Biến đổi MT và phân loại chất ô nhiễm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm chung về biến đổi môi trường

Chất phát thải ra môi trường là các chất thải sau sản xuất hay tiêu dùng của hoạt

động kinh tế được đưa trực tiếp vào môi trường, khi vượt quá khả năng hấp thụ của

môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường ở vùng xung quanh, gây

ra thiệt hại cho con người và sinh vật trong vùng bị ảnh hưởng

1.2. Các loại chất ô nhiễm

a. Chất ô nhiễm luỹ tích và chất ô nhiễm không luỹ tích

Một đặc trưng quan trọng và đơn giản của chất ô nhiễm môi trường là chúng được

tích luỹ theo thời gian hay có xu hướng tiêu tan ngay sau khi được phát ra. Ví dụ,

tiếng ồn. Khi nguồn gây tiếng ồn hoạt động thì tiếng ồn phát ra và lan truyền vào

không gian xung quanh, nhưng ngay khi tắt nguồn thì tiếng ồn cũng mất. ở đầu này

chất ô nhiễm được phát ra, thì ở đầu kia chúng ta sẽ có chất ô nhiễm môi trường với

số lượng gần như lúc chúng phát ra. Như chất thải phóng xạ chẳng hạn, chúng phân

rã theo thời gian, nhưng với tốc độ hết sức chậm so với đời sống của con người,

cho nên chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn với chúng ta. Chúng là loại chất ô nhiễm cực kỳ

lũy tích. Hay chất dẻo cũng vậy. Mặc dù trong nhiều thập kỷ qua, người ta đã tiến

hành nghiên cứu để tìm ra các chất dẻo thoái hoá được, nhưng chất dẻo vẫn là một

chất phân huỷ rất chậm. Nó cũng là chất ô nhiễm luỹ tích. Nhiều loại hoá chất là

chất ô nhiễm luỹ tích, mỗi khi phát ra, về cơ bản, chúng vẫn tồn tại với chúng ta.

Xen kẽ giữa chất ô nhiễm luỹ tích và không luỹ tích là loại chất ô nhiễm lũy tích

đến một mức độ nhất định nào đó, chứ không luỹ tích hoàn toàn. Ví dụ: Chất thải

hữu cơ phát ra vào môi trường nước của các nhà máy xử lý chất thải đô thị. Mỗi khi

phát ra, chất thải chịu tác động của quá trình hoá học tự nhiên, có xu hướng phá vỡ

cấu trúc của nó, làm cho nó trở nên vô hại. Nói cách khác, nước có khả năng đồng

hoá tự nhiên nên có thể tiếp nhận các chất hữu cơ và làm cho chúng ít có hại hơn.

Nếu như không vượt quá khả năng đồng hoá đó, chúng ta có thể cắt nguồn chất thải

đi thì trong một thời gian nhất định, nước sẽ trở lại bình thường. Đương nhiên, tự

nhiên có một ít khả năng đồng hoá không có nghĩa là chúng ta có các chất ô nhiễm

hoàn toàn không tích luỹ. Khi chất thải phát ra đã vượt quá khả năng đồng hoá thì

có nghĩa là chúng ta chuyển vào quy trình lũy tích. Ví dụ: Khí quyển của Trái Đất

có một khả năng nhất định hấp thụ CO2 do hoạt động của con người phát ra, miễn

là không vượt quá khả năng đó. CO2 là một chất ô nhiễm không luỹ tích. Nhưng,

nếu khả năng đồng hoá CO2 của Trái Đất bị vượt quá, thì tất yếu chúng ta sẽ lâm vào tình thế chất phát ra lũy tích theo thời gian. Đây là điều đang xảy ra hiện nay

b) Chất ô nhiễm địa phương, vùng và toàn cầu

Các chất phát thải có phạm vi ảnh hưởng rất khác nhau. Một số chất phát thải mang

tính cục bộ, chỉ có ảnh hưởng trong một vùng nhỏ hẹp. Ví dụ: ô nhiễm tiếng ồn,

suy thoái cảnh quan môi trường mang tính địa phương và thiệt hại do bất cứ nguồn

nào gây ra cũng thường được giới hạn bởi các nhóm dân cư nhỏ sinh sống tại một

vùng nhất định. Ngược lại, một số chất phát thải khác lại lan truyền ô nhiễm trong

cả một vùng rộng lớn, có thể ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu. Chẳng hạn, mưa

axít là một vấn đề mang tính vùng; các chất phát thải tại một vùng nào đó ở Mỹ

hoặc Châu Âu có ảnh hưởng đến dân cư của các vùng khác trong nước hay nước

khác. Hiệu ứng làm suy giảm tầng ôzôn của Clo, Fluo, Các bon phát ra từ nhiều

nước phát triển do những thay đổi hoá học ở tầng bình lưu của Trái Đất là ảnh

hưởng mang tính toàn cầu. Đương nhiên, các vấn đề môi trường địa phương dễ giải

quyết hơn so với các vấn đề môi trường vùng và quốc gia. Đến lượt mình, các vấn

đề môi trường vùng và quốc gia dễ quản lý và giải quyết hơn so với các vấn đề môi

trường toàn cầu. Nếu tôi đun bếp than thì làm ảnh hưởng đến hàng xóm và giữa tôi

và hàng xóm có thể giải quyết được với nhau hoặc nếu không thì chúng tôi nhờ các

nhà chức trách. Nhưng nếu tôi gây ô nhiễm ở phạm vi rộng hơn thì sẽ khó giải

quyết hơn. Trong những năm gần đây, nhân loại đang phải đối đầu với những vấn

đề môi trường toàn cầu tăng lên. Cho đến nay, chưa tìm ra những biện pháp hữu

hiệu để giải quyết chúng, một phần là do chưa lí giải được một cách chính xác bản

thân của các tác động vật lý của chúng và phần khác là do các tổ chức quốc tế

chuyên trách chỉ mới hình thành và chưa hoạt động thực sự.

c) Chất ô nhiễm có điểm nguồn và không có điểm nguồn

Các nguồn ô nhiễm cũng khác nhau về mức độ dễ dàng nhận biết các điểm phát

thải hiện tại. Chẳng hạn, các điểm mà ở đấy điôxyt lưu huỳnh thoát ra khỏi một nhà

máy điện rất dễ nhận biết qua ống khói của nó. Hay là, các nhà máy xử lý chất thải

đô thị thường chỉ có một cửa ống tháo xả tất cả các loại nước thải. Đó là các chất ô

nhiễm có điểm nguồn. Nhưng ngược lại, có nhiều chất ô nhiễm không thể xác định

được rõ ràng điểm phát thải. Ví dụ như các hoá chất dùng trong nông nghiệp.

Chúng thường chảy tản mát ra trong đất và có thể gây ô nhiễm sông, suối, ao, hồ,

hay mạch nước ngầm. Tuy nhiên, khó có thể xác định chúng phát ra từ đâu. Đây là

chất ô nhiễm không có điểm nguồn. Sự thoát nước sau những trận mưa to ở các

vùng đô thị cũng là một trường hợp ô nhiễm không có điểm nguồn. Đương nhiên,

chúng ta dễ thấy rằng, chất ô nhiễm có điểm nguồn có thể được nghiên cứu, đo

lường, giám sát và giải quyết dễ dàng hơn so với chất ô nhiễm không có điểm

nguồn. Điều đó có nghĩa là phát triển và quản lý thông qua việc hoạch định và thực thi các chính sách kiểm soát ô nhiễm có điểm nguồn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

d) Chất phát thải liên tục và không liên tục

Các chất phát thải từ các nhà máy nhiệt điện hay các nhà máy xử lý chất thải đô thị,

nhiều hay ít, đều mang tính liên tục, bởi vì nhà máy được thiết kế để vận hành một

cách liên tục, mặc dù tốc độ vận hành có thể thay đổi theo thời gian (mùa vụ). Do

đó, chất phát thải từ các nhà máy này ít nhiều là liên tục và vấn đề đặt ra ở đây

chính là làm sao quản lý được tốc độ chất phát thải thông qua các chương trình

quản lý hữu hiệu.

Bên cạnh các chất ô nhiễm phát ra liên tục, còn có nhiều chất ô nhiễm phát ra

không liên tục, từng hồi. Sự cố dầu hoặc hoá chất độc tràn ra là những ví dụ điển

hình. Vấn đề chính sách môi trường ở đây là thiết kế và quản lý một hệ thống sao

cho có thể giảm được tối đa sự cố môi trường. Các chất ô nhiễm phát ra từng hồi,

trong thời gian ngắn, khó có thể đo lường được và chúng chứa đựng những hiểm

hoạ khủng khiếp đối với tính mạng của con người (chẳng hạn các chất phóng xạ

thoát ra khỏi các nhà máy điện nguyên tử). Vì vậy, để xác định nguy cơ của các

chất ô nhiễm phát ra nhất thời, chúng ta phải thu thập các số liệu về diễn biến hiện

thời qua một thời gian đủ dài hoặc ước lượng chúng dựa trên các thông tin thiết kế -

xây dựng và hoạt động của nhà máy. Sau đó, chúng ta phải xác định mức bảo hiểm

mong muốn đối với các chất ô nhiễm phát ra không liên tục, từng hồi.

e) Tổn thất môi trường không liên quan đến chất thải

ở trên, chúng ta đã tập trung vào những đặc tính của các loại chất ô nhiễm môi

trường khác nhau có liên quan đến việc thải các chất thải vật chất và năng lượng.

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp làm suy giảm nghiêm trọng chất

lượng môi trường mà không thể theo dõi được qua các chất thải ra. Chẳng hạn, việc

lấy đất trồng trọt để xây dựng nhà ở, đường sá, trung tâm thương mại, v.v... làm

giảm giá trị môi trường, giá trị môi sinh hay giá trị cảnh quan của đất đai. Hay là

các kiểu sử dụng đất khác như để khai thác mỏ, khai thác gỗ cũng có những tác

động rất lớn đến chất lượng môi trường. Trong tất cả mọi trường hợp, chúng ta đều

phải đánh giá, phân tích những nguyên nhân thúc đẩy người ta tạo ra những tác

động đó và tìm cách thay đổi những khuyến khích sao cho phù hợp với mục đích

bảo vệ môi trường. Mặc dù chúng ta không thể giám sát, điều khiển lượng vật chất

phát ra ở đây, song chúng ta có thể nắm bắt, mô tả, ước lượng những hậu quả có

thể xảy ra để đề ra những giải pháp quản lý thích hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro