bi kip tan sinh vien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Bí kíp" hoà nhập cho tân sinh viên (MTO 8 - 25/8/2008)

Từ một cô/cậu học sinh cấp ba nhí nhảnh, bạn bỗng vụt trở thành một tân sinh viên của mái trường rộng lớn.

>> Những "chiêu" tự học hiệu quả

>> Mẹo học nói tiếng Anh tốt

Những bỡ ngỡ khi môi trường học thay đổi, bạn bè chia tay, cách thức học tập xa lạ...có thể khiến không ít tân binh rối trí. Đừng ngại nhé, những bí kíp nhỏ dưới đây xung quanh việc học trong lớp sẽ giúp bạn bắt đầu những tháng ngày trên giảng đường thật dễ dàng đấy!

Chuẩn bị cho lớp học

Bạn nên tìm hiểu kĩ càng về địa điểm và thời gian của những lớp học. Thông thường, các trường đại học sẽ bố trí thời gian và địa điểm các môn học khác nhau. Nếu bạn không nắm rõ lịch và địa điểm lớp, bạn rất có thể sẽ bị nhỡ buổi học đấy. Ngoài ra, để tránh tình trạng bị nhầm lẫn giữa những lớp cùng một phân môn, các tân sinh viên cũng đừng quên để tâm đến kí hiệu lớp và tên giáo viên sẽ đứng lớp của mình.

Vào lớp rồi thế nào?

Bạn nên đến lớp sớm để có chỗ ngồi như ý. Nếu giảng đường rộng, bạn nên ngồi ở khu trung tâm ở phía trên. Đây là nơi giúp bạn tập trung nhiều nhất trong khi đang nghe giảng. Thêm nữa, nếu các thầy cô có thói quen trò chuyện với các sinh viên của mình, bạn cũng có thể ghi điểm với họ và giúp họ nhớ tên của mình lâu hơn. Đây là một lợi thế khi có một sự thật những học trò chăm ngoan thường được giảng viên ưu ái hơn. Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn ngồi cuối lớp, hãy đảm bảo rằng điều đó vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu suất tiếp thu bài của bạn. Vì có một lí do khác là dù bạn ngủ, đọc truyện/ tạp chí hay măm măm quà vặt ở mãi cuối lớp thì đứng trên bục giảng, các thầy cô vẫn phát hiện được như thường.

Nếu bạn đến trễ, hãy vào lớp trong im lặng và đành ngồi cuối lớp (dù có thể tên bạn thân đã giữ hẳn một chỗ rất dễ nhìn bảng cho bạn rồi). Đừng gây ra những tiếng động lớn hay ồn ào khi bạn đã đi học trễ. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến không khí trong lớp học, sự nhiệt tình của thầy cô mà còn khiến mọi người có ác cảm với bạn đấy.

Điện thoại di động thường không được hoan nghênh trong các giảng đường. Một số thầy cô còn ra lệnh cấm chỉ những chú dế tít tít khi vẫn còn trong giờ học. Nếu bạn không thể tắt máy hoàn toàn, hãy chuyển di động sang chế độ rung. Trong trường hợp bạn không thể không bắt máy, hãy xin phép giáo viên trước rồi nhanh chóng ra khỏi phòng học trước trả lời điện thoại.

Chuẩn bị sẵn sàng là cách để bạn tiếp thu những lời giảng của thầy cô một cách hiệu quả và nhanh chóng. Không chỉ xem trước trước nội dung của bài học, bạn nên chuẩn bị cả những đồ dùng học tập cần thiết cho môn học ngày hôm đó. Trước mỗi buổi học của từng môn, bạn nên check những đồ dùng cần thiết như gtập vở, giáo trình, laptop cho những buổi thuyết trình, usb để copy lại phần bài giảng trên máy tính của giảng viên...xem đã đầy đủ chưa. Sự sẵn sàng bao giờ cũng giúp bạn tự tin khi học và tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn

Giữ im lặng đồng nghĩa với việc tập trung toàn bộ trí lực của bạn vào bài học. Bạn không nên nhóm nhép nhai sing-gum, gõ bút hay nhịp chân vào thành ghế...Những tiếng động này có thể giúp bạn thoải mái nhưng những người bạn khác có thể sẽ cảm thấy ngược lại, nhất là khi họ đang cố hết sức để đuổi theo những lời giảng của giáo viên.

Chủ động giao tiếp với các thầy cô. Hầu hết các giảng viên đều đánh giá rất cao những sinh viên chủ động tìm hiểu. Bạn nên tận dụng khoảng thời gian khi thầy cô hỏi "Còn ai thắc mắc gì không?". Đây là lúc để bạn thu thập kiến thức cho mình. Bạn nên hỏi những câu hỏi ngắn, nội dung rõ ràng và tập trung vào phần bài học của mình. Trong trường hợp các giảng viên không cho bạn thời gian để hỏi trên lớp, hãy tận dụng email, giờ giải lao để nhờ thầy cô cho mình một đáp án chính xác nhé.

Các thầy cô sẽ không chỉ để bạn chất vấn họ. Họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi để kiểm tra thử xem bạn tiếp thu đến đâu. Vì vậy, nếu trong lớp, bạn nhận được những câu hỏi tổng kết như vậy, đừng ngại trả lời nhé. Đây là cơ hội tốt để bạn ghi điểm trong mắt của các giảng viên của mình.

Chỉ trừ trường hợp giảng viên lấn giờ còn môn học tiếp theo của bạn ở tuốt dãy phòng bên kia của trường, còn không, bạn không nên thu dọn đồ đạc trước khi thầy cô chính thức kết thúc buổi học. Nếu bạn không thể không ra sớm trước giờ quy định, hãy xin phép giảng viên từ trước và chủ động ngồi gần phía cửa ra vào. Bằng cách đó, bạn sẽ không làm ảnh hưởng đến không khí lớp học và cắt ngang lời giải thích của thầy cô.

Làm quen với những người bạn cùng lớp, nhất là khi tất cả chỉ mới là tân binh vừa chân ướt chân ráo vào trường đại học. Các bạn có thể trao đổi với nhau tên, số phone và cả địa chỉ email. Môi trường đại học thường không ấm cúng như những năm cấp ba. Những mối quan hệ được trải dài theo chiều rộng. Chính vì thế, bạn cũng nên làm quen với nhiều bạn mới. Nếu bạn quá bận rộn không thể nắm kịp những tin tức về lịch học, bài vở, thông tin thi cử...những người bạn này sẽ giúp bạn bổ sung thông tin ngay đấy!

Phía bên ngoài lớp học

Học đại học đòi hỏi các bạn sinh viên phải tự chủ hơn rất nhiều, đặc biệt là trong việc chủ động tìm kiếm kiến thức. Bạn nên chủ động đến thư viện, học chung với bạn bè và tự rèn luyện ở nhà. Chính vì đặc điểm đòi hỏi ở người học sự tự lập nên rất có thể bạn sẽ lâm vào tình trạng thầy cô giảng ít, nhưng đề thi lại rộng và yêu cầu cao ngất ngưởng. Nếu bạn không chủ động tăng cường kiến thức ngay từ đầu, bạn có thể bị đuối dần mỗi khi đến kì thi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ocoj