Bí quyết khi đi phỏng vấn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có một bảng thành tích khác

Ngay khi vào lớp 10, Giang đã tự tin ứng cử và được bầu vào vị trí phó bí thư Đoàn trường, phụ trách mảng phong trào - thể thao

Sức học của tớ thuộc loại trung bình. Tớ rinh được học bổng nhờ đầu tư viết bài luận công phu và tự tin khi dự phỏng vấn. Tớ nghĩ, khi săn học bổng du học, kĩ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ có thể bù đắp phần nào cho thành tích học tập”.

kiến thức từ trường lớp + hiểu biết xã hội = thành công

Hưng còn nạp thêm vốn sống cho mình bằng việc thường xuyên “xí” chỗ ở những cuộc thi dành cho học sinh. Hưng “tiết lộ”: “Nhờ đi thi nhiều nên tớ khá tự tin. Bởi vậy, lúc phỏng vấn, tớ nói chuyện... tỉnh bơ. Hì hì!”. Bên cạnh chồng hồ sơ “dày cộm” với một loạt “hoạt động ngoài giờ lên lớp”, sự “tỉnh bơ” của Hưng đã giúp anh chàng rinh học bổng “khỏe re”...

Chiêu phỏng vấn của tớ

Đức Hòa “bật mí”: “Trước buổi phỏng vấn, tớ liệt kê những câu hỏi thường gặp như: mối quan hệ gia đình, quá trình học tập, hoạt động xã hội, lí do muốn đi du học... Lúc mặt đối mặt với phỏng vấn viên, tớ luôn tỏ thái độ lắng nghe và dành vài giây để suy nghĩ trước khi trả lời. Trong lúc nói chuyện, tớ để ý xem người phỏng vấn quan tâm vấn đề gì thì tập trung nói nhiều về vấn đề đó, những điều khác tớ chỉ nói sơ qua nhằm tránh người đối diện cảm thấy bị mất thời gian”.

Nhiều trường không đánh giá cao bảng điểm bằng chiều hướng “lên dốc” của ứng viên. Với họ, sự tiến bộ, cách khắc phục khó khăn khi gặp trở ngại là tiêu chí để nhận xét khả năng của học sinh. Thế nên, lần cuối cùng dự phỏng vấn, Lan nhiệt tình chứng minh cho đại diện của trường thấy nỗ lực không ngừng của mình và bạn đã thành công...

Bí quyết “ăn điểm” khi phỏng vấn

Để không bị... cà lăm khi đối diện với người lạ, trước khi đi phỏng vấn, bạn nên “diễn” một mình trước gương. Đừng quên chuẩn bị sẵn cách trả lời cho những câu hỏi thường gặp.

Không cần thành tích xuất sắc không có nghĩa là bạn học quá... dở. Sẽ “bít cửa” đối với những ai “mù tịt” ngoại ngữ và học lực dưới mức trung bình. Trong lúc nói chuyện, bạn nên đề cập đến các vấn đề thời sự xã hội. Muốn vậy, bạn không thể làm ngơ với sách báo.

Hãy xem buổi phỏng vấn như cuộc trò chuyện giữa hai người quen, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Đừng quên điều này: bạn chỉ là học sinh, những đề tài vĩ mô không thuộc “tầm kiểm soát” của bạn. Nhiều ứng viên từng bị “out” khi thao thao nói về chuyện “đao to búa lớn”, nhưng lại lúng túng trước những câu hỏi thông thường như: Thức dậy lúc mấy giờ? Thường làm gì trước khi đến trường, cuối tuần đi chơi ở đâu?... Tránh lỗi này nha bạn!

Trước khi quyết định xin học bổng của trường nào, bạn cần tìm hiểu “lí lịch” của trường đó. Bạn có thể tham gia diễn đàn du học sinh của trường để tham khảo ý kiến những anh chị đi trước.

Hồ.sơ:Mục.tiêu.học.tập.phải.thực.tiễn.và.cụ.thể

Trong hồ sơ xin học bổng, đề cương nghiên cứu, các bài viết về mục tiêu học tập hay giới thiệu bản thân thường là những cơ sở quyết định bạn có được học bổng hay không. Khi viết đề cương nghiên cứu, bạn nên theo sát hướng dẫn trên trang web về học bổng muốn xin. Một đề cương mang tính cạnh tranh thường có dàn bài rõ ràng, bao gồm các lý do chọn đề tài,câuhỏicầnnghicứu,đốitượng nghiên.cứu,.phương.pháp.nghiên.cứu.và.các.đóng.góp.dự.kiến.của.đề.tài.

Ngoài ra, bạn cần nêu một cách thuyết phục lý do tại sao cần phải xin học bổng đến nước đó để học tập hay nghiên cứu. Bạn có thể trao đổi với những người có chuyên môn để có thêm kiến thức và viết được một đề cương tốt. Bài viết về mục tiêu học tập hay nghiên cứu của bạn giúp cho Ban tuyển chọn hiểu rõ hơn về dự định tương lai cũng như khả năng đóng góp của bạn cho đất nước. Vì vậy, bạn cần nêu ra những mục tiêu thực tiễn và cụ thể về chuyên môn, văn hóa, cuộc sống mà bạn muốn đạt được. Tránh trình bày những điều chung.chung.hay.quá.viễn.vông.

Những hoạt động ngoại khóa, giao lưu với cộng đồng mới, cũng là điều bạn nên quan tâm. Bởilẽ,bấtcứchươngtrìnhhọcbổngnàocũng.mong.muốn.ứng.viên.phải.đảm.trách.được.vai.trò.của.một.sứ.giả.văn.hóa.ở.nơi.họ.đến.

Khi giới thiệu về bản thân, bạn cần nêu ra những ưu điểm về tính cách và năng lực của mình mộtcáchchânthànhvàsinhđộngnhất. Bạn.không.nhất.thiết.phải.trở.thành.một.lãnh.đạo.tài.ba.của.đất.nước,.nhưng.bạn.nên.là.người.có.khả.năng.tạo.nên.những.thay.đổi.tích.cực.

Ngoài ra, ngôn ngữ bạn sử dụng cần phải trong sáng và rõ ràng. Tránh vòng vo và sáo rỗng. Những.tiêu.chí.về.chính.tả.chấm.câu,tách.đoạn.đều.phải.được.kiểm.tra.cẩn.thận.trước.khi.bạn.nộp.hồ.sơ.

Phỏng.vấn:.Tạo.phong.thái.tự.tin,.thoải.mái

Trước khi phỏng vấn, bạn cần nắm rõ những thông tin mà bạn đã cung cấp trong hồ sơ xin họcbổng.Tìmhiểutrướcmộtsốthôngtinvề.thành.phố.hay.trường.bạn.muốn.đến.cũng.là.điều.nên.làm.

Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc trang trọng, gọn gàng để tạo được ấn tượng tốt. Một phongtháitựtin,thoảimái,kếthợpvớingônngữ.điệu.bộ,.sẽ.làm.cho.bạn.trở.nên.sinh.động.trong.lúc.giao.tiếp.

Cần nhìn thẳng vào người phỏng vấn và vui vẻ trong lúc chuyện trò. Khi Ban phỏng vấn gồm cảngườiViệtlẫnngườinướcngoài,thìbạn.nên.chia.sẻ.ánh.mắt.cho.mọi.người.và.tránh.việc.chỉ.nhìn.vào.người.nước.ngoài.

Đừng học thuộc lòng một bài nói đã chuẩn bị sẵn, bởi vì người phỏng vấn có thể cắt ngang hoặc chuyển đề tài và bạn có thể găp khó khăn. Cần trả lời trực tiếp, ngắn gọn và có thí dụ minh họa.

Những câu nói như: “Đây là một câu hỏi hay” hoặc “Đây là một câu hỏi khó” cần được sử dụng một cách tiết chế. Ham hiểu biết về nền văn hóa khác là một lợi thế, nhưng bạn cũng cần hiểu biết về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam để có thể chia sẻ với bạn bè quốc tế.

6 lý do hồ sơ du học bị từ chối

1. Hồ sơ đến muộn

Hầu hết các suất học bổng sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nhiều ứng viên không chắc chắn hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường đúng hạn hay không. Kết quả là ngay cả những ứng viên có tiềm năng nhất hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất cũng sẽ không được xem xét. Ngoài ra, hồ sơ gửi đến chậm sẽ tạo ra một ấn tượng không tốt đối với những người phụ trách tuyển sinh của trường.

2. Kết quả học tập chưa tốt

Các loại điểm số, xếp loại của người nộp hồ sơ ít nhất phải ở mức trung bình trở lên. Nhiều nhà tài trợ yêu cầu người nhận học bổng làm đại diện cho tổ chức của họ trước công chúng, do vậy họ muốn chắc chắn rằng những người nhận học bổng phải đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí đưa ra, đặc biệt là thành tích học tập.

3. Không năng động

Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.

4. Có một bài luận nghèo nàn

Hầu hết các học bổng đều yêu cầu học sinh viết bài luận cho một chủ để cụ thể. Nhiều học sinh nỗ lực trong việc viết đúng chính tả, ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.

5. Gửi thông tin sai

Bạn nên lưu ý rằng: Ngay cả khi nhà tài trợ học bổng rất ấn tượng với hồ sơ đăng ký của bạn thì họ cũng luôn tìm cách để chứng thực các thông tin đã gửi trên mẫu đơn. Nếu bạn “khai man” thành tích học tập hoặc thông tin về địa chỉ liên lạc, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân… không chính xác thì họ sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức vì đơn giản là họ có hàng ngàn sự lựa chọn khác đáng tin cậy hơn.

6. Bộ hồ sơ cẩu thả

Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người tuyển dụng cảm thấy không được tôn trọng và tất nhiên là ứng viên đó cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.

Bên cạnh sự cố gắng học tập, bạn hãy dồn sức lực, trí tuệ và cả ước mơ để hoàn chỉnh bộ hồ sơ du học một cách cẩn thận, chu đáo nhất. Điều đó sẽ làm tăng thêm cơ hội giành học bổng cho bạn

Thủ thuật trong buổi phỏng vấn Visa du học Mỹ

Bạn nộp hồ sơ xin học tại một quốc gia phát triển và điều duy nhất khiến bạn lo lắng là buổi phỏng vấn trực tiếp với người đại diện của trường. Những mách nước dưới đây có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn. Và luôn luôn nhớ rằng "Đây là một cuộc trò chuyện". Buổi phỏng vấn Visa thành công phải cần sự chuẩn bị tốt.

Bạn nên giữ tâm trạng mái và coi buổi phỏng vấn như một cuộc đối thoại hơn là một buổi kiểm tra. Những người phỏng vấn có mặt tại đó để tìm hiểu về bạn vậy thì hãy coi đó như một cơ hội để bạn trình bày mục tiêu, kế hoạch và những mối quan tâm với các nhà giáo dục có kinh nghiệm.

Chuẩn bị

Để giảm mức độ lo lắng và nâng cao kinh nghiệm của bạn bằng cách tham khảo và tìm hiểu những câu hỏi có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là một số vấn đề có thể bạn sẽ được hỏi:

Lý lịch của bạn: quá trình học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ.

Thành tích học tập: điểm trung bình qua mỗi cấp học, bạn đứng thứ hạng bao nhiêu, các thành tích tham gia hoạt động ngoại khóa khác mà bạn đã đạt được như các hoạt động thể thao, dự án nghiên cứu khoa học…

Dự định tương lai của bạn: đó là những kế hoạch cho việc học tập và nghề nghiệp.

Khả năng tài chính và các nhu cầu: bạn đã có thu nhập riêng và khả năng tiết kiệm hay thu nhập của gia đình bạn như thế nào? Nhu cầu tài chính của bạn là bao nhiêu khi dự tính cho việc đi du học. Các thông tin về tìa chính là rất quan trọng đặc biệt với những thí sinh đi du học tự túc.

Thông tin cá nhân: có thể bạn sẽ được hỏi các câu hỏi để có thể bộc lộ mình như: “Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn”. Câu trả lời của bạn sẽ góp phần giúp người phỏng vấn có thêm cơ sở để quyết định liệu bạn có phù hợp với trường học mà bạn lựa chọn xin học tập.

Những kiến thức cơ bản cho buổi phỏng vấn

Bạn muốn thoải mái để cùng trao đổi với những người phỏng vấn và có không khí tự nhiên để thể hiện mình nhưng bạn đến đây với tư cách là một người được phỏng vấn bởi vậy vẫn không thể thiếu những quy tắc cơ bản:

Đúng giờ: bạn nên kiểm tra thời gian và địa điểm cho buổi phỏng vấn để dự tính thời gian để không đến quá sớm và cũng không quá muộn.

Trang phục: nên có trang phục phù hợp với vai trò là một người được phỏng vấn để không gây phản cảm với mọi người mà bạn thì vẫn tự tin thoải mái với bộ trang phục của mình. Không nên mặc quần Jean áo phông đến tham gia một buổi phỏng vấn. Cũng đừng quên những chi tiết nhỏ khác nhưng cũng không kém phần quan trọng như đầu tóc, tư thế dáng đi.

Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu: khi bắt đầu vào phỏng vấn bạn nên bắt tay, giới thiệu bản thân, giao tiếp cả bằng ngôn ngữ và ánh mắt.

Trả lời ngắn gọn và trung thực: cố gắng tóm tắt các câu trả lời của bạn một cách nhanh nhất và dễ hiểu. Người phỏng vấn sẽ tiếp tục đưa ra câu hỏi nếu họ muốn biết thêm thông tin.

Chuẩn bị sẵn những câu hỏi: đây là một cách để bạn thể hiện sự quan tâm thực sự tới chương trình giáo dục, cuộc sống… nơi mà bạn dự tính theo học.

Những thông tin có trong hồ sơ xin học: bạn nên kiểm tra lại những thông tin đã trình bày trong hồ sơ xin học để không có những sai lệch khi bạn phải trình bày lại trong buổi phỏng vấn.

Giải quyết tình huống: đây là một cách để người phỏng vấn có thêm cơ sở để đánh giá bạn.

Không nên ngần ngại nói “Tôi không biết” hay đặt ra câu hỏi. Nếu bạn vẫn chưa hiểu câu hỏi nên hỏi lại để trả lời vào đúng vấn đề.

Cám ơn: không quên nói lời cảm ơn trước khi rời buổi phỏng vấn.

"Bí quyết" trả lời những câu phỏng vấn khó

Có rất nhiều câu hỏi dành cho các ứng viên trong một buổi phỏng vấn. Và bạn không thể học thuộc lòng tất cả những câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi tuyển dụng như thế này.

Hơn thế nữa, hầu hết các nhà tuyển dụng rất ghét những ứng viên trả lời như một “con vẹt”.

Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao là câu trả lời phải rõ ràng, tự nhiên và trên hết là phải thực tế. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự là một ứng viên sáng giá thông qua những câu trả lời của mình.

Dưới đây là quy trình 3 bước nhằm giúp các ứng viên phát huy những câu trả lời ấn tượng nhất nhằm “chống” lại những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng:

Bước 1: Hiểu những gì thật sự được hỏi Một trong những nhiệm vụ của bạn trong buổi phỏng vấn là phải hiểu những gì mà nhà tuyển dụng mong đợi và đang tìm kiếm từ phía các ứng viên. Nhìn chung thì những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn thường rơi vào 3 lĩnh vực, và những câu hỏi của nhà tuyển dụng được thiết kế nhằm khai thác những thông tin mà họ cần thiết từ phía các ứng viên. 3 lĩnh vực mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất là: Những kỹ năng nghề nghiệp

- Liệu bạn có những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của công ty hay không? - Bạn có chứng minh được rằng bạn thật sự phù hợp với công việc mà công ty sẽ giao cho bạn. Bạn đã từng làm những công việc như thế này bao giờ chưa? - Nếu trước đây bạn chưa bao giờ làm những việc như thế này thì bạn có chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khả năng đảm nhận những công việc mà họ giao hay không? Những động cơ thúc đẩy bạn trong suốt quá trình công tác

- Động lực nào thúc đẩy bạn tìm đến với công việc này, và bạn có đủ tự tin để đảm nhiệm công việc này không? Điều gì chứng minh rằng bạn đủ năng lực để đảm nhận vai trò này?

- Bạn sẽ luôn tận tâm chu đáo với nhiệm vụ được giao chứ? Hoặc có thể do áp lực công việc, các mối quan hệ trong công ty, với đồng nghiệp sẽ khiến bạn đôi khi quẫn trí, bạn có chịu đựng được áp lực công việc hay không?

- Bạn có yêu thích công việc này không, điều gì có thể chứng minh rằng bạn thật sự yêu thích công việc này?

- Bạn có chấp nhận trải qua một thời gian đào tạo và đo lường chất lượng mà tổ chức dành cho bạn? Những kinh nghiệm và kiến thức quản lý

- Bạn có chấp nhận sự điều hành của người khác?

- Bạn có thực hiện được các quy định và chính sách của tổ chức - Bạn có kinh nghiệm làm việc nhóm hay không? Và bạn có kiến thức về quản trị hay không?

- Bạn có sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc hay không?

Bước 2: Trả lời thật ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa Những câu trả lời xuất sắc phải ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa, nội dung của câu trả lời cần mang những thông tin và kiến thức cần thiết và hữu ích đối với nhà tuyển dụng.

Bước 3: Trong những câu trả lời bao giờ cũng kèm theo những kỹ năng có liên quan Những câu trả lời dạng này cho thấy rằng bạn thật sự hiểu nhà tuyển dụng muốn gì và đây cũng là một trong những cơ hội để bạn trình diễn các kỹ năng kiến thức cá nhân cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự phù hợp với vị trí cần tuyển.

Bí quyết tự giới thiệu khi phỏng vấn

Bạn cần nắmvài bí quyết giúp mình tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ, khi giới thiệu về bản thân trước ban tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

Giai đoạn chuẩn bị:

Bước 1: Dành 30 phút buổi sáng “tút” lại ngoại hình trước khi đến nơi phỏng vấn. Hãy chọn trang phục nào phù hợp với môi trường làm việc tại đóđồngthời giúp bạn thoải mái và tự tin. Chú ý giữ tóc và móng tay sao cho thật gọn gàng.

Bước 2: Có mặt ở nơi phỏng vấn sớm ít nhất 15 phút. Nhờ vậy, bạn có đủ thời gian để lấy bình tĩnh và chỉnh lại đầu tóc cũng như y phục.

Bước 3: Đảm bảo hơi thở của bạn không có mùi khó chịu, chẳng hạn bằng cách nhai kẹo cao su hương bạc hà trên đường đến điểm phỏng vấn.

- Thể hiện “phong độ”

Bước 1: Đứng lên và bước thẳng tới chỗ nhà tuyển dụng để tự giới thiệu về mình. Nên bắt tay vừa đủ chặt và ngay cả khi thuận tay trái, bạn vẫn nên đưa tay phải ra.

Bước 2: Nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn và nói về bản thân. Vì đây là lần gặp mặt đầu tiên, bạn nên dùnglối nói trang trọng.

Bước 3: Giữ thái độ lịch sự, điềm đạm khi trả lời nhà tuyển dụng và sự hồi hộp của bạn sẽ giảm bớt trong quá trình phỏng vấn.

- Quan sát người phỏng vấn

Bước 1: Đừng ngồi cho đến khi nhà tuyển dụng ngồi trước hoặc yêu cầu bạn an tọa.

Bước 2: Để ý đến ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn. Nếu ông/bà ấy có vẻ sao lãng hoặc bồn chồn, hãy hâm nóng bầu khí ở đó bằng cách kể một câu chuyện thú vị nhưng phải liên quan đến các kỹ năng của bạn.

Bước 3: Không bao giờ ngắt lời người phỏng vấn. Nhớ kiên nhẫn đợi cho đến lúc ông/bà ấy nói hoặc hỏi xong, trước khi bạn trả lời hay nêu câu hỏi của mình. Nếu không hiểu câu hỏi hoặc nhận xét nào đó,đừng ngạiđề nghị họ giải thích hoặc lặp lại.

5 câu trả lời thông minh trong buổi phỏng vấn

Bạn có năng lực, bạn luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Vì thế, bạn bối rối khi phải đối diện với câu hỏi "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì" mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Có người thận trọng, không trả lời ngay mà xin một chút thời gian để suy nghĩ và người phỏng vấn chẳng khó khăn gì để nhận ra, bạn không chắc chắn về câu trả lời của mình. Điều đó cũng bất lợi phần nào.

Có người hấp tấp, chẳng suy nghĩ gì mà trả lời luôn "tôi không có điếm yếu nào cả" và cố chứng minh điều đó bằng sự tự tin vào năng lực của mình. Nhưng nhà tuyển dụng sẽ biết ngay là bạn đang nói dối, vì một lẽ đương nhiên, chẳng có ai là hoàn hảo cả, dù ít dù nhiều, mỗi người đều có những nhược điểm riêng. Chưa kể đến việc họ sẽ đánh giá sự chân thật của bạn nhưng rõ ràng đó không phải là câu trả lời ấn tượng.

Vậy, bạn nên trả lời thế nào đối với câu hỏi hóc búa nhưng cũng khá phổ biến đó? Những câu trả lời sau sẽ giúp bạn có sự lựa chọn thích hợp.

1. Nói nhiều

Đừng lo lắng câu trả lời này có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn dành quá nửa thời gian để chat chit, buôn điện thoại hay buôn dưa lê với đồng nghiệp. Vấn đề là bạn sẽ minh họa nhược điểm đó như thế nào để nhà tuyển dụng thấy rằng nên xếp bạn vào công việc nào cho thuận lợi để có thể tận dụng tốt điểm nói nhiều ấy.

Bạn có thể viết mail trả lời đối tác khá dài và hiệu quả, nói chuyện với khách hàng qua điện thoại hàng giờ đồng hồ và buôn chuyện cũng tốt nhưng lẽ dĩ nhiên, bạn luôn truyền đạt đủ thông tin cần thiết. Dù nói hơi nhiều, nhưng điều đó cũng là điều dễ chấp nhận trong thế giới kinh doanh. Đương nhiên, những người nói nhiều, hay nói sẽ thích hợp với những công việc cần nhiều đến giao tiếp như là sales, công tác truyền thông hơn là vị trí công nghệ, kỹ thuật.

2. Cầu toàn

Khi nói ra điều này, bạn hãy thể hiện mình luôn mong đợi thành tích của cá nhân cũng như của những người xung quanh, rằng bạn luôn muốn nhìn thấy sự hoàn thiện chứ không phải chỉ cầu toàn cho bản thân. Bạn cần chỉ ra rằng, bạn hiểu rõ mỗi người có những kỹ năng khác nhau, có những thế mạnh riêng nhưng bạn luôn muốn mọi người tập trung cao độ và hoàn thành công việc một cách tối ưu.

3. Để ý từng chi tiết

Nhược điểm này dễ khiến đồng nghiệp phát điên lên vì bạn thường xuyên chen vào việc họ làm, ngay cả khi họ đang bận bù đầu. Không những thế, bạn lại còn lên tiếng góp ý, chê bai kể cả những chi tiết nhỏ nhất mà đồng nghiệp làm chưa hoàn hảo. Tính cách này nhiều khi gây khó chịu cho mọi người nhưng bù lại, nó sẽ giúp công việc hoàn thành tốt hơn và rèn cho họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và biết đâu, cơ hội thăng tiến sẽ đến với họ nhiều hơn. Khi chọn nhược điểm này, bạn nên thể hiện rằng, sự để ý của bạn là tập trung cho công việc chứ không phải là những chuyện nhỏ nhặt hằng ngày.

Điều quan trọng khi gặp câu hỏi này, bạn hãy thể hiện sự tự tin và cố gắng tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp để ghi điểm tốt hơn so với các ứng viên khác. (Ảnh minh họa)

4. Thích chỉ đạo

Bạn thích chỉ đạo, thích giao việc cho người khác dù vị trí lãnh đạo không phải dành cho bạn và điều đó dễ khiến các đồng nghiệp nổi điên. Hãy cố gắng diễn tả nhược điểm này thật hài hước và thể hiện thái độ cầu tiến cũng như mong muốn của bạn trong vị trí công việc sắp tới. Hơn nữa, hãy để nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn thích chỉ đạo nhưng không có nghĩa là biến mình thành kẻ ham hố quyền lực và áp đặt suy nghĩ, cảm nhận của mình với mọi người xung quanh.

5. Tham công tiếc việc

Khi dùng câu trả lời này, hãy cẩn thận để nhà tuyển dụng không quá kỳ vọng vào bạn bởi có thể, họ sẽ giao cho bạn quá nhiều việc ngay cả khi bạn chưa quen đường đi nước bước. Bạn cũng không nên thể hiện mình sẽ dành nhiều thời gian ở văn phòng để làm việc, thay vào đó, bạn nên nói rằng, bạn thường xuyên suy nghĩ về công việc ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi cuối tuần. Đầu óc bạn luôn tập trung suy nghĩ cho công việc, cho những chiến lược mới...

Ngay cả những ngày nghỉ bên gia đình, bạn cũng cố gắng giành thời gian lướt web, check mail để xem có gì mới không. Mục đích của câu trả lời này là để thể hiện bạn là người có trách nhiệm và nghiêm túc với công việc, chứ không có nghĩa là bạn thường xuyên có mặt ở cơ quan.

"Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?", đó là câu hỏi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn. Nhìn chung, với câu hỏi này, bạn nên đưa ra một điểm yếu của mình nhưng hãy chọn điểm nào có liên quan đến công việc. Tất nhiên, cần phải trung thực vì có thể bạn sẽ bộc lộ nó trong quá trình làm việc ở đây. Chẳng hạn khi phỏng vấn, bạn nêu nhược điểm là nói nhiều nhưng trong suốt buổi phỏng vấn, bạn không nói gì nếu nhà tuyển dụng không hỏi hoặc khi đã vào làm, bạn lại là người kiệm lời, ít hòa đồng với đồng nghiệp. Như thế sẽ rất ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Điều quan trọng khi gặp câu hỏi này, bạn hãy thể hiện sự tự tin và cố gắng tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp để ghi điểm tốt hơn so với các ứng viên khác. Chắc chắn, thành công sẽ đến với bạn.

10 câu hỏi giúp làm chủ cuộc phỏng vấn

Với nhiều người, buổi phỏng vấn xin việc như cuộc thẩm tra do tất cả những gì họ làm là trả lời và không đặt bất cứ câu hỏi nào. Làm như vậy, bạn sẽ càng bị động hơn và khó kiểm soát mọi tình huống.

Jonathan Milligan, một người đào tạo và tư vấn nghề nghiệp, cho biết: “Ở một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cho phép bạn đặt câu hỏi. Và đây là cơ hội để bạn thể hiện niềm hứng thú với công việc cũng như xác định bạn có thực sự phù hợp với vị trí đó hay không. Hãy tận dụng thời cơ này bằng cách đặt ra những câu hỏi “đắt giá” và ghi điểm với người phỏng vấn”.

Các chuyên gia tuyển dụng xác định 5 mảng câu hỏi bạn có thể đạt ra để đặt mình vào thế có lợi và góp phần kiểm soát cuộc phỏng vấn:

Câu hỏi xác định điểm yếu của công ty:

Một trong những vấn đề lớn nhất của công ty mà một người với trình độ như tôi có thể góp phần cải thiện là gì? Nếu tôi bắt đầu công việc này vào ngày mai, 2 ưu tiên cấp bách nhất tôi cần làm là gì?

Câu hỏi xác định vị trí của công ty trên thị trường:

Công ty chúng ta sẽ có vị trí như thế nào trong 5 năm tới? Mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty là gì?

Câu hỏi quyết định bạn có thể phù hợp với công ty không:

Anh/chị có thể mô tả một chút về văn hoá của công ty không? Những phẩm chất như thế nào của một nhân viên sẽ gây ấn tượng với tổ chức?

Câu hỏi thể hiện sự hứng thú của bạn với công việc:

Tôi có thể cung cấp thêm thông tin gì bản thân mình nữa hay không? Bước tiếp theo tôi cần làm trong quá trình tuyển dụng là gì?

Câu hỏi mang tính chuyên sâu về lĩnh vực:

Anh/chị có thể giải thích rõ hơn những điều đã nói về…? Anh/chị có thể đưa ra ví dụ về…?

Bill Denyer, một chuyên gia đào tạo và phát triển nghề nghiệp, nói: “Bằng cách yêu cầu sự giải thích rõ ràng hoặc đưa ra ví dụ, bạn chứng tỏ với người phỏng vấn rằng mình quan tâm và suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề họ mang đến”. Ông đề nghị ứng viên nên ghi chép trong cuộc phỏng vấn, sử dụng các keyword (từ khóa) để giúp bạn ghi nhớ những điều đã thảo luận, thay vì chép hết tất cả mọi điều mọi người nói.

"Điều bạn không nên làm là đặt ra câu hỏi mà câu trả lời đã quá rõ ràng”, Susan RoAne - tác giả cuốn sách “Mặt đối mặt: Làm thế nào để phục hồi cảm giác cá nhân trong thế giới kĩ thuật số” - đưa ra lời khuyên. “Bạn thực sự cần phải làm “bài tập về nhà”. Trước cuộc phỏng vấn, hãy lên trang web của công ty, sử dụng các công cụ tìm kiếm và các mạng lưới xã hội để tham khảo ý kiến của những người biết về công ty”.

Và không bao giờ hỏi người phỏng vấn những câu hỏi như: “Kì nghỉ của công ty kéo dài bao lâu?” hay “Công ty chuyên làm về lĩnh vực gì?”, Roane bổ sung. Một vài chuyên gia đề nghị hãy chờ đợi cho tới khi người phỏng vấn đưa ra câu hỏi: "Bạn có câu hỏi gì không?", trong khi một số khác lại đề nghị khi nhà tuyển dụng có cuộc nói chuyện cởi mở, bạn mới nên đặt ra những câu hỏi thích hợp. Milligan cho biết: "Điều đó phụ thuộc vào từng tình huống. Nếu người phỏng vấn nhìn vào giấy để đọc câu hỏi, đừng ngắt lời họ và chờ đợi. Còn nếu nhà tuyển dụng nói chuyện một cách ngẫu nhiên và thoải mái, bạn có cơ hội để hỏi lại họ".

Mục tiêu rõ ràng

Dương Thanh Long là một trong số những sinh viên xuất sắc chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của ĐH FPT. Trong suốt 4 năm học tại trường Long hiếm khi vắng mặt tại Góc tôn vinh – nơi treo ảnh những sinh viên xuất sắc nhất ĐH FPT về thành tích học tập cũng như hoạt động phong trào. Cậu ra trường với danh hiệu Thủ khoa dù khóa tốt nghiệp của cậu toàn sinh viên “sừng sỏ” với thành tích học tập đáng nể. Và đặc biệt, Long là người Việt Nam duy nhất giành được học bổng Eramus Mundus dạng tự do của Liên minh Châu Âu năm học 2011 cho chuyên ngành Language and Communication Technology (Công nghệ xử lí ngôn ngữ). Thành công với người nào đó có thể mang tên “Tình cờ”, thành công của Dương Thanh Long là kết quả của việc xác lập mục tiêu rõ ràng.

Với Long, mục tiêu là một phần không thể thiếu để bản thân không lạc lối trong thành công hoặc chững lại trước thất bại. Cậu luôn có sẵn những mục tiêu trong từng giai đoạn, đảm bảo các tiêu chí: Hợp lý và liên tục. Long không đặt ra những mục tiêu không tưởng, và đặc biệt luôn có sẵn mục tiêu kế tiếp ngay khi hoàn thành mục tiêu hiện tại. Điều này giúp cậu hiểu rằng chặng đường trước mắt còn rất dài và không thể “ăn mừng” quá lâu trước mỗi thành công hoặc tạm dừng nếu gặp thất bại. Eramus Mundus là thành công lớn với cậu, nhưng cũng sẽ chỉ là một chặng nghỉ chân tạm thời trước khi cậu tiếp tục bước đi đến những mục tiêu tiếp đó.

Thái độ tốt

Bí quyết thứ hai mà Thanh Long chia sẻ là điều không phải người trẻ nào cũng nhận ra, và đặc biệt không phải người trẻ nào sau khi nhận ra cũng có thể làm được. Cậu thủ khoa ĐH FPT tin tưởng rằng thái độ tốt quyết định phần lớn thành công của mỗi người. Bí quyết này nói nôm na là giữ tinh thần và hành động tích cực với trách nhiệm của mình. Học cách yêu môn học, công việc mình làm, thực hiện bằng thái độ nghiêm túc và luôn luôn suy nghĩ để thực hiện công việc một cách tốt nhất là những điều Long đã làm.

Theo cậu, điều khó thực hiện để có một thái độ tốt, là không phải lúc nào mỗi người cũng được làm việc mình yêu thích, cũng như không phải ai cũng đủ nghị lực để làm những điều bản thân biết rằng mình cần phải làm để có kết quả tốt. Những lúc này, cần sự trợ giúp của nghị lực, nỗ lực, và tính trung thành với mục tiêu đã đặt ra.

Phương pháp học tập “độc”

Không phải vô cớ mà Dương Thanh Long trở thành Thủ khoa tốt nghiệp của ĐH FPT bên cạnh một loạt gương mặt xuất sắc khác. Nghe chia sẻ của cậu về việc học, có thể nhiều người sẽ bất ngờ, bởi tuy kiến thức tại ĐH FPT rất nặng và yêu cầu học tập thi cử rất cao, nhưng hầu như Long chỉ học các môn chuyên ngành về CNTT trong thời gian nghe giảng trên lớp. Ở nhà cậu đầu tư thời gian cho việc học hai ngoại ngữ bắt buộc tại trường là tiếng Anh và tiếng Nhật và hiếm khi phải học khuya. Cậu gần như không bao giờ đi ngủ sau 12h đêm mỗi ngày vì lí do cày bài. Long tận dụng mọi giây phút trên lớp để học, đồng thời học bằng cách mà hiện giờ có lẽ chỉ mình cậu có: Kết hợp Mindmap và Ghi âm.

Long sử dụng phần mềm Mindmap ngay trên lớp để ghi lại lời giảng của thầy cô. Bài giảng của thầy cô dài hàng chục slide được cậu hệ thống ngắn gọn và khoa học trong Mindmap (phần mềm vẽ biểu đồ hình cây), và sau đó cậu mở máy ghi âm để… tự giảng lại cho chính mình nghe và thu lại. Thanh Long cho biết một bài giảng dài 45 slide của các thầy cậu chỉ tốn 4-5 phút ghi âm lại. Cứ thế cậu tiến vào các kì thi với kiến thức hệ thống chặt chẽ, logic và vô cùng gọn nhẹ.

Giờ thì Thanh Long đang chuẩn bị cho chuyến “du ngoạn Châu Âu” thu nhặt kiến thức dài 2 năm của mình. Những thành công của cậu sẽ còn tiếp dài, bởi bảng mục tiêu Long đặt ra chưa bao giờ ngừng. Hy vọng rằng, những bí quyết thành công mà cậu chia sẻ sẽ giúp nhiều sinh viên Việt Nam cùng du ngoạn thế giới như cậu, mở rộng tầm nhìn và mang kiến thức học được về xây dựng đất nước.

Biết cách "đánh thức" năng lực

Trải qua thời cấp 1 với những ham chơi con trẻ và kết quả học tập lẹt đẹt, khi bước chân vào lớp 6, Dương Thanh Long bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho sách vở. Thành công lớn dần theo sự trưởng thành của Long. Các giải thưởng Nhất, Nhì, Ba trong những kỳ thi học sinh giỏi toán cấp huyện và thành phố liên tiếp thuộc về chàng thanh niên có chí này.

Sự hài lòng của gia đình, sự ngưỡng mộ của bạn bè là nguồn động viên giúp Long càng thêm tin "tiềm năng của con người là vô cùng và quan trọng nhất phải biết đánh thức nó". Cách đánh thức năng lực bản thân mà Long đúc rút được nằm ở thái độ học tập tốt.

Chính thái độ tích cực này tạo niềm đam mê cho cậu trong học tập. Nắm chắc kiến thức trên lớp, làm hết các bài tập nâng cao của thầy cô, không bỏ sót bất cứ một vấn đề nào trong các sách Toán chuyên của lứa tuổi mình, suốt những năm học cấp 2 và 3, Dương Thanh Long đã tiếp cận với thành công bằng bí quyết ấy.

Trước mỗi môn học, Long luôn quan sát và tự rút ra phương pháp học tập thích hợp và hiệu quả nhất. Một trong các phương pháp tâm đắc của Long là chương trình mind map (phần mềm có mô hình dạng cây) với ưu điểm có tính hệ thống, cho phép rút ngắn thời gian đầu tư môn học.

Theo chiêm nghiệm của Long, những thành tích ở bậc đại học mà cậu có được một phần nhờ việc áp dụng mô hình này trong hầu hết các môn, từ triết học đến các môn chuyên ngành khác. Bí quyết thứ hai của Long là ghi âm và nghe lại. Một bài giảng dài 45 slide của các thầy chỉ tốn 4-5 phút ghi âm. Bằng cách này, Long tiến vào các kỳ thi với kiến thức hệ thống chặt chẽ, logic và vô cùng gọn nhẹ.

Làm chủ các "ngã rẽ" cuộc đời

Bước đầu đi lên từ những chỉ bảo sát sườn của chị gái, những lời động viên đúng lúc của gia đình, Thanh Long đã dần trở thành một cậu bé độc lập, tự biết tạo "ngã rẽ" và lập kế hoạch để làm chủ nó.

Ngã rẽ đầu tiên của cuộc đời cậu có lẽ là việc từ bỏ Đại học Bách khoa sau 6 tháng học tập để đầu quân vào ĐH FPT. Ở thời điểm 5 năm về trước, quyết định này mang tính táo bạo và quyết liệt bởi việc cậu từ bỏ chiếc ghế chắc chắn tại một ngôi trường danh tiếng để trở thành sinh viên khóa đầu tiên của một trường non trẻ như ĐH FPT. Song, mọi quyết định đều có lý lẽ riêng. Với Long, đó là do ấn tượng mạnh trước tầm nhìn cũng như chương trình đào tạo cơ bản về CNTT và những kỹ năng mềm mang tính ứng dụng cao của trường.

Bước vào kỳ học đầu tiên tại ĐH FPT, Long sửng sốt trước thời gian biểu kín đặc các môn chuyên ngành. Ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Nhật, thực sự là một trở ngại đáng gờm của cậu. Tuy nhiên, là người luôn có thái độ học tập tốt, với Dương Thanh Long, bất kỳ môn học nào nếu đầu tư công sức và thời gian đều có thể đạt được kết quả tốt.

Hai tuần nghỉ sau kỳ đầu chính là thời gian cậu tổng kết lại toàn bộ kiến thức, tìm ra điểm mấu chốt của môn học. Long tiến bộ vượt trội trong bộ môn này và chính nhờ đó, cộng với kết quả xuất sắc ở bộ môn chuyên ngành, hai năm sau, Long trở thành một trong hai sinh viên của ĐH FPT nhận học bổng tại ĐH Kyutech (Nhật Bản). Tại xứ sở hoa anh đào, Long đã có cơ hội tiếp cận với học bổng Eramus Mundus. Đây chính là ngã rẽ, điểm mốc thứ hai của cuộc đời cậu.

Trở về ĐH FPT sau 6 tháng học tập miệt mài tại Nhật Bản, Dương Thanh Long lao vào nghiên cứu Eramus Mundus. Tiến trình chinh phục học bổng danh giá của Liên minh châu Âu với lượng quota" xếp vào dạng hiếm hoi tương đương với Fulbright của Mỹ được Long hoạch định rõ ràng.

Ba kỳ cuối tại ĐH FPT là giai đoạn "nước rút" để Long cán đích Eramus Mundus: thi lấy N2 tiếng Nhật, thi Toefl và đầu tư hoàn thiện các thủ tục để nộp hồ sơ. "Ngã rẽ nhân tạo" thứ ba được chàng sinh viên tiếp tục mở ra khi giành được học bổng Thạc sỹ Eramus Mundus.

Chủ động trong cuộc sống

Dương Thanh Long luôn vạch ra kế hoạch phấn đấu cho bản thân. Nếu nhiều sinh viên CNTT cùng lứa chạy theo công nghệ để học thì Long lại lấy ngoại ngữ làm tâm điểm: toàn bộ thời gian ở nhà dành để học tiếng Anh và tiếng Nhật. Trong khi đa số sinh viên muốn tìm một công việc ổn định, thu nhập tốt và đúng chuyên ngành ngay sau khi ra trường thì chàng trai này lại đặt lộ trình học Thạc sỹ bằng học bổng nước ngoài ngay từ thời chỉ là học sinh cấp 3.

Hiện, Long là Developer tại Công ty CP Phần mềm FPT (FPT Software) cùng với nhóm trên 30 người cố gắng hoàn thành dự án còn dang dở trước ngày lên đường. Trong công việc, Long rất chú trọng kỹ năng mềm. Theo cậu, muốn làm tốt hơn, phụ thuộc nhiều vào khả năng giao tiếp, quan hệ và khả năng ngôn ngữ. "Anh thành đạt hơn tôi không phải vấn đề anh code nhanh hơn, mà nhiều khi nó lại nằm ở những kiến thức không phải là chuyên ngành", Long chia sẻ thêm.

Là người đại diện ĐH FPT viết thư đảm bảo Dương Thanh Long với Ban xét duyệt quỹ học bổng Eramus Mundus của Liên minh châu Âu, Thạc sỹ Nguyễn Trường Long, Trưởng Ban Đào tạo ĐH FPT, cho biết: "Là thủ khoa của ĐH FPT trong Lễ tốt nghiệp đợt 2 nên không cần phải nói nhiều về trình độ chuyên môn và các thành tích của Long. Điều tôi muốn nhấn mạnh là, tôi đánh giá cao tính chủ động của Long trong việc ứng tuyển và triển khai hoàn hảo các thủ tục liên quan đến học bổng. Tinh thần và thái độ quyết tâm đạt được mục tiêu của Long cũng là một điểm rất đáng hoan nghênh".

Chỉ chưa đầy hai tháng nữa, Long sẽ du học hai năm tại Praha (Czech) và Melbourne (Australia). Ngoài học phí, cậu còn nhận được trợ cấp 2.000 Euro mỗi tháng. Nhớ về đêm mất ngủ đầu tiên vì niềm vui khi biết mình giành được học bổng Eramus Mundus, Long chia sẻ về dự định tương lai: "Sau hai năm học tập tại nước ngoài, tôi sẽ trở về ĐH FPT làm giảng viên, tiếp tục truyền tới các thế hệ sau của sinh viên FPT niềm đam mê công nghệ cùng những phương pháp học tập hiện đại và hiệu quả".

Hy vọng trong tương lai sẽ lại có những bức thư đảm bảo cho sinh viên FPT đến với quỹ học bổng danh giá của châu Âu do chính Dương Thanh Long chắp bút.

Để thành công trong vòng phỏng vấn

Xin chúc mừng! Bạn đã bước vào vòng phỏng vấn tức là bạn đã vượt qua rất nhiều thử thách, và đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Buổi phỏng vấn trực tiếp là cơ hội tuyệt vời để hội đồng tuyển sinh hiểu bạn rõ hơn, và đặc biệt, đánh giá được sự trưởng thành, sự điềm tĩnh và khả năng ứng phó tình huống của bạn khi có áp lực.

Để thành công trong vòng phỏng vấn

Các bước chuẩn bị:

Không thể đoán được bạn sẽ bị hỏi những câu hỏi như thế nào trong cuộc phỏng vấn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi thông thường nhất, dù đó là cuộc phỏng vấn học bổng hay phỏng vấn đi làm. Hãy viết ra các câu trả lời cho những câu hỏi này.

·Điểm mạnh nhất của bạn là gì?

·Mục tiêu nghề nghiệp của bạn?

·Trong 5 năm, 10 năm nữa, bạn mong đợi bạn sẽ thành người như thế nào?

·Hãy nói cho tôi biết những thành tích của bạn mà bạn cảm thấy tự hào?

·Hãy cho tôi biết một lỗi lầm mà bạn mắc phải, và bạn đã học được điều gì từ đó.

·Ai đã ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời bạn và vì sao?

·Tại sao bạn xứng đáng với học bổng này?

Bạn hãy dành thời gian chuẩn bị các câu hỏi mà bạn dự đoán rằng người phỏng vấn sẽ hỏi, thường thì 80% số câu hỏi bạn chuẩn bị trước sẽ được hỏi đến, còn lại số ít là những câu hỏi bất ngờ khác, mà bạn sẽ phải linh động để trả lời. Bạn nên chuẩn bị trước những ý mình định trả lời ở nhà trước, luyện tập trước gương hoặc nhờ một ai đó phỏng vấn giúp bạn. Một điều nên ghi nhớ là đừng bao giờ học thuộc lòng câu trả lời, bởi vì chắc chắn hội đồng xét tuyển sẽ dễ dàng nhận ra.

Sau đó hãy suy nghĩ sâu hơn về học bổng mà bạn đang hướng đến. Hãy đảm bảo là bạn hiểu rõ và sâu sắc về tổ chức hay trường học cung cấp học bổng cho bạn.

·Mục tiêu của tổ chức này khi cung cấp học bổng là gì?

·Trước đây những ai đã được cấp học bổng và vì sao họ lại được nhận học bổng này?

·Hội đồng giám khảo gồm những ai?

·Điểm gì đặc biệt ở hồ sơ của bạn khiến bạn được chọn vào vòng phỏng vấn?

Hãy sử dụng những thông tin này để chuẩn bị cho phần phỏng vấn của bạn. Ví dụ, nếu bạn tiêu chí tuyển chọn của học bổng là thành tích học tập, thì bạn nên chuẩn bị thật tốt những thông tin về điểm số, khả năng học tập nghiên cứu, việc tổ chức các hoạt động mang tính học thuật, hoặc việc bạn giành các giải thưởng lớn tại các cuộc thi. Nếu tiêu chí tuyển chọn của học bổng là khả năng lãnh đạo và khả năng đóng góp cho cộng đồng, thì bạn cần nhấn mạnh các hoạt động tình nguyện của mình trong những năm vừa qua, những hoạt động tại trường và cộng đồng mà bạn đã đóng góp và lãnh đạo. Chú ý tìm ra các ví dụ từ những kinh nghiệm đó, để nhấn mạnh điểm mạnh của bạn và những bài học bạn có được từ các hoạt động trên.

Điều mà hội đồng xét tuyển học bổng tìm kiếm là con người thật của bạn, họ muốn kiểm tra xem bạn có đúng là con người thú vị, đầy hoài bão, và có những tố chất như bạn đã nói trong bài luận không. Vì thế hãy là chính con người thật của bạn, cách nói chuyện chân thành, chừng mực, thông minh và thể hiện được hoài bão của mình là chìa khóa đưa bạn đến với thành công.

Trang phục

Cuối cùng, hãy chuẩn bị để bạn xuất hiện đẹp nhất và gây ấn tượng tốt nhất. Có thể bạn sẽ cần phải sửa sang lại mái tóc của mình, cắt sửa lại móng tay, chuẩn bị một bộ trang phục phỏng vấn gọn gàng và cẩn thận. Chúng tôi khuyên bạn nên mặc complet hoặc váy, tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để phù hợp nhất với mọi hoàn cảnh, thì trang phục của bạn cần phải sạch sẽ, vừa vặn, và đừng mặc một chiếc áo mất cúc hoặc sứt chỉ nhé.

Trong buổi phỏng vấn

Trong khi phỏng vấn, bạn có thể sẽ gặp những câu hỏi tình huống nữa. Nếu như bạn có được câu trả lời ngay, hãy đi thẳng vào vấn đề, điều đó vừa tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên, vừa thể hiện bạn là người nhanh nhạy và thẳng thắn. Còn nếu bạn chưa có được câu trả lời, thì cũng đừng rối trí, hãy thật bình tĩnh và hỏi lại người phỏng vấn để đảm bảo bạn hiểu ý câu hỏi, và bạn cũng có thêm thời gian để suy nghĩ về câu trả lời.

Điều hiển nhiên là nhiều người hết sức lo lắng khi bước vào vòng phỏng vấn cam go, nhưng bạn nên biết rằng, người phỏng vấn bạn cũng lo lắng và căng thẳng không kém, vì nhiệm vụ của họ là lắng nghe, nhận xét và lựa chọn chính xác ứng viên phù hợp. Gánh nặng đặt trên vai người phỏng vấn lớn hơn nhiều so với bạn. Đôi khi, điều mà hội đồng xét tuyển muốn nghe không phải là câu trả lời của bạn mà lại là phong thái, cách ứng xử của bạn, và cách bạn giải quyết tình huống.

Vì thế, hãy thật bình tĩnh, hãy coi như đây là cuộc nói chuyện chân tình của những người mới quen. Khi mục tiêu giành học bổng không còn là một gánh nặng đối với bạn nữa, thì bạn sẽ đi phỏng vấn với tâm thế nhẹ nhàng và tự tin hơn rất nhiều. Và kể cả khi bạn không giành được học bổng đó, thì thời gian chuẩn bị hồ sơ cũng là quãng thời gian vô cùng quý giá đối với bạn, nó cho phép bạn có cơ hội nhìn lại mình, tổng kết con đường mình đi, và vẽ ra mục tiêu dài hạn trong tương lai của bạn, nó giúp bạn nhìn thấy và phát huy điểm mạnh của mình cũng như phát hiện ra điểm xấu và sửa đổi chúng để bạn hoàn thiện mình hơn.

Một vài lưu ý nhỏ:

·Chuẩn bị đến đúng giờ hoặc sớm vài phút. Đến muộn trong một buổi phỏng vấn sẽ khó có thể chấp nhận được dù với bất cứ lý do gì.

·Hãy tìm hiểu tên người phỏng vấn và chào họ bằng tên nếu bạn chắc chắn bạn đọc đúng. Hãy xuất hiện với một nụ cười tràn đầy năng lượng. Mỉm cười và bắt tay thân thiện.

·Đợi cho đến khi bạn được mời ngồi. Ngồi ngay ngắn, nhìn thẳng và tỏ ra quan tâm thích thú trong suốt quá trình nói chuyện. Hãy thể hiện mình là người biết lắng nghe tốt, và giao tiếp tốt.

·Nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện.

·Trả lời theo dẫn dắt của người phỏng vấn, nhưng cũng nên hướng người phỏng vấn nói rõ ràng về học bổng, để bạn có thể lồng ghép thành tích học tập, kỹ năng, và những kinh nghiệm khác của bạn sao cho phù hợp.

·Đảm bảo rằng bạn có nhắc đến những điểm mạnh, thành tích học tập và kỹ năng của bạn.

·Thể hiện sự quyết tâm giành được học bổng. Thể hiện sự nhiệt tình của bạn. Nếu bạn quan tâm đến một cơ hội nào đó, thì sự nhiệt tình của bạn sẽ tăng khả năng bạn được hội đồng xét duyệt chú ý đến, và tăng cơ hội thành công cho bạn. Nếu như bạn không quan tâm, thì sự nhiệt tình vẫn thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của bạn.

·Đừng quên mang theo một bản copy hồ sơ học bổng của bạn. Giữ một vài bản copy trong cặp, đề phòng khi bạn quên mang theo.

·Đừng bao giờ trả lời bằng một câu đơn giản “có” hoặc “không”. Hãy giải thích nhiều hơn khi có thể.

·Đừng bao giờ nói dối. Hãy trả lời ngắn gọn, trung thực và chân thành.

·Đừng bao giờ trả lời quá nhiều hoặc quá dài dòng.

Đạt đc HB là một niềm vinh dự, bạn sẽ hiểu rõ hơn về điểm mạnh của mình, cũng như giúp ích cho bạn rất nhiều trong con đường sự nghiệp sau này. Tuy nhiên đó cũng là một trách nhiệm lớn đặt lên vai bạn, bạn còn có 3 năm trước mặt để cố gắng để chứng tỏ bản thân và rèn luyện mình hơn nữa. Nếu như giành được học bổng là khi bạn chứng minh được năng lực của bạn đối với hội đồng xét tuyển, thì giờ đây bạn còn phải chứng minh năng lực của mình với gia đình, người thân và bạn bè cùng lớp.

Giành được học bổng, bạn sẽ trở thành một đại sứ của nhà trường, là hình ảnh hay được nhắc tới trong các sự kiện lớn của trường. Bạn cũng có cơ hội tham gia vào các hoạt động của nhà trường, các hoạt động xã hội và tình nguyện. Đây là những cơ hội tuyệt vời giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm và vốn sống. Là một người giành được HB thì bạn cũng phải góp sức mang hình ảnh của trường đến với bên ngoài để mọi người biết đến trường bạn nhiều hơn, góp phần làm cho cuộc sống sinh viên trong trường sôi động hơn. British University Vietnam xin chúc các bạn thành công trong cuộc chinh phục học bổng sắp tới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#huycrt