radio

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

châu kha vũ tìm thấy một cuộn băng ghi hình cũ trên gác xép căn nhà nhỏ tại miền quê, nơi cậu được bố mẹ gửi gắm cho ông bà chăm sóc. những ngày thơ ấu của châu kha vũ gắn liền với thành thị phồn vinh tấp nập, nơi có đầy đủ các thiết bị hiện đại. trước khi cậu đến với khung cảnh đồng ruộng sớm chiều chạy dài trên những gò đồi rộng lớn, dãi nắng dầm mưa trên các cánh đồng mùa gặt. con người nơi đây chân chất, tốt bụng, xóm giềng thân thiện có nhau. cứ thế, châu kha vũ được trải nghiệm cuộc sống nông thôn bình dị suốt quãng thời gian gần như được một năm, trước khi được gia đình đưa sang mỹ định cư.

khi lần đầu đặt chân xuống nơi đây, đứng trước căn nhà với mảnh vườn rộng của ông bà, châu kha vũ chỉ tầm năm tuổi. ngơ ngác đứng nhìn bố mẹ trao đổi với ông bà, rồi lại im lặng dõi theo hình bóng chiếc ô tô rời đi, khuất bóng sau lũy tre đầu làng.

châu kha vũ vốn dĩ là đứa trẻ ít nói, cộng thêm việc chưa quen với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. nơi này không có điều hoà, không có xe cộ qua lại nhộn nhịp như ở thành phố. mọi thứ giải trí đều không có. chỉ có chiếc quạt cũ đặt trên tấm ván gỗ, tờ báo gấp gọn bên cạnh. cả bộ bàn trà truyền thống, ấm trà của ông thoảng hương nhẹ trong không trung. và mùi khói bếp cay cay từ gian sau nhà.

những đứa trẻ con ở nơi này đều hoạt bát năng động, chúng có thể chạy nhảy cả ngày không biết mệt. rong ruổi trên khắp đất miền quê, đến nỗi người lớn chẳng thể làm gì được. nghịch ngợm là thế, nhưng thiếu vắng bọn chúng một ngày, nơi đây dường như thiếu đi nốt giáng thanh tươi cười thường lệ.

châu kha vũ lầm lì cả một ngày trời, đến ngày tiếp theo mới chịu theo bà ra ngoài. cậu bé hết nhìn đông ngó tây, lại chăm chú quan sát thửa ruộng đầy lúa chín. tò mò chú ý đấm chú bù nhìn đứng sừng sững giữa cánh đồng. trên bầu trời cao rộn ràng tiếng chim sẻ hót ríu rít. ngày thu hoạch đến rồi.

tiết trời hôm ấy nắng gay gắt, hanh khô đến cực điểm, châu kha vũ không chịu được. mồ hôi vã đầy khắp người, mái tóc bết lại hai bên thái dương, lưng áo ướt một mảng. mà khi đó cậu đã đứng trong bóng râm, lẳng lặng ngước nhìn ông bà thu hoạch lúa cùng một vài người khác.

những tưởng khi châu kha vũ sắp ngất xỉu vì sốc nhiệt, hai mắt bắt đầu hoa dần không nhìn rõ. một chiếc mũ rơm từ đâu xuất hiện đội lên đầu cậu, che chắn khỏi ánh nắng nóng như hun lửa từ mặt trời. kèm theo là giọng nói của một cậu bé khác trạc tuổi. châu kha vũ nghĩ như thế khi nhìn thấy người kia cao gần bằng mình.

"cậu sao không đội nón? trời thời này nắng lắm."

lưu vũ lấy tay giả làm nón che chắn trên đỉnh đầu, nghiêng đầu muốn nhìn rõ cậu bé trước mặt. chiếc mũ rơm duy nhất của em đã đội cho người kia mất rồi.

"trông cậu lạ ghê, cậu mới tới đây hả?"

lưu vũ hỏi tiếp. châu kha vũ dáng vẻ rất khác, không giống như những đứa trẻ miền quê. mà đa phần ở đây lũ nhỏ đều thích liều lĩnh chơi đùa, không phải đứng yên một chỗ như cậu.

châu kha vũ nhớ, lưu vũ khi ấy kiên nhẫn đứng đợi cậu suy nghĩ trả lời. bởi lẽ, châu kha vũ còn không biết xếp câu chữ như thế nào để đáp lại hợp lí. bối rối một hồi cuối cùng chỉ gật đầu một cái.

lưu vũ lớn hơn cậu hai tuổi, nhưng dáng người cả hai khi ấy lại gần như cao bằng nhau. có lẽ không nỡ nhìn cậu đứng nắng chịu trận, lưu vũ liền nắm tay kéo cậu chạy về ngôi nhà lợp ngói cách đó không xa. trước đó còn không quên í ới xin phép bà cậu một tiếng.

hoá ra lưu vũ cũng sống với ông bà từ bé. mãi đến sau này châu kha vũ mới biết, gia cảnh của cả hai gần như giống nhau. đều có một gia đình không trọn vẹn, quãng thời gian thơ ấu cùng nhau cũng chỉ kéo dài chưa đầy một năm.

châu kha vũ còn nhớ, khi ấy cả hai ngồi dưới mái hiên nhà ông bà lưu vũ, cố gắng giải tỏa chút nóng bức bằng chờ đợi những ngọn gió nhẹ nổi lên. hai cốc nước mát đã cạn đặt ngay cạnh. đến lúc không chịu được cái nóng nữa mới nắm dài ra sàn. cứ thế dưới cái nắng trưa vẫn còn gay gắt, hai đứa trẻ thấm mệt bắt đầu lim dim chìm vào giấc ngủ. lưu vũ không ngại người lớn sẽ về, dù sao mùa gặt ai nấy đều nghỉ ngơi ngay tại một chiếc chòi cạnh nương rẫy. châu kha vũ mặc dù không quen nơi lạ, nhưng mí mắt đã kéo rèm sập xuống.

và cứ thế cùng nhau ngủ một giấc dài mãi đến tận xế chiều. hai đứa trẻ từ người lạ không quen biết, dần dần bắt đầu thân được nhau. căn nhà của ông bà hai bên cách một quãng không dài, cứ thế mà càng thuận tiện kéo hai người lại gần hơn.

lưu vũ sẽ kể cho châu kha vũ nghe hàng vạn câu chuyện xung quanh cuộc sống làng quê. từ những điều nhỏ nhặt đến lớn lao vĩ đại. giống như việc chợ làng có gì mới mẻ. mỗi mùa lễ hội sẽ tổ chức văn nghệ biểu diễn ngay tại hợp tác xã của thôn, nơi có mảnh sân lớn đủ để tất cả mọi người cũng quan sát. và cả những thức quà giản dị chỉ nơi đây mới có. châu kha vũ đến bây giờ vẫn còn nhớ như in mùi kẹo mạch nha thơm phức quấn quanh que tre được các chú đổi kẹo đưa cho. hương vị ngọt ngào khó có thể cưỡng lại được.

những ngày ở miền quê, châu kha vũ học được thói quen dậy sớm từ ông bà. phụ giúp được bà công việc cho đàn gà ăn mỗi sáng. mặc dù mới lúc đầu châu kha vũ còn chưa quen, lo sợ bị lũ gà có thể nhào đến mổ vào tay.

khi mặt trời đằng đông chưa ló dạng, sương sớm còn phủ quanh trên vòm trời. khắp làng đã vang lên tiếng rao bánh mì nóng quen thuộc. có cả những cậu bé bán báo buổi sớm chạy dọc khắp nhà giao báo. đến khi châu kha vũ rửa mặt xong xuôi, lưu vũ đã xuất hiện trước cổng. trên tay là hai ổ bánh mì còn nóng hổi, tỏa hương thơm nức mũi.

lưu vũ luôn xuất hiện đúng giờ mỗi sáng với nụ cười hiền lành trên môi. mà khi ấy châu kha vũ còn ngẩng ra đôi chút khi bắt gặp. cả hai đã hình thành thói quen ăn sáng cùng nhau lúc nào không hay.

châu kha vũ vuốt ve đoạn băng trên tay, nhẹ nhàng phủi đi lớp bụi bám sau một thời gian dài. cậu bồi hồi nhớ lại, quãng thời gian năm năm tuổi quả thực rất khó quên. thời điểm dịp tết trung thu đến, khắp làng đều treo lồng đèn lớn nhỏ khác nhà. bọn trẻ con tíu tít tụ lại làm một chiếc lồng đèn sao thật lớn. duy chỉ có cậu không mấy hứng thú, ở trong nhà ngoan ngoãn đọc những cuốn sách từ kệ của ông bà.

"kha vũ không thích trung thu à?"

một buổi chiều gió lộng, châu kha vũ được lưu vũ kéo sang nhà chơi. hai đứa trẻ ngồi dưới mái hiên, yên bình hưởng thụ từng làn gió mát rượi. lá cây bàng trước ngõ đôi lúc rơi xuống, phủ đầy khắp một góc.

"ừ, không thích."

"chúng ta trùng hợp ghê."

lưu vũ nhẹ mỉm cười. cả hai tiếp tục im lặng không nói gì. chỉ còn tiếng chuông gió đung đưa bên trên. hiếm có thời khắc nào ở cạnh nhau nhưng không ai nói gì như bây giờ. mãi đến khi lưu vũ vươn vai một cái, ngả người nằm ra sàn.

"trời mát quá lại buồn ngủ." em cất tiếng trong khi hai mắt đã nhắm lại. "lần đầu tiên tụi mình gặp nhau cũng ngủ một mạch từ trưa đến tận tối!"

châu kha vũ theo đó buông sách nằm xuống cạnh lưu vũ. từng cơn gió thổi qua khiến tinh thần cậu khoan khoái hơn hẳn. cậu khẽ nhắm mắt, tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng chỉ có ở thôn quê. không có tiếng ồn ào của xe cộ, công trình thi công. không có khói bụi hay những thứ khác phong lưu thuộc về thành thị. chỉ có sự yên ả trong veo của đất trời. nhẹ nhàng và bình yên.

cả hai cứ thế từ từ cùng nhau chìm vào giấc ngủ giữa ban chiều. gió dần thổi nhẹ, như muốn giữ yên cho giấc ngủ trẻ thơ.

sau hôm ấy, châu kha vũ cảm nhận được, cậu càng thân với lưu vũ hơn một chút. lưu vũ không giống với những đứa trẻ thích rong chơi nghịch ngợm. ngược lại, em hiền hoà đằm tính, khác hẳn với bạn đồng trang lứa. người lớn bảo gì đều ngoan ngoãn thuận theo. đôi khi châu kha vũ không nghĩ lưu vũ lại chỉ mới bảy tuổi.

một buổi chiều tháng chín, khi cả hai cùng nhau chạy dọc trên gò đất sau làng, thích thú chạm vào từng lá cây xấu hổ, quan sát chúng từ từ khép lại. hay bắt từng cọng cỏ gà hào hứng chơi cùng nhau. mà mỗi khi lưu vũ thua cuộc sẽ bĩu môi không chịu, trong khi đó châu kha vũ lại đang đắc ý vì phần thắng. nhiều lần khiến cho lưu vũ phụng phịu giận dỗi. biểu hiện hiếm thấy từ trước đến giờ của em khiến châu kha vũ nhất thời chưa phản ứng kịp. mãi đến khi nhận ra thì những người lớn trong làng vác cuốc trở về sau một ngày làm nương rẫy, đều thấy cảnh tượng cậu lẽo đẽo theo sau lưu vũ năn nỉ từng câu.

từ đó về sau, trong mọi trò chơi hay hành động nào giữa cả hai. châu kha vũ đều nhường lưu vũ một bước. bắt gặp nụ cười rạng rỡ khi chiến thắng của lưu vũ cũng khiến cậu vui lây.

hai đứa trẻ cứ thế cùng nhau trải qua một mùa đông với những cơn mưa cùng hơi sương lạnh lẽo. hôm ấy lưu vũ sang nhà ông bà châu kha vũ ngủ lại qua đêm. cả hai cùng rúc người trên chiếc giường đơn. gió ngoài kia rất mạnh, tiếng mưa nặng hạt không ngớt. dưới lớp chăn dày, có hai bàn tay trẻ con nhẹ đặt lên nhau. sưởi ấm giữa đêm lạnh.

mùa hạ đến sau một kì xuân. thời tiết lại bắt đầu nóng bức. lưu vũ đội chiếc mũ rơm đã cũ. cuốc bộ sang nhà ông bà châu kha vũ như mọi khi. trên tay em là một chiếc mũ khác còn mới tinh. là món quà em muốn tặng châu kha vũ, chính tay em đã đan nó từ độ giữa xuân.

chỉ tiếc là trời hôm ấy mưa tầm tã, chẳng có dịp đội mũ để ra ngoài cả. châu kha vũ ôm khư khư chiếc mũ rơm trong tay, cùng em ngồi bên cửa sổ ngắm nhìn màn mưa bên ngoài. nếu cứ như vậy e rằng lưu vũ chẳng thể về nhà được mất.

"kì ghê, mình nghe trên đài thông báo hôm nay trời nắng mà."

lưu vũ đưa tay hứng từng giọt mưa ngoài kia, thở dài nhớ lại tối qua. rõ ràng em nghe rất rõ thông báo từ thứ gọi là radio mà bà em thường nghe mỗi tối. chẳng hiểu sao hôm nay lại khác biệt thế này.

"đài gì thế?" châu kha vũ thắc mắc. ở thành phố cậu chưa nghe đến bao giờ, không phải thông thường người ta sẽ xem ti vi ư?

"radio đó. nó thần kì lắm, có thể nói được luôn!"

lưu vũ giải thích. không quên dùng tay mô tả hình dáng trên không trung.

"kha vũ không biết nó hả? để hôm nào mình chỉ cho xem. mình thấy bà mình hay đưa vào đấy một thứ mà bà gọi là băng cát sét. radio sẽ phát cho mình nghe đó."

ngày hôm sau quả thật châu kha vũ đến tận mắt nhìn chiếc radio trên tấm ván gỗ. nó có hình chữ nhật với vô số nút bấm hiện lên. lưu vũ nhón chân lấy một cuộn băng cát sét trên kệ tủ, theo trí nhớ hướng dẫn của bà mà đưa vào. chiếc radio sau một khoảng liền bắt đầu phát ra âm thanh. nó phát lại đoạn ghi bên trong, bao gồm tin tức cũ, những bài hát và cả những giờ đọc truyện cuối tuần.

"bà mình bảo phải đúng giờ tối nó mới tự động dự báo thời tiết ngày mai cơ."

"thế thì mình ở lại để nghe."

châu kha vũ cất tiếng. việc cả hai thường xuyên sang ở lại chung với nhau đã không còn xa lạ đối với ông bà hai bên. dĩ nhiên đến cả người trong cuộc cũng như thế.

đêm hôm ấy, tiếng radio mức nhỏ nhất vang lên giữa gian phòng. giờ đọc truyện mỗi đêm khiến lưu vũ dụi mắt không ngừng, mơ màng muốn ngủ. châu kha vũ bên cạnh hiểu được, cậu lập tức ấn nút ngừng. trả lại không gian yên tĩnh vốn có.

"chúng ta đi ngủ thôi."

phòng ngủ đã tắt đèn. mọi thứ chìm trong yên tĩnh.

lưu vũ ngáp một hơi dài, quay sang nằm mặt đối mặt với châu kha vũ. khẽ nói hai tiếng ngủ ngon rồi chợp mắt. để lại châu kha vũ im lặng nhìn. chiếc radio ngoài kia được cậu lấy cuốn băng cát sét mang theo. nhẹ đặt nó giữa khoảng trống cả hai. châu kha vũ kéo chăn đắp cao hơn cho lưu vũ. dần dần chìm vào giấc ngủ sâu.

châu kha vũ sau đó vô ý mang cuộn băng về nhà lúc nào không hay. bẵng đi một thời gian dài cuối cùng không ai còn nhớ đến nó nữa. cậu với lưu vũ vẫn chơi thân với nhau, hằng ngày cùng ăn sáng, đến chiều lại kéo nhau vui chơi trên gò đất rộng. tình cảm ngày một tăng chứ không hề giảm. mỗi khi lưu vũ cười, châu kha vũ sẽ bất giác nhoẻn miệng cười theo. hai chiếc mũ rơm cùng nhau xuất hiện ở quán nước dưới gốc đa cổ thụ gần như thành quen thuộc đối với bà lão bán hàng.

những tưởng có thể yên bình cùng nhau, cho đến lần trung thu thứ hai. khi lưu vũ nắm tay châu kha vũ vui vẻ nói cười chạy vào nhà sau một buổi chiều chơi đùa ngoài đồng. mũ rơm chưa kịp tháo xuống, bóng dáng quan thuộc xuất hiện trước mắt khiến em khựng lại. mà châu kha vũ theo đó bắt đầu linh cảm có chuyện không hay.

"mẹ, anh họ."

lưu vũ sắp phải chuyển đến nơi khác. châu kha vũ biết điều đó sau khi nhìn thấy gương mặt ỉu xìu của lưu vũ. nhưng tệ hơn nữa, là ngày mai em phải đi rồi. niềm vui ngây ngô của hai đứa trẻ chưa kéo dài được quá lâu liền dập tắt. mà châu kha vũ khi nghe được điều này, trong lòng bỗng hẫng đi một nhịp. cậu không hiểu vì sao lại cảm thấy mất mát nhiều đến mức này.

lưu vũ sắp rời đi rồi. lưu vũ sắp phải xa cậu. từ bây giờ chẳng còn ai bên cạnh chơi đùa cùng cậu nữa.

châu kha vũ thấy khoé mắt mình có chút ẩm ướt, sống mũi bắt đầu cay cay. niềm xúc động vội đến khiến cậu không cách nào ngăn cản. cậu cố gắng đè nén xuống, dang tay nhẹ mỉm cười chờ đợi lưu vũ bước đến.

nào, chúng ta ôm nhau một cái.

lưu vũ nhào đến ôm chầm lấy châu kha vũ. siết chặt tay không rời, bởi lẽ đây đã là cái ôm cuối cùng. chẳng biết sau này có còn gặp lại nhau được hay không. lưu vũ cắn môi cố gắng không khóc. lần cuối cùng ở cạnh nhau, em không muốn biến nó thành khoảnh khắc buồn bã. đã gần một năm qua, chiều cao của cả hai dần có sự khác biệt. giờ đây châu kha vũ cao hơn một chút, đủ để lưu vũ áp đầu lên vai nhẹ nấc lên từng hồi.

"mình... mình không có gì để đưa cho kha vũ hết."

lưu vũ nói trong tiếng nấc. thông thường em thấy người lớn mỗi khi đi đến nơi xa đều gửi tặng cho người mình thương một đồ vật. xem đó như vật lưu niệm mà tặng. em cũng muốn như thế, nhưng hiện tại không có gì cả.

"không cần đâu... không sao mà lưu vũ." châu kha vũ gạt từng giọt nước mắt chực trào trên khoé mắt em. mặc kệ bản thân bắt đầu có chụt sụt sùi. "chúng mình trùng tên, giống nhau. mình sẽ nhận ra lưu vũ mà."

"nhưng... mình vẫn muốn kha vũ bên mình thêm một chút nữa." nếu có thể được như thế thì hay biết bao. lưu vũ muốn có thêm thời gian, thậm chí bây giờ dòng chảy thời gian dừng lại cũng được.

nhưng thực tại vốn dĩ không phải thứ con người muốn là được. đêm hôm ấy châu kha vũ về nhà với bộ dạng u sầu khác hẳn thường ngày. gương mặt cúi gầm không buồn ngẩng lên. hai mắt đỏ hoe ngập nước. cậu bé không ăn tối, chỉ nằm yên trên giường thút thít khóc, co người ôm chiếc mũ rơm vào lòng.

đêm hôm ấy trời mưa rả rích, sấm chớp giật từng hồi. giống như tâm trạng trong lòng cả hai đứa trẻ.

chuyến tàu khởi hành từ tờ mờ sáng, đưa lưu vũ đến một nơi khác. cả hai chính thức bị tách xa. không có lấy cơ hội nhìn nhau lần cuối cùng. châu kha vũ trở lại điệu bộ trầm lặng như lúc vừa đến quê ông bà. cả ngày chỉ ôm sách làm bạn.

không lâu sau đó, châu kha vũ theo gia đình bay sang mỹ định cư. chính thức tạm biệt chuỗi ngày sống ở thôn làng. ròng rã gần mười mấy năm mới có dịp quay trở về.

"daniel, em làm gì trên đó lâu quá vậy?"

tiếng gọi từ anh trai patrick của cậu khiến châu kha vũ bừng tỉnh giữa dòng hồi ức. cậu lẳng lặng cầm lấy cuộn băng cát sét cũ kĩ. bước xuống đến gian nhà chính. nơi hai anh trai và ông bà đang cùng trò chuyện với nhau. ông bà của cậu đã cao tuổi, nhưng vẫn còn nhiều năng lượng lắm.

"bà ơi, bà còn giữ chiếc radio hồi đó không ạ?"

"để làm gì cơ? chúng đã cũ lắm rồi."

"cháu muốn nghe thôi ạ."

"xin kính chào quý khán thính giả đã đến với kênh radio đọc truyện đêm khuya, kính chúc mọi người có những phút giây thư giãn, thoải mái lắng nghe."

end.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro