.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

83

Chương 16

Chương 16: Tại sao mắt chúng ta không sợ lạnh? - Bí Mật Cơ Thể Người

Trong mùa đông giá lạnh, những đợt gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, bạn biết chắc chắn rằng khi đi ra ngoài phải mặc thêm nhiều áo ấm, quàng khăn cổ, đội thêm mũ, đi găng tay. Mặc dù vậy, bạn vẫn cảm thấy lạnh, hai tay tê cóng, tai cũng thấy buốt. Nhưng, cho dù có lạnh thế nào đi nữa, đôi mắt của chúng ta vẫn không cảm thấy lạnh.

Tại sao vậy? Có phải mắt bị lạnh quá đến mức không còn có cảm giác chăng? Đương nhiên là không phải. Bởi vì, nếu có hạt cát trong gió bay vào mắt thì lập tức bạn cảm thấy đau, khó chịu. Như vậy, mắt không phải không có cảm giác. Thế tại sao nó lại không sợ lạnh?

Thì ra, nguyên nhân chính là ở mắt chúng ta chỉ có phân bố thần kinh phụ trách xúc giác và cảm giác, mà không có thần kinh cảm giác lạnh. Vì thế cho dù thời tiết lạnh như thế nào đi chăng nữa thì mắt của chúng ta vẫn không cảm thấy lạnh.

Đặc tính này được hình thành để thích nghi với môi trường trong quá trình tiến hoá lâu dài của loài người. Do mắt là cơ quan thị giác nên con người cần nó để quan sát thế giới trong mọi lúc. Nếu như nó ngừng hoạt động chỉ vì sợ lạnh, thì những người sống ở khu vực lạnh giá hoặc khi mùa đông đến sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Đồng thời so sánh với tay, chân, mũi, tai, thì nhiệt độ của mắt cao hơn một chút. Mao mạch ở các bộ phận như tay, chân tương đối nhiều. Khi gặp thời tiết lạnh sẽ nhanh chóng toả ra nhiệt lượng. Vì thế những bộ phận đó dễ bị lạnh. Nhưng, mạch máu ở mắt lại rất ít không dễ dàng toả nhiệt. Thêm vào đó, nhiệt độ của mắt thường có thể được giữ ở một mức độ nhất định, có thể duy trì lâu dài. Như vậy, cho dù ở vào những thời điểm lạnh giá, chúng ta vẫn có thể mở to mắt để ngắm nhìn thế giới tươi đẹp này.

Hết Chương 16: Tại sao mắt chúng ta không sợ lạnh?, mời bạn đọc tiếpChương 17: Tại sao mắt cận thị lại có "cận thị thật và "cận thị giả"?Hoặc xem lại Chương 15: Tại sao hai mắt lại hoạt động cùng nhau?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro