Chương 8: Hỏi ý

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Cô có từng có bạn qua thư không?"

-------------------------

8. Chu Như Tâm không phải rất muốn gián đoạn "sự nghiệp xem văn" của mình, nhưng lại sợ đó là tin nhắn gì đó của phụ huynh, bây giờ lão sư không dễ làm, có một số phụ huynh cá biệt thật là không dễ chọc, nếu không đúng lúc nghe điện thoại trả lời tin nhắn, có khả năng sẽ bị hắn báo lên văn phòng hiệu trưởng.

Chu Như Tâm làm người luôn theo nguyên tắc "không thẹn với tâm", nhưng là cũng không muốn vô cớ dính chút oán khí. Cho nên ngày thường nàng luôn nho nhã lễ độ đối với phụ huynh, có điện thoại chắc chắc sẽ nghe, tin nhắn cũng vậy. Cho nên dù rất muốn xem văn, nàng vẫn là đóng giao diện máy tính, mở WeChat xem.

Cũng may, lần này không phải phụ huynh nào tìm nàng, người gửi tin nhắn là người tên "Khuynh Tâm" vừa mới thêm kia.

Một cái icon mặt cười lớn, thăm hỏi: "Cuối tuần vui vẻ nha!"

Chu Như Tâm thích người dịu dàng có lễ, vừa thấy tin nhắn này, vô cớ bắt đầu có hảo cảm với người xa lạ kia. Nàng trả lời: "Cuối tuần vui vẻ, xin hỏi cô là?"

Đối phương trả lời rất nhanh: "Tôi là đồng nghiệp của Khiết Oánh, Lâm Tố Khanh."

Chu Như Tâm đang suy nghĩ có nên chào hỏi chính thức lại một lần nữa hay không, tin nhắn của đối phương lại tới nữa.

Mở đầu vẫn là một icon mặt cười: "Tiểu Chu lão sư, có thể hỏi một câu được không? Cô và Khiết Oánh bạn học cao trung phải không?"

Chu Như Tâm trả lời: "Ừ, đúng vậy, chúng tôi hồi đó là bạn cùng lớp."

Đối phương gửi một icon cười nhếch miệng lại đây, sau đó lại là một câu hỏi: "Tiểu Chu lão sư, năm đó, cô có từng có bạn qua thư không? Ừm, cụ thể, chính là, cô có từng viết thư cho một nữ sinh ở trường Tam Trung không?"

Bạn qua thư? Nữ sinh trường Tam Trung?

Trong nháy mắt Chu Như Tâm có chút ngây người, kỳ thật, chuyện cũ năm xưa, nàng hận rằng trên đời không có máy lãng quên để có thể quên hết.

Chính là, cái quá khứ kia có người cha thân thiết nhất của nàng, nhiều năm như vậy, bao nhiêu lần đêm khuya mộng hồi, vẫn là người luôn nói cười yến yến kia, khi tỉnh lại, chỉ có một người cô đơn nằm trên giường sắt nơi tha hương, không biết hôm nay hôm nào, tùy ý lệ rơi đầy mặt. Giờ khắc này, người xa lạ này, một câu hỏi chuyện đơn giản, sống sờ sờ làm Chu Như Tâm nhớ những chuyện trước đây.

Thời điểm học cao trung Chu Như Tâm vốn cũng là một phiên phiên thiếu niên, chỉ tiếc dưới áp lực nặng nề của việc học nên rất khó được nhẹ nhàng. Trường Nhị Trung của Chu Như Tâm là một trường trọng điểm lâu đời của tỉnh.

Việc học cùng cạnh tranh giữa bạn học với nhau nhiều ít làm thiếu niên thanh xuân tốt đẹp biến thành tiểu lão nhân, lão thái bà. Huống chi, Chu Như Tâm vẫn luôn biết chính mình tuyệt đối không thể phạm sai lầm, vì nàng, phụ thân hy sinh quá nhiều quá nhiều, không tái hôn, một người gánh vác toàn bộ gia đình, ở bên ngoài vất vả làm việc từ năm này sang năm nọ, lại bởi vì đưa Chu Như Tâm – một "hàng khuyến mãi" trong mắt các thân thích lên cao trung mà chịu mắt lạnh cua người trong gia tộc.

Có bao nhiêu người nội tâm âm u ngóng trông Chu Như Tâm thất thủ thi không đậu đại học, sau đó tới xem chuyện cười của hai cha con. Những chuyện này, cha không nói, cũng không có nghĩa Chu Như Tâm không rõ.

Cho nên nàng thật sự nỗ lực, toàn tâm toàn ý chuyên chú với việc học. Tinh lực thời gian của một người là hữu hạn, nếu đã tiêu phí quá nhiều tinh lực tâm huyết ở việc học, tự nhiên sẽ có vẻ vô dục vô cầu ở những mặt khác, cho nên cũng sẽ có vẻ tính cách cực tốt.

Đều nói, ở đâu có người ở đó có phân tranh, có lẽ bởi vậy, nếu nói đến một người cơ hồ vô dục vô cầu, trên cơ bản quan hệ nhân duyên sẽ không quá kém.

Cho nên, Chu Như Tâm người này, bởi vì ngày thường từ trước tới nay là một người luôn không phân tranh với bất kỳ kẻ nào, chỉ một lòng đọc sách giáo khoa, sở thích duy nhất cũng chỉ là đọc, ngẫu nhiên cũng thích viết một chút văn tự, đương nhiên, nàng cũng không dám xưng những thứ mình viết là văn chương, chỉ là mấy hàng văn tự mà thôi, ha hả, cho nên quan hệ nhân duyên của nàng cũng không tính kém.

Nhưng là, cũng bởi vì vùi đầu khổ học, nàng không am hiểu việc kết giao với người khác lắm, tự nhiên bạn tri tâm cực ít. Nhưng mà, nàng rất coi trọng một người bạn qua thư.

Khi đó internet còn chưa phổ biến như bây giờ, cho nên, phàm là người thích viết một chút văn tự, thì sẽ hoặc là thích viết nhật ký, hoặc là thích kết bạn qua thư, viết thư giao lưu ý tưởng với nhau.

Cao trung lúc đó lưu hành kết bạn qua thư, ngoài việc giao lưu nhân sinh cảm tưởng, đồng thời cũng có thể đầy đủ thỏa mãn dục vọng của một người thích viết chữ.

Chu Như Tâm quen người bạn qua thư đầu tiên cũng là người bạn qua thư duy nhất tên là Thanh Thanh.

Lại nói tiếp, toàn bộ quá trình quen biết của Chu Như Tâm với người bạn qua thư này rất hấp dẫn kịch tính.

Có một bức thư viết cho Thanh Thanh trường Tam Trung gửi nhầm đến trường của bọn họ (kỳ thật cũng không có gì lạ, Chu Như Tâm học trường Nhị Trung, Nhị Trung Tam Trung, chỉ kém một nét ngang mà thôi, gặp người đưa thư sơ ý một chút, dĩ nhiên là sẽ đưa nhầm rồi!), nhưng mà nếu là thư đưa nhầm, tự nhiên thời gian dài không có người đến nhận.

Lúc ấy lưu hành nhất là sưu tập tem, cho nên sẽ có không ít thư tín trước khi được đưa đến tay người nhận, cũng đã bị người khác xé mất tem, mà nếu lỡ gặp người xé tem nào không văn nhã lắm, cũng sẽ dễ dàng làm rách bức thư.

Nhưng mà, bởi vì khi đó trên cơ bản mỗi lớp đều có một người chuyên môn phụ trách chuyện thu phát thư, từ sau khi phát hiện có người vô lương loạn xé tem thư thì, người phụ trách thư tín của mỗi lớp đều siêng đi đến phòng truyền thông hơn, vì thế tình trạng tem bị xé rõ ràng chuyển biến tốt đẹp.

Chu Như Tâm cũng không phải người phụ trách thư tín của lớp nàng, nhưng mà, bởi vì nàng thỉnh thoảng cũng sẽ đưa thiên văn tự đến ban phụ san của Báo Chiều, nhưng mà nàng lại không muốn người trong lớp biết chuyện này, cho nên nàng có thói quen đi phòng truyền thông của trường vào khoảng thời gian mà có thể có hồi âm từ ban biên tập tờ báo.

Đi nhiều, nàng cũng có một thói quen khá kỳ lạ. Có lẽ nguyên nhân là vì nàng thích viết chữ, Chu Như Tâm luôn cảm thấy mỗi một thiên văn tự được nghiêm túc viết đều là tâm huyết của người sáng tác, là đáng giá được người trân trọng đối đãi.

Cho nên nha, đi phòng truyền thông nhiều, nàng thường thường làm một việc chính là: bỏ những thư tín vì bị đưa sai mà thời gian dài chưa tới tay chủ nhân và bị người có sở thích sưu tập tem "lột da" vào những phong thư mà nàng mua, lại viết địa chỉ của người nhận thư lên lại, rồi sau đó đặt ở phòng truyền thông như cũ.

Ngày thường, Chu Như Tâm cũng sẽ không xài tiền bậy bạ, chỉ là nàng thật sự cảm thấy bên trong mỗi một thiên văn tự mỗi một phong thư kiện đều là tâm ý của một người, một cái phong thư cũng tốn không bao nhiêu tiền, vì thế cũng dưỡng thành thói quen này.

Đương nhiên vui mừng nhất chính là, những thư tín đã được nàng sửa sang lại đều sẽ được đưa đến tay chủ nhân sau vài ngày trì hoãn.

Thỉnh thoảng trong phòng truyền thông cũng có thư tín bị đưa nhầm địa chỉ, nhưng là, những thư tín như vậy thường sẽ không bị người lột da, xem ra, dù sao cũng là học sinh trường trọng điểm, cho dù có khát vọng những con tem xinh đẹp kia, thì cũng không thể "gia xú ngoại dương (1)" đúng không? Ha hả.

Cho nên, ngày đó lúc Chu Như Tâm thấy có một phong thư rõ ràng là đưa sai địa chỉ vậy mà lại bị người lột da, không khỏi nghĩ, có lẽ là do con tem trên phong thư kia quá mức xinh đẹp đi?

Ừ, Nhị Trung, Tam Trung, có lẽ là gặp một người phát thư tương đối sơ ý đi, ở hàng tên họ người nhận thư viết chính là "Thanh Thanh", Thanh Thanh, khẳng định chỉ là bút danh mà thôi.

Có lẽ là vì Chu Như Tâm thích viết văn tự, nên trong nội tâm nàng rất khát vọng mình cũng có một người bạn qua thư. Nhưng mà, tuy nói tem không mắc, nhưng là nếu thật sự có một người bạn qua thư thường thường viết thư, cũng vẫn là yêu cầu phải chi ra một chút, cho nên Chu Như Tâm cũng chỉ là ngẫm lại mà thôi, cũng không có thật sự kết giao một người bạn qua thư.

Nhưng là nàng rất coi trọng sự giao lưu giữa bạn qua thư với nhau, cho nên, nhìn phong thư này, nàng tự hỏi một chút, sau đó đi làm một chuyện rất đáng yêu, lần này nàng không chỉ mua một phong thư mới bỏ thư vào lại, còn mua một con tem mới dán lên lại, gửi đến địa chỉ đó.

Hơn nữa, nàng tinh tế, còn thêm một phong thư thuyết minh nho nhỏ, đại khái là thuyết minh một chút bởi vì người phát thư đưa thư sai địa chỉ, cho nên thư tín được giao tới hơi chậm một chút, mong rằng người nhận thư không cần lo lắng.

Mặt khác, nàng vì những người yêu thích sưu tập tem trường mình làm những chuyện như vậy mà nhận lỗi một chút.

Ngày đó, thật ra, Chu Như Tâm là đi xem có hồi âm của mình không, lúc trước nàng có viết một thiên văn về "Mất đi" gửi đi ban phụ san của Báo Chiều.

Đương nhiên, nếu không có nhìn thấy hồi âm, trong lòng Chu Như Tâm biết bài văn mình đưa đi lại không được nhìn trúng giống những lần trước, số lần thất vọng nhiều, khó tránh khỏi Chu Như Tâm sẽ có chút đau thương.

Theo thực tế nói một câu, lúc ấy, nếu một thiên văn tự được sử dụng, là sẽ có mười đồng tiền nhuận bút, mười đồng là khái niệm gì đây, nói như vậy, khi đó, một cái bánh bao thịt lớn có giá hai xu, mười đồng đối với Chu Như Tâm tới nói là rất đáng giá.

Chỉ là, thời gian sẽ không vì sự đau thương của ai mà trôi qua nhanh một chút hoặc là chậm một chút.

Đương nhiên, chuyện nhỏ như giúp người khác gửi thư lại như vậy, đã sớm bị nàng quên mất dưới áp lực nặng nề của việc học.

Thẳng đến có một ngày, người phụ trách thư tín của lớp đưa cho nàng một phong thư: "Chu Như Tâm, cậu có bạn học trường Tam Trung à?"

"Ừm? Tam Trung? Không có..." Chu Như Tâm tiếp nhận thư nhìn, ồ, Thanh Thanh trường Tam Trung?

Lập tức, ký ức đã trở lại, nàng có chút ngây người, người bạn bên cạnh tò mò nhìn nàng, nghĩ nghĩ, Chu Như Tâm trả lời: "À, nhớ rồi, mình có một người bạn cùng lớp lúc thi Trung Khảo phát huy thất thường, thiếu vài điểm không thi đậu Nhị Trung, nên học Tam Trung, có lẽ là cậu ấy viết thư cho mình."

Chu Như Tâm thời niên thiếu, bởi vì chút chuyện quá khứ, thật sâu biết nhân ngôn (2) đáng sợ, cho nên, có chút phiền nhiễu không cần thiết, có thể tránh thì tránh, bao gồm chuyện có bạn qua thư, thư tín tới tới lui lui nhiều, thứ nhất chủ nhiệm lớp hơn phân nửa sẽ tò mò nhìn lén, thứ hai những người biết chuyện trong lớp cũng sẽ thích không có việc gì đi trêu ghẹo, so với hỗn loạn sẽ đến sau này, không bằng cắt đứt ngọn nguồn ngay từ đầu.

-------------------------

(1) Gia xú ngoại dương: cho người ngoài biết chuyện xấu trong nhà

(2) Nhân ngôn: lời nói, đồn đãi của người khác

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro