BHKD BHXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

14/ Bảo hiểm kinh doanh

- Đ/n: là phương thức hđ KD của các tổ chức BH nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận dựa trên cơ sở huy động các nguồn tài lực thông qua đóng góp của ng tham gia BH để lập quỹ BH, phân phối sd chúng để trả tiền BH, bồi thường tổn thất cho các đối tượng được BH khi các sự kiện BH xảy ra

- Hình thức BHKD: (gồm BH thiệt hại và BH con ng)

+ BH thiệt hại: (gồm BH tài sản và BH trách nhiệm dân sự)

BH tài sản: đối tượng BH là TS hữu hình thuộc mọi sở hữu khác nhau trong XH

BH trách nhiệm dân sự: đối tượng BH là phần trách nhiệm dân sự của ng được BH

+ BH con ng: đối tượng BH là sinh mạng, tình trạng sức khoẻ và khả năng LĐ của con người. Gồm BH nhân thọ và BH con ng khác

BH nhân thọ: biến cố rủi ro BH phụ thuộc vào tuổi thọ của con ng

BH con ng khác: biến cố rủi ro BH như mất khả năng LĐ, bệnh tật, tai nạn...

- Các nguyên tắc quản lý:

+ Nguyên tắc sàng lọc rủi ro:

Các rủi ro chắc chắn hoặc gần như chắc chắn xảy ra thì sẽ bị từ chối BH. Nguyên tắc này tránh cho công ty BH có thể tính được các mức phí chính xác BV quyền lợi cho công ty BH và ng tham gia BH

+ Nguyên tắc định phí BH trên cơ sở "giá" của các rủi ro

Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho ng tham gia BH. Nếu 1 rủi ro có xác suất xảy ra lớn, thiệt hại nhiều thì ng nào muốn tham gia BH với những rủi ro đó sẽ phải trả phí cao và ngược lại

+ Nguyên tắc thận trọng

Được quán triệt ngay khi chấp nhận BH cũng như khi trả tiền BH để tránh tình trạng gian lận cũng như bất cẩn của ng tham gia BH

+ Nguyên tắc lấy số đông bù số ít

Hậu quả rủi ro xảy ra đ/v 1 số ng sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều ng thông qua việc huy động được đủ số phí cần thiết để giải quyết chi trả bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra đ/v những ng tham gia BH

- Cơ chế hình thành quỹ BHKD:

+ Vốn KD

Muốn được phép hđ KD trong lv BH thì các DN BH phải đảm bảo được mức vốn pháp định cần thiết. DNBH có thể quy định mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định. Trong qtr hđ, vốn của DN có thể được bổ sung thêm từ KQ hđ KD mang lại

+ Doanh thu và thu nhập

Doanh thu bao gồm các khoản:

Thu KD BH như thu từ các nghiệp vụ BH gốc, thu từ hợp đồng nhận tái BH

Thu từ hợp đồng nhượng tái BH

Thu từ hđ đầu tư như tiền gửi ngân hàng, thu từ lợi tức cổ phần, lãi từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu..(đây là nhân tố quan trọng làm gia tăng lợi nhuận của các DNBH ngoài phần thu nhập từ BH)

Các khoản thu khác cấu thành trong cơ cấu thu nhập của các DNBH như thu từ DV giám định, xét bồi thường...

Nguồn thu quan trọng nhất tạo nên doanh thu của các DNBH là phí BH. Phí BH là khoản tiền mà ng tham gia BH trả cho ng BH để nhận được sự bảo đảm trước rủi ro. Phí BH gồm phí thuần và phụ phí

- Phân phối và sd quỹ BH

+ Ký quỹ

Các DNBH phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng và hưởng lãi trên số tiền ký quỹ. Khi gặp khó khăn về khả năng thanh toán, DNBH tạm thời sd tiền ký quỹ và phải bổ sung chúng trong vòng 90 ngày kể từ ngày sd

+ Bồi thường tổn thất và trả tiền BH

Chi trả BH thường là:

Trả tiền BH trong các hợp đồng BH nhân thọ khi đến hạn hợp đồng hoặc khi có sự cố BH xảy ra

Trả tiền BH trong BH tai nạn, bệnh tật, ốm đau cần phải khám chữa, điều trị, phẫu thuật

Trả tiền bồi thường tổn thất trong các hợp đồng BH thiệt hại khi các rủi ro xảy ra

+ Dự phòng nghiệp vụ

Các DNBH phải lập quỹ dự phòng nghiệp vụ và ghi chúng vào phần tài sản nợ nhằm thực hiện các cam kết của mình đ/v ng được BH và ng được hưởng hợp đồng BH

Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong kỹ thuật phân chia: dùng phí thu được để thanh toán cho những tổn thất xảy ra trong thời gian BH tương ứng

Dự phòng nghiệp vụ trong kỹ thuật tồn tích: Các khoản phí đóng góp sẽ được bảo tồn, tích luỹ lại theo phương pháp lãi kép trong quỹ dự phòng

+ Nghĩa vụ đ/v NSNN

Nghĩa vụ nộp thuế theo luật gồm thuế GTGT và thuế TNDN

+ Chế độ phân phối lợi nhuận

Thu nhập của DNBH sau khi đã nộp thuế và bù đắp các khoản chi phí, còn lại được sd để lập quỹ dự trữ bắt buộc, sau đó được sd theo ng sở hữu công ty

+Lập quỹ dự trữ bắt buộc

Các DNBH và môi giới BH phải trích 1 tỷ lệ % nhất định trên lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Đây là quy định có tính pháp lý cao, đảm bảo bổ sung cho các quỹ dự phòng khi quỹ này được lập ko đủ và làm tăng quy mô vốn của DN

15/ Bảo hiểm xã hội

- Đ/n: là các QHKT gắn liền với qtr tạo lập được tồn tích dần do sự đóng góp của ng sd LĐ và ng LĐ theo quy định của PL, sd chúng để chi trả nhằm thoả mãn quyền lợi v/c cho ng LĐ và gđình họ khi gặp phải 1 số biến cố làm giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo LĐ

- Phạm vi đối tượng BHXH: thu nhập của những viên chức NN, ng làm công ăn lương trên toàn XH

- Cơ chế hình thành quỹ BHXH:

Người LĐ

Người sd LĐ:

Nhà nước hỗ trợ

Các nguồn khác (ủng hộ của các tổ chức qtế...)

- Phân phối và sd quỹ BHXH

Chi trả trợ cấp cho ng tham gia BHXH

Chi cho sự nghiệp quản lý BHXH

Chi cho đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH

Bản thân quỹ BHXH cũng có thể tham gia mua BHKD để bù đắp, hạn chế, chia sẻ rủi ro trong quản lý và sd quỹ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro