Bh than tau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm

1.1. Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu

- Tàu có trọng tải và dung tích lớn, thời gian hoạt động kéo dài, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển

- Trị giá của vỏ tàu rất lớn nên các chủ tàu thường đứng trước những nguy cơ lớn

- Ngày nay các con tàu được trang bị rất hiện đại => khó khắc phục được các sự cố trên biển => khả năng rủi ro bị dừng hành trình là rất lớn => tổn thất lớn

- Nguy cơ thuỷ thủ đoàn có hành vi ác ý

- Hoạt động của con tàu trên biển trong quá trình khai thác rất dễ gây tổn thất cho người khác và chủ tàu phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất đó.

1.2. Khái niệm

- Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những rủi ro tổn thất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu, một phần trách nhiệm của chủ tàu do rủi ro đâm va và những chi phí chủ tàu có thể bị thiệt hại trong quá trình kinh doanh

2. Các loại hình bảo hiểm thân tàu

- Bảo hiểm thời hạn thân tàu- Time Hull Insurance: là việc bảo hiểm thân tàu trong một thời hạn nhất định, thường là 12 tháng hoặc ít hơn và phải được ghi rõ trong hợp đồng. Thời hạn bắt đầu và kết thúc cũng phải quy định cụ thể.

- Bảo hiểm chi phí thân tàu- Hull Disbursement Insurance: là loại hình bảo hiểm các chi phí của một con tàu trong một hành trình: trang thiết bị, vật phẩm cung ứng, tiền lương ứng trước cho sỹ quan thuỷ thủ.

- Bảo hiểm chuyến- Voyage insurance: là bảo hiểm con tàu trong một hành trình từ một cảng này đến một cảng khác (at and from) hoặc bảo hiểm cho một chuyến khứ hồi (round trip)=> sử dụng để bảo hiểm cho tàu đóng mới để XK hoặc tàu đi sửa chữa hoặc bán tàu

- Bảo hiểm rủi ro người đóng tàu - Builder's Risks Insurance: người mua bảo hiểm là những người đóng tàu, bảo hiểm cho con tàu từ lúc bắt đầu đóng cho đến khi giao xong, không chỉ bảo hiểm vật chất thân tàu mà còn bảo hiểm cho những vấn đề khác như: bảo hiểm gián đoạn sản xuất, bảo hiểm lãi dự tính, bảo hiểm cho công nhân đóng tàu, bảo hiểm tiếng ồn...

- Bảo hiểm rủi ro sửa chữa tàu - Repairing Risks Insurance: người mua bảo hiểm là chủ tàu để bảo hiểm cho những rủi ro phát sinh trong qúa trình sửa chữa tàu mà những rủi ro này lại không được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thời hạn thân tàu

- Bảo hiểm rủi ro người sửa chữa tàu- Repairer's Risks Insurance: người mua bảo hiểm là người sửa chữa tàu để bảo hiểm cho những thiết bị bị tổn thất

- Bảo hiểm chi phí sửa chữa tàu- Repairing Expenses Insurance: bảo hiểm cho các chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa tàu

3. Trách nhiệm của người bảo hiểm thân tàu

3.1. Các điều kiện bảo hiểm

- Trách nhiệm của người bảo hiểm thân tàu được quy định trong các điều kiện bảo hiểm thân tàu (Institute Time Clauses- ITC) của nước Anh.

- ITC đầu tiên ra đời năm 1888, đã trải qua 3 lần sửa đổi bổ sung: ITC 1970, ITC 1983 và ITC 1995

- Việt nam không có quy định về các điều kiện bảo hiểm thân tàu những đã có văn bản thừa nhận việc áp dụng các quy định của Anh

- ITC 1995 chỉ đưa ra các quy định chung về bảo hiểm thân tàu chứ không đề cập cụ thể đến các điều kiện bảo hiểm, các công ty bảo hiểm phải căn cứ vào nội dung của ITC để đưa ra một số điều kiện bảo hiểm thân tàu để các chủ tàu có thể lựa chọn khi đi mua bảo hiểm:

+ Điều kiện 1: TLO- Total Loss Only: điều kiện chỉ bảo hiểm tổn thất toàn bộ

+ Điều kiện 2: FOD- Free of Damage Absolutely: điều kiện loại trừ tuyệt đối tổn thất bộ phận

+ Điều kiện 3: FPA- Free from Particular Average: điều kiện miễn tổn thất riêng

+ Điều kiện 4: ITC - Institute Time Clause: điều kiện bảo hiểm thời hạn thân tàu

+ Điều kiện 5: IVC- FPA: Institute Voyage Clause- FPA Absolutely: điều kiện bảo hiểm loại trừ tuyệt đối tổn thất riêng về chuyến

+ Điều kiện 6: Port Risks- điều kiện bảo hiểm rủi ro ở cảng

+ Điều kiện 7: Building and Construction Clause- điều kiện bảo hiểm xây dựng và kiến thiết tàu.

3.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm thân tàu

3.2.1. Về mặt rủi ro tổn thất

* Các trường hợp được bảo hiểm:

- Tổn thất toàn bộ thực tế

- Tổn thất toàn bộ ước tính

- Chi phí cứu nạn

- Chi phí khiếu nại tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất

- Chi phí trách nhiệm đâm va

- Chi phí đóng góp tổn thất chung

- Tổn thất bộ phận vì hành động tổn thất chung được giới hạn ở một số bộ phận dễ tháo rời, dễ hư hỏng

- Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận của tàu và máy móc vì cứu hoả hoặc đâm va với tàu khác

- Tổn thất bộ phận vì hành động tổn thất chung không giới hạn ở mục (7)

- Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận không giới hạn ở mục (8)

* Điều kiện TLO: từ 1 đến 3

* Điều kiện FOD: từ 1 đến 6

* Điều kiện FPA: từ 1 đến 8

* Điều kiện ITC: từ 1 đến 10

3.2.2. Về mặt không gian và thời gian

- Hợp đồng bảo hiểm thời hạn: bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ 24h của ngày ký kết đến hết 24h của ngày có hiệu lực. Khái niệm giờ do hai bên thoả thuận, có thể là giờ địa phương hoặc giờ quốc tế

- Nếu đến hết 24h của ngày hết thời hạn mà tàu chưa về đến cảng thì sẽ chờ cho đến khi tàu neo đậu an toàn tại một cảng nào đó hoặc cảng đến (chủ tàu phải nộp thêm phí bảo hiểm cho thời hạn kéo dài)

- Hợp đồng bảo hiểm chuyến: bảo hiểm có hiệu lực từ khi tàu nhổ neo và kết thúc sau 24h khi tàu thả neo an toàn để chờ dỡ hàng ở cảng đến

- Bảo hiểm chuyến cũng kết thúc hiệu lực khi:

+ Tàu thay đổi cấp hạng hoặc công ty đăng kiểm

+ Tàu đi chệch hướng mà không có lý do chính đáng

+ Thay đối về chủ quyền, quốc kỳ, quyền quản lý, cho thuê hoặc bị trưng dụng

4. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu

- Người bảo hiểm: các công ty bảo hiểm

- Người được bảo hiểm: các chủ tàu/ người đi thuê tàu khai thác kinh doanh thu cước phí

- Đối tượng bảo hiểm: vỏ tàu, máy móc trang thiết bị trên tàu và các chi phí khác

- Giá trị bảo hiểm V: bằng tổng giá trị của con tàu khi tham gia bảo hiểm:

+ Vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị của tàu

+ Các vật phẩm cung ứng cho hành trình của tàu

+ Phí tổn điều hành, quản lý, lãi hoặc trị giá gia tăng (≤ 25% giá trị tàu)

+ Cước thu nhập (≤25%)

+ Tiền lương ứng trước cho sỹ quan thuỷ thủ

- Phí bảo hiểm I = Vx R)

Quy định về hoàn phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao/ thời hạn:

+ Nếu đồng ý huỷ bỏ hợp đồng thì sẽ hoàn lại 90% số phí bảo hiểm trong thời gian tàu ngừng hoạt động

+ Trường hợp tàu sửa chữa và neo đậu an toàn tại một cảng trong nước thì hoàn lại 75% số phí trong thời gian tàu ngừng hoạt động

+ Trường hợp tàu sửa chữa và neo đậu an toàn tại một cảng nước ngoài: hoàn lại 60%

+ Nếu tàu gặp tổn thất toàn bộ thì không hoàn lại phí.

5. Tai nạn đâm va và trách nhiệm của các bên khi hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi

- Tai nạn đâm va: tàu đâm va với tàu, gồm các trường hợp:

+ Không ai có lỗi: xử hoà, thiệt hại về ai người ấy tự chịu

+ Không chứng minh được lỗi thuộc về ai: xử hoà, thiệt hại của ai người ẫy tự chịu

+ Một bên có lỗi: bên có lỗi phải bồi thường cho bên kia

+ Hai bên cùng có lỗi:

- Mối quan hệ giữa tàu với tàu: 2 tàu bồi thường cho nhau dựa trên cơ sở lỗi của mình, lỗi được phân chia trên cơ sở phân số => không công bằng vì giá trị của mỗi con tàu là khác nhau

- Quan hệ giữa tàu với hàng:

+ Trường hợp 1: không có điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi (Both to blame Collision)

+ Trường hợp 2: có điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi

"Bảo hiểm này được mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản "Đâm va 2 tàu cùng lỗi" trong hợp đồng chuyên chở như một tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm này. Trường hợp chủ tàu dựa vào điều khoản đã nói để khiếu nại thì Người được bảo hiểm đồng ý thông báo cho Người bảo hiểm, là người có quyền bảo vệ Người được bảo hiểm chống lại khiếu nại của chủ tàu và tự chịu mọi phí tổn"."This insurance is extended to indemnify the Assured against such proportion of liability under the contract of affreightment "Both to Blame Collision" Clause as is in respect of a loss recoverable hereunder. In the event of any claim by shipowners under the said Clause the Assured agree to notify the Underwriters who shall have the right, at their own cost and expense, to defend the Assured against such claim".

- Quan hệ giữa bảo hiểm với chủ hàng:

+ Trường hợp 1: Hàng chưa được bồi thường, bảo hiểm bồi thường cho chủ hàng 2 khoản:

. Tổn thất do đâm va

. Khoản chủ hàng phải gánh chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi

+ Trường hợp 2: Hàng đã được bồi thường, bảo hiểm bồi thường cho chủ hàng 2 khoản:

. Khoản chưa được bồi thường hết

. Phần trách nhiệm chủ hàng phải gánh chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi

- Quan hệ giữa bảo hiểm với tàu:

+ Tàu được bảo hiểm:

. bảo hiểm bồi thường ¾ thiệt hại vật chất thân tàu

. ¼ thiệt hại thì chủ tàu tự gánh chịu

+ Tàu bị đâm:

. Bảo hiểm bồi thường ¾ thiệt hại về thân tàu nhưng không vượt quá ¾ giá trị tàu bị đâm

. ¼ thiệt hại thì để tàu bên kia tự chịu

. Công ty bảo hiểm bồi thường ¾ thiệt hại vật chất thân tàu của tàu được bảo hiểm và ¾ trách nhiệm vật chất thân tàu đối với tàu bị đâm

- Các khoản chưa được bồi thường:

. ¼ tổn thất vật chất thân tàu được bảo hiểm

. Tổn thất về người và hàng hoá trên tàu được bảo hiểm

. ¼ trách nhiệm của tàu được bảo hiểm đối với tàu bị đâm

. Phần trách nhiệm lớn hơn ¾ trị giá thân tàu bị đâm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro