bh tiền gửi, tiền cất trữ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.2. Nội dung cơ bản của BHTG

1.2.1.Đối tượng tham gia và các rủi ro được bảo hiểm

Đối tượng tham gia là các TCTD. Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm trách nhiệm của các TCTD đối với các khoản tiền gửi.

Trong BHTG, các rủi ro sau đây được bảo hiểm:

 -   Sự phá sản của TCTD

  Phá sản là trường hợp TCTD không thể trả nợ một cách đầy đủ hoặc quỹ tín dụng không thể tiếp tục kinh doanh vì bị thiếu vốn. Trong trường hợp này, các công việc kinh doanh của tổ chức phải được giao cho ban thanh lý tài sản xử lý các tài sản còn lại theo đúng quy định pháp lý về phá sản của Nhà nước.

-    Sự giải thể bắt buộc của TCTD

Giải thể bắt buộc là không tuân thủ các quy tắc, luật lệ của Nhà nước hoặc có thể do chủ nợ đề nghị tòa án ra lệnh tuyên bố giải thể vì TCTD từ chối thanh toán và chỉ có cách này mới hy vọng thu hồi được tiền.

-    Phải chấp hành lệnh thanh lý vì một lý do khác với việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của TCTD

        Trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy quỹ mặc dù vẫn có khả năng thanh toán nhưng không đúng mục đích đã đề ra, không muốn tòa án can thiệp mà quyết định thanh lý quỹ không cho hoạt động tiếp. Trong trường hợp này, bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho những người gửi tiền nhưng sẽ được thế quyền để được hưởng số tiền thanh lý tài sản hay đòi nợ.

-    Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của TCTD

Tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của TCTD là tình trạng TCTD bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc gặp khó khăn khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, không muốn tòa án can thiệp, các cổ đông của TCTD chấp nhận tuyên bố giải thể. Trong trường hợp này, bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn mà TCTD không thanh toán hết sau khi có quyết định giải thể.

-     Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của tòa án đối với TCTD

        Xảy ra trong trường hợp TCTD cố ý không thanh toán nợ và chủ nợ đệ đơn lên tòa án để có lệnh bắt buộc quỹ phải tuyên bố phá sản hay thanh lý để trả nợ. Các chủ nợ cho rằng chỉ có cách này họ mới thu được các khoản nợ. Lệnh của tòa án được áp dụng khi:

           TCTD không có phương án hòa giải và có giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của TCTD theo yêu cầu của tòa án

           TCTD không tham gia hội nghị chủ nợ để trình bày các phương án hòa giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của TCTD

           Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, TCTD vi phạm nghiêm trọng những thỏa thuận tại hội nghị của chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản

           Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà TCTD vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tòa án phải có tuyên bố phá sản TCTD.

        Khi rủi ro ĐBRTG xảy ra, người dân ồ ạt đến rút tiền tại các TCTD. Nếu xảy ra trường hợp TCTD không có đủ khả năng thanh toán cho tất cả người gửi tiền thì người gửi tiền sẽ được nhận một phần hoặc toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm từ tổ chức BHTG.

        Tuy nhiên trong BHTG cũng có những rủi ro phải loại trừ. Những rủi ro loại trừ là những rủi ro gây ra sự phá sản, thanh lý hay giải thể một TCTD trong các trường hợp:

-    Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ tín dụng, thanh toán đã nêu trong pháp lệnh ngân hàng của TCTD. TCTD có điều lệ và quy chế hoạt động riêng nhưng cũng phải tuân thủ các quy định hiện hành khác của Nhà nước. Nếu TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ, tín dụng, thanh toán của ngân hàng dẫn đến phá sản thì bảo hiểm không bồi thường.

-    Giải thể tự nguyện vì nguyên nhân:

+    Do cổ đông nhận thức thấy mục tiêu khi thành lập TCTD không đạt được

+    Do cổ đông muốn thu hồi lại vốn hoặc có nhu cầu cải tổ lại cơ cấu của TCTD

-    Ngừng hoạt động do những nguyên nhân: TCTD ngừng hoạt động vì chiến tranh, đình công, bạo loạn dân sự, nội chiến. Đây là những rủi ro loại trừ không thông thường, không liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ. Khi TCTD bị phá sản, thanh lý, giải thể do các rủi ro này bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường cho những người gửi tiền.

1.2.2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

        Số tiền bảo hiểm là số dư tiền gửi trong báo cáo số dư tiền gửi mỗi quý của TCTD

        Phí bảo hiểm là số tiền TCTD phải trả cho công ty bảo hiểm để công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm số dư tiền gửi của tổ chức tại thời điểm mỗi quý. Phí bảo hiểm mà TCTD trả cho người bảo hiểm theo từng quý được tính theo công thức:

                                P= m x R/365 x G

        Trong đó: P- phí bảo hiểm theo quý

                 m- số dư tiền gửi

                 R- tỷ lệ phí bảo hiểm

                 G- số ngày của một quý

                 365- số ngày của một năm

        Ở đây, công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm các khoản tiền gửi. Do đó để thuận tiện cho việc tính phí bảo hiểm, khi báo cáo số dư tiền gửi, các TCTD phải phân loại:

        - Những khoản tiền gửi không kỳ hạn

        - Những khoản tiền gửi có kỳ hạn

        Trên cơ sở phân loại, cuối mỗi quý, TCTD có thể tính phí bảo hiểm và trả cho người bảo hiểm

1.2.3. Công tác bồi thường

        Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, TCTD phải thông báo cho công ty bảo hiểm biết kèm theo các giấy tờ:

        - Giấy yêu cầu bồi thường

        - Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm

        - Báo cáo thực trạng đến ngày xảy ra rủi ro

        - Lệnh của tòa án, tuyên bố phá sản, quyết định giải thể hay thanh lý

        - Bản kê danh sách những người gửi tiền chưa được thanh toán tính đến ngày xảy ra rủi ro

        - Bản kê khai chi tiết dư nợ cho vay tính đến ngày xảy ra rủi ro

        Sau khi xem xét các chứng từ có liên quan tới việc trả tiền bồi thường cho quỹ tín dụng và người gửi tiền gửi đến và nếu thuộc phạm vi bảo hiểm thì bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường cho người gửi tiền.

        Số tiền bồi thường cao nhất của bảo hiểm là số tiền gửi thực tế ( chỉ tính gốc không tính lãi ) vào thời điểm quỹ tín dụng xảy ra rủi ro nhưng không vượt quá số tiền ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Đối tượng bảo hiểm

+ Tiền cất giữ trong kho.

+ Tiền đang vận chuyển.

Phạm vi bảo hiểm

Bồi thường những mất mát, thiệt hại về tiền, bao gồm: tiền mặt, séc lữ hành, thẻ tín dụng, biên lai do bị ăn trộm , mất trộm hay ăn cướp có chủ định thực hiện trong phạm vi ngôi nhà quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hoặc do bị ăn cướp trong quá trình vận chuyển bằng xe ôtô trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Số tiền bảo hiểm

Số tiền cao nhất tại cơ sở kinh doanh hay số tiền trong mỗi lần vận chuyển.

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Giới hạn trách nhiệm

1. Tiền cất giữ trong kho

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc: Vị trí, kết cấu kho cất tiền, ngành nghề kinh doanh, trang thiết bị về hệ thống báo động, đội ngũ bảo vệ, công tác quản lý…

2.Tiền đang vận chuyển

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc: tuyến đường vận chuyển, ngành nghề kinh doanh, đội ngũ bảo vệ…

Giới hạn trách nhiệm: Số tiền cao nhất tại cơ sở kinh doanh hay số tiền trong mỗi lần vận chuyển.

Những điểm lọai trừ

+ Vận chuyển tiền thực hiện bởi các công ty vận chuyển tiền chuyên nghiệp

+ Biển thủ, cất giấu, không trung thành hay hành động gian dối hay không trung thực của Người được bảo hiểm hay các bên có quyền lợi, nhân viên hay đại lý hay các bên khácc của Người được bảo hiểm hoặc của người có quyền lợi

+ Hành động cố tình hay bất cẩn cố tình của Người được bảo hiểm

+ Mất mát không có nguyên nhân, trộm cắp, tổn thất do biến động tiền tệ, mất mát do hành động chiến tranh, nội chiến…

+ Trộm thông thường, trộm cắp vặt, trộm bằng lường gạt và các loại trộm cắp không bao gồm đe dọa vũ lực trực tiếp đối với người hay vật thể

+ Mất mát, phá hủy hay tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp bị gây ra bởi, hoặc hậu quả của hoặc có liên quan đến bất cứ hành động khủng bố, hay do bởi phóng xạ iôn hóa hay nhiễm bẩn phóng xạ do nhiên liệu hạt nhân hay do chất thải hạt nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân.

+ Thiệt hại nhỏ và bằng Mức khấu trừ ghi rõ trong Giấy chứng nhận

HTT

Fresh Boarder

Posts: 19

The administrator has disabled public write access.

#323

Re:BẢO HIỂM TIỀN 2 Năm, 4 Tháng trước

Karma: 0

Bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro

Về bản chất, tổ chức BHTG dù được tổ chức và hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào: là tổ chức tài chính thuộc Chính phủ hay thuộc Quốc hội; một định chế tài chính độc lập… họat động của tổ chức BHTG vẫn cơ bản dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít. Đây là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro, do vậy, thông thường Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức BHTG để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi họ gặp rủi ro về tiền gửi.

Trong kinh tế hiện đại, BHTG có và phải thực hiện được vai trò nhất định trong việc tham gia quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tham gia bảo hiểm khác, và hơn nữa là có vai trò trong giám sát và góp phần bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.

Ở các nước phát triển, tham gia giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia thường bao gồm 5 cơ quan là: Bộ Tài chính; Ngân hàng trung ương; cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; tổ chức BHTG và cơ quan giám sát quốc gia về tài chính - tiền tệ. Trong đó, tổ chức BHTG có vai trò không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát an toàn, phối hợp hoạt động, chia sẻ thông tin và cùng chịu trách nhiệm với các cơ quan khác về sự an toàn và phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính - tiền tệ.

Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt rõ rằng, vai trò tham gia giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia của BHTG không phải với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay mà là một định chế tài chính độc lập cùng gánh vác và chia sẻ trách nhiệm đó với các cơ quan nhà nước và các định chế tài chính khác thông qua hoạt động nghiệp vụ BHTG.

HTT

Fresh Boarder

Posts: 19

The administrator has disabled public write access.

#324

Re:BẢO HIỂM TIỀN 2 Năm, 4 Tháng trước

Karma: 0

Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình hoạt động đối với các tổ chức BHTG, đó là:

Mô hình chuyên chi trả. Theo mô hình này, tổ chức BHTG được thành lập chỉ nhằm thực hiện một nhiệm vụ duy nhất đó là chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản. Mô hình này thường tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức BHTG mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.

Mô hình chi trả với quyền hạn được mở rộng. Theo đó, BHTG còn được trao thêm một số quyền hạn mở rộng, như: hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong thanh toán; theo dõi và khuyến nghị sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG; tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản… Qua đó cũng làm tăng thêm các mục tiêu cần đạt được của chính sách công như hạn chế rủi ro, tránh đổ vỡ hệ thống hoặc khủng hoảng tài chính, gia tăng niềm tin của công chúng… Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay về cơ bản được tổ chức và hoạt động theo mô hình này.

Mô hình giảm thiểu rủi ro. Đây là một mô hình tiên tiến và cũng khá phổ biến trên thế giới. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nước và ngân hàng trung ương vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức tín nhiệm của tổ chức tài chính; tiếp nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản; được trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban đầu cũng như tăng cường sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ. Tổ chức BHTG của Việt Nam tới đây cần nghiên cứu, học tập mô hình này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bíẩn