Bi quyet thanh cong danh cho tuoi teen- Tran Dang khoa va Uong Xuan Vy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LỜI GIỚI THIỆU
Chào bạn,
Mặc dù đã bước qua tuổi teen được hơn 10 năm, nhưng những khó khăn, thử thách thuở còn cắp sách đến trường vẫn in sâu trong tâm trí chúng tôi. Chắc hẳn bạn không hề ngạc nhiên khi biết rằng, những thử thách to lớn đó thường gắn liền với việc học tập và trong nhiều hoàn cảnh là các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, anh chị em, cha mẹ, v.v…Khi cầm quyển sách “Bí Quyết Thành Công Dành Cho Tuổi Teen” trên tay, chúng tôi chỉ ao ước một điều là mình được đọc quyển sách này sớm hơn… mười mấy năm. Nếu được vậy, chúng tôi đã cóthể vượt qua được những trở ngại trong trường học và ngoài cuộc sống một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, ngày hôm nay, chúng tôi thật sự vui mừng khi mang đến cho bạn quyển sách này, vì chúng tôi tin một điều rằng, nó sẽ trở
thành người bạn đường đáng tin cậy của bạn trong cuộc sống.Tiếp nối những phương pháp học tập đã được chứng minh hiệu quả trong quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” – quyển sách
lập kỷ lục xuất bản với hơn 200.000 bản in được bán ra và được xem là hiện tượng giáo dục tại Việt Nam năm 2009 - 2011, “Bí Quyết Thành Công Dành Cho Tuổi Teen” tập trung vào những khía cạnh
quan trọng khác của giới trẻ như: cách hòa hợp với cha mẹ, kết thânvới những người bạn tốt, yêu thương bản thân, v.v…Kết hợp kinh nghiệm của các chuyên gia đào tạo Singapore (Adam
Khoo & Gary Lee) trong lĩnh vực giúp đỡ thanh thiếu niên ngày càng hạnh phúc hơn và thành công hơn, cùng kinh nghiệm tiếp xúc với hàng chục ngàn teen Việt Nam của chúng tôi, quyển sách này sẽcung cấp cho bạn những thông tin cực kỳ bổ ích về cách giải quyết những thử thách mà bạn gặp phải mỗi ngày, một cách hết sức dễ hiểu và dễ áp dụng.Sau khi đọc xong quyển sách này và áp dụng những kiến thức học được vào thực tế, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, hòa
đồng hơn, năng động hơn và trưởng thành hơn. Những vấn đề đang khiến bạn “đau đầu” sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn. Để rồi từ đó, bạn sẽ gặt hái được những thành quả vượt bậc trên bất kỳ conbđường nào mà bạn lựa chọn.

Ai bảo bạn không thể thành công từ tuổi teen nào? Hãy làm cho những năm tháng tuổi teen của mình không chỉ là những năm tháng dẹp nhất mà còn là những năm tháng thành công nữa, bạn nhé!
Thân mến,
Trần Đăng Khoa & Uông Xuân Vy

Adam Khoo là một doanh nhân, tác giả của
những quyển sách bán chạy nhất và là một
trong những chuyên gia đào tạo xuất sắc nhất.
Trở thành triệu phú tay trắng làm nên vào năm
26 tuổi, Adam Khoo sở hữu và quản lý nhiều
công việc kinh doanh với tổng thu nhập hàng
năm là hơn 30 triệu đô. Anh là Chủ tịch của
công ty Adam Khoo Learning Technologies
Group, một trong những công ty lớn nhất
Châu Á về giáo dục và đào tạo.
Adam cũng là tác giả của chín quyển sách bán
chạy nhất khác bao gồm, “I Am Gifted, So Are You!”, (ấn bản tiếng Việt – “Tôi Tài Giỏi,
Bạn Cũng Thế!”), “How to Multiply Your Child’s Intelligence”, “Clueless in Starting a
Business” và “Master Your Mind, Design Your Destiny” (ấn bản tiếng Việt – “Làm Chủ
Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh”) là quyển sách bán chạy thứ hai ở Singapore năm 2004 và
nằm trong danh sách bán chạy nhất của tờ Straits Times Life trong suốt 36 tuần. Những
quyển sách khác của anh bao gồm “Secrets of Self-Made Millionaires” (ấn bản tiếng Việt
– “Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú”), “Secrets of Millionaire Investors”, “Secrets
of Building Multi-Million Dollar Businesses” (ấn bản tiếng Việt – “Bí Quyết Gây Dựng
Cơ Nghiệp Bạc Tỷ”) và “Profit from the Panic”.
Adam tốt nghiệp bằng danh dự ngành Quản trị kinh doanh ở trường Đại Học Quốc
Gia Singapore (National University of Singapore - NUS). Thời sinh viên, anh đứng
trong tốp 1% những sinh viên dẫn đầu trường và được nhận vào chương trình Phát
Triển Tài Năng (Talent Development Program), một chương trình đào tạo những
sinh viên tài năng của trường.
Trong hơn 20 năm qua, anh đã đào tạo hơn 550.000 học sinh sinh viên, giáo viên,
chuyên gia, nhân viên và chủ doanh nghiệp về việc phát triển tiềm năng cá nhân và
đạt thành quả xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.
Thành công và thành tích đạt được của anh thường xuyên được đăng tải trên các
phương tiện truyền thông trong khu vực như The Straits Times, The Business
Times, The New Paper, Lianhe Zaobao, Channel News Asia, Channel U, Channel 8,
Newsradio 938, The Hindu, The Malaysian Sun, The Star và nhiều hơn thế nữa. Năm
2008, tạp chí “The Executive Magazine” đã xếp hạng Adam Khoo là một trong 25 người giàu nhất Singapore dưới tuổi 40.

Gary Lee là Trưởng phòng đào tạo và
là Chuyên gia đào tạo cho AKLTG, anh
tham gia vào các chương trình nổi tiếng
như hội thảo “Transformation Teaching”,
chương trình “I Am Gifted, So Are You!TM”
và “SuperKidsTM” do công ty tổ chức. Là
một chuyên gia đào tạo từ năm 2000, Gary
đã đào tạo cho các học viên đến từ các nước
bao gồm Mã Lai, Indonesia, Singapore và
Ấn Độ.
Gary tham gia vào các chương trình đào tạo
và các phương pháp học tập từ năm 15 tuổi. Với bề dày kinh nghiệm trong việc
đào tạo thanh thiếu niên gặp khó khăn trong học tập, bị tàn tật và bị tổn thương
thời thơ ấu, anh đã giúp vô số trẻ em, thiếu niên tin vào bản thân, vượt qua khó
khăn và vươn tới ước mơ của mình. Chuyên môn của Gary là về năng lực học tập
của não bộ bao gồm việc đào tạo não bộ bằng phương pháp hệ thần kinh, đào tạo
não bộ yếu và không có khả năng học tập, áp dụng các phương pháp học bằng
cả não bộ. Anh cũng là đồng tác giả của quyển sách “Nurturing the Winner &
Genius in your child” (ấn bản tiếng Việt – “Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi”) nằm
trong danh sách bán chạy nhất Singapore trong 14 tuần.
Là một chuyên gia đào tạo Neuro-Linguistic ProgrammingTM (NLP – Lập Trình
Ngôn Ngữ Tư Duy), chuyên gia đào tạo về não bộ và MBTITM (Công cụ phân loại
tính cách) được cấp chứng chỉ, Gary đã đào tạo rất nhiều người vươn tới thành công
trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp, thông qua các chương trình đào tạo dành cho
người lớn mà AKLTG tổ chức. Ngày nay, anh tư vấn cho các chuyên gia về việc tìm lại
nguồn động lực, đam mê và giao tiếp tốt hơn trong công việc và gia đình. Là nhà thôi
miên đã qua khóa đào tạo của National Guild of Hypnotist (NGH) và International
Association of Counselors and Therapists (IACT), Gary sử dụng vốn kiến thức của
mình để giúp cho các tổ chức giải quyết mâu thuẫn, xây dựng nhóm, thành thạo trong
giao tiếp cá nhân với trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) và giúp đỡ các bậc cha
mẹ hiểu được con cái thông qua các buổi nói chuyện về việc làm cha mẹ mà anh đã
tổ chức nhiều năm nay.
Khi còn là một học sinh dưới trung bình, Gary đã sử dụng các phương pháp và
lập luận mà nay anh chia sẻ, để lọt vào tốp 5% số học sinh dẫn đầu trường cấp hai anh theo học. Sau đó, Gary tốt nghiệp NUS. Khi theo học tại đây, anh biết
cân bằng thời gian một cách hiệu quả giữa việc học và công việc đào tạo nhiều
áp lực. Ngày nay, vừa phải đào tạo và quản lý khoảng 30 nhân viên, anh vẫn có
thời gian theo học bằng Thạc sĩ tài chính của trường Kinh Doanh Manchester
(Manchester Business School).
Anh cũng trải qua các khóa đào tạo của các chuyên gia giỏi như Adam Khoo,
nhà huấn luyện và sáng lập Timeline TherapyTM – Tiến sĩ Tad James, người đồng
sáng lập ra NLP – Tiến sĩ Richard Bandle. Ở Mỹ thì có Tiến sĩ George Bein,
chuyên gia đào tạo được cấp bằng NGH và là nhà thôi miên nổi tiếng cùng với
Eric Jensen, tác giả và là người tiên phong trong các chương trình và tài liệu nổi
tiếng về việc học bằng não bộ.
Gary sống theo những quan niệm về thành công mà anh chia sẻ với học viên.
Hiện nay, xen vào thời gian huấn luyện hàng ngày của anh, anh cũng là giám đốc
của một công ty đào tạo và là người đồng sáng lập ra một công ty khác trong lĩnh
vực sức khỏe toàn diện. Trong những nỗ lực kinh doanh của mình, Gary đã học
hỏi và tinh thông được nhiều công việc xây dựng doanh nghiệp và quản lý con
người. Những kinh nghiệm này cũng được Gary phổ biến trong các chương trình đào tạo của anh.

Chương 1: Giải phóng con người thành công trong bạn
1
Chương 2: Bạn có một sức mạnh phi thường
29
Chương 3: Nếu bạn tin bạn có thể làm được, bạn có thể làm được!
49
Chương 4: Tôi có phải yêu thương bản thân mình không?
71
Chương 5: Việc học có thật sự quan trọng không?
93
Chương 6: Làm chủ tư duy để thành công
111
Chương 7: Nghĩ lớn và làm lớn!
135
Chương 8: Bạn bè giúp ta hoặc hại ta
167
Chương 9: Biến cha mẹ thành đồng minh
193

CHƯƠNG 5
VIỆC HỌC CÓ THẬT SỰ QUAN TRỌNG KHÔNG

Nếu bạn ở độ tuổi vị thành niên thì việc học chắc chắn là một phần
quan trọng trong cuộc đời bạn. Hầu hết các bạn trẻ dành phần lớn thời
gian của mình ở trường đến 8 tiếng một ngày, hoặc nhiều hơn nếu họ
tham gia vào các hoạt động ngoại khóa khác nhau.
Như vậy có nghĩa là, chúng ta trải qua một phần ba cuộc đời mình ở
trường trước khi gia nhập đội ngũ lao động.
Bây giờ, không có mặt cha mẹ và thầy cô ở đây, chỉ có bạn và tôi, hãy
nói thật cho tôi biết: với bạn, việc học có thật sự quan trọng không? Mỗi
khi tôi đặt ra câu hỏi này cho những cô cậu học trò trong các khóa học
của mình, tôi thấy một số em trả lời “có” và một số em trả lời “không”.

Việc học có quan trọng hay không… Điều này còn tùy!Vậy việc học thật ra có quan trọng không? Tôi tin rằng câu trả lời là TÙY. Nó phụ thuộc vào những gì bạn muốn làm trong tương lai. Nhiều teen cho rằng việc học chỉ tổ lãng phí thời gian bởi vì họ không hiểu tại sao họ lại phải học và học để làm gì. Họ đến trường vì họ cảm thấy mình không có sự lựa chọn nào khác, và họ BUỘC phải học nếu không, bố mẹ sẽ không để cho họ yên thân.Nếu bạn không biết rõ tại sao mình phải học và không hề có ý niệm là mình muốn làm gì trong tương lai thì học hành đúng thật là vô bổ và buồn chán.

Thử hỏi, bạn muốn cuộc sống sau này của mình như thế nào?
Một số người chọn một cuộc sống bình thường. Họ có thể hài lòng với
việc trở thành một người quét rác, công nhân vệ sinh hoặc nhân viên
tạp vụ. Họ không có ước vọng sống trong những ngôi nhà đẹp, hoặc
thậm chí sở hữu một chiếc xe hơi sành điệu. Họ không quan tâm đến
thành công về mặt vật chất hoặc lãnh đạo một tập đoàn lớn.
Phải, nếu đó là cuộc sống mà bạn mong muốn sau này thì việc học
chẳng quan trọng chút nào. Chẳng có gì khác biệt giữa việc bạn thi đậu
hay thi rớt. Bạn có thể cầm lấy cây chổi và quét rác ngay lập tức. Bạn
hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành một người bồi bàn.
Nếu bạn muốn trở thành một người quan trọng, thì việc học trở nên
quan trọng
Mặt khác, bạn có thể nuôi mơ ước trở thành một người quan trọng
trong cộng đồng, thậm chí trên toàn thế giới. Bạn có thể khao khát sống
một cuộc sống có ảnh hưởng lớn đến người khác với tư cách là một
doanh nhân, chủ một công ty lớn, bác sĩ, nhà khoa học, phi công, luật sư hoặc vận động viên chuyên nghiệp.
Bạn có thể mong muốn kiếm đủ tiền để tận hưởng một cuộc sống sung
túc, được sống trong một ngôi nhà đẹp và đi du lịch vòng quanh thế giới. Phải, nếu bạn chọn cho mình một cuộc sống như vậy thì trường lớp và việc học trở nên CỰC KỲ QUAN TRỌNG!
Tại sao ư? Lý do là vì bạn không thể thành công đến thế nếu không được trang bị những kiến thức mà chỉ có nhà trường mới cung cấp cho bạn được. Bạn có thể tưởng tượng mình trở thành bác sĩ mà không hiểu gì về Sinh học, Toán học hoặc Hóa học không? Bạn sẽ không biết cách khám bệnh kê toa cho bệnh nhân, hoặc không biết phải tiến hành ca mổ như thế nào. Các bệnh nhân xấu số chắc chắn sẽ chết dưới tay bạn.Hoặc bạn hãy tưởng tượng mình là một phi công lái máy bay dân dụng.Nếu bạn không có kiến thức về Vật lý và Toán học, bạn sẽ không thể tính toán những biến số quan trọng như vận tốc và độ cao. Bạn cũng không thể đọc và vận hành bảng điều khiển trên máy bay. Còn nữa,
nếu bạn nắm vững Địa lý, bạn có thể lái máy bay đúng hướng và nếu bạn có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, bạn có thể nói chuyện với những người làm nhiệm vụ không lưu ở sân bay các nước, mỗi khi bạn cần bay đến đó.

Tại sao tôi phải học những thứ mà tôi sẽ không bao giờ dùng đến?
Hầu hết mọi người đồng ý rằng họ cần có kiến thức để thực hiện một
công việc chuyên môn đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt nào đó. Ví dụ,
nếu bạn muốn trở thành phi công thì trước tiên bạn phải học cách lái
máy bay.
Nhưng tại sao chúng ta phải học những thứ ở trường mà chúng ta sẽ
không bao giờ dùng đến? Nhiều teen tự hỏi, “Nếu tôi muốn trở thành
một doanh nhân, tôi phải học môn Hóa làm gì? Nếu tôi muốn trở thành cầu
thủ bóng đá, tại sao tôi phải học môn Toán?”
Khi tôi còn là một thiếu niên, tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy. Tôi muốn trở thành một doanh nhân triệu phú, thế nên tôi đã nghĩ rằng nhiều môn học trong trường thật vô tích sự. Kết quả, tôi chẳng có hứng thú gì với môn Lịch sử, Văn học, Tiếng Hoa và Sinh học. Bạn có cảm thấy giống tôi không?

Điều bất ngờ là tất cả các môn học đều giúp ích cho bạn
Bây giờ, khi tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm, tôi có thể nói với bạn rằng,
ngạc nhiên thay, tất cả những môn học tưởng chừng như “vô dụng” kia
đều thật sự quan trọng trong bất cứ việc gì bạn làm. NHƯNG không
phải theo cách mà bạn nghĩ.
Đầu tiên, để tôi tiết lộ một thông tin gây sốc rằng, sau này bạn sẽ không bao giờ dùng đến 90% lượng KIẾN THỨC mà bạn học ở trường ngày hôm nay. Trên thực tế, bạn gần như sẽ quên 90% những gì mà bạn đã học. Nếu bạn hỏi cha mẹ mình, tôi dám cá rằng họ không thể nào nhớ nổi tất cả công thức Toán học, sự kiện lịch sử hoặc những
phương trình Hóa học rối rắm. Dù vậy, họ vẫn hoàn toàn có thể thành công trong sự nghiệp.
Khi bạn học một môn nào đó, nội dung của nó không nhất thiết là thứ quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất chính là cách mà não bộ của bạn được huấn luyện để suy nghĩ trong QUÁ TRÌNH học môn đó. Nói cách khác, nó giúp cho đầu óc của bạn trở nên sắc bén hơn và giúp bạn suy nghĩ nhanh hơn, có sức tiếp thu tốt hơn.
Ví dụ, khi bạn học môn Vật lý, những lý thuyết, cách tính toán và công thức như “Quãng đường = Vận tốc x Thời gian”, “E=MC2”, “Định luật Newton về chuyển động”, “Tính gia tốc dựa vào trọng lực…” có thể quan trọng trong kỳ thi nhưng bạn sẽ không cần đến tất cả những nội dung này trong tương lai.
Tuy nhiên, bằng việc học môn Vật lý, bạn rèn luyện não bộ của bạn:
• Suy nghĩ một cách logic
• Giải quyết vấn đề
• Ghi nhớ tốt hơn
• Hiểu và phân tích các sự kiện phức tạp
• Chọn lọc và tổ chức thông tin v.v…

Cùng lúc đó, việc chuẩn bị và tham gia các kỳ thi luyện cho bạn cách:
• Quản lý thời gian
• Đối phó với sự căng thẳng
• Làm việc dưới áp lực
• Có tinh thần cạnh tranh lành mạnh
• Tập trung và chú tâm

Tất cả những kỹ năng tư duy này đều thật sự quan trọng để thành công trong BẤT CỨ LOẠI HÌNH công việc nào trong tương lai. Mặc dù tôi từng nghĩ môn Đại số chỉ tổ làm phí thời gian của tôi ở trường, khi lớn lên tôi nhận ra rằng việc giải các phương trình và các bài toán đã rèn luyện cho đầu óc tôi trở nên cực kỳ khôn ngoan và nhạy bén trong kinh doanh và kiếm tiền.
Môn Văn giúp bạn thành công như thế nào?
Hãy suy nghĩ về điều này: môn Văn có giúp cho việc rèn luyện tư duy của bạn không? Một lần nữa, khi bạn bắt đầu làm việc trong tương lai, bạn sẽ không bao giờ phải nhớ những gì đã diễn ra giữa Romeo và Juliet
đâu. Tuy nhiên, môn Văn rèn luyện đầu óc bạn trong những việc sau:
• Suy nghĩ sáng tạo
• Học về cảm xúc con người và cách mọi người hành xử
• Quan sát và hiểu về sự tương tác giữa người với người
• Đọc suy nghĩ của người khác
• Tổ chức thông tin để hỗ trợ cho một luận điểm
Phải, tất cả những kỹ năng tư duy này đều rất quan trọng để thành công nếu bạn muốn trở thành một diễn viên, giáo viên, luật sư, nhà quản lý, doanh nhân, nhà tâm lý học, bác sĩ giải phẫu, chính trị gia, chuyên viên quảng cáo, nhà báo, sĩ quan chỉ huy trong quân đội hoặc bất cứ nhà lãnh đạo nào. Nói ngắn gọn, bạn cần đến những kỹ năng tư duy này trong mọi ngành nghề.

Tại sao các vận động viên chuyên nghiệp, diễn viên hoặc ca sĩ cũng
cần phải đi học?
Giả sử bạn mơ ước trở thành cầu thủ bóng đá hoặc diễn viên, bạn có cần học giỏi không?
Phải, nếu bạn chỉ muốn là một cầu thủ xoàng xĩnh hoặc một ca sĩ trung bình thì có học giỏi ở trường hay không cũng không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đứng vào tốp dẫn đầu thì dĩ nhiên một nền tảng giáo dục tốt sẽ là lợi thế rất lớn cho con đường sự nghiệp của bạn.
Đó là lý do tại sao nhiều vận động viên hàng đầu thế giới học ở những trường đại học danh giá.
Tiger Woods (vận động viên chơi gôn số một thế giới) tốt nghiệp Đại học Standford. Michael Phelps (vận động viên bơi lội số một thế giới) tốt nghiệp Đại học Michigan và Michael Jordan (vận động viên bóng rổ số một thế giới) tốt nghiệp Đại học North Carolina.
Những ngôi sao hạng A này biết rằng mặc dù sức mạnh thể chất rất quan trọng trong thể thao, nhưng đầu óc giúp họ đánh bại tất cả những đối thủ khờ khạo hơn.
Những vận động viên thông minh cũng biết rõ rằng tuổi thọ sự nghiệp của họ rất ngắn ngủi, nhiều người phải giải nghệ ở độ tuổi 30-35. Do đó, nếu họ không có đủ trình độ học vấn, họ sẽ không biết cách quản lý tài chính của mình một cách khôn ngoan và không thể tiếp tục thành công trong cuộc sống, một khi sự nghiệp thể thao của họ kết thúc.

Những người ít học thường trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo
hoặc đưa ra những quyết định sai lầm. Bất kể họ kiếm được bao nhiêu
tiền trong thời vàng son, họ cũng thường mất tất cả khi giải nghệ.
Một trong những ví dụ điển hình là ngôi sao bóng đá huyền thoại
người Singapore tên là Fandi Ahmad. Fandi trở thành vận động viên
triệu phú đầu tiên ở Singapore sau khi thành công rực rỡ trong vị trí
tiền đạo ở những câu lạc bộ bóng đá Châu Á và Châu Âu.
Nhưng thật đáng buồn, chỉ vì thiếu những kỹ năng kinh doanh và
quản lý tiền bạc mà anh để mất hầu hết số tiền kiếm được trong những
phi vụ kinh doanh thất bại. Cuối cùng, anh còn ngập trong nợ nần.
Sau đây là ví dụ về những người nổi tiếng kiếm được hàng triệu đô dễ
dàng trong ngành thể thao và giải trí nhưng kết cục đều khánh kiệt!
• Michael Jackson (Ông vua nhạc Pop)
• Mike Tyson (Vô địch quyền Anh)
• Evander Holyfield (Vô địch quyền Anh)
• Kareem Abdul-Jabbar (Tuyển thủ bóng rổ)
• Scottie Pippen (Tuyển thủ bóng rổ)
• Nhóm nhạc R&B TLC (Ngành giải trí)
• Britney Spears (Ngành giải trí)
• Lindsay Lohan (Ngành giải trí) v.v…
Vì vậy, kể cả khi bạn muốn thành công trong thể thao hoặc ngành giải trí thì việc học tốt ở trường cũng là một điều khôn ngoan nên làm.
Thi cử là một trò chơi! Cuộc sống là một cuộc đua.
Bạn có muốn chơi để thắng?
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người thì tôi đoán bạn không thích đi thi chút nào. Chắn hẳn bạn nghĩ rằng thi cử thật căng thẳng và nhàm chán.
Trong khi ấy, bạn có thích chơi game không? Chắc chắn rồi. Hầu hết mọi người đều thích chơi game. Chúng ta thích các thử thách và không khí hào hứng của việc tranh tài cao thấp với người khác. Trên tất cả, chúng ta thích CHIẾN THẮNG!
Bạn cũng biết rất rõ rằng, để giành thắng lợi trong bất cứ trò chơi nào, bạn phải làm hết sức mình, tức là dồn 100% sức lực và chơi hết mình.
Nếu bạn không muốn chơi để thắng, bạn sẽ khó lòng là người về nhất.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với bạn rằng thi cử trong trường chính là một trò chơi lớn và cuộc đời là một cuộc đua lớn?
Nhiều teen không bao giờ nhận ra điều này, chính vì vậy họ không bao giờ chơi để thắng. Thay vì thế, họ chơi chỉ để KHÔNG BỊ THUA. Kết quả, họ có thể chiến thắng trong thể thao hay các trò chơi trên máy vi tính nhưng rốt cuộc họ sẽ là những kẻ thua đau trong “trò chơi” thi cử và cuộc sống.
Trò chơi thi cử – Hiểu rõ “kẻ thù” của bạn

Nếu thi cử là một trò chơi, vậy ai là đối thủ của bạn? Thầy cô giáo chăng?
Hay là đề thi?
Trong thực tế, bạn phải so tài với tất cả học sinh từ các trường khác để xem ai là người giỏi nhất.
Thầy cô giáo chính là những huấn luyện viên có nhiệm vụ rèn luyện cho bạn thắng trong trận đấu này. Đề thi chính là “trái banh” trên sân cỏ. Ban giám khảo hay những người chấm thi là “trọng tài” và “người ghi điểm”.
Bộ Giáo Dục là nhà tổ chức giải đấu, cũng giống như FIFA là nhà tổ chức giải FA vậy.

Những cuộc tranh tài giúp phân biệt nhà lãnh đạo với người làm thuê Trò chơi thi cử được tổ chức để xem ai là người được chọn vào những trường và đại học danh tiếng (người chiến thắng) còn ai thì không được nhận vào. Nhưng tại sao lại phải tổ chức những cuộc thi như thế? Tại sao không cho tất cả mọi người vào học đại học hoặc những bậc học cao hơn?

Lý do là trong xã hội này, chúng ta không thể có quá nhiều người lãnh đạo. Nếu ai cũng vào được đại học và trở thành nhà lãnh đạo thì ai sẽ làm những việc đòi hỏi kỹ năng thấp hơn? Ai sẽ trở thành bồi bàn, tài xế, công nhân nhà máy, lao công hay nhân viên tạp vụ?…

Điều này nghe có vẻ KHÔNG TỐT chút nào, nhưng đó là sự thật về cuộc sống xã hội.
Chính vì thế, xã hội được thiết kế theo cách mà chỉ một số ít người (dưới 20%) trong tất cả học sinh có thể lọt vào những trường và đại học tốt. Để nằm trong số 20% ấy, bạn phải chiến đấu kiên cường để THẮNG cuộc đua này.

Một cuộc đua không có điểm dừng

Khi bạn học xong và bắt đầu làm việc cho một công ty nào đó, cuộc đua này kết thúc tại đây chăng? Không có chuyện như vậy. Thật ra, đến lúc đó bạn mới bước vào một cuộc đua còn cam go hơn, với luật chơi còn
khắc nghiệt hơn; nó được gọi là TRÒ CHƠI DOANH NGHIỆP.
Để tôi giải thích cho bạn hiểu toàn bộ trò chơi này diễn ra như thế nào nhé. Một công ty được tổ chức theo mô hình kim tự tháp với nhiều
tầng khác nhau. Như bạn có thể thấy trong hình vẽ dưới đây, có nhiều người ở dưới chân tháp trong khi trên đỉnh tháp thì có rất ít người.

Tổng 
giám đốc
Thu nhập khoảng 
từ 50 triệu đồng trở lên
một tháng
Giám đốc
Thu nhập khoảng từ 20 - 50 triệu đồng
một tháng
Quản lý
Thu nhập khoảng từ 10 - 20 triệu đồng một tháng
Chuyên viên
Thu nhập khoảng từ 3 - 10 triệu đồng một tháng
Nhân viên cấp thấp
Thu nhập khoảng từ 1 - 3 triệu đồng một tháng

Ở mức thấp nhất, bạn có NHÂN VIÊN CẤP THẤP. Nhân viên cấp thấp là những người làm những công việc như bồi bàn, lao công, công nhân nhà máy, nhân viên kỹ thuật, công nhân xây dựng, nhân viên bảo vệ, nhân viên tạp vụ, người đưa hàng v.v…
Nhân viên cấp thấp ở Việt Nam có mức lương trung bình từ 1 triệu đến 3 triệu đồng một tháng. Trong thực tế, trường học của bạn chính là một CÔNG TY. Hãy nghĩ về những nhân viên cấp thấp trong trường của bạn.
Mức tiếp theo bao gồm các CHUYÊN VIÊN. Để trở thành một chuyên viên, ít nhất bạn phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Ở nước ta, giới chuyên viên được trả lương khoảng từ 3 triệu đến 10 triệu đồng một tháng. Trong trường của bạn, giáo viên chính là các chuyên viên.

Mức tiếp theo là các NHÀ QUẢN LÝ. Nhà quản lý chính là sếp của các chuyên viên và nhân viên cấp thấp. Có rất nhiều loại quản lý trong thế giới doanh nghiệp: quản lý nhà hàng, quản lý tiếp thị, quản lý ngân hàng v.v… Trong trường học, các nhà quản lý chính là những trưởng khoa. Các nhà quản lý được trả lương khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng một tháng.
Chỉ có những ai làm việc thật chăm chỉ và xuất sắc mới leo lên được mức tiếp theo, họ được gọi là các GIÁM ĐỐC. Một lần nữa, có nhiều loại giám đốc trong những loại hình công ty khác nhau. Trong quân đội, giám đốc được gọi là “Đại tá”. Trong nhà trường, giám đốc chính là “Hiệu trưởng”, “Hiệu phó” và các Thứ trưởng Bộ giáo dục. Giám đốc có mức lương từ 20 triệu đến 50 triệu đồng mỗi tháng (trong những công ty lớn).
Cuối cùng là mức cao nhất, đó là SẾP LỚN. Người này thường được gọi là Chủ tịch, Giám đốc điều hành (CEO) hoặc Tổng giám đốc. Trong nhà trường, sếp lớn này chính là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục. Các sếp lớn thu về khoảng 50 triệu đồng trở lên mỗi tháng.
Bạn muốn một cuộc sống như thế nào?
Thử nghĩ xem bạn muốn cuộc đời mình ra sao?
Bạn muốn sống như một công nhân cấp thấp, một nhà quản lý hoặc một giám đốc? Bạn muốn kiếm được một triệu hay 50 triệu đồng một tháng?
Ở đây KHÔNG có câu trả lời đúng hay sai. Nó PHỤ THUỘC vào cuộc sống mà bạn mong muốn.
Rõ ràng, nếu bạn muốn có một cuộc sống thật thoải mái, ở trong một căn nhà to, thỏa sức mua sắm những gì mình thích, đáp ứng tất cả nhu cầu vật chất của gia đình mình, được nhiều người tôn trọng và đóng góp hào phóng cho các tổ chức từ thiện, bạn cần vươn lên vị trí mang lại cho bạn mức thu nhập cao.
Mặt khác, nếu bạn không ngại sống trong một căn hộ tồi tàn nhỏ xíu, đi làm trên chiếc xe cà tàng và sống một cuộc đời đơn giản, thì chẳng có gì là không ổn khi bạn làm những công việc cấp thấp cả.
Tuy vậy, bạn phải ghi nhớ trong đầu rằng mức thu nhập thấp đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ít lựa chọn hơn nhiều trong cuộc sống. Bạn có thể không được tự do làm những gì bạn thích, và cuộc đời bạn có thể bị sếp kiểm soát.
Dù tương lai mà bạn mong muốn là như thế nào thì bạn cũng phải QUYẾT ĐỊNH NGAY BÂY GIỜ! Kết quả học tập của bạn ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của bạn.
Nếu bạn không làm điều đó ngay bây giờ, đợi đến phút chót bạn mới quyết định điều mình mong muốn trong tương lai thì đã quá trễ, và bạn không thể quay ngược lại thời gian.
Làm thế nào để leo lên bậc thang cao nhất?
Nhiều học sinh của tôi nói với tôi rằng họ muốn leo lên bậc thang cao nhất và hỏi tôi cần phải làm gì để được như vậy.
Leo lên bậc thang cao nhất trong mô hình kim tự tháp của một công ty cũng giống như lên level trong các trò chơi. Để lên một level mới, bạn phải đánh bại tất cả các đối thủ khác.


Ví dụ, trong một công ty có 100 chuyên viên, tất cả đều muốn ngồi vào ghế quản lý. Tuy vậy, chỉ có 20 vị trí quản lý thôi. Vì thế, 100 chuyên viên này phải thi đua với nhau xem ai là người làm việc khôn ngoan nhất và chăm chỉ nhất.

Người thắng cuộc sẽ được đề cử vào chức quản lý.

Sau đó, cả 20 vị quản lý này sẽ tiếp tục đường đua và “đấu” với nhau để trở thành giám đốc. Lần này, cuộc tranh tài khó khăn hơn nhiều vì trong số 20 quản lý, chỉ có 5 vị trí giám đốc mà thôi. Cuộc đua này lại tiếp tục cho đến khi họ leo đến bậc thang cao nhất của công ty.
Trong bất cứ trò chơi nào trên máy vi tính mà bạn chơi, nhân vật của bạn cũng có vũ khí giúp anh ta hoặc cô ta chiến thắng đúng không?
Tương tự, trong trò chơi cuộc đời, “VŨ KHÍ” giúp bạn leo lên bậc thang cao nhất chính là NỀN TẢNG GIÁO DỤC của bạn.

Nói một cách ẩn dụ thì học hết cấp một, bạn có được một CON DAO NHỰA. Học hết cấp hai, bạn được trang bị một cái RÌU.
Bằng tốt nghiệp cấp ba tương đương với việc bạn có trong tay một khẩu SÚNG LỤC. Bằng đại học có nghĩa là bạn có KHẨU SÚNG MÁY, và có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ tức là bạn được trang bị một khẩu BAZOOKA (súng chống tăng) hoành tráng.

Cũng giống như các trò chơi nhập vai, bắn súng trên máy vi tính như “Counterstrike” hay “World of Warcraft”, vũ khí của bạn càng hiện đại bao nhiêu, cơ hội bạn chiến thắng càng cao bấy nhiêu.

Làm thế nào để có được cái mà ai cũng muốn – Sự tự do
Bạn có bao giờ tự hỏi, vậy cuối cùng, học tốt, có một công việc ổn định và kiếm nhiều tiền để làm gì?
Tất cả những thứ này cho chúng ta một thứ mà hết thảy mọi người đều muốn, đó chính là… SỰ TỰ DO!
Không phải tự do là thứ mà bạn thật sự khao khát sao? Tự do có nghĩa là bạn có quyền lựa chọn làm bất cứ điều gì mà bạn mong muốn. Tự do có nghĩa là bạn có thể có được bất cứ điều gì mà bạn ao ước và không một ai có thể ngăn cản được bạn (tất nhiên điều này không bao gồm những việc phi pháp như cướp nhà băng).

Là một học sinh, thứ duy nhất có thể mang lại cho bạn nhiều tự do chính là ĐIỂM CAO. Hãy suy nghĩ về điều này! Nếu bạn đạt toàn điểm 10 trong các kỳ thi, bạn có thể chọn vào học bất cứ trường nào, đại học nào và bất cứ ngành nào.
Bạn có thể lựa chọn làm bất cứ điều gì bạn muốn trong tương lai.Bạn có thể trở thành bác sĩ, doanh nhân, hoặc vận động viên chuyên nghiệp. Cùng lúc đó, nếu bạn đạt toàn điểm cao, tôi cam đoan với bạn rằng cha mẹ bạn sẽ không can thiệp nhiều vào cuộc sống của bạn. Họ sẽ thôi không cằn nhằn bạn và sẽ cho bạn nhiều khoảng trời tự do hơn.

Tuy vậy, nếu bạn bị toàn điểm kém, cha mẹ bạn sẽ có khuynh hướng
bất an hơn và sẽ gò bó bạn vào khuôn khổ nhiều hơn. Họ có thể buộc
bạn phải ngừng chơi game hoặc không được đi chơi với bạn bè nữa.
Với kết quả xấu trong học bạ, bạn sẽ không có nhiều lựa chọn đâu.
Bạn có thể không vào được ngôi trường hoặc học ngành bạn thích. Rốt
cuộc, bạn có thể phải học những ngành mà đa số mọi người không
muốn ghi danh và làm những việc không ai muốn làm. Thật tệ hại,
đúng không nào?
Vì thế, hãy hướng đến mục tiêu đạt điểm cao, để được tự do đi đâu,
làm gì theo ý bạn… và đi theo tiếng gọi của trái tim!

Khi bạn bắt đầu đi làm, thứ mang lại cho bạn tự do chính là TIỀN.
Đúng thế, khi bạn có đủ tiền, bạn sẽ được tự do chỉ làm việc khi nào bạn muốn, và làm những việc bạn thích.
Bạn được tự do mua những gì bạn muốn (ít nhất là về mặt vật chất).
Bạn cũng được tự do mang lại cho gia đình những gì tốt nhất mà đồng tiền có thể mua được. Quan trọng nhất, bạn có năng lực giúp đỡ những người kém may mắn hơn và làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, giống như Bill Gates của Microsoft đã làm.

Vì thế, bạn thân mến, bạn đã quyết định cuộc sống mà bạn mong muốn sau này chưa? Nếu mục tiêu của bạn là có một cuộc sống tiện nghi thoải mái, và được tự do làm những gì bạn muốn, thì chắc bạn cũng đã nhận ra là bạn cần phải học giỏi để trang bị cho mình những vũ khí tối tân nhất cho cuộc so tài đang chờ phía trước.
Trong trường hợp bạn học chưa được tốt lắm thì cũng đừng lo lắng quá. Bạn có nhớ tôi cũng từng là một học sinh kém đủ mọi mặt không? Trong quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”, bạn sẽ học được bí quyết giúp bạn đạt toàn điểm 10, kể cả khi trong thâm tâm bạn nghĩ là mình không đủ thông minh để làm được điều đó, như tôi đã từng nghĩ về mình như vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro