Những bí ẩn về xác ướp ở mộ cổ Giang Tô

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Năm 2008, Bảo tàng thành phố Liên Vân Cảng (Giang Tô, Trung Quốc) đã mở cửa cho du khách tham quan Bí ẩn nghìn năm – Lăng Huệ Bình, xác người được ướp từ thời nhà Hán.
     Điều lạ là trải qua hơn 2000 năm mà da dẻ xác ướp khi khai quật vẫn tươi như vừa mới qua đời. Xác ướp này có nhiều bí ẩn mà tới nay các nhà khoa học chưa thể giải thích sau sáu năm nghiên cứu.
     Ông Lưu Chính – Giám đốc bảo tàng – cho biết: Khi xây dựng con đường từ Liên Vân Cảng tới khu danh lam thắng cảnh Hải Châu cách thành phố chúng 7km về phía Tây Nam, ngày 7 tháng 7 năm 2002 đội công trình của Cục Giao thông đường bộ đã phát hiện mộ cổ này. Các chuyên gia và nhân viên bảo tàng đã nhanh chóng tới hiện trường và
thấy trong mộ có hai chiếc quách với bốn chiếc quan tài được đánh số thứ tứ
theo chiều Bắc-Nam từ một tới bốn.
     Hai chiếc quách có bốn quan tài cùng 81 hiện vật được đưa về bảo tàng để chuyên gia các nghành có liên quan tiến hành phan tích và giám định.Chiếc quan tài số một, số hai có chữ đề “ Đông Công ” và ghi rõ là nam giới.Chiếc thứ tư giống như chiếc thứ một và số hai hầu như hài cốt không còn gì cả chỉ còn lại mấy mẩu xương dính liền với đất. Nhưng khi các chuyên gia mở nắp chiếc quan tài số ba thì trong quan tài có dung dịch nâu đỏ dâng lên nắp toả mùi thơm và một xác ướp của phụ nữ da dẻ vẫn còn tươi như vừa mới qua đời. Người phụ nữ trong quan tài khoảng 50 tuổi, cao 1,58m, trong số các hiện vật chôn cùng quan tài có một chiếc ấn kiểu hình khuy rùa bằng đồng có bán kính 1,3cm, bên trong khắc chữ vẫn còn rõ nét là “Lăng Huệ Bình”, như vậy đó là xác ướp của bà Lăng Huệ Bình.
     Đây là xác ướp thứ ba sau hơn 2000 năm từ đời nhà Hán được tìm thấy mà da dẻ không bị phân huỷ. Xác ướp này là xác ướp kiểu “Mã Vương Đối” được
phát hiện ở khu mộ cổ đời Hán thuộc Trường Sa (tỉnh Hồ Nam) và khu mộ cổ ở
Kinh Châu (tỉnh Hồ Bắc). Nhưng so với hai xác ướp ở Hồ Nam và Hồ Bắc, thì
xác ướp này có nhiều bí ẩn:
   - Một là, thân phận của bà Lăng Huệ Bình: Ba quan tài khác đều có ấn đồng
tương tự như ấn của bà Lăng Huệ Bình, nhưng đều gỉ và mờ nhạt tới mức không thể đọc được rõ. Theo sử sách thời nhà Hán chỉ có quan lại có đẳng cấp được hưởng bổng lộc từ 300-2000 thạch (một đơn vị đong lường cổ của Trung Quốc dùng đề đo hạt rời có thể tích 100 lít) thì vua mới ban cho quyền khắc ấn kiểu khuy rùa bên trong có tên.
Bà Lăng Huệ Bình cũng được ban ấn đồng như vậy thì ít nhất chức vụ cũng
từ cấp thái thú trở lên. Qua ghi chép của lịch sử, thời Hán có quy chế phong hầu
tước cho phụ nữ, như vậy liệu thân phận của bà Lăng Huệ Bình có phải là vương
hầu hay không hay chỉ là vợ của “Đông Công”?
   - Hai là: trong khi quan tài của hai xác ướp ở Hồ Nam và Hồ Bắc được bao bọc bởi những công trình lăng tẩm đồ sộ, thiết kế hoàn chỉnh với nhiều tầng bảo quản, thì môi trường bên ngoài quan tài ở Liên Vân Cảng rất sơ sài: Xung quanh quách chỉ có một tầng thạch cao mỏng, không có lớp than dày cùng các lớp bảo vệ khác như ở mộ Hồ Bắc, đất đắp xung quanh mộ cũng mỏng không dày như ở
Hồ Nam. Nhưng thi thể vẫn được bảo quản hoàn hảo hơn 2000 năm.Cùng trong một môi trường như vậy mà ba hài cốt ở ba quan tài khác chỉ còn lại một chút xíu xương không đáng kể. Vì sao cùng một điều kiện mà thi thể của bà Lăng Huệ Bình lại được bảo quản hoàn hảo như vậy.
   - Ba là: liệu chất dịch trong quan tài có liên quan đến việc bảo quản thi thể của bà Lăng Huệ Bình? Kết luận phân tích cho thấy dịch trong mộ ở Liên Vân có độ pH là 7,55, thuộc chất kiềm yếu. Còn dịch trong mộ ướp xác ở tỉnh Hồ Nam có nồng độ pH là 5,18, đây là acid. Rõ ràng hai chất này khác hẳn nhau. Như vậy, phải chăng chất kiềm trong quan tài đã bảo vệ cho thi thể của bà Lăng Huệ Bình không bị phân huỷ?
     Liệu chất dịch này được bơm vào quan tài trướng khi khâm liệm hay được
hình thành bởi nước ngầm dưới đất thẩm thấu vào quan tài kết hợp với chất liệu trong quan tài nhiều năm tháng sau khi chôn cất?
   - Bốn là về nghi lễ đẳng cấp được an táng: Quá nghiên cứu những hiện vật trong quan tài cho thấy đẳng cấp của bà Lăng Huệ Bình rõ ràng không thấp hơn hai người đàn ông "Đông Công", nhưng so với hơn 3000 hiện vật ở khu mộ cổ tại Hồ Nam được khai quật trước đây thì trong mộ của bà Lăng Huệ Bình chỉ có hơn 80 hiện vật.
     Đó với một nhân vật đẳng cấp cao mà chỉ có sơ sai vài hiện vật cổ như vậy, rõ ràng rất đơn giản, hơn nữa có trình xây dựng ngôi mộ rất sơ sài, không hoành tráng như mộ cùng đẳng cấp khác.
     Chuyên gia khảo cổ Lưu Kiếm Vân cho rằng tất cả dấu vết tại hiện trường cũng như việc xây cất cũng số ít hiện vật cổ trong mộ cho thấy nghi lễ mai táng tiến hành rất có vội vã, hình như còn thiếu rất nhiều công đoạn không được tiến hành. Vậy khi đó đã diễn ra biển cố gì mà bốn người đều có đẳng cấp cao lại phải chôn cất vội vã vậy?
     Thông qua việc trưng bày lần này, Giám đốc Bảo tàng Lưu Chính hy vọng các giới tôi tham quan và giúp bảo tàng tìm ra lời giải đáp cho những bí ẩn trên của khu mộ cổ ở Liên Vân Cảng.
____________END____________

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro