42.Triển lãm trang phục những nạn nhân cưỡng hiếp tại Bỉ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Viết bởi: Chelsea Ritschel
Những nạn nhân của các cuộc cưỡng hiếp và tấn công tình dục thường phải đối mặt và chống chọi với hàng loạt hậu chấn tâm lý. Một trong số đó là những câu hỏi như "Bạn mặc gì lúc đó?"
Hàm ý của câu hỏi này là nếu các nạn nhân mặc đồ đủ khiêu khích thì mức độ cảm thông cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, một cuộc triển lãm ở Bỉ đã minh chứng rằng câu hỏi này hoàn toàn vô nghĩa và gây tổn thương đồng thời cũng ngầm tạo động lực cho nạn hiếp dâm.
Cuộc triển lãm nói trên có tên là "Bạn mặc gì lúc đó", được tổ chức tại Trung tâm Cộng đồng Hàng Hải ở Brussels (nguyên gốc: Centre Communautaire Maritime), trưng bày các phần y phục mà những nạn nhân đã mặc lúc bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục. Mục đích chính của triển lãm này là nỗ lực bác bỏ ý kiến rằng mặc áo quần khiêu khích thì sẽ bị hãm hiếp.

Các vật phẩm triển lãm được làm dựa trên mô tả của các nạn nhân sống sót sau khi bị tấn công, qua đó cũng chứng tỏ được rằng trang phục không bao giờ là lời biện minh của tội ác hiếp dâm hay là cái cớ để xảy ra tội ác này.
Các món đồ như pyjamas, đồ thể thao, thậm chí cả một chiếc áo thun trẻ em My Little Pony... được trưng bày tại buổi triển lãm đều khiến người xem thấy rằng trang phục vô tội, cũng như các nạn nhân.

Tổ chức đứng đằng sau cuộc triển lãm này là Trung tâm y tế cộng đồng Molenbeek. Mục tiêu của họ khi triển lãm là tạo nên một câu trả lời hữu hình cho một trong những "bí ẩn" phổ biến nhất về nạn hiếp dâm. Sở dĩ thế là vì "niềm tin rằng những gì bạn mặc là nguyên nhân gây ra hãm hiếp khiến các nạn nhân may mắn sống sót tổn thương rất lớn". Họ cũng mong rằng họ sẽ chứng tỏ được trang phục của nạn nhân sẽ không trở thành tác nhân xúi giục các kẻ thủ ác.
Theo những gì Lieshbeth Kennes, nhân viên tư vấn kiêm đào tạo tại CAW phát biểu trên đài VRT1 thì "Khi đi tham quan, điều bạn ngay lập tức nhận ra đó là tất cả trang phục ở đây đều là những thứ bình thường mọi người mặc".
Chỉ vào chiếc áo My Little Pony, Kennes nói: "Cuộc triển lãm này cũng cho thấy một sự thật đau lòng: hầu hết nạn nhân đều nhớ chính xác những gì họ mặc vào lúc bị tấn công".
Buổi triển lãm sẽ tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Cộng đồng Molenbeek ở Brussels và mở cửa từ ngày 08 tới 20 tháng 1 (năm 2018).
--------
Legging đỏ và T-shirt trắng là những gì tôi mặc vào cái đêm tôi bị cưỡng hiếp. Đó là năm 1985, năm tôi 15 tuổi

Lúc này có thể bạn sẽ thử phác họa hay mường tượng áo quần tôi trông như thế nào, rằng leggings tôi có bó không, T-shirt có ngắn không, có hở vùng nhạy cảm không hay có in slogan khiêu khích không nhỉ?
Có quan trọng không cơ chứ?
Không, không hề.
Khi đánh giá một vụ tấn công tình dục, câu hỏi duy nhất đúng trọng tâm ở đây là có đồng thuận hay không. Tuy thế, văn hóa cưỡng dâm (tức là sự bình thường của các vụ bạo lực tình dục) đã dần khiến con người tin rằng trang phục của nạn nhân cũng là một nguyên nhân chính yếu. Cũng do văn hóa cưỡng dâm mà nguyên nhân chính của vụ tấn công, chính là kẻ cưỡng dâm, nguyên nhân rõ ràng dễ thấy nhất, thường bị bỏ qua khi người ta cố gắng xác định tại sao xảy ra cưỡng hiếp. Thay vào đó, họ lại đặt nghi vấn và xem xét kĩ lưỡng những gì nạn nhân mặc vào lúc đó.
Một kiểu victim blaming rác rưởi khuôn mẫu.
Mới đây, một cuộc triển lãm tại Trường ĐH Kansas đã đưa ra những bằng chứng sắc bén để bác bỏ ý kiến rằng y phục có thể xúi giục cưỡng hiếp. Buổi triển lãm với tên gọi "Bạn Mặc Gì Lúc Đó" trưng bày 18 bộ trang phục cùng với những tường thuật ngắn gọn của các nạn nhân cưỡng hiếp.

Đây là một phần trong các hoạt động của Trung Tâm Giáo dục và Phòng ngừa Tấn công Tình dục thuộc quản lý của trường này, lấy ý tưởng từ những câu chuyện của chính sinh viên trường. Cuộc triển lãm đã chứng tỏ được sự thật rằng trang phục của nạn nhân hoàn toàn không hề liên quan tới việc họ bị cưỡng hiếp.
Ta có thể thấy được khắp nơi những bộ trang phục bình thường ai ai cũng đều sẽ mặc: T-shirt và quần Jeans, Váy đầm, đồ bơi, đầm trẻ em... Từng thứ đều là những câu trả lời câm lặng cho cùng một câu hỏi, cầu khẩn người xem nhận thức được rằng dù cho mức độ che phủ cơ thể tới đâu thì kết quả vẫn như nhau.

Rất nhiều lần các nạn nhân trình báo về việc bị hiếp dâm đều bị hỏi là "Bạn mặc gì lúc đó?" Câu hỏi này chĩa mũi dùi về phía phụ nữ bởi một nạn nhân là nam giới cho hay rằng khi anh kể về chuyện bị cưỡng hiếp, không ai hỏi anh ta đang mặc gì lúc đó cả.
Chúng ta thực sự cần những cuộc triển lãm như thế này. Sở dĩ thế là vì tuy cứ 98 giây lại có một người Mỹ bị tấn công tình dục thì chỉ 1 trong 3 vụ được trình báo. Vòng luẩn quẩn victim blaming bắt đầu khi nạn nhân bị hỏi về trang phục, nồng độ cồn trong máu, quá khứ tình dục và nhiều thứ khác đi xa khỏi điều đáng ra nên tập trung cũng là nguyên nhân duy nhất gây án: kẻ hiếp dâm.
Từ đó, các nạn nhân bắt đầu tự vấn ("Mình có làm gì để bị thế này không?"), những băn khoăn đó sẽ khiến họ hổ thẹn, từ đó càng ngày càng ít nạn nhân trình báo mà thay vào đó họ sẽ chịu đựng một mình. Điều này sẽ dẫn tới việc càng ngày càng ít kẻ cưỡng hiếp phải chịu trách nhiệm pháp luật. Tất cả sự đổ lỗi và nghi vấn này đã bồi đắp nên văn hóa cưỡng hiếp.
Không có quy chuẩn hay phân loại nào khác cho tấn công tình dục ngoại trừ thiếu đồng thuận. Ta không thể chấp nhận hay tha thứ cho các cuộc đối thoại kiểu "Ồ, lúc đó bạn đang rất tỉnh táo, mặc đồ thụng và bị cưỡng hiếp trên đường đến nhà thờ ư? Chúng ta đúng có thể gọi đó là cưỡng hiếp rồi đấy, bạn chính thức trở thành nạn nhân".
Ta chẳng cần phải thắc mắc vì sao cái thứ văn hóa này tồn tại khi ta có hẳn một vị tổng thống không chỉ khoe khoang về việc cưỡng hiếp phụ nữ mà còn luôn miệng chối bỏ cáo buộc có thể mình đã tấn công tình dục một nữ phóng viên vì thấy cô ấy thiếu hấp dẫn. Ông ta cũng giống những kẻ từ chối tấn công tình dục phụ nữ bởi cô ấy không phải "lựa chọn hàng đầu" của mình. Với những tuyên bố này, Donald Trump đã cho cả thế giới biết rằng ông ta tin tấn công tình dục có liên quan với vẻ ngoài của cá nhân.

Ý kiến của ông ta có phổ biến không? Chrisse Hynde, giọng ca chính của The Pretenders đã viết trong tự truyện của mình rằng cô ấy hoàn toàn có lỗi khi bị cưỡng hiếp. Nếu một người phụ nữ say xỉn mặc đồ lót ra đường thì bị hiếp dâm cũng là lỗi của cô ấy. Không, cô Hynde, cô đã trở thành con mồi của văn hóa hiếp dâm rồi. Nạn cưỡng hiếp không giảm bởi trang phục bạn mặc hay lượng cồn bạn đưa vào cơ thể hay số người bạn ngủ trước đây. Chấm.
Xã hội cần phải nhận ra rằng câu hỏi duy nhất nên đưa ra cho nạn nhân cưỡng hiếp là "Tôi có thể giúp gì cho bạn?". Hỏi nạn nhân họ đang mặc gì lúc bị tấn công là hoàn toàn chẳng liên quan, gây tổn thương và vô học. Các buổi triển lãm giống như thế này có thể giúp loại trừ quan niệm rằng nạn nhân cưỡng hiếp luôn có lỗi. Bỏ qua các yếu tố đổ lỗi và gây tủi hổ trong cuộc đối thoại còn khích lệ nạn nhân báo cáo nhân dạng hung thủ và tăng sức mạnh cho họ phục hồi tâm lý lẫn sinh lý sau đó.
----------
Dịch bởi: #Meow
----------
#independent #scarymommy #content #webtrethonuocngoai
Triển lãm trang phục của các nạn nhân cưỡng hiếp để chứng minh rằng trang phục họ mặc không là nguyên nhân khiến họ bị hãm hiếp
-----------
Link: https://www.independent.co.uk/.../rape-victims-clothes-displa...
https://www.scarymommy.com/victim-blaming-what-were-you-we.../

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro