Chương 10: Gửi thư (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Rỗng ruột, tự giữ"

-------------------------

10. Hồi âm của Thanh Thanh tới khá nhanh, niên đại đó, người phát thư vẫn là rất chăm chỉ.

Hồi âm của Thanh Thanh rất nghiêm túc khen Chu Như Tâm "ngoan", thật là một đứa bé ngoan hỏi gì đáp nấy nha. Còn về đoạn cùng nhau nỗ lực ở phần sau của bức thư, Thanh Thanh cũng không có lựa chọn làm như không thấy, mà là thực chân thành ứng thừa "Vậy cùng nhau nỗ lực lên."

Những ngày sau đó, Chu Như Tâm liền có người bạn qua thư duy nhất. Lúc trước rốt cuộc đều nói những chuyện gì trong thư nhỉ?

Chu Như Tâm tỉ mỉ hồi ức, cũng không thể nhớ quá nhiều.

Lúc trước khi rời nông thôn lên tỉnh thành đi học đại học, những món đồ mà nội tâm cho rằng thật trân quý tự nhiên đều cất kỹ ở nhà, những bức thư hai năm đó Thanh Thanh viết cho nàng tự nhiên là cất kỹ trong tủ gỗ nhỏ ở nhà.

Chỉ là thế sự khó liệu, cha bỗng nhiên mất đi, Chu Như Tâm mờ mịt giống như một con rối tùy ý trưởng bối trong nhà an bài, nhiều người tới tới lui lui như vậy, chờ đến sau khi xong xuôi tang sự, hết thảy trần ai lạc định, Chu Như Tâm mới phát hiện trong nhà bị nhiều người lui tới làm cho một mảnh hỗn độn, trong nhà mạc danh không thấy quá nhiều đồ vật.

Mấy năm sau đó, tuy rằng có thân hữu thỉnh thoảng chăm sóc, cái nhà kia cũng không đến mức sập, nhưng là rất nhiều đồ vật trong nhà đều mạc danh biến mất không thấy, mấy năm đó Chu Như Tâm vẫn luôn trôi qua một cách lưu manh hiển hách, cũng không có bao nhiêu tâm tư đi tìm hiểu chút cái gì.

Ký túc xá đại học cũng không có khả năng cất thứ gì, lúc trước nàng cũng chỉ là dùng một cái bao bố nhỏ gói kỹ lại một vài giấy tờ chứng nhận của cha và một vài bức thư bút ký linh tinh có chữ viết của cha, lúc nào cũng mang theo bên người, mặt khác đều chỉ có thể đặt ở quê, vì thế, cũng đều tán dật.

Sau đó sau đó, quê nhà bị trùm địa ốc nhìn trúng, các thôn dân sống nghèo khổ nhiều năm bị số tiền đền bù hơn mười vạn dụ dỗ, sớm ký hợp đồng phà bỏ và dời đi nơi khác. Chờ lúc Chu Như Tâm biết tin tức trở về, thấy được là quê nhà đã hoàn toàn thay đổi, mà cái nhà nhỏ lưu giữ tất cả quá vãng của nàng, sớm đã biến mất trong tiếng ù ù của máy móc.

Tan đi, tan đi, từ đây về sau, không còn có quê nhà, quá vãng hết thảy như thủy quá vô ngân.

Sau khi Chu Như Tâm nhận được số tiền bồi thường thuộc về mình, rất lâu sau đó đều không có trở về quê nhà không còn vật cũng không còn người kia. Chỉ là bao nhiêu lần đêm khuya mộng hồi, luôn là vùng sông núi trong ký ức kia, người luôn nói cười yến yến trong trí nhớ, chờ lúc tỉnh lại, mới phát hiện mình đã lệ rơi đầy mặt.

Chu Như Tâm thực sự hy vọng trên đời này có thuốc lãng quên, có quá nhiều quá vãng nàng hoàn toàn không muốn nhớ rõ.

Cha đi rồi, người cậu yêu thương nàng từ nhỏ cùng nàng đi xem phong thủy trong núi, nỗ lực tìm một miếng đất phong thủy tốt cho cha. Dọc theo đường đi, cậu nhẹ nhàng nói chuyện phiếm với Chu Như Tâm.

Như Tâm này, cha con đi rồi, cậu tự nhiên là thương tâm, chỉ là, cậu cũng có gia đình, có trưởng bối có con cái cần chăm sóc. Về phần những người thân khác của con, cậu nghĩ cũng giống cậu vậy, chúng ta đều có trách nhiệm của mình,

Cho nên, người sẽ thương tâm lâu dài nhất, tất nhiên là con.

Như Tâm, con phải học cách tự chăm sóc chính mình mới được.

Khi còn trẻ từng đọc thơ của Đào Uyên Minh: Thân thích hoặc dư bi, tha nhân diệc dĩ ca, tử khứ hà sở đạo, thác thể đồng sơn a (1). Lời lẽ thật là chí lý.

Chu Như Tâm hiểu rõ tất cả, chỉ là chúng ta dù có đọc nhiều sách, hiểu được nhiều đạo lý, cũng không thể làm nỗi đau mất đi người thân của mình giảm được nửa phần.

Thời gian dài như vậy đã qua đi, lại vẫn không thể nào vùi lấp niềm ưu thương sâu thẳm.

Chu Như Tâm ngồi trước án thư, bởi vì vài câu chữ của một người dường như hoàn toàn là xa lạ, sống sờ sờ kéo bản thân mình về đoạn quá khứ cho rằng đã quên đi kia.

Hai năm sau đó, Chu Như Tâm và Thanh Thanh luôn mỗi tuần một bức thư, nghiêm túc sắm vai một người bạn qua thư.

Thời niên thiếu có chút nho nhỏ sầu bi, cũng có chút hân hoan. Hẳn là càng có rất nhiều hoang mang hoặc tham thảo về việc học, Thanh Thanh nói "cùng nhau nỗ lực" cũng không phải một câu nói đùa.

Năng lực của giáo viên ở Nhị Trung dù sao cũng tốt hơn nhiều so với Tam Trung, cho nên rất nhiều thời điểm đều là Chu Như Tâm giúp Thanh Thanh giải đáp nghi hoặc, bất quá trình độ tiếng Trung của Thanh Thanh rõ ràng cao hơn Chu Như Tâm, cho nên khi Chu Như Tâm gặp được đề bài khó viết cũng sẽ chủ động thỉnh giáo Thanh Thanh.

Thành tích của Thanh Thanh vẫn luôn tăng lên, lúc vừa mới viết thư cho nhau, Thanh Thanh nói trình độ của nàng chỉ ở mức trung bình toàn khối, lúc ấy Chu Như Tâm cảm thấy cũng là bình thường, bởi vì tâm tư của Thanh Thanh đều dùng ở nơi khác mà.

Sau lại, Thanh Thanh nghiêm túc với việc học nên càng ngày càng trở nên tiến bộ, chờ đến lúc học hết cao nhị chuẩn bị chia ban, Thanh Thanh nói thành tích của nàng đã có thể nằm ổn trong top mười toàn khối.

Chỉ là hai người đều biết, ở ngôi trường như Tam Trung, cho dù là top mười toàn khối cũng khó có thể bảo đảm có được một chỗ trong danh sách đậu đại học, Thanh Thanh chưa bao giờ có ý thả lỏng việc học trước mặt Chu Như Tâm.

Lục tìm ký ức, Chu Như Tâm nhớ rõ lúc trước Thanh Thanh lựa chọn ban Văn, nhưng là, chính nàng lại lựa chọn ban Khoa học tự nhiên. Thanh Thanh lựa chọn ban Văn, tự nhiên là bởi vì Ngữ văn của nàng xếp thứ nhất toàn khối khá lâu, hơn nữa Khoa học tự nhiên cũng có tiến bộ rõ ràng nhờ Chu Như Tâm thỉnh thoảng giúp đỡ.

Chu Như Tâm lựa chọn Khoa học tự nhiên lại không phải bởi vì thích Khoa học tự nhiên.

Chu Như Tâm là một học sinh học tương đối đều tất cả các môn, nếu là cả hai đều thi, nàng có thể vào top mười toàn khối, nhưng là nếu thi riêng ban Văn hoặc Khoa học tự nhiên, nàng chỉ có thể trong top một trăm.

Cho nên cuối cùng nàng lựa chọn Khoa học tự nhiên, thuần túy là bởi vì tỷ lệ đậu đại học của trường Nhị Trung ở ban Khoa học tự nhiên cao hơn ban Văn, vì bảo hiểm, nàng thà rằng từ bỏ sự yêu thích của mình đối với tiếng Trung và Lịch sử, cũng phải bảo đảm bản thân mình có thể đậu đại học chính quy.

Vì thế, Thanh Thanh còn vì chuyện này thở dài vài câu. Bất quá, sau khi dần quen thuộc với nhau nàng cũng biết rõ Chu Như Tâm là tuyệt đối không thể thất thủ, cái gọi là lựa chọn làm việc mình thích, hơn phân nửa phải có thêm cái tiền đề là "áo cơm không lo" đi.

Sau khi lên cao tam, việc học càng ngày càng khẩn trương, tần suất thư từ qua lại giữa hai người từ lúc trước một tuần một bức dần dần biến thành nửa tháng một lần lại biến thành một tháng một lần.

Rất nhiều thời điểm, than tiếc của nửa tháng trước, chờ lúc thu được hồi âm đều đã tiêu tan trong gió.

Lúc sắp kết thúc học kỳ 1 cao tam, Chu Như Tâm nhận được một bức thư loang lổ vết tích nước mắt của Thanh Thanh, trong thư có quá nhiều đau xót.

Lúc này Chu Như Tâm mới biết được, Thanh Thanh còn có một người anh sinh đôi.

Cho tới nay, cha mẹ đều là trọng nam khinh nữ, lúc trước Trung Khảo chỉ vì thiếu một điểm mà Thanh Thanh bỏ lỡ Nhị Trung, kỳ thật lúc trước nếu gia đình chịu giao chút tiền thì Nhị Trung cũng sẽ đồng ý cho Thanh Thanh đi học, cố tình người anh sinh đôi của nàng không đủ tranh đua, ngay cả Tam Trung cũng thi không đậu, cha mẹ không thể không tốn chút tiền mới có thể cho anh trai đi học ở Tam Trung cùng với Thanh Thanh.

Vốn là bởi vì một lần đả kích đó, Thanh Thanh có chút nản lòng, cho nên mới sẽ mặc kệ bản thân mình, lợi dụng cơ hội làm quen bạn qua thư mà tựa thật tựa giả nói một hồi yêu đương thật thật giả giả với một người con trai ở phương xa, thành tích tự nhiên là sẽ không được tốt lắm.

Ngược lại là sau khi anh nàng lên Tam Trung, có lẽ con trai lớn lên hiểu chuyện, cho nên mới sửa tính tình ham chơi ghét học lúc trước, vô cùng nghiêm túc học tập, thành tích vẫn luôn tiến bộ. Tuy rằng lúc trước vào được Tam Trung là dựa vào tiền tài, nhưng là sau đó lại dựa vào nỗ lực của bản thân mình từng bước một bước vào top năm mươi toàn khối.

Sau khi vào cao tam, con trai có ưu thế ở môn Lý ngày càng rõ ràng hơn, vì thế anh nàng đã có thể nằm trong top mười ban Khoa học tự nhiên. Tuy nói Thanh Thanh luôn xếp hạng nhất ở ban Văn, nhưng là, người nhà nông gia cảnh bình thường cũng không phải rất kỳ vọng trong nhà đồng thời có hai sinh viên, bởi vì thực sự rất khó đồng thời gánh vác chi phí của hai sinh viên cùng một lúc.

Đặc biệt, cha mẹ ở nhà không biết nghe lời nói của ai, nói học sinh ban Văn có thể ghi danh đại học rất ít, hơn nữa cho dù học đại học ra trường cũng không dễ tìm việc, cho nên liền nghĩ toàn tâm toàn ý bồi dưỡng con trai trước rồi nói sau.

Vì thế, cha mẹ bắt đầu loáng thoáng muốn thuyết phục Thanh Thanh không bằng từ bỏ thi đại học, sớm đi nơi khác làm công, cũng làm cho anh trai an tâm học tập, không cần nhọc lòng kinh tế gian khổ trong nhà.

Thanh Thanh nói: Như Tâm Như Tâm, mình cũng là con của họ mà. Mình biết họ nuôi lớn tụi mình còn làm tụi mình lên cao trung rất không dễ dàng, chỉ là, làm mình từ bỏ như vậy, mình rất không cam lòng. Cha mẹ nuôi dưỡng mình, đáng lẽ mình không nên không màng ý nguyện của họ, trong nhà xác thật cũng gian nan. Vì mình và anh cùng học cao trung, họ ngày đêm vất vả, từng ngày từng ngày già đi. Chỉ là, mình rất không cam lòng. Như Tâm, mình từng đồng ý với cậu, chúng ta cùng nhau nỗ lực, cùng nhau vào đại học. Như Tâm, mình nên làm cái gì bây giờ?

Năm đó Chu Như Tâm hồi âm như thế nào đây?

Dù nỗ lực hồi ức như thế nào, Chu Như Tâm cũng không thể nhớ rõ lắm.

Chu Như Tâm trước kia, có tình yêu nặng như núi của cha, trừ bỏ tiền bạc có chút túng quẫn, những mặt khác thật đúng là rất hài lòng, cho nên nàng hoàn toàn không thể lý giải vì cái gì mà cha mẹ lại làm một đứa con ưu tú như vậy từ bỏ việc học.

Thiếu tiền sao? Lúc trước khi cha đưa nàng đi học ở Nhị Trung đã nói: "Như Tâm, chỉ cần con có thể đi học, cho dù ba ba phải đập nồi bán sắt cũng nhất định phải đưa con đi học."

Trọng nam khinh nữ sao? Lúc trước mẹ mất sớm, người cha yêu đọc sách có phong độ trí thức mà người nhà quê ít có, bao nhiêu bà mối tới cửa, cha chỉ là cười cười uyển cự: "Tôi có Như Tâm, đã là có bảo bối tốt nhất trên đời này. Muốn vào cửa nhà tôi, trừ phi người đó đáp ứng về sau sẽ không sinh con."

Khốn cảnh và đau đớn Thanh Thanh gặp phải, Chu Như Tâm cũng không thể đồng cảm như bản thân mình cũng bị.

Làm bạn qua thư, nàng tự nhiên cảm thấy thương tâm vì đối phương, lại cũng không biết nên an ủi như thế nào.

Có lẽ, cho dù an ủi như thế nào đều chỉ là gãi không đúng chỗ ngứa, trên đời này có nhiều đau xót như vậy, cuối cũng cũng là tự bản thân mình gian khổ chịu đựng, như vậy, không bằng trầm mặc đi.

Sau khi suy nghĩ thật lâu, Chu Như Tâm hồi âm: Thanh Thanh, mình có xem qua một thông tin nói, tân sinh viên đại học có thể vay tiền đi học, còn có thể xin trường học vừa học vừa làm còn có học phí.

Cuối thư, Chu Như Tâm chép lại lời của một bài hát:

"Có cánh cửa nào mở ra, có thể khiến bạn không tuyệt vọng, ngắm nhìn chốn phồn hoa kia cũng chỉ là một giấc mộng.

Có người khóc, có người cười, người thua cuộc, người già đi, đến cuối cùng, chẳng phải đều như nhau?

Có tình yêu nào, có thể khiến trái tim bạn không bị tổn thương? Những năm tháng qua đã chất chứa trong tôi bao lời tri âm với bạn,

Có loại rượu nào, say mãi không thể tỉnh, có nỗi đau nào, chẳng thể quên đi? Đã bước về phía trước, thì cũng đừng nên ngoảnh đầu nhìn lại.

Bạn ơi đừng khóc, tôi vẫn mãi là chỗ dựa tinh thần của bạn,

Bạn ơi đừng khóc, phải tin vào con đường chính mình đã chọn.

Trong cuộc đời có quá nhiều giấc mộng hão huyền khiến ta mê cuồng theo đuổi, nỗi khổ tâm của bạn tôi cũng cảm nhận được.

Bạn ơi đừng khóc, vẫn luôn có tôi trong trái tim bạn,

Bạn ơi đừng khóc, có tôi bầu bạn sẽ hết cô đơn.

Biển người mênh mông thật khó có được những người bạn chân chính, tấm chân tình này xin bạn chớ làm ngơ." (2)

Khá lâu sau hồi âm của Thanh Thanh mới đến, đây cũng là bức thư cuối cùng Chu Như Tâm nhận được từ Thanh Thanh.

Bức thư cuối cùng của Thanh Thanh, chỉ có vài câu ngắn gọn.

Nàng nói: Tốt! Như Tâm, mình sẽ không từ bỏ.

Đính kèm bức thư là một tấm bưu thiếp, trên đó là hình ảnh vài cây trúc xanh.

Thơ rằng "Vị xuất thổ thời tiện hữu tiết, đãi đáo lăng vân canh hư tâm" (3), đây là một trong những câu thơ yêu thích nhất của Chu Như Tâm.

Rỗng ruột, tự giữ, Chu Như Tâm nghĩ, có lẽ Thanh Thanh đã thật sự suy nghĩ cẩn thận rồi.

-------------------------

(1) Một đoạn trong Nghĩ vãn ca từ kỳ 3 - Đào Tiềm (Đào Uyên Minh)

Thân thích hoặc dư bi,

Tha nhân diệc dĩ ca.

Tử khứ hà sở đạo,

Thác thể đồng sơn a.

Nghĩa là:

Thân thuộc còn xót xa,

Người dưng đà vui vẻ.

Chết đi là hết nói,

Thân vùi bên sườn đồi.

(Nguồn: https://www.thivien.net)

(2) Bài hát: Bạn ơi đừng khóc – Lữ Phương

Bản dịch: http://music.ketnooi.com/blog/429-peng-you-bie-ku.html

(3) Vị xuất thổ thời tiện hữu tiết, đãi đáo lăng vân canh hư tâm: Khi chưa rời thoát ra khỏi mặt đất đã biết tiết chế, tới khi vươn tới trời xanh lại càng khiêm tốn.

Các thi nhân xưa thường dùng cây trúc để ca ngợi phẩm cách khiêm tốn. Cây trúc vô cùng khiêm nhường, cho nên mới từ búp măng mà thành cây trúc, vươn tới mây xanh. "Trúc tựa như người hiền, trúc tính thẳng, lấy ngay thẳng lập thân; quân tử thấy đặc tính đó, thì không ỷ lại. Ruột trúc rỗng, lấy rỗng hành đạo; quân tử thấy ruột trúc, thì nghĩ nên khiêm nhường. Trúc khí tiết trung trinh, dùng trung trinh lập chí; quân tử thấy tiết tháo đó, thì nghĩ cần rèn giũa danh tiếng và hành vi của mình." (Dưỡng Trúc Ký – Bạch Cư Dị)

(Nguồn:http://vn.minghui.org/news/42003-van-hoa-than-truyen-ve-dep-cua-duc-khiem-ton.html)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro