nó" ở câu thứ hai
-> Đảo vế thứ hai lên đầu (vì căn cứ theo ngữ nghĩa câu, vế thứ hai xảy ra trước vế thứ nhất), biến thành vế rút gọn để khử "nó"

=> "Từ Pokeball, một Talonflame, Pokemon chim lửa, xuất hiện. Đáp xuống mặt đất, nó rít lên."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình chưa đọc nguyên tác nhưng mình nghĩ Talonflame là tên riêng, hiếm gặp hơn "Pokemon chim lửa", một loại Pokemon
-> Sửa thành "Talonflame, một Pokemon chim lửa" sẽ hợp lý hơn
(cái cụ thể (là), một (trong số (những)) cái khái quát)

=> "Từ Pokeball, Talonflame, một Pokemon chim lửa, xuất hiện. Đáp xuống mặt đất, nó rít lên.")

- "Misty thở dài và lắc đầu."

+) Không nên dùng "và" vì đây là hai hành động liên tiếp của cùng một chủ thể
-> Nên dùng "rồi" hoặc đảo câu dạng vế rút gọn

=> "Thở dài, Misty lắc đầu."

- "Pokemon của anh bay lên và đôi cánh của anh bắt đầu trắng sáng."

+) Không nên dùng "và"
-> Thay bằng dấu phẩy (vì không cùng chủ thể)

+) Sao lại "đôi cánh của anh"? Phải là "đôi cánh của Pokemon" chứ
-> Bỏ "của anh" vì bên trên đã có chủ ngữ "Pokemon" rồi

=> "Pokemon của anh bay lên, đôi cánh bắt đầu trắng sáng."

- "Talonflame bị trầy xước nhẹ.."

+) Không có dấu hai chấm (..) nhé. Chỉ có chấm (.) và ba chấm (...) thôi
-> Vì dấu hai chấm chỉ được dùng khi ấp úng, chỉ sự còn tiếp khi liệt kê hoặc để chỉ ra rằng tiếp theo sẽ có một từ hoặc cụm từ mang nghĩa đặc biệt hoặc gây bất ngờ
-> Dùng dấu chấm

=> "Talonflame bị trầy xước nhẹ."

- "Ash hô to và Pokemon của anh nhanh chóng bay trở lại."

+) Không nên dùng "và"
-> Nên tách thành hai câu
(Vì đây không phải những hành động của cùng một chủ thể nên không thể dùng "rồi" hay đảo câu, tạo vế rút gọn. Vì vế đầu tiên quá ngắn nên dùng "và" sẽ gây không cân bằng độ dài giữa hai vế)

=> "Ash hô to. Pokemon của anh nhanh chóng bay trở lại."

- "Misty cười đắt chí và đưa tay về phía trước."

+) "đắc chí" nhé. Không phải "đắt chí"

+) Không nên dùng "và" nếu không phải để liên kết với thành phần cuối cùng trong liệt kê hoặc tương tự
-> Đảo "cười đắc chí" lên đầu, chuyển thành vế rút gọn để lược "và"

=> "Cười đắc chí, Misty đưa tay về phía trước."

- "Nhưng trước khi nó chạm vào Talonflame, Talonflame đột nhiên chìm vào ngọn lửa, nước chạm vào lửa và tan thành khói."

+) Trước đó, bạn đã nhắc đến Staryu khiến người đọc ngộ nhận "nó" ở đây là Staryu. Nhưng Staryu đâu có "chạm vào Talonflame"?
-> Sửa "nó" thành "nước"

+) Câu hơi dài (có ba vế)
-> Tách giữa vế thứ hai và vế thứ ba
(Vì vế thứ nhất và vế thứ hai có quan hệ chặt chẽ về câu từ (quan hệ từ "nhưng") cũng như ngữ nghĩa (tương phản)

+) Không nên dùng "và" ở câu thứ ba
-> Sửa thành ","

=> "Nhưng trước khi nước chạm vào Talonflame, Talonflame đột nhiên chìm vào ngọn lửa. Nước chạm vào lửa, tan thành khói."

=> Cả đoạn:

"- Pikachu-pikachu-pika-pikachu-pikachuu! - Pikachu nói như thể nó muốn trấn an rằng "nó ổn".

Ash cũng mỉm cười, ném quả bóng Poke của mình xuống.

- Tớ chọn cậu!

Từ Pokeball, Talonflame, một Pokemon chim lửa, xuất hiện. Đáp xuống mặt đất, nó rít lên.

- Pokemon lửa? - Thở dài, Misty lắc đầu. - Có thật không?

- Đừng nghĩ rằng cậu có thể thắng! - Ash hét lên. - Talonflame, Cánh thép!

Pokemon của anh bay lên, đôi cánh bắt đầu trắng sáng. Nó nhanh chóng bay về phía Staryu.

- Staryu, sử dụng bong bóng nước! - Misty chỉ huy.

Talonflame bị trầy xước nhẹ.

- Talonflame, trở về! - Ash hô to. Pokemon của anh nhanh chóng bay trở lại. - Phân thân và dùng Nạp lửa Nitro!

- Staryu, súng nước! - Cười đắc chí, Misty đưa tay về phía trước.

Staryu bắn trúng mục tiêu. Nhưng trước khi nước chạm vào Talonflame, Talonflame đột nhiên chìm vào ngọn lửa. Nước chạm vào lửa, tan thành khói.

- C-cái gì? - Misty ngạc nhiên.

Ash cười.

- Bây giờ, gió cạo!"

- "Tất cả các bản sao của Talonflame biến mất và ngọn lửa cũng vậy. Talonflame vỗ cánh và sóng năng lượng hình lưỡi liềm bay về phía Staryu."

+) Không nên dùng "và" nếu không nhất thiết
-> Ở câu thứ nhất, dùng "," thay thế
(Không thể dùng đảo vế và "rồi" vì hai vế không chung chủ ngữ)
-> Ở câu thứ hai, tách câu làm đôi
(Không thể dùng đảo vế và "rồi" vì hai vế không chung chủ ngữ; không thể dùng "," vì độ dài của hai vế quá lệch nhau)
-> Thêm "lập tức" trước câu thứ ba (vế thứ hai của câu thứ hai cũ) để nhấn mạnh sự liên tiếp của hai câu cuối

=> "Tất cả các bản sao của Talonflame biến mất, ngọn lửa cũng vậy. Talonflame vỗ cánh. Lập tức, sóng năng lượng hình lưỡi liềm bay về phía Staryu."

- "Staryu lắng nghe chủ nhân của nó và cố gắng tránh các chùm năng lượng."

+) "lắng nghe" nghĩa là tập trung sức nghe để thu nhận rõ âm thanh, không phù hợp trong ngữ cảnh này
(Vì đang chiến đấu, Staryu chỉ có thể "nghe" thật nhanh thôi, không thể tập trung một lúc lâu được)
-> Vì "nghe chủ nhân" khá ngắn và cụt, không thể dùng
-> Thay bằng "nghe lời chủ nhân"

+) Không nên dùng "và" cũng như "của nó"
("của nó" khá thô, nếu không nhất thiết thì không nên dùng)
-> Đảo vế thứ nhất lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và" cũng như "của nó" (vì đã có "Staryu" đằng sau nên độc giả có thể dễ dàng hiểu "nghe lời chủ nhân" của ai)

=> "Nghe lời chủ nhân, Staryu cố gắng tránh các chùm năng lượng."

- "Staryu thu mình lại và đứng dậy lần nữa. Misty thở ra một hơi thật sâu và lườm Ash. "Chưa chiến thắng đâu Ash!""

+) Không có "thở ra một hơi thật sâu" nhé. Chỉ có "hít vào một hơi thật sâu thôi" nhưng ở đây, "hít vào" không hợp lý
-> Nên thay bằng "thở phào nhẹ nhõm"

+) Lặp từ "và"
-> Thay từ "và" thứ hai bằng "rồi" để tránh lặp cũng như nhấn mạnh sự nối tiếp của hai hành động

+) Cần thêm yếu tố tách bạch câu cầu khiến ("chưa chiến thắng đâu") và đối tượng cầu khiến ("Ash")

=> "Staryu thu mình lại và đứng dậy lần nữa. Misty thở ra một hơi thật sâu rồi lườm Ash.
- Chưa chiến thắng đâu, Ash!"

- ""Tớ biết, thắng thêm hai vòng nữa thôi mà!" Ash đáp - lè lưỡi"

+) "Tớ biết" đơn thuần là câu trần thuật, không cần dấu chấm than ở cuối
-> Tách ra hai câu

+) Dấu gạch ngang chỉ được đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu, đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng)
-> Bạn dùng sai dấu gạch ngang
-> Đảo vế thứ hai lên đầu, tạo vế rút gọn để sửa
(Vì vế thứ nhất quá ngắn, không thể tạo vế rút gọn)

=> "- Tớ biết. Thắng thêm hai vòng nữa thôi mà! - Lè lưỡi, Ash đáp."

- "Đừng tự tin như vậy ..."

+) Như mình đã nhắc đến, dấu ba chấm dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề, đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫn hiểu những ý không nói ra, đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng, đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh hay đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suy nghĩ của người đọc.
-> Câu của bạn không đáp ứng bất kỳ yếu tố nào. Hơn nữa, đó còn là câu cầu khiến (có từ cầu khiến "đừng")
-> Phải dùng "!", không được dùng "..."

=> "Đừng tự tin như vậy!"

- "Trình độ. Cậu không thể thắng tớ, Misty!"

+) Câu "Trình độ." hoàn toàn không có nghĩa.
(Vì mình không biết thay câu gì hay thêm bớt như thế nào cho phù hợp nên sẽ bỏ luôn nhé. Nếu bạn có cách thay thế nào hợp lý, có thể thêm vào.)

=> "Cậu không thể thắng tớ, Misty!"

- "Thử xem... !"

+) Theo những cách dùng mình đã nói bên trên, câu này của bạn không cần dấu ba chấm

=> "Thử xem!"

- "Người thông báo hét lên."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Như mình đã nói bên trên, mình nghĩ nên thay "người thông báo" bằng "người dẫn chương trình"

=> "Người dẫn chương trình hét lên.")

- "Hai người bĩu môi, nhưng lặng đi."

+) "lặng (đi)" nghĩa là đứng yên không cử động vì một lý do gì đó. Ở đây không nên dùng từ này vì chắc chắn cả Misty và Ash đều không hoàn toàn đứng yên (như nghĩa của từ) mà đang chuẩn bị điều khiển Pokemon cho đòn tiếp theo. Mặt khác, "lặng đi" và "cãi nhau" (từ khóa đối lập của "lặng đi") không hoàn toàn tương phản
-> Thay bằng "không nói gì"

=> "Hai người bĩu môi, nhưng không nói gì."

- "Có phải hai người luôn luôn như thế này?"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa "hai người" thành "hai người họ" để chỉ rõ hơn "hai người" không phải bất kỳ ai trong số Clemont, Bonnie và Serena, những nhân vật đã được nhắc đến

+) Mình nghĩ nên bỏ "như" vì "thế này" là đủ

=> "Có phải hai người họ luôn luôn thế này?")

- ""Staryu, phóng sao!". Misty"

+) Misty làm gì? Câu thứ hai thiếu thành phần vị ngữ

=> "- Staryu, phóng sao! - Misty hét."

- "Talonflame, tấng công trực diện!"

+) Không có "tấng công" nhé. Phải là "tấn công"

=> "Talonflame, tấn công trực diện!"

=> Cả đoạn:

"Tất cả các bản sao của Talonflame biến mất, ngọn lửa cũng vậy. Talonflame vỗ cánh. Lập tức, sóng năng lượng hình lưỡi liềm bay về phía Staryu.

- Staryu, né tránh!

Nghe lời chủ nhân, Staryu cố gắng tránh các chùm năng lượng. Nhưng thật không may, nó đã bị bắn trúng và văng ra phía sau vài bước chân.

- Staryu! - Misty lo lắng.

Staryu thu mình lại và đứng dậy lần nữa. Misty thở ra một hơi thật sâu rồi lườm Ash.

- Chưa chiến thắng đâu, Ash!

- Tớ biết. Thắng thêm hai vòng nữa thôi mà! - Lè lưỡi, Ash đáp.

- Cái gì? Đừng tự tin như vậy! Hai vòng nữa cho đến khi tớ đá đít cậu trở lại Pallet Town! - Misty cười, một nụ cười khinh thường.

- Cậu không thể thắng tớ, Misty!

- Thử xem!

- Chúng ta có thể quay lại trận chiến không? - Người dẫn chương trình hét lên.

Hai người bĩu môi, nhưng không nói gì. Clemont, Bonnie và Serena đều đổ mồ hôi. Có phải hai người họ luôn luôn thế này?

- Staryu, phóng sao! - Misty hét.

- Talonflame, tấn công trực diện!"

- "Staryu phóng ra những ngôi sao nhỏ tỏa sáng về phía Talonflame."

+) Chỉ được dùng một công thức duy nhất với một động từ
(Tức chỉ được dùng "phóng ra..." hoặc "phóng...về phía...")
-> Dùng "phóng...về phía..."
(Vì "phóng ra..." và "phóng..." cũng gần tương đương)

=> "Staryu phóng những ngôi sao nhỏ tỏa sáng về phía Talonflame."

- "Trong khi đó, Talonflame nhanh nhẹn né hết tất cả các ngôi sao kia. Nó bay thẳng vào kẻ thù của nó với tốc độ kinh hoàng."

+) "Trong khi đó" là cụm được dùng khi hai hành động xảy ra cùng lúc nhưng ở đây, "Staryu" "phóng sao" rồi "Talonflame" mới "né"
-> Dùng "trong khi đó" là không hợp lý
-> Thay bằng một quan hệ từ tương phản (tương phản giữa việc "phóng ra những ngôi sao" của Staryu và "nhanh nhẹn né" của Talonflame)

+) Lặp "nó" ở câu thứ hai
-> Lược "của nó". Chỉ cần "kẻ thù" là được
(vì bạn đã miêu tả trận chiến từ trước rồi chứ không phải vừa mới bắt đầu nên người đọc có thể hiểu được "kẻ thù" ở đây là ai)

=> "Nhưng, Talonflame nhanh nhẹn né hết tất cả các ngôi sao kia. Nó bay thẳng vào kẻ thù với tốc độ kinh hoàng."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm "đã" để nhấn mạnh sự nhanh nhẹn của Talonflame

+) Mình nghĩ nên nối hai câu làm một để tránh sử dụng đại từ "nó"

=> "Nhưng, Talonflame đã nhanh nhẹn né hết tất cả các ngôi sao kia rồi bay thẳng vào kẻ thù với tốc độ kinh hoàng.")

- "Mọi người theo dõi khi Talonflame đâm sầm vào Staryu."

+) Động từ "theo dõi" có cấu trúc "theo dõi + phụ sau" (theo dõi ai đó, cái gì đó)
-> Sai cấu trúc ("khi Talonflame đâm sầm vào Staryu" là trạng ngữ)
-> Bỏ "mọi người theo dõi"

=> "Talonflame đâm sầm vào Staryu."

- "Staryu bị đập xuống đất và bất tỉnh!"

+) Không nên dùng "và"
-> Thay bằng ","

+) Đây đơn thuần là một câu trần thuật bình thường, không cần dùng đến chấm than

=> "Staryu bị đập xuống đất, bất tỉnh."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "bị đập xuống đất" bằng "rơi xuống đất" để tránh bị thô

=> "Staryu rơi xuống đất, bất tỉnh.")

- "Misty nhìn Pokemon của mình, nhưng nó bất tỉnh."

+) Staryu "bất tỉnh" trước khi "Misty nhìn Pokemon của mình"
-> Phải thêm "đã"

=> "Misty nhìn Pokemon của mình, nhưng nó đã bất tỉnh."

- "Rõ ràng là vòng này là chiến thắng của Ash."

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" để liên kết
-> Thay bằng ","

+) Sắp xếp câu sai
("vòng này là chiến thắng của Ash". Ở đây, "vòng này" là bổ ngữ của "chiến thắng". Bạn có thể xác định bằng cách bỏ đi một trong hai từ để xem câu có còn có nghĩa đúng không.
Bỏ "chiến thắng" -> "Vòng này là của Ash" (có nghĩa nhưng không rõ ràng)
Bỏ "vòng này" - > "Chiến thắng là của Ash" (có nghĩa)
-> "vòng này" phải đứng sau "chiến thắng", liên kết bằng "ở"
(thực ra phải dùng "của" nhưng đằng sau đã dùng từ này rồi)
-> "chiến thắng ở vòng này là của Ash"

=> "Rõ ràng, chiến thắng ở vòng này là của Ash."

- "Người thông báo hét lên và đám đông bắt đầu cổ vũ cho Ash."

+) Không nên dùng "và", đặc biệt khi câu sau đã sử dụng từ này rồi
-> Tách thành hai câu riêng biệt (vì "người thông báo hét lên" là vế giải thích của câu đối thoại trước đó)

=> "Người thông báo hét lên. Đám đông bắt đầu cổ vũ cho Ash."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Như mình đã nói, mình nghĩ nên dùng "người dẫn chương trình" thay vì "người thông báo"
(Vì có vẻ từ này xuất hiện khá nhiều nên mình cũng sẽ không nhắc lại mà tự động sửa luôn nhé

=> "Người dẫn chương trình hét lên. Đám đông bắt đầu cổ vũ cho Ash.")

- "Clemont, Bonnie và Serena cũng nhảy lên và vỗ tay."

+) Lặp từ "và"
-> Chuyển từ "và" thứ hai thành dấu phẩy
(Vì có "cũng" nên không thể đảo vế; vì hai hành động này xảy ra đồng thời nên không thể dùng "rồi")

=> "Clemont, Bonnie và Serena cũng nhảy lên, vỗ tay."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm trạng từ bổ nghĩa cho "vỗ tay" để giúp câu sinh động hơn cũng như tránh bị cụt

=> "Clemont, Bonnie và Serena cũng nhảy lên, vỗ tay rào rào.")

- ""Thật là một trận chiến tuyệt vời!" Clemont. "Ash thi đấu rất hay, phải không Serena?""

+) "Clemont" làm gì? Câu thiếu vị ngữ
-> Cần bổ sung

+) Giữa hô ngữ ("Serena") và thành phần chính của câu ("Ash thi đấu rất hay, phải không") bắt buộc phải có ngăn cách
-> Tách thành hai câu đơn
(Không thể dùng dấu phẩy vì trước đó đã có rồi. Không nên lạm dụng)

=> "- Thật là một trận chiến tuyệt vời! - Clemont hét lên. - Ash thi đấu rất hay, phải không? Serena?"

- "Thay vào đó, cô cứ nhìn Misty như thể cô là một nghi phạm."

+) Không nên dùng "cứ" (từ thường dùng trong văn nói)
-> Thay "cứ nhìn" bằng "nhìn chằm chằm"

+) Dùng đại từ không nhất quán
(Từ "cô" đầu tiên, "cô nhìn chằm chằm Misty", chỉ Serena nhưng từ "cô" thứ hai, "cô là một nghi phạm", lại chỉ Misty)
-> Chuyển vế "như thể cô là một nghi phạm" thành cụm danh từ để tránh dùng đại từ
(vì trước đó đã có "Misty" rồi nên không thể sử dụng lại từ này nữa. Mặt khác, không nên dùng "cô ta" - một từ thường dùng cho nhân vật phản diện)

=> "Thay vào đó, cô nhìn chằm chằm Misty như nghi phạm."

- "Clemont đặt tay lên vai Serena và mỉm cười."

+) Không nên dùng "và", đặc biệt khi câu trước đó ("Serena chớp mắt và nhìn anh") đã dùng từ này rồi
-> Đảo "đặt tay lên vai Serena" lên đầu, chuyển thành vế rút gọn để khử "và"

=> "Đặt tay lên vai Serena, Clemont mỉm cười."

- "Serena không trả lời lại."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ không cần "lại". Chỉ cần "không trả lời" là đủ rồi

=> "Serena không trả lời.")

=> Cả đoạn:

"Staryu phóng những ngôi sao nhỏ tỏa sáng về phía Talonflame. Nhưng, Talonflame đã nhanh nhẹn né hết tất cả các ngôi sao kia rồi bay thẳng vào kẻ thù với tốc độ kinh hoàng.

- Staryu...Né...Trá...nh!

- Quá muộn! - Ash hét lên.

Talonflame đâm sầm vào Staryu. Staryu rơi xuống đất, bất tỉnh.

- Staryu! - Misty nhìn Pokemon của mình, nhưng nó đã bất tỉnh. Rõ ràng, chiến thắng ở vòng này là của Ash.

- Staryu bất tỉnh! Ash Ketchum chiến thắng trận chiến! - Người dẫn chương trình hét lên. Đám đông bắt đầu cổ vũ cho Ash.

Clemont, Bonnie và Serena cũng nhảy lên, vỗ tay rào rào.

- Thật là một trận chiến tuyệt vời! - Clemont hét lên. - Ash thi đấu rất hay, phải không? Serena?

Nhưng Serena không trả lời. Thay vào đó, cô nhìn chằm chằm Misty như nghi phạm.

- Serena? - Clemont hỏi.

- Hả? - Serena chớp mắt và nhìn anh. - Ồ, vâng, Ash đã làm tốt...

- Bạn không ghen tị với Misty, phải không? - Đặt tay lên vai Serena, Clemont mỉm cười. - Họ chỉ là bạn bè.

Serena không trả lời."

- "Clemont thở dài và ngồi xuống cạnh Bonnie. Anh cúi xuống nhìn cô và nói; "Serena đang hành động kỳ lạ ...""

+) Không nên dùng "và", đặc biệt là ở hai câu liên tiếp
-> Đảo vế để khử "và" ở cả hai câu

+) Dấu đặt trước câu thoại là hai chấm, không phải chấm phẩy
(Mình chỉ nhắc lỗi này một lần thôi nhé)

=> "Thở dài, Clemont ngồi xuống cạnh Bonnie. Cúi xuống nhìn cô, anh nói:
- Serena đang hành động kỳ lạ..."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm phó từ "rất" để nhấn mạnh sự kỳ lạ trong hành động của Serena

=> "Thở dài, Clemont ngồi xuống cạnh Bonnie. Cúi xuống nhìn cô, anh nói:
- Serena đang hành động rất kỳ lạ..."
)

- "Trong khi đó Misty gọi Staryu trở lại."

+) Cần thêm yếu tố tách bạch trạng ngữ ("trong khi đó") và các thành phần chính của câu ("Misty gọi Staryu trở lại")

=> "Trong khi đó, Misty gọi Staryu trở lại."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ, với nghĩa "quay về, quay lại nơi bắt đầu, nơi xuất phát", nên dùng "trở về" thay vì "trở lại" để giúp người đọc không nhầm lẫn với nghĩa "chuyển về trạng thái, tính chất (thường là tốt đẹp) ban đầu"

=> "Trong khi đó, Misty gọi Staryu trở về.")

- "Cô ấy nói với Pokemon của mình rằng nó đã làm rất tốt và sau đó kéo quả bóng pokeball tiếp theo của cô ấy ra."

+) Lặp từ "cô ấy"
-> Bỏ "của cô ấy" để tránh lặp

+) Không nên dùng "và"
-> Thay "và sau đó" bằng "rồi"
(Hai cụm tương đương về nghĩa. Hơn nữa, "rồi" cô đọng và nhấn mạnh ý hơn)

=> "Cô ấy nói với Pokemon của mình rằng nó đã làm rất tốt rồi kéo quả bóng Pokeball tiếp theo ra."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên chuyển phần đối thoại của Misty từ gián tiếp thành trực tiếp để biểu thị rõ hơn cảm xúc (an ủi, vỗ về) của nhân vật cũng như tránh dùng "rằng", từ không nên dùng để liên kết (nhưng trong trường hợp này là bất khả kháng)

+) Mình nghĩ nên thay "kéo" (hành động hơi mạnh) bằng "rút" (hành động nhẹ hơn) để giúp câu văn nhẹ nhàng hơn cũng như bày tỏ khéo léo sự trân trọng của Misty với Pokemon của mình

+) Mình nghĩ "Pokeball" đã có "ball" (nghĩa là "quả bóng") rồi, không cần từ "quả bóng" trong cụm "quả bóng Pokeball" nữa

=> "- Em đã làm rất tốt rồi, Staryu! - Cô ấy nói với Pokemon của mình rồi rút Pokeball tiếp theo ra.")

- "Ash thu hồi Talonflame. Anh đã có Pokemon hoàn hảo cho trận chiến tiếp theo chống lại người bạn thân nhất của mình. Anh mỉm cười tự tin và ném quả bóng của mình lên sân."

+) Mỗi vòng chỉ được dùng duy nhất một Pokemon thôi
-> Cần thêm số từ để xác định

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế để khử "và"

=> "Ash thu hồi Talonflame. Anh đã có một Pokemon hoàn hảo cho trận chiến tiếp theo chống lại người bạn thân nhất của mình. Mỉm cười tự tin, anh ném quả bóng của mình lên sân."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa "sân" thành "sàn đấu" (hoặc một từ nào đó tương tự) vì "sân" nghe hơi phèn quá
(Mình cũng chỉ nói điều này một lần thôi nhé)

=> "Ash thu hồi Talonflame. Anh đã có một Pokemon hoàn hảo cho trận chiến tiếp theo chống lại người bạn thân nhất của mình. Mỉm cười tự tin, anh ném quả bóng của mình lên sàn đấu.")

- "Đôi mắt của Misty lập tức lấp lánh khi cô nhìn thấy Pokemon hệ nước."

+) Nên tránh sử dụng đại từ và "khi"
-> Đảo trạng ngữ lên đầu, lược "khi" và" cô", biến thành vế rút gọn

+) "nhìn thấy Pokemon hệ nước" nào? Trước đó, bạn không hề nói rằng Greninja là Pokemon hệ nước nên có thể Pokemon mà Misty đang nhìn không phải Greninja
-> Cần thêm bổ ngữ xác định

=> "Nhìn thấy Pokemon hệ nước trước mặt, đôi mắt Misty lập tức lấp lánh."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm "trở nên" sau "lập tức" để nhấn mạnh sự đối lập của Misty (trước đó, mắt chưa lấp lánh và sau đó, mắt "lập tức trở nên lấp lánh")

=> "Nhìn thấy Pokemon hệ nước trước mặt, đôi mắt Misty lập tức trở nên lấp lánh.")

=> Cả đoạn:

"Thở dài, Clemont ngồi xuống cạnh Bonnie. Cúi xuống nhìn cô, anh nói:

- Serena đang hành động kỳ lạ...

- Em nghĩ rằng chị ấy ghen tị - Bonnie nói. - Ý em là, Misty trông rất tuyệt khi chiến đấu. Chị ấy và Ash có vẻ khá thân thiết...

- Nếu em nói vậy...

Trong khi đó, Misty gọi Staryu trở về.

- Em đã làm rất tốt rồi, Staryu! - Cô ấy nói với Pokemon của mình rồi rút Pokeball tiếp theo ra.

Bây giờ là vòng hai.

- Thời gian cho vòng hai xin phép được bắt đầu! - Người dẫn chương trình nói. - Huấn luyện viên và thủ lĩnh nhà thi đấu sẽ chọn một Pokemon mới!

Ash thu hồi Talonflame. Anh đã có một Pokemon hoàn hảo cho trận chiến tiếp theo chống lại người bạn thân nhất của mình. Mỉm cười tự tin, anh ném quả bóng của mình lên sàn đấu.

- Tớ chọn cậu!

Trong ánh đèn đỏ, Greninja mạnh mẽ của anh xuất hiện. Nhìn thấy Pokemon hệ nước trước mặt, đôi mắt Misty lập tức trở nên lấp lánh.

- Nó thật ngầu! - Cô hét lên từ phía bên kia sân khấu. - Khi nào, ở đâu và làm thế nào cậu bắt được Pokemon đó?

- Misty, không phải bây giờ... - Ash thở dài."

- "Greninja bắt đầu đỏ mặt và che mặt."

+) Không nên dùng "và"
-> Tách thành hai câu đơn
(vì vế đầu tiên có động từ kép ("bắt đầu đỏ mặt") nên không thể đảo vế; vì khi "che mặt", mặt Greninja vẫn đỏ -> Không phải hai hành động liên tiếp nên không thể dùng "rồi")

=> "Greninja bắt đầu đỏ mặt. Nó (lấy tay) che mặt lại."
(Mình không theo dõi nguyên tác nên không biết Pokemon này có tay hay không (vì có thể che mặt bằng cánh mà). Có gì bạn tùy chỉnh giúp mình nhé)

- "Ash càng trở nên đỏ ửng hơn và túm lấy đầu mình vì ngại ngùng."

+) "đỏ ửng" nghĩa là "đỏ hồng lên, trông dịu, nhẹ, gây cảm giác ưa nhìn", hoàn toàn không phù hợp ở đây (đã ngượng như thế, mặt Ash không thể "đỏ hồng" "dịu nhẹ" được)
-> Sửa thành "đỏ bừng"
-> Không cần "hơn" nữa (vì từ "đỏ bừng" đã mang nghĩa rất mạnh rồi)

+) Cái gì của "Ash" "càng trở nên đỏ bừng"? Không thể đỏ ửng cả người được, đặc biệt là khi xấu hổ
-> Sửa thành "gương mặt Ash"

+) Không nên dùng "và"
-> Tách thành hai câu đơn
(vì hai vế có hai chủ ngữ khác nhau (vế đầu tiên là "gương mặt Ash", vế thứ hai là "Ash" nên không thể đảo vế cũng như dùng "rồi")

+) Thường, người ta không viết là "túm lấy đầu". Chỉ có "túm lấy tóc" hoặc "túm lấy mặt" thôi
-> Sửa thành "túm lấy tóc" (vì trước đó đã có từ "mặt" rồi)

=> "Gương mặt Ash càng trở nên đỏ bừng. Anh túm lấy tóc mình vì ngại ngùng."

- "Không phải là cậu có hứng thú thi đấu sao?"

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" để liên kết
-> Bỏ

=> "Không phải cậu có hứng thú thi đấu sao?"

- "Lượt cậu đó!"

+) Câu thiếu động từ
-> Thêm "đến"

=> "Đến lượt cậu đó!"

- "Misty ném quả bóng của mình lên sân và Gyarados của cô bước ra từ quả bóng."

+) Lặp "quả bóng"
-> Thay từ "quả bóng" đầu tiên thành "Pokeball"

=> "Misty ném Pokeball của mình lên sàn đấu và Gyarados của cô bước ra từ quả bóng."

- "Anh biết! Gyarados rất mạnh, anh tự hỏi làm thế nào Ash sẽ chiến thắng trong trận chiến này ..."

+) Sắp xếp vế thứ hai của câu thứ hai sai

+) Động từ "chiến thắng" có cấu trúc "chiến thắng + phụ sau" (chiến thắng cái gì đó), không có giới từ
(Nếu muốn dùng "trong", bạn phải viết "giành chiến thắng trong trận chiến này")

=> "Anh biết! Gyarados rất mạnh, anh tự hỏi Ash sẽ làm thế nào để chiến thắng trận chiến này..."

=> Cả đoạn:

"Greninja bắt đầu đỏ mặt. Nó (lấy tay) che mặt lại. Ash gần như ngã xuống.

- Grenija, cũng không phải bây giờ! - Ash hét lên với khuôn mặt đỏ bừng. - Đừng chùn bước vì những lời khen của cậu ấy!

Greninja bối rối nhìn huấn luyện viên của mình như muốn hỏi anh có yêu cô không. Gương mặt Ash càng trở nên đỏ bừng. Anh túm lấy tóc mình vì ngại ngùng.

- Không! - Anh hét lên.

- Có chuyện gì với Ash vậy? - Misty nghiêng đầu - Không phải cậu có hứng thú thi đấu sao? Dù sao cũng đã đến lúc chiến đấu rồi!

- Đến lượt cậu đó!

Misty ném Pokeball của mình lên sàn đấu và Gyarados của cô bước ra từ quả bóng.

- Ái chà! Bonnie nhảy lên và nắm lấy cánh tay của Clemont. - Đó là một con Gyarados.

- Anh biết! - Clemont thở dài - Gyarados rất mạnh, anh tự hỏi Ash sẽ làm thế nào để chiến thắng trận chiến này...

- Nó không dễ thương... - Serena lắc đầu.

- Không cần phải dễ thương thì mới chiến thắng đâu chị! - Bonnie hét lên.

- Đúng đấy! - Clemont nói."

- "Họ nhìn hai đối thủ. Ash có vẻ không sợ chút nào, nhưng anh ta có vẻ rất ấn tượng. Greninja cũng vậy."

+) "Họ" ở đây là ai? Cần nói rõ
(Vì trước đó, bạn đang nhắc đến ba người Serena, Bonnie và Clemont nên người đọc dễ bị lầm lẫn "họ" ở đây là ba nhân vật này)
-> Sửa "họ" thành "Ash và Greninja"

+) "nhưng" đã là quan hệ từ rồi, không cần dấu phẩy trước đó để liên kết nữa
-> Bỏ dấu phẩy

+) Lặp "có vẻ" ở câu thứ hai
-> Bỏ "có vẻ" ở vế đầu tiên để tránh lặp cũng như nhấn mạnh sự không sợ hãi của Ash

+) Như mình đã nói, "anh ta" là đại từ thường được dùng với nhân vật phản diện, không nên sử dụng với Ash
-> Sửa thành "anh"

=> "Ash và Greninja nhìn hai đối thủ. Ash không sợ chút nào nhưng anh có vẻ rất ấn tượng. Greninja cũng vậy."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm bổ ngữ "của mình" để làm rõ cụm "hai đối thủ"

+) MÌnh nghĩ nên thêm "với Gyrados" để làm rõ Ash và Greninja ấn tượng với cái gì (vì Ash và Greninja đã gặp Misty rồi nên không thể ấn tượng với cô được)

=> "Ash và Greninja nhìn hai đối thủ của mình. Ash không sợ chút nào nhưng anh có vẻ rất ấn tượng với Gyrados. Greninja cũng vậy.")

- "Nhưng cậu cậu sẽ thua thôi!"

+) Type thừa một từ "cậu"

=> "Nhưng cậu sẽ thua thôi!"

- "Greninja nhảy lên và bị bao phủ trong nước. Sau đó, nó ném hai vòng nước về phía Gyrados."

+) "bị" là từ biểu thị bị động nhưng ở đây, Greninja tự bao phủ mình trong nước nên không thể dùng từ này
-> Sửa lại

+) Không nên dùng đại từ nếu không bắt buộc
-> Ghép hai câu với nhau, thay "sau đó" bằng "rồi" để tránh dùng "nó" cũng như liên kết bằng một từ ngắn gọn hơn

=> "Greninja nhảy lên, bao bọc bản thân trong một quả cầu nước rồi ném hai vòng nước về phía Gyrados."

- "Gyarados nhanh chóng lao xuống dưới nước sâu. Các vòng nước của Greninja đã bị chặn lại bởi mặt hồ đầy nước. Greninja đáp xuống một trong những tảng đá và nhìn xung quanh. Nó không thể nhìn thấy Gyarados nữa."

+) "nước sâu" ở đâu? Trước đó, bạn không hề đề cập đến hồ nước nên ở đây, độc giả sẽ dễ nghĩ Gyarados đang lao xuống một vũng nước nào đó
-> Sửa "dưới nước sâu" thành "hồ nước sâu"

+) Dùng "đã" ở đây là không hợp lý vì lúc trần thuật, "vòng nước của Greninja" mới "bị chặn lại", tức ở thời hiện tại, không phải quá khứ
-> Bỏ "đã"

+) "mặt hồ đầy nước" là không cần thiết
(vì "hồ" đương nhiên đầy nước)
-> Bỏ "đầy nước"

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế "đáp xuống một trong những tảng đá" lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

+) Vì Gyarados đã lao xuống hồ nên việc Greninja "nhìn xung quanh" là không hợp lý. Để tìm đối thủ, nó phải "nhìn xuống" chứ?

+) Không nên dùng đại từ "nó" ở câu cuối
-> Nối hai câu cuối lại bằng quan hệ từ "nhưng" để tránh dùng "nó" cũng như giúp liên kết giữa hai câu chặt chẽ hơn

=> "Gyarados nhanh chóng lao xuống hồ nước sâu. Các vòng nước của Greninja bị chặn lại bởi mặt hồ. Đáp xuống một trong những tảng đá, Greninja nhìn xuống nhưng không thể thấy Gyarados nữa."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ chỉ cần "đáp xuống một tảng đá" là được, không cần phải "một trong những tảng đá"

=> "Gyarados nhanh chóng lao xuống hồ nước sâu. Các vòng nước của Greninja bị chặn lại bởi mặt hồ. Đáp xuống một tảng đá, Greninja nhìn xuống nhưng không thể thấy Gyarados nữa.")

=> "Gyarados nhanh chóng lao xuống hồ nước sâu. Các vòng nước của Greninja bị chặn lại bởi mặt hồ. Đáp xuống một tảng đá, Greninja nhìn xuống nhưng không thể thấy Gyarados nữa."

- ""Nước này sâu bao nhiêu?!" Ash cau mày rồi nhìn xuống nước. ...Anh nhìn Greninja và nói "Quan sát mặt hồ, tấng công ngay khi nhìn thấy Gyarados!"

+) Thường, khi hỏi độ sâu, người ta chỉ hỏi "nước sâu bao nhiêu" chứ không hỏi "nước này sâu bao nhiêu" (vì cả hai đều biết người hỏi muốn hỏi nước nào rồi)

+) Khi "nhìn xuống nước", Ash vẫn đang "cau mày" nên không thể dùng "rồi", từ chỉ sự nối tiếp của hành động
-> Sửa thành dấu phẩy

+) Không nên dùng "và"
-> Chuyển vế "quay đầu nhìn Greninja" lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

+) "tấn công" nhé. Không phải "tấng công"

=> "- Nước sâu bao nhiêu? - Ash cau mày, nhìn xuống nước. Quay đầu nhìn Greninja, anh nói - Quan sát mặt hồ, tấn công ngay khi nhìn thấy Gyarados!"

- "Greninja quay lại và gật đầu về phía Ash."

+) "Gật đầu" là nội động từ (động từ không đi kèm bổ ngữ)
-> Sai cấu trúc động từ
-> Đảo vế "quay lại" lên đầu, biến thành vế rút gọn, chuyển "về phía Ash" theo sau và bỏ "lại"
(vì động từ "quay" đã đi kèm giới từ "về phía" rồi)

=> "Quay về phía Ash, Greninja gật đầu."

- "Misty cười tự mảng. Ash trở nên lo lắng."

+) "tự mãn" nhé. Không phải "tự mảng"

=> "Misty cười tự mãn. Ash trở nên lo lắng."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "trở nên" bằng "bắt đầu" để nhấn mạnh thêm sự tự tin trước đó của Ash (vì trước đó tự tin nên bây giờ Ash mới "bắt đầu lo lắng"

=> "Misty cười tự mãn. Ash bắt đầu lo lắng.")

- "Gyarados, bây giờ, cơn bão!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên tách câu này thành hai câu, một câu gọi Pokemon, một câu ra lệnh để tăng tính dứt khoát cũng như oai nghiêm của Misty với Gyarados

=> "Gyarados! Bây giờ, cơn bão!")

=> Cả đoạn:

"Ash và Greninja nhìn hai đối thủ của mình. Ash không sợ chút nào nhưng anh có vẻ rất ấn tượng với Gyrados. Greninja cũng vậy.

Misty cười thầm.

- Chà, cậu có nghĩ là cậu có thể thắng tớ không?

- Không! - Ash cười và kéo mũ của mình về phía sau. - Nhưng cậu sẽ thua thôi! Tớ đã sẵn sàng rồi đây!

Chuông đã tắt. Trận chiến thứ hai bắt đầu.

- Greninja, phi tiết sóng nước! - Ash chỉ huy.

Greninja nhảy lên, bao bọc bản thân trong một quả cầu nước rồi ném hai vòng nước về phía Gyrados.

- Gyarados, lặn xuống! - Misty ra lệnh.

Gyarados nhanh chóng lao xuống hồ nước sâu. Các vòng nước của Greninja bị chặn lại bởi mặt hồ. Đáp xuống một tảng đá, Greninja nhìn xuống nhưng không thể thấy Gyarados nữa.

- Nước sâu bao nhiêu? - Ash cau mày, nhìn xuống nước. Quay đầu nhìn Greninja, anh nói - Quan sát mặt hồ, tấn công ngay khi nhìn thấy Gyarados!

Quay về phía Ash, Greninja gật đầu.

Misty cười tự mãn. Ash bắt đầu lo lắng.

- Gyarados! Bây giờ, cơn bão! - Misty hô to."


- "Đột nhiên, một khối nước khổng lồ đến từ bên dưới Greninja. Nó bắt đầu xoáy xung quanh Grenija và Gyarados bay lên khoỉ mặt hồ, phá vỡ một vài tảng đá trên đường đi của nó."

+) Diễn đạt tối ý ("đến từ bên dưới")

+) Không nên dùng "nó" trong vế thứ nhất của câu thứ hai. Hơn nữa, "nó" là đại từ thường dùng để chỉ một nhân vật mà "nước" không phải nhân vật
-> Không được dùng
-> Giữ nguyên là "nước"

+) "khỏi" nhé. Không phải "khoỉ"

+) Không nên dùng "và"
-> Tách thành hai câu đơn
(vì hai vế không mang cùng một chủ ngữ nên không thể đảo vế, cũng không thể dùng "rồi")

+) Không nên dùng "nó" trong câu thứ ba
-> Bỏ "của nó" (vì trước đó đã có "Gyarados" rồi nên người đọc có thể hiểu là "đường đi" của ai)

+) "Greninja" nhé. Không phải "Grenija"

+) Lặp "Greninja"
-> Vì hai câu đầu tiên đều có chung chủ ngữ nền ("nước")
-> Ghép hai câu làm một

=> "Đột nhiên, một khối nước khổng lồ phun trào, xoáy xung quanh Grenija. Gyarados bay lên khỏi mặt hồ, phá vỡ một vài tảng đá trên đường đi."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "trên đường đi" thành "chắn đường" cũng như thêm "tiện thể" để nhấn mạnh hơn sức mạnh của Gyarados

=> "Đột nhiên, một khối nước khổng lồ phun trào, xoáy xung quanh Grenija. Gyarados bay lên khỏi mặt hồ, tiện thể phá vỡ một vài tảng đá chắn đường.")

- "Ngay khi Greninja chuẩn bị nhảy lên, Gyarados phóng một chùm tia băng vào cơn lốc xoáy. Nó ngay lập tức đóng băng cùng Greninja bị mắc kẹt trong đó."

+) "cùng" nghĩa là "ở chỗ cuối, đến đấy là hết giới hạn của cái gì", "ở tình trạng lâm vào thế không còn có lối thoát, không còn biết làm sao được nữa", "có sự đồng nhất hoặc có chung những điểm giống nhau", "biểu thị người hay sự vật sắp nêu ra có mối quan hệ đồng nhất (về hoạt động, tính chất hoặc chức năng) với người hay sự vật vừa được nói đến" hoặc "biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng mà chủ thể của hoạt động vừa nói nhằm tới (coi là có quan hệ tác động qua lại mật thiết với chủ thể của hoạt động)". Có thể thấy, từ "cùng" trong ngữ cảnh này hoàn toàn không phù hợp
-> Sửa thành "khiến"

=> "Ngay khi Greninja chuẩn bị nhảy lên, Gyarados phóng một chùm tia băng vào cơn lốc xoáy. Nó ngay lập tức đóng băng khiến Greninja bị mắc kẹt trong đó."

- "Gyarados gầm lên khi nhìn lại huấn luyện viên của mình."

+) "nhìn lại" thường dùng với sự kiện hoặc những thứ không phải sự vật
(VD: "nhìn lại quá khứ")
-> Không nên dùng "nhìn lại"

+) Không nên dùng "khi"
-> Đảo trạng ngữ lên đầu, bỏ "khi", biến thành vế rút gọn

=> "Nhìn huấn luyện viên của mình, Gyarados gầm lên."

- "Sẽ rất tệ nếu Gyarados tấng công ngay bây giờ ..."

+) "tấn công" nhé. Không phải "tấng công"

=> "Sẽ rất tệ nếu Gyarados tấn công ngay bây giờ..."

- "Misty cười toe toét với Ash."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ ở đây nên dùng "mỉm cười tự mãn" thì hơn
-> Đảo "với Ash" lên đầu, chuyển thành "nhìn Ash" (vì "mỉm cười tự mãn" không đi kèm giới từ)

=> "Nhìn Ash, Misty mỉm cười tự mãn.")

- "Gyarados, chính là lúc này đấy... !"

+) Đây là câu cầu khiến thường, không cần dùng dấu ba chấm

=> "Gyarados, chính là lúc này đấy!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ chỉ cần "chính là lúc này" là được, không cần "đấy"

=> "Gyarados, chính là lúc này!")

- "dứt điểm bằng Chùm tia hủy diệt"

+) Đầu câu cần viết hoa, cuối câu cần dấu câu phù hợp nhé
(Ở đây là dấu chấm than của câu cầu khiến)

=> "Dứt điểm bằng Chùm tia hủy diệt!"

=> Cả đoạn:

"Đột nhiên, một khối nước khổng lồ phun trào, xoáy xung quanh Grenija. Gyarados bay lên khỏi mặt hồ, tiện thể phá vỡ một vài tảng đá chắn đường.

- Greninja, lùi lại! - Ash thở hổn hển

Ngay khi Greninja chuẩn bị nhảy lên, Gyarados phóng một chùm tia băng vào cơn lốc xoáy. Nó ngay lập tức đóng băng khiến Greninja bị mắc kẹt trong đó.

- Greninja! - Ash hoảng loạn.

- Gyarados, chùm tia hủy diệt! - Misty cười đắc chí trong chiến thắng. Nhìn huấn luyện viên của mình, Gyarados gầm lên. Serena, Bonnie và Clemont đều bịt tai lại.

Ash bước tới và nắm chặt tay Greninja. Anh phải suy nghĩ thật nhanh. Sẽ rất tệ nếu Gyarados tấn công ngay bây giờ...

- Thua rồi chứ? - Nhìn Ash, Misty mỉm cười tự mãn. - Tớ đã sẵn sàng để giành lấy chiến thắng!

- Ừ, đúng... - Ash cười thầm. - Greninja! Sử dụng cắt!

Nhưng Greninja không nghe thấy anh nói. Nó đã bị đóng băng, bất động.

- Gyarados, chính là lúc này! - Misty đưa tay về phía trước. - Dứt điểm bằng Chùm tia hủy diệt!"

- "Gyarados gầm lên và trong miệng xuất hiện một tia sáng đỏ rực rỡ. Bây giờ Ash bắt đầu hoảng sợ hơn nữa."

+) Không nên dùng "và"
-> Thay bằng dấu phẩy
(Không thể đảo vế hay dùng "rồi" vì hai vế không cùng chủ ngữ (chủ ngữ vế đầu tiên là "Gyarados", chủ ngữ vế thứ hai là "trong miệng")

+) "bắt đầu" gần như không bao giờ đi với "hơn nữa"
(vừa mới "bắt đầu" thì làm gì đã có quá trình trước đó hay cái gì để so sánh mà "hơn nữa"?)
-> Bỏ cả hai và cả "bây giờ"

=> "Gyarados gầm lên, trong miệng xuất hiện một tia sáng đỏ rực rỡ. Ash hoảng sợ."

- "Greninja đã cố gắng hết sức để vượt qua băng, nhưng không có kết quả."

+) Đã có quan hệ từ "nhưng" liên kết hai vế rồi, không cần thêm dấu phẩy nữa

=> "Greninja đã cố gắng hết sức để vượt qua băng nhưng không có kết quả."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa "không có kết quả" thành "không thể" cũng như tối giản "cố gắng hết sức để vượt qua băng" thành "cố hết sức vượt quá băng" để đơn giản hóa lời văn

=> "Greninja đã cố hết sức vượt qua băng nhưng không thể.")

- "Gyarados bắn một tia siêu khổng lồ về phía cơn lốc xoáy băng giá. Nó phá vỡ lớp băng và những mảnh vỡ bay khắp nơi. Sau đó, nó đánh Greninja và thiêu rụi anh ta. Greninja rơi xuống một trong những tảng đá với tiếng ầm ĩ khi Gyarados ngừng bắn."

+) Câu thứ hai diễn đạt tối nghĩa. Nếu viết "Nó phá vỡ lớp băng và những mảnh vỡ bay khắp nơi.", câu sẽ là thể rút gọn của "Gyarados phá vỡ lớp băng và Gyarados phá vỡ những mảnh vỡ bay khắp nơi"
-> Sửa "và" thành "khiến" để nhấn mạnh quan hệ nguyên nhân - kết quả cũng như sự trước sau của hai vế

+) Nên tránh dùng "nó" ở câu thứ hai (vì ở câu thứ ba bắt buộc phải dùng)
-> Ghép câu thứ nhất và thứ hai với nhau bằng dấu phẩy (vì đây là hai sự kiện xảy ra liên tiếp

+) Cần đảo trạng ngữ của câu cuối cùng ("khi Gyarados ngừng bắn") lên đầu để liên kết và nối tiếp với những hành động trước đó

=> "Gyarados bắn một tia siêu khổng lồ về phía cơn lốc xoáy băng giá, phá vỡ lớp băng khiến những mảnh vỡ bay khắp nơi. Sau đó, nó đánh Greninja và thiêu rụi anh ta. Khi Gyarados ngừng bắn, Greninja rơi xuống một trong những tảng đá với tiếng ầm ĩ."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "sau đó" (liên từ khá thô, chỉ nên dùng trong nghị luận hoặc thuyết minh) bằng một hành động chuyển tiếp, giúp lời văn mềm mại hơn

+) Mình nghĩ nên thêm "bắt đầu" trước "đánh" vì trước đó Gyarados đã "đánh" đâu. Lúc trần thuật, nó mới bắt đầu "đánh"

+) Mình nghĩ Greninja là Pokemon, không nên dùng "anh ta" làm đại từ thay thế
(Nếu mình nói có gì xúc phạm tới nhân vật (giả như Greninja được coi như con người), bạn thông cảm giúp mình nhé)

+) Mình nghĩ nên thêm bổ ngữ nhấn mạnh sức mạnh của Gyarados ở câu thứ hai

+) Mình nghĩ chỉ cần "rơi xuống một tảng đá" là được, không cần phải "một trong những tảng đá"

+) Mình nghĩ cụm "với một tiếng ầm ĩ" khá thô, nên thay bằng "thật mạnh"

=> "Gyarados bắn một tia siêu khổng lồ về phía cơn lốc xoáy băng giá, phá vỡ lớp băng khiến những mảnh vỡ bay khắp nơi. Tiến (bay) đến gần, nó bắt đầu đánh và thiêu rụi Greninja với sức mạnh kinh hồn. Khi Gyarados ngừng bắn, Greninja rơi thật mạnh xuống một tảng đá.")

- "Ash kinh ngạc nhìn Gyarados, người phát ra một tiếng gầm lớn."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "phát ra một tiếng gầm lớn" bằng "gầm lên một tiếng thật lớn" vì thường, muốn nhấn mạnh cái gì, người ta sẽ đặt cái đó đứng trước. Ở đây, mình muốn nhấn mạnh sự "gầm" của Gyarados để cường điệu sức mạnh của Pokemon này

+) Mình nghĩ Gyarados là Pokemon, không nên dùng "người" để liên kết vì "người" ở đây dễ khiến người đọc lầm lẫn với Ash
(Nếu mình nói có gì xúc phạm tới nhân vật (giả như Gyarados được coi như con người), bạn thông cảm giúp mình nhé)

=> "Ash kinh ngạc nhìn Gyarados, bấy giờ đang gầm lên một tiếng thật lớn.")

- "Misty nhảy lên nhảy xuống trong sự phấn khích."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ cụm "nhảy lên nhảy xuống" quá dài và không cần thiết.
-> Thay bằng "nhảy cẫng lên" (nghĩa là "nhảy tung người lên vì vui sướng")

+) Mình nghĩ không cần "sự" vì "trong" có thể đi với động từ

=> "Misty nhảy cẫng lên trong phấn khích.")

- "Misty sung sướng. Gyarados của cô quay lại và bơi về phía cô. Sau đó, nó tựa đầu vào cô và dụi dụi vào Misty với một ánh mắt hạnh phúc."

+) "Misty sung sướng" làm gì? Thiếu yếu tố biểu thị đối thoại
-> Sửa thành "Misty sung sướng nói"

+) Không nên dùng "và"
-> Dùng dấu phẩy để ngăn cách
(Vì chủ ngữ ("Gyarados của cô") có bổ ngữ ("của cô") nên không thể đảo vế)

+) Không nên dùng đại từ nếu không quá cần thiết
-> Bỏ "sau đó" và" nó", sửa thành "rồi" để tránh dùng đại từ cũng như đơn giản hóa liên từ

+) Lặp từ "vào"
-> Bỏ cụm "vào cô" vì hai hành động "tựa đầu" và "dụi dụi" đều có chung một chủ thể với cùng chung một nhân vật, có thể lược đi cụm đầu tiên

+) "ánh mắt" là danh từ không đếm được
-> Không thể đi cùng số từ ("một")
-> Bỏ "một"

=> "Misty sung sướng nói. Gyarados của cô quay lại, bơi về phía cô rồi tựa đầu, dụi dụi vào Misty với ánh mắt hạnh phúc."

- "Yeah, yeah, khi chúng ta trở về nhà, chị sẽ đãi em một số bánh quy ngon!"

+) Không nên dùng "khi"
-> Bỏ "khi chúng ta", biến vế đầu tiên thành vế rút gọn để khử "khi"

+) Có thể thấy, đây là chiến công không nhỏ của Gyarados nên Misty không thể hứa "đãi" "một số bánh quy ngon" được
-> Phải là "thật nhiều bánh quy ngon"

=> "Yeah, yeah, trở về nhà, chị sẽ đãi em thật nhiều bánh quy ngon!"

=> Cả đoạn:

"Gyarados gầm lên, trong miệng xuất hiện một tia sáng đỏ rực rỡ. Ash hoảng sợ.

- Greninja! - Ash hét lên.

Greninja đã cố hết sức vượt qua băng nhưng không thể.

Gyarados bắn một tia siêu khổng lồ về phía cơn lốc xoáy băng giá, phá vỡ lớp băng khiến những mảnh vỡ bay khắp nơi. Tiến (bay) đến gần, nó bắt đầu đánh và thiêu rụi Greninja với sức mạnh kinh hồn. Khi Gyarados ngừng bắn, Greninja rơi thật mạnh xuống một tảng đá.

Mọi người im lặng. Ash kinh ngạc nhìn Gyarados, bấy giờ đang gầm lên một tiếng thật lớn.

- G-Greninja đã mất khả năng chiến đấu! - Người dẫn chương trình hét lên. - Misty Waterflower thắng vòng thứ hai!

Đám đông bắt đầu reo hò ầm ĩ. Misty nhảy cẫng lên trong phấn khích.

- Làm tốt lắm, Gyarados! Em là nhất! Chị yêu, yêu, yêu em! - Misty sung sướng nói. Gyarados của cô quay lại, bơi về phía cô rồi tựa đầu, dụi dụi vào Misty với ánh mắt hạnh phúc.

- Yeah, yeah! - Misty cười khúc khích. - Trở về nhà, chị sẽ đãi em thật nhiều bánh quy ngon!"

- "Trong khi cô gọi Gyarados trở lại vào pokeball, Ash cũng thu hồi Greninja.

+) Tồn tại song song hai cấu trúc của "gọi" ("gọi...trở lại" và "gọi...vào...") nhưng mỗi động từ chỉ được đi kèm một cấu trúc trong một vế câu
-> Cần bỏ một
-> Sửa thành "trở vào"

=> "Trong khi cô gọi Gyarados trở vào Pokeball, Ash cũng thu hồi Greninja."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ chỉ cần "khi" là được, không cần "trong khi"
("trong khi" thường chỉ đi với chỉ từ "ấy" chứ không thường đi với vế câu)

=> "Khi cô gọi Gyarados trở vào Pokeball, Ash cũng thu hồi Greninja.")

- "Anh nhìn vào pokeball và thì thầm; "Làm tốt lắm ... Đừng lo lắng, lần sau chúng ta sẽ đánh bại cô ấy ...""

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế đầu tiên ("nhìn vào Pokeball") lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

+) Dấu ba chấm đầu tiên được sử dụng không hợp lý
("Làm tốt lắm" là câu cầu khiến mang ý khích lệ bình thường, không cần ba chấm mà cần đi kèm chấm than)

=> "Nhìn vào Pokeball, anh thì thầm:
- Làm tốt lắm! Đừng lo lắng, lần sau chúng ta sẽ đánh bại cô ấy..."

- "Pikachu?"

+) Ngay trước đó, Ash đang an ủi Greninja. Liệu khi chưa có tác động gì, Ash có thể nhìn xuống Pikachu ngay lập tức như vậy không? Chắc chắn không. Pikachu phải làm gì đó (ví dụ chạm nhẹ vào chân Ash chẳng hạn), Ash mới "nhìn xuống Pikachu" và hỏi như vậy chứ
-> Cần thêm hành động của Pikachu trước câu hỏi của Ash

=> "Đột nhiên, có vật gì đó mềm mềm chạm vào chân Ash.
- Pikachu?"

- "Ash bỏ pokeball vào túi và nhìn xuống Pikachu."

+) Không nên dùng "và"

=> "Bỏ Pokeball vào túi, Ash nhìn xuống Pikachu."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "nhìn xuống Pikachu" bằng "ngồi xuống bên cạnh Pikachu" để nhấn mạnh sự thân thiết giữa Ash và Pikachu.
(Nếu điều này mâu thuẫn với nguyên tác, bạn sửa lại giúp mình nhé)

=> "Bỏ Pokeball vào túi, Ash ngồi xuống bên cạnh Pikachu.")

- "Pikachu nhảy lên vai anh và gật đầu."

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế đầu tiên ("nhảy lên vai anh") lên đầu, chuyển thành vế rút gọn để khử "và"

=> "Nhảy lên vai anh, Pikachu gật đầu."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên điệp lại từ "gật" một lần để nhấn mạnh sự mong muốn của Pikachu

=> "Nhảy lên vai anh, Pikachu gật gật đầu.")

- "Pikachu dụi đầu vào Ash và Ash cười."

+) Không nên dùng "và"
-> Tách thành hai câu đơn
(Không thể đảo vế cũng như dùng "rồi" vì hai vế không cùng chủ ngữ)

=> "Pikachu dụi đầu vào Ash. Ash cười.

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm "chỉ" trước "cười" ở câu thứ hai để nhấn mạnh sự thân thiết giữa Ash và Pikachu cũng như giúp câu bớt cụt vì quá ngắn

+) Mình nghĩ nên làm rõ vị trí Pikachu dụi đầu vào

=> "Pikachu dụi đầu vào chân Ash. Ash chỉ cười.")

- "Cô lấy một viên pokeball từ trong túi của mình."

+) Không nên dùng quan hệ từ nếu không quá cần thiết hoặc câu không quá mất liên kết
-> Bỏ "của"

=> "Cô lấy một viên Pokeball từ trong túi mình."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay cấu trúc "lấy...từ..." bằng cấu trúc "lấy ra...từ..."

+) Mình nghĩ nên bỏ "viên", chỉ cần "Pokeball" là được
(vì "viên Pokeball" nghe hơi phèn quá)

+) Mình nghĩ nên bỏ "trong" để tối giản câu văn

=> "Cô lấy ra một Pokeball từ túi mình.")

- "Cậu thực sự đang gửi Pikachu ra à? Vậy thì tớ đoán là tớ sẽ gửi ..."

+) Khi Misty nói câu này, Ash đã chọn Pikachu rồi nên không thể dùng "đang" được. Nhưng cũng không thể dùng "đã" vì có thể lúc Misty nói, Pikachu mới bước lên sân
-> Bỏ "đang" để tránh mâu thuẫn

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" để liên kết
-> Bỏ "thì" và "là" ở câu thứ hai

=> "Cậu thực sự gửi Pikachu ra à? Vậy tớ đoán tớ sẽ gửi..."

- "Đột nhiên, một tia sáng đỏ khác xuất hiện từ túi của cô. Nó từ từ hình thành một con vịt vàng."

+) Không nên dùng quan hệ từ nếu không quá cần thiết hoặc câu không quá mất liên kết
-> Bỏ "của"

+) Không nên dùng đại từ nếu không quá cần thiết
-> Bỏ "nó", ghép hai câu làm một (vì có cùng chủ ngữ)

=> "Đột nhiên, một tia sáng đỏ khác xuất hiện từ túi cô, từ từ hình thành một con vịt vàng."

- "Psyduck đứng trên sân và vuốt ve đầu nó. Misty nắm lấy đầu cô và hét lên"

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế thứ nhất ("đứng trên sân") lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

+) Thường, người ta không viết là "nắm lấy đầu". Chỉ có "nắm lấy tóc" thôi
-> Sửa thành "nắm lấy tóc"

=> "Đứng trên sàn đấu, Psyduck vuốt ve đầu nó. Misty nắm lấy tóc cô, hét lên"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên lược "cô"

=> "Đứng trên sàn đấu, Psyduck vuốt ve đầu nó. Misty nắm lấy tóc, hét lên")

- "Psyduck quay lại đối mặt với Misty và giơ ngón tay cái lên."

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế thứ nhất ("quay lại đối mặt với Misty") lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

=> "Quay lại đối mặt với Misty, Psyduck giơ ngón tay cái lên."

=> Cả đoạn:

"Khi cô gọi Gyarados trở vào Pokeball, Ash cũng thu hồi Greninja. Nhìn vào Pokeball, anh thì thầm:

- Làm tốt lắm! Đừng lo lắng, lần sau chúng ta sẽ đánh bại cô ấy...

Đột nhiên, có vật gì đó mềm mềm chạm vào chân Ash.

- Pikachu?

Bỏ Pokeball vào túi, Ash ngồi xuống bên cạnh Pikachu.

- Chuyện gì vậy? Cậu cũng muốn chiến đấu à?

- Pika! - Nhảy lên vai anh, Pikachu gật gật đầu.

- Chà, cậu ấy sẽ không sử dụng Gyarados nữa. Hmm, tớ đoạn Pokemon kế tiếp sẽ có kích thước giống Pikachu.

- Chyaaa! - Pikachu dụi đầu vào chân Ash. Ash chỉ cười.

- Được rồi, tớ sẽ chọn cậu!

Misty nhìn Pikachu bước lên sàn đấu. Cô lấy ra một Pokeball từ túi mình.

- Cậu thực sự gửi Pikachu ra à? Vậy tớ đoán tớ sẽ gửi...

Đột nhiên, một tia sáng đỏ khác xuất hiện từ túi cô, từ từ hình thành một con vịt vàng.

- Psyduck!

Đứng trên sàn đấu, Psyduck vuốt ve đầu nó. Misty nắm lấy tóc, hét lên:

- Psyduck! Không phải bây giờ!

- Psy... - Quay lại đối mặt với Misty, Psyduck giơ ngón tay cái lên. Misty lấy tay che mặt."

- "Haha, hôm nay cậu thực sự rất may mắn, Misty!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên tách"haha" thành câu cảm thán đơn để nhấn mạnh ý cười nhạo của Ash

+) Mình nghĩ nên thêm "đó" sau "may mắn"

=> "Haha! Hôm nay cậu thực sự rất may mắn đó, Misty!")

- "Và đừng nghĩ rằng tớ sẽ thua khi dùng Psyduck!"

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" để liên kết

=> "Và đừng nghĩ tớ sẽ thua khi dùng Psyduck!"

- "Tớ đã biết rằng tớ không nên khiến Psyduck đau đầu? Vậy nên cậu nên đầu hàng đi Misty..."

+) Câu đầu tiên ("Tớ đã biết rằng tớ không nên khiến Psyduck đau đầu" là câu trần thuật thông thường
-> Dùng dấu chấm thường, không cần chấm hỏi

+) Hô ngữ ở câu thứ hai ("Misty") cần được ngăn cách với các thành phần chính của câu

+) Câu thứ hai là câu cầu khiến (dạng khuyên nhủ) (thực ra là khích đểu :>)
-> Cần dùng dấu chấm than

+) Lặp từ "nên"
-> Bỏ "vậy nên" để tránh lặp

=> "Tớ đã biết rằng tớ không nên khiến Psyduck đau đầu. Cậu nên đầu hàng đi, Misty!"

- "Và nếu tớ thắng trận chiến này thì tớ sẽ đá vào mông cậu vì quá thô lỗ!"

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" để liên kết
-> Thay bằng dấu phẩy

=> "Và nếu tớ thắng trận chiến này, tớ sẽ đá vào mông cậu vì quá thô lỗ!"

- "Người thông báo hét lên, rõ ràng với sự cãi lộn của họ."

+) "Người thông báo" làm gì "rõ ràng" "với sự cãi lộn của họ"?
-> Cần bổ sung

=> "Người dẫn chương trình hét lên, tỏ rõ sự chán nản với trận cãi lộn của họ."

- "Đột nhiên mặt đất bắt đầu rung chuyển. Mọi người ngã xuống khi một con robot khổng lồ với hai cánh tay bước vào đấu trường. Một trong hai cánh tay nắm lấy Pikachu và tay kia nắm lấy Psyduck."

+) Cần bổ sung yếu tố tách bạch trạng ngữ ("đột nhiên") và các thành phần chính của câu ("mặt đất rung chuyển")

+) Việc "con robot" "bước vào đấu trường" không liên quan đến việc "mọi người ngã". "Mọi người ngã" là do "mặt đất rung chuyển" mà.
-> Cần sửa lại hai câu đầu tiên

+) Cần đồng nhất hai vế của câu thứ ba về mặt câu từ
(đằng trước là "cánh tay" thì đằng sau cũng phải là "cánh tay" chứ)

+) Không nên dùng "và" ở câu thứ ba
-> Thay bằng dấu phẩy

=> "Đột nhiên, mặt đất bắt đầu rung chuyển khiến mọi người ngã xuống. Một con robot khổng lồ với hai cánh tay bước vào đấu trường. Một trong hai cánh tay nắm lấy Pikachu, cánh tay còn lại nắm lấy Psyduck."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố nhấn mạnh sự dữ dội của "mặt đất rung chuyển"

+) Mình nghĩ không cần "một trong hai cánh tay". Chỉ cần "một cánh tay" là được

=> "Đột nhiên, mặt đất bắt đầu rung chuyển dữ dội khiến mọi người ngã xuống. Một con robot khổng lồ với hai cánh tay bước vào đấu trường. Một cánh tay nắm lấy Pikachu, cánh tay còn lại nắm lấy Psyduck.")

- "Ash hét lên trong khi giữ đầu mình xuống."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa "giữ đầu mình xuống" thành "hai tay giữ đầu" và đảo vế này lên đầu để tránh dùng "trong khi"

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố nhấn mạnh "hai tay giữ đầu"

=> "Hai tay giữ chặt lấy đầu, Ash hét lên.")

- "Robot và trận động đất dừng lại và tiếng cười lớn tràn ngập nhà hát."

+) Lặp từ "và"
-> Tách thành hai câu đơn để tránh dùng từ "và" thứ hai

+) Sao lại "tràn ngập nhà hát"? Câu chuyện đang diễn ra trong đấu trường mà?

=> "Robot và trận động đất dừng lại. Tiếng cười lớn tràn ngập đấu trường."

=> Cả đoạn:

"- Haha! - Ash bắt đầu cười lớn. - Haha! Hôm nay cậu thực sự rất may mắn đó, Misty!

- Đừng gọi tớ như thế! - Misty hét lên khó chịu. - Và đừng nghĩ tớ sẽ thua khi dùng Psyduck!

- Misty, Misty - Ash khoanh tay. - Có lẽ cậu nên đầu hàng ngay bây giờ. Tớ đã biết rằng tớ không nên khiến Psyduck đau đầu. Cậu nên đầu hàng đi, Misty!

- Không bao giờ, một triệu năm nữa cũng không bao giờ! - Misty lườm Ash. - Và nếu tớ thắng trận chiến này, tớ sẽ đá vào mông cậu vì quá thô lỗ!

- Cậu mới là người thô lỗ! - Ash hét lên.

- Được rồi, hãy để vòng cuối cùng bắt đầu! - Người dẫn chương trình hét lên, tỏ rõ sự chán nản với trận cãi lộn của họ.

- Tuyệt quá! - Misty đưa tay về phía trước. - Bây giờ, Psyduck, sử dụng...

Đột nhiên, mặt đất bắt đầu rung chuyển dữ dội khiến mọi người ngã xuống. Một con robot khổng lồ với hai cánh tay bước vào đấu trường. Một cánh tay nắm lấy Pikachu, cánh tay còn lại nắm lấy Psyduck.

- Pikachu! - Hai tay giữ chặt lấy đầu, Ash hét lên.

Robot và trận động đất dừng lại. Tiếng cười lớn tràn ngập đấu trường.

- Cú quà, chuẩn bị cho rắc rối!"

- "Jessie, James và Meowth trên đầu robot. Họ thực hiện một số tư thế ngớ ngẩn khi họ bắt đầu nói phương châm."

+) Câu thứ nhất sai cấu trúc
("trên đầu robot" là trạng ngữ, "Jessie, James và Meowth" là chủ ngữ. Câu thiếu vị ngữ)
-> Sửa thành "đứng chễm chệ"

+) Lặp "họ"
-> Bỏ "họ" thứ hai
(Vì đó là vị ngữ nên có thể khuyết thiếu chủ ngữ, còn vế câu thì không)

+) "họ" là đại từ thường dùng cho chính diện, số nhiều
-> Nên thay bằng "chúng" để tỏ rõ sự "phản diện"

=> "Jessie, James và Meowth đứng chễm chệ trên đầu robot. Chúng thực hiện một số tư thế ngớ ngẩn khi bắt đầu nói phương châm."

- "Misty nhăn mặt và đứng dậy."

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo "nhăn mặt" lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"

=> "Nhăn mặt, Misty đứng dậy."

- ""Đó là con nhóc Misty!" James nói với khuôn mặt bối rối.
"Ủa, nó đang làm gì ở đây?" Miệng hỏi.""

+) Đây là hai câu thoại của cùng một người
-> Nối lại

=> "- Đó là con nhóc Misty! - James nói với khuôn mặt bối rối. - Ủa, nó đang làm gì ở đây?"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa "với khuôn mặt bối rối" thành trạng ngữ "bối rối" và để lên đầu

=> "- Đó là con nhóc Misty! - Bối rối, James nói. - Ủa, nó đang làm gì ở đây?")

(Vì đoạn này tương đối ít lỗi nên mình sẽ không viết lại cả đoạn nữa nhé)

- "Jessie đẩy James sang một bên và hét lại với cô; "Ủa ủa, tất cười. Có ai ăn cướp rồi trả đâu? Hỏi vô duyên!"

+)Không nên dùng "và"
-> Đảo vế đầu tiên ("đẩy James sang một bên"), biến thành vế rút gọn để khử "và"

+) Câu "tất cười" hoàn toàn không có nghĩa
(hoặc ít nhất là mình chưa từng nghe cũng như chưa từng đọc qua)
-> Sửa thành "buồn cười nhỉ?" để thông dụng hơn, giúp người đọc dễ hiểu hơn

=> "Đẩy James sang một bên, Jessie hét lại với cô:
- Ủa ủa, buồn cười nhỉ? Có ai ăn cướp rồi trả đâu? Hỏi vô duyên!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên dùng "trả lại" thay vì "trả"

=> "Đẩy James sang một bên, Jessie hét lại với cô:
- Ủa ủa, buồn cười nhỉ? Có ai ăn cướp rồi trả lại đâu? Hỏi vô duyên!"
)

- "Đã 1 năm rồi, các người không thấy chán à?"

+) Nên viết chữ, không nên viết số nhé
(trừ trường hợp số quá dài hay số điện thoại)

=> "Đã một năm rồi, các người không thấy chán à?"

- "Nè con nhóc kia, mày đang gọi ai là già?"

+) Rõ ràng, bên trên Misty hoàn toàn không gọi Jessie là "già" mà là "bà già". Nếu muốn dùng "già", không được dùng động từ "gọi" mà phải là "nói" hoặc "bảo"

=> "Nè con nhóc kia, mày đang nói ai già?"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên tách "nè con nhóc kia" thành câu đặc biệt dùng để gọi đáp

=> "Nè, con nhóc kia! Mày đang nói ai già?")

- "Jessie lấy một cái điều khiển từ trong túi của cô ấy. Ấn vào một nút và cánh tay của robot hướng về phía Misty. Một chùm tia khổng lồ ra khỏi cánh tay robot. Nó phá hủy mặt đất dưới chân cô và cô rơi xuống nước."

+) Tách câu không hợp lý. Câu quá ngắn khiến đoạn bị vụn
(Câu đầu tiên là hành động của Jessie, vế đầu tiên của câu thứ hai cũng là hành động của Jessie -> Nên ghép vào cùng một câu
Câu thứ ba và câu thứ tư có chung chủ ngữ
-> Nên ghép vào cùng một câu)

+) Không nên dùng "và"
-> Thay bằng "khiến" để nhấn mạnh sự bị động của Misty

=> "Lấy ra một cái điều khiển, Jessie ấn nút. Cánh tay robot hướng về phía Misty. Một chùm tia khổng lồ ra khỏi cánh tay robot, phá hủy mặt đất dưới chân cô khiến cô rơi xuống nước."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "ra khỏi" bằng "thoát ra từ"

=> "Lấy ra một cái điều khiển, Jessie ấn nút. Cánh tay robot hướng về phía Misty. Một chùm tia khổng lồ thoát ra từ cánh tay robot, phá hủy mặt đất dưới chân cô khiến cô rơi xuống nước.")

- "Anh ta nhảy từ chỗ đứng của mình và chạy về phía hồ nước để lặn xuống."

+) Không nên dùng "và"
-> Đảo vế thứ nhất lên đầu, biến thành vế rút gọn để lược "và"

=> "Nhảy từ chỗ đứng của mình, anh chạy về phía hồ nước để lặn xuống."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "chỗ đứng của mình" và "để" bằng "nơi mình đứng" và "định" để bớt thô

=> "Nhảy xuống từ nơi mình đứng, anh chạy về phía hồ nước, định lặn xuống.")

- ""Yên đó!" James nói và Ash dừng lại."

+) "Yên đó" thiếu động từ nên hoàn toàn không có nghĩa
-> Sửa thành "ở yên đó"

=> "- Ở yên đó! - James nói và Ash dừng lại."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên tách câu thứ hai ra thành hai câu đơn để tránh dùng "và"

=> "- Ở yên đó! - James nói. Ash dừng lại.")

- "Ash trả lại và dù sao anh cũng lao vào."

+) Dùng "trả lại" ở đây là không phù hợp vì "trả lại" là từ dùng để chỉ hành động đưa lại cho người khác cái đã vay, đã mượn của người ấy
-> Ở đây phải là "đáp trả" hoặc "trả lời"

+) Không nên dùng "và"
-> Tách thành hai câu đơn
(Không thể đảo vế hay dùng "rồi" vì hai vế không có chung chủ ngữ)

=> "Ash đáp trả. Dù sao anh cũng lao vào."

- "Trời lạnh một cách lố bịch, nhưng anh phải chịu."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ từ "lố bịch" ở đây không hợp lý cho lắm

=> "Trời rét căm căm, nhưng anh phải chịu.")

- "Anh mở mắt và nhìn qua làn nước. Ash hầu như không thể nhìn thấy Misty. Hy vọng anh ấy sẽ không quá muộn ..."

+)Không nên dùng "và"
-> Thay bằng dấu phẩy

=> "Anh mở mắt, nhìn qua làn nước. Ash hầu như không thể nhìn thấy Misty. Hy vọng anh ấy sẽ không quá muộn..."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên nối hai câu đầu tiên với nhau bằng quan hệ từ "nhưng" để nhấn mạnh sự tương phản giữa "nhìn" và "không thể nhìn thấy"

+) Mình nghĩ câu thứ ba nên chuyển thành lời cầu nguyện của Ash thay vì "hy vọng" bằng lời người kể để nhấn mạnh thêm sự hy vọng của nhân vật

+) Mình nghĩ nên thay "hầu như" bằng "gần như"

=> "Anh mở mắt, nhìn qua làn nước nhưng gần như không thể nhìn thấy Misty. Ash thầm hy vọng mình sẽ không đến muộn...")

- "Anh thấy cô đã bất tỉnh. Anh đặt tay lên vai cô và cố gắng kêu cô tỉnh dậy, dĩ nhiên không có phản hồi. Sau đó anh ta cố gắng nâng tảng đá lên."

+) Lặp từ "anh"
-> Nối hai câu đầu tiên lại với nhau (vì chung chủ ngữ) để lược "anh"

+) Lặp "cô"
-> Bỏ từ "cô" thứ hai để không quá ảnh hưởng tới ngữ nghĩa

+) "kêu" nghĩa là "(động vật) phát ra âm thanh tự nhiên có tính chất bản năng", "phát ra âm thanh do có sự cọ xát, va chạm hoặc rung động", "bật ra, thốt ra tiếng hoặc lời do bị kích thích", "nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý về điều gì", "cầu xin, khiếu nại", "gọi để người khác đến với mình" hoặc "gọi bằng"
-> Không phù hợp lắm

-> Thay bằng "gọi"
(mặt khác, cũng thường hay có cụm "gọi (ai đó) tỉnh dậy")

+) Cần bổ sung yếu tố tách bạch trạng ngữ ("sau đó") và các thành phần chính của câu

+) "anh ta" là đại từ thường dùng cho nhân vật phản diện, không nên dùng với Ash

+) Liên kết câu từ giữa "cố gắng gọi cô tỉnh dậy" và "dĩ nhiên không có phản hồi" quá yếu

-> Thay dấu phẩy bằng "nhưng"

=> "Thấy cô đã bất tỉnh, anh đặt tay lên vai, cố gắng gọi cô tỉnh dậy nhưng dĩ nhiên không có phản hồi. Sau đó, anh cố gắng nâng tảng đá lên."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "không có phản hồi" bằng "không nhận được câu trả lời" vì cụm gốc hơi cứng nhắc quá

+) Mình nghĩ không nên dùng "sau đó", một từ thường dùng để liên kết trong văn nghị luận và thuyết minh

=> "Thấy cô đã bất tỉnh, anh đặt tay lên vai, cố gắng gọi cô tỉnh dậy nhưng dĩ nhiên không nhận được câu trả lời. Anh cố gắng nâng tảng đá lên.")

=> Cả đoạn:

"Đẩy James sang một bên, Jessie hét lại với cô:

- Ủa ủa, buồn cười nhỉ? Có ai ăn cướp rồi trả lại đâu? Hỏi vô duyên!

- Sao bà già này cứ bám theo Ash để bắt Pikachu hoài vậy? Đã một năm rồi, các người không thấy chán à?

- Nè, con nhóc kia! Mày đang nói ai già?

Lấy ra một cái điều khiển, Jessie ấn nút. Cánh tay robot hướng về phía Misty. Một chùm tia khổng lồ thoát ra từ cánh tay robot, phá hủy mặt đất dưới chân cô khiến cô rơi xuống nước.

- Misty! - Ash hét lên. Nhảy xuống từ nơi mình đứng, anh chạy về phía hồ nước, định lặn xuống.

- Ở yên đó! - James nói. Ash dừng lại. - Con bé có thể bơi, phải không? Ngươi đang làm gì vậy?

- Nhưng bây giờ thì khác! - Ash đáp trả. Dù sao anh cũng lao vào.

Trời rét căm căm, nhưng anh phải chịu. Anh mở mắt, nhìn qua làn nước nhưng gần như không thể nhìn thấy Misty. Ash thầm hy vọng mình sẽ không đến muộn...

Cô ấy đây rồi!

Chân của Misty bị mắc kẹt dưới một tảng đá. Ash nhanh chóng bơi về phía cô. Thấy cô đã bất tỉnh, anh đặt tay lên vai, cố gắng gọi cô tỉnh dậy nhưng dĩ nhiên không nhận được câu trả lời. Anh cố gắng nâng tảng đá lên."

(Vì đã gần đạt giới hạn hình ảnh của Wattpad nên mình sẽ dừng phần beta chi tiết ở đây nhé (Uầy thật chứ hôm nay mình mới biết Wattpad có giới hạn hình ảnh đấy UvU). Xem qua phần còn lại của câu chuyện, mình nhận thấy các lỗi sai cũng chỉ lặp lại thôi nên mình xin phép chỉ beta một nửa thế này, có được không ạ? Bạn vui lòng comment ý kiến về vấn đề này nhé. Cảm ơn bạn!)

II. Nhận xét chung:

1) Về chính tả:

- Không nên dùng những ký tự đặc biệt (VD: &)

- Còn mắc lỗi đánh máy.
(VD: ?!, hai từ giống nhau (không phải từ láy), chữ cái đầu câu không viết hoa, dấu ba chấm không đi liền hai từ trước sau, viết hoa bừa bãi, danh từ riêng-chung chưa đồng nhất,...)

- Còn sai chính tả tương đối nhiều

2) Về cách sử dụng dấu câu:

- Còn dùng sai dấu câu
(Với lỗi này, bạn cần đọc kỹ lại mỗi câu sau khi viết, rồi chiếu theo mục đích câu để xét dấu
(Ví dụ câu dùng để cầu khiến hay cảm thán sẽ dùng dấu chấm than, câu dùng để hỏi sẽ dùng dấu chấm hỏi, câu trần thuật thường sẽ dùng dấu chấm,...))

3) Về cách dùng từ:

- Còn dùng từ khá thô
(Mình đã chú thích ở từng mục sửa rồi nhé)

- Thường xuyên sai những cấu trúc (động từ, câu từ,...) cố định
(Bạn nên đọc thật nhiều sách để tích lũy được vốn từ cũng như cấu trúc cố định, tránh sai sót nhé)

- Còn sử dụng những từ thường dùng trong văn phong nói
(VD: trong đó, trong khi,...)
(Lỗi này mình đã giải thích trong từng đoạn rồi nhé. Không phải những từ này không được dùng trong văn phong viết nhưng truyện của bạn không cần thiết phải dùng đến trừ trường hợp bất khả kháng không còn từ nào thay thế.)

- Dùng đại từ chưa hợp lý
(Đại từ "anh ta" và "cô ta" thường chỉ dùng với nhân vật phản diện thôi nhé, không nên dùng với nhân vật chính)

- Dùng từ và cụm từ còn cứng nhắc

- Còn dùng sai quan hệ từ

- Còn dùng sai số từ - lượng từ
(Bạn nhớ nhé, chỉ những danh từ đếm được mới đi với số từ thôi)

4) Về kết cấu câu từ:

- Lặp từ tương đối nhiều
(Với lỗi này, sau khi viết, bạn cần đọc kỹ lại một lần nữa để tìm những từ bị lặp không theo quy tắc (vì nếu theo quy tắc sẽ là phép điệp ngữ nha). Tìm được rồi, bạn có thể tự sửa hoặc tham khảo những cách sửa sau đây:
+ Bỏ một trong hai/ba/... từ bị lặp (Chú ý bỏ từ nào để không ảnh hưởng ngữ nghĩa ấy và nhớ bỏ kèm cả giới từ/mạo từ trước đó (nếu có) nhé (ví dụ có cụm "cô ấy" thì lặp "cô" phải bỏ cả "cô ấy"). Bỏ rồi, nên đọc lại xem câu còn nghĩa không nhé. Bỏ xong bay luôn nghĩa thì toang đó)
+ (Nếu lặp chủ ngữ và nếu hai vế của câu có cùng chủ ngữ) Đảo vế xảy ra trước (theo dòng thời gian) lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử đi một chủ ngữ
+ Sửa lại một trong hai từ/hai trong ba từ/... thành từ khác
+ (Nếu lặp chủ ngữ) Chuyển một vế thành câu danh từ
+ Thêm một số từ/cụm từ thể hiện sự tương đương (VD: cũng))

- Nhiều câu còn thiếu thành phần (đặc biệt là vị ngữ và động từ)
(Với lỗi này, trong lần đọc lại sau khi viết, bạn nên phân tích lại cấu tạo từng câu để xem câu nào còn thiếu thành phần gì nhé)

- Câu đối thoại tuy cùng một chủ thể nhưng đôi khi vẫn xuống dòng

- Trạng ngữ không nên bắt đầu bằng "khi" vì theo mình, từ này khá thô cứng (trừ "khi ấy"). Thay vào đó, bạn có thể dùng vế rút gọn hoặc những từ ngữ tương đương)

- Không nên dùng "và" để liên kết trừ liên kết giữa hai yếu tố liệt kê cuối cùng
(Bạn sẽ thấy điều này khá lạ đúng không? Vì "và" vẫn là một từ được sử dụng khá nhiều từ trước tới giờ mà. Nhưng theo mình, bạn nên dùng những cách diễn đạt khác để giúp câu văn mềm mại và liên kết chặt chẽ hơn, ví dụ như:
+) (Nếu hai vế có cùng chủ ngữ) Đảo vế xảy ra trước (theo dòng thời gian) lên đầu, biến thành vế rút gọn để khử "và"
+) (Nếu hai vế có cùng chủ ngữ và nếu hai hành động xảy ra liên tiếp) Thay bằng "rồi" để tránh dùng "và" cũng như nhấn mạnh sự nối tiếp
+) Thay bằng dấu phẩy
+) Tách câu ghép thành hai câu đơn (Chỉ dùng khi hai vế khác chủ ngữ))

- Còn dùng sai kết cấu danh từ

- Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" để liên kết trong văn phong viết
(Thường, trong văn phong nói, những từ này sẽ được sử dụng khá nhiều với mục đích liên kết nhưng trong văn phong viết, việc đưa những từ này vào trong câu sẽ gây lủng củng, đôi khi lặp từ. Để sửa, tùy trường hợp, bạn có thể bỏ từ đó đi hoặc thay bằng dấu phẩy)

- Không nên dùng quá nhiều quan hệ từ đơn cùng lúc

- Còn thiếu yếu tố tách bạch các thành phần câu
(Đôi khi yếu tố này không cần thiết nhưng trong một số trường hợp, thiếu yếu tố tách bạch có thể gây hiểu nhầm)

- Đôi khi tách câu không hợp lý
(Những vế có chung ý thường được gộp vào một câu. Bạn chú ý điều này để tránh tách câu không hợp lý (đôi khi khiến đoạn vị vụn vì có quá nhiều câu đơn cùng lúc) nhé)

- Còn sắp xếp sai cấu tạo câu

5) Về logic:

- Còn sai vài lỗi logic câu từ

- Cách xưng hô đôi khi còn chưa đồng nhất

- Mình muốn nhắc đến đoạn "Giậm giậm chân, cô nói một từ khác"
Mình nghĩ, vì truyện của bạn chỉ là oneshot và cũng đã hoàn rồi nên không nhất thiết phải giữ bí mật từ này làm gì cả. Nếu muốn gây bất ngờ hoặc tương tự, bạn cần bật mí ở cuối truyện. Đừng nên gây khó hiểu cho độc giả mà không giải đáp.

6) Về cách viết:

- Nên bổ sung những yếu tố nhấn mạnh/làm rõ tâm trạng nhân vật giúp câu thêm phong phú

- Nên bổ sung thêm yếu tố miêu tả khi có thể
(Ví dụ thêm yếu tố miêu tả ngôi nhà (nhà đăng ký á) ở phần đầu, miêu tả con robot khi nó bước vào đấu trường,...)

- Nên dùng dấu gạch đầu dòng thay vì ngoặc kép nhé

- Còn sai luật song song
(Những câu (hoặc vế) song song là những câu (hoặc vế) có tình huống gần tương đương nhưng dùng với nghĩa tương đương, có chức năng tương đương và liền kề nhau. Lỗi này khá khó nhận biết nhưng cố lên nhé!)

- Không nên dùng đại từ thay cho nhân vật
(Theo mình, nếu không thể dùng tên nhân vật (vì đã dùng trước đó rồi), nên dùng một cụm thay thế khác để bổ sung thêm thông tin cho nhân vật cũng như giúp truyện phong phú hơn. Ví dụ bằng chính một câu trong truyện của bạn nhé. Thay vì dùng "Misty", bạn đã dùng "người bạn cũ của anh" này)

III. Payment:

*Lần đầu đặt hàng:

- Follow No Team và Beta-er

- Vote chap đặt đơn và trả đơn

- Ghi trên wall của cậu "Beta shop #No_Team"

- Đánh giá trên thang điểm 10

*Lần sau đặt hàng:

- Khi đặt trên 3 lần dùng acc phụ follow, đặt trên 5 lần dùng thêm acc phụ follow nữa

- Vote chap trả đơn

- Đánh giá trên thang điểm 10

*Nếu phát hiện rút follow hoặc nhận đơn mà không trả payment sau 3 ngày lập tức vào Blacklist

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro