4.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Lỡ chú mày lừa đảo thì sao?"

"Hì, em ngu vầy lừa được ai chị ơi!"

Tất nhiên câu chuyện không chỉ vỏn vẹn hai dòng nhiêu đó. Nhưng nó đánh trọng điểm. Mặt khác, cắt câu giữa giữa cho đỡ xấu hổ, tôi không phải kiểu người quen, người lạ như người thân đâu.

Mũi tôi chưa lành, không cần thiết, công việc mới này lo luôn chuyện che giấu thân phận hộ tôi. Sẵn kinh nghiệm, được việc lắm chứ đùa. Trong bộ trang phục, mang một cảm giác tự tin, an toàn tới lạ.

Trưa trưa, thù lù trên ghế đá, tôi ngẫm nghĩ. Các biểu hiện cảm xúc khó ở lộ liễu của mình, lỡ lầm hóa hòn đá chắn đường sự tiến triển lãng mạn của hai con người mình yêu quý to bự. 

Thậm chí còn cố tình vẽ ra bản phác thảo sai nhằm làm bẽ mặt anh hai, ngu ngốc thật, đần độn quá mức. May là tôi đã đem nó theo, một phần vì phía sau là bức chân dung họa nàng thơ đáng được vứt vào sọt rác sau nhiều lần nhồi, xé và xấu hổ.

Tầm hai, ba hôm nay, không ai tìm kiếm, không có thông báo lao tới quán gây sự. Mà tôi mong việc đó xảy ra chi. Ông bầu sẽ cầm dao rượt tôi chạy vòng vòng. Xong anh hai sẽ vừa chăm vừa mắng thương. 

May mắn tôi vẫn đội đầu nhân vật, không thì cảnh sẽ buồn, không đứa trẻ nào nên thấy nó.

Đối mặt với anh hai, tôi muốn tránh đồng thời không. Hối hận gì, chấp nhận với lựa chọn của mình đi, tôi làm cả ai khác đâu. Hai anh chị giờ đã thuận buồm xuôi gió, có tiền, có con, lập sự nghiệp riêng, gian khó có nhau cùng vượt qua, hạnh phúc tới đầu bạc răng lông. Nếu ý trời tình cờ bắt gặp, tôi sẽ khuất đi cười chia vui với họ. Nhỉ? Tốt nhất nên là vậy, những lúc này buông tay là đúng.

Không để định mệnh dẫn lối, nhân chủ nhật được nghỉ, hi sinh nhiều bữa, tôi mua vé đi xem ngay. Ông Trời chắc muốn đùa cợt tôi, đoàn thành công vang dội, được diễn ở Nhà Văn Hóa, hay chừng vụ trốn đi uống, đi xem đó có tác dụng thật. Phải thôi, anh tôi giỏi giang, tài trí đâu đùa được.

Hôm nay nghe bảo họ sẽ trình diễn tiết mục mới. Hứa hẹn thú vị, hồi hộp và gây thương nhớ hơn. 

Tại một khán đài sự khác biệt hơn rất nhiều, khác vô cùng, khó có thể thấy trên sân khấu là một đoàn xiếc - ảo thuật chuyên biểu diễn trong những túp trại tại các lễ hội hoặc ven đường. Tất tần tật từ khâu phục dựng tới hoàn thiện, chà, phải nói đã lâu tôi chưa được đắm chìm vào cả sô như tối ấy. Chưa bao giờ tôi thấy mình xài tiền đúng như vậy. Những bộ trang phục cùng lớp trang điểm bắt mắt bằng cách nào đó khiến cho các anh chị tôi tiếp thêm tự tin, trở nên ngoạn mục và tỏa sáng, lòng tôi rộn lên những phen vỗ tay tự hào không ngớt. Song, nhói không kém.

Đến rồi, màn cuối. Lăn tăn, nên đi về hay ngồi xem cho hết. Khó nghĩ quá, vì tiếc tiền đi, tôi chả còn lý lẽ nào khác thuyết phục hơn, hoặc không muốn nghĩ thêm.

Hội trường tắt ngóm sau màn mở đầu tạo không khí của anh hai và chị Bùi. Xung quanh, đặc biệt là các hàng gần sân khấu, họ đã thấy gì đó. Từ chỗ ngồi của mình, tôi hiển nhiên chỉ thấy lờ mờ tấm màn đỏ rượu chìm nghỉm trong bóng tối, phất phơ giơ lên, vướng mắc món gì đó.

Ánh đèn trở lại là lúc các khán giả tròn mắt nhìn về phía sân khấu. Một chiếc bình chứa đầy nước to ù, gắn đèn mini chiếu một màu vàng dịu dàng. Lờ mờ, tim tôi hồi hộp đập liên hồi, cơn lo lắng  trào sùng sục, cầu trời không chút sai sót nào.

Anh tôi nhảy thẳng vào với tứ chi bị trói chặt, nặng nề cùng bộ tu - xê - đô tím kim tuyến lấp lánh, chùm chìa khóa được ném đi, giữ bởi một khán giả may mắn. Tấm màn đen được chị Bùi phủ lên, ôm trọn khung cảnh đắt giá không kém phần hồi hộp phía trên. Đèn đóm cũng từ từ tắt ngúm. Hô vang, xì xào, dễ dàng thấy mọi khán giả thật sự bị cuốn theo tiết mục này.

Tôi vẫn cầu nguyện, cảm giác bất lành kỳ lạ đáng sợ quá mức này là gì?

Khoảng gần một phút trôi qua, phía hậu trường đã lục đục. Chân tôi run theo từng nhịp thở, không ổn chút nào! 

Không thể cứ mãi ngồi ở đây được!

Chen qua dòng người ở khán đài, thừa cơ hỗn loạn và sự giúp đỡ khéo léo của các anh chị, tôi đã tiến được lên sân khấu. Lúc trông thấy dáng hình béo ụ của ông bầu, cơn bức xúc của tôi như con thú hoang khát rừng được thả lồng. Lao đến vồ, tới tấp hỏi:

- Anh! Anh hai tôi!

Gỡ khẩu trang hét lớn, chiếc mũ đen của tôi cũng rớt bịch xuống sàn. Ông bầu vừa thấy đã bớt vẻ cau có, dịu giọng hạ hỏa thằng láo toét dám bỏ đoàn đi bụi.

- Yên nào, bọn ta đang tìm cách. 

- Cái khỉ gì!?

Hét đã họng, tôi dứt cổ áo ông ra, lao vội đến bên dưới bệ nước lớn, hỗn loạn dựt cây búa của anh hậu trường, phá loạn xạ. Nước bắn ra từ các lỗ bị đục, vết thủng dần dần lan ra, trồi xuống do sức nặng của người bên trong.

Cảnh tượng đạo cụ quý giá tốn ối tiền bị đập bể không thương tiếc, ông bầu sôi máu, giận dữ hét:

- Mày bị điên hả! Ai cản nó coi!

Không ai nghe ông cả, người ta chỉ vội lao đến giúp tôi. Dòm đi, thất thần, ông như đang cố hét lên trong một buổi nhạc hội khổng lồ vậy, chỉ để bị va, bị vấp, bị ngó lơ. Chưa một lần người đàn ông ấy cảm thấy mình còn tồi tệ hơn kẻ câm như bây giờ.

Thân thể ướt sũng của anh hai nằm vật vờ trên mặt sàn kim tuyến, tôi òa lên nức nở, gào gú một cách mất kiểm soát. Không biết vì sao, câu trả lời tốt nhất cho hành động đó, tôi muốn biết, mặc khác cũng không.

Hai ba người trấn thủ tôi, bó tay bó chân hằn cả dấu lên da. Họ không làm sai, có vậy mới đưa được anh tôi đi chăm sóc. 

Một hai, phút trôi, tôi được thả ra khi các anh trai tổ hậu kì cảm thấy thằng nhóc này đã tính tảo.

Sau tấm màn màu đỏ sẫm, tôi đứng nép mình ở một góc lặng lẽ quan sát mọi điều, thẫn thờ trong mớ suy nghĩ bòng bong, sợ hãi với từng dấu gạch đầu hàng mình suy ra.

Không biết từ lúc nào, chị Bùi đã bước tới cạnh. Giựt hốt mình, vừa nãy giọng chị vẫn văng vẳng  nơi sân khấu xin lỗi các khán giả, con người của tạp âm không được ghi vào ký ức đó bỗng tự lúc nào đối diện trước mặt. Bối rối tôi loay hoay cố thoát. Hiển nhiên, thất bại. Nhưng chị chỉ giữ tôi lại một khoản ngắn. Thấy thằng em trai hở là chuồn, chị trầm giọng, mệt mỏi thủ thỉ:

- Anh hai em có nhiều chuyện muốn nói với em lắm. Hãy đến thăm sớm nhất có thể nhé.

Tôi ra về với một chữ "dạ".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro