biện pháp cán cân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II-       Các giải pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế ở tình trạng thặng dư:

1.      Tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu hàng hóa.

à Khi cán cân thương mại thặng dư ( xuất siêu ) tức là X – M > 0, xuất khẩu lớn hơn rất nhiều so với nhập khẩu. Lúc này, nếu chúng ta muốn đưa cán cân thương mại trở lại trạng thái thăng bằng thì cần phải tăng M lên, giảm X xuống tức là tăng nhập khẩu lên, giảm xuất khẩu xuống. Đặc biệt chúng ta nên nhập tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng là những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân cũng như cải thiện điều kiện sản xuất, hạn chế xuất khẩu những hàng hóa như nguyên liệu thô để duy trì tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường.

2.      Tăng khoản chi và giảm khoản thu.

à Khi cán cân vãng lai thăng dư tức là ( X – M + SE + IC +TR ) > 0, thu nhập (income inflows ) của người cư trú từ người không cư trú là lớn hơn so với chi ( income outflows ) cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú tăng lên. Để điều chỉnh cán cân vãng lai trở lại trạng thái thăng bằng thì chúng ta cần phải tăng khoản chi và giảm khoản thu từ người không cư trú.

3.      Tăng dự trữ quốc tế và mua lại các khoản nợ, tăng xuất khẩu vốn ra nước ngoài.

è    Đối với cán cân tổng thể, nếu thặng dư ( + ), nó cho biết số tiền có sẵn để một quốc gia có thể sử dụng để tăng ( mua vào ) dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối thường được các NHTW sử dụng vào can thiệp để mua nội tệ trong những trường hợp cần bảo vệ nội tệ khỏi bị giảm giá.

III.Các giải pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế ở tình trạng thâm hụt :

1.      Vay nợ nước ngoài:

Đây là phương pháp để thanh toán các khoản chi trả và đến hạn trả: đảo nợ và sự gia tăng nợ (thâm hụt) trong dài hạn .

Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến. Biện pháp này thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Ngày nay việc vay nợ không còn giới hạn bởi quan hệ giữa ngân hàng nước này với nước kia, mà nó đã được mở rộng ra nhiều ngân hàng khác, đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trên cơ sở các hiệp định đã được ký giữa các bên.

2.      Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài:

 Ngân hàng Trung ương của các nước thường áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ các thị trường nước ngoài di chuyển đến nước mình, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó. Trong số những chính sách tiền tệ tín dụng được sử dụng để thu hút tư bản vào, thì chính sách chiết khấu được sử dụng phổ biến hơn.

Để thu hút được một lượng tư bản từ thị trường nước ngoài vào nước mình thì Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng lên làm kích thích tư bản nước ngoài dịch chuyển vào.

Thế nhưng biện pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán trong trường hợp bội chi không lớn lắm và cũng chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời.

Cần lưu ý rằng, biện pháp nâng lãi suất chiết khấu chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội...của quốc gia đó tương đối ổn định, tức là ít rủi ro trong đầu tư tín dụng.

 3. Phá giá tiền tệ:

Đây là để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm lượng nhập khẩu thì ta cần giới hạn của phá giá tiền tệ

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, một số nước tư bản đã sử dụng chính sách phá giá tiền tệ như là một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và bình ổn tổng giá hối đoái.

Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại phải được cải thiện. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân thương mại bị xấu đi: trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng lại có tính trội so với hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại được cải thiện, đây chính là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến J. Hơn nữa, phá giá dễ thành công với các nước công nghiệp phát triển, nhưng lại không chắc chắn với các nước đang phát triển; chính vì vậy, đối với một nước đang phát triển, trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết phải tạo ra được các tiền đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phá giá đem lại, có như vậy cán cân thương mại mới có thể được cải thiện chắc chắn trong thời gian dài hạn.

4. Vận hành các chính sách :

·        Thương mại quốc tế theo hướng tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu:

Khi cán cân thương mại thâm hụt ( nhập siêu ) tức là X – M < 0, xuất khẩu nhỏ hơn rất nhiều so với nhập khẩu. Lúc này, nếu chúng ta muốn đưa cán cân thương mại trở lại trạng thái thăng bằng thì cần phải tăng X lên, giảm M xuống tức là tăng xuất khẩu lên, giảm nhập khẩu xuống.

·        Chính sách tài khoá theo hướng thắt chặt Ngân sách Nhà nước: chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

·        Chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung tiền tệ.

Khi cán cân vãng lai thâm hụt tức là ( X – M + SE + IC +TR ) > 0, thu nhập (income inflows ) của người cư trú từ người không cư trú là thấp hơn so với chi ( income outflows ) cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú giảm lên. Để điều chỉnh cán cân vãng lai trở lại trạng thái thăng bằng thì chúng ta cần phải giảm khoản chi và tăng khoản thu từ người không cư trú.

5.      Giảm dự trữ quốc tế : thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất khẩu vàng.

è    Đối với cán cân tổng thể, nếu thâm hụt ( - ), nó cho biết số tiền mà quốc gia phải hoàn trả bằng cách giảm ( bán ra ) dự trữ ngoại hối là như thế nào.

Trong hệ thống tỷ giá cố định, một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn hơn cầu, do đó, để tránh phá giá, NHTW phải tiến hành bán dự trữ ngoại hối để mua nội tệ vào.

6.      Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng trả nợ nước ngoài.

VI. Tình hình thực hiện các giải pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế và nợ nước ngoài ở Việt Nam :

1. Các biện pháp tác động trực tiếp lên cán cân vãng lai

Các biện pháp này bao gồm chính sách hạn chế nhập khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu và chính sách thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài về Việt Nam. Đây là những biện pháp chuyển dịch chi tiêu có chọn lọc và nhằm mục đích  kiểm soát các nhân tố cụ thể trong cán cân thanh toán.

1.1 Chính sách nhập khẩu

Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích cố gắng dịch chuyển chi tiêu nội địa từ nước ngoài và hàng hóa trong nước. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, yêu cầu bắt buộc kết hối ngoại tệ, cấm nhập khẩu, yêu cầu cấp giấy phép nhập khẩu… Tác dụng của biện pháp này là làm giảm số lượng hay giá trị nhập khẩu trong một khoảng thoài gian nhất định. Do đó, ban đầu nó có tác động trưc tiếp cải thiện cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng làm giảm thiếu hụt cán cân vãng lai lúc ban đầu. Nhưng sau đó, do giảm xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước sẽ quay sang mua hàng hóa sản xuất trong nước làm tăng tổng cầu đối với nền kinh tế dẫn đến sản lượng và thu nhập quốc dân tăng lên. Thư nhập quốc dân sẽ làm cho nhập khẩu tăng và cuối cùng làm cho sự cải thiện cán cân vãng lai ban đầu giảm đi.

Song trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do luồng vốn đầu tư vào trong nước ngày càng tăng mạnh kèm thao nhu cầu nhập khẩu lớn để tăng trưởng kinh tế nên Chính phủ đã phải thực hiện một số nới lỏng trong chính sách hạn chế nhập khẩu. Thêm nữa, Việt Nam đang tăng cường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nên việc sử dụng các hạn chế thương mại sẽ dần dần được loại bỏ. Như vậy, trong tương lai, việc sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ rất khó thực hiện và có thể không thể thực hiện nữa.

Nói chung, những biện pháp hạn chế nhập khẩu chỉ là tạm thời, hiệu quả không cao và có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. trong tình thế hiện nay, để giảm được thâm hụt thương mại, Việt Nam có thể tập trung vào các biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu thay vì việc tập trung để giảm nhập khẩu thay vì việc tập trung để giảm nhập khẩu như trước đây.

1.2 Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dịch chi tiêu nước ngoài vào các sản phẩm nội địa. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu bao gồm: mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm và bỏ thuế xuất khẩu, xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu… Tác dụng của các biện  pháp này là làm tăng khối lượng xuất khẩu, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại và đồng thời còn làm tăng khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai. Nó cho phép cán cân vãng lai thiếu hụt lớn mà không dẫn đến một cuộc khủng hoảng bên ngoài nào. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, khuyến khích xuất khẩu lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Đẩy mạnh xuất khẩu là cách tốt nhất để Việt Nam có thể cải thiện được cán cân thương mại, đẩy lùi được tình trạng nhập siêu và có nguồn vốn để trả nợ nước ngoài.

Trong thực tế, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với một số trở ngại.Trở ngại lớn nhất đối với xuất khẩu là các chính sách thuế nhập khẩu,hạn ngạch nhập khẩu..làm mất đi các lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Do hệ thống thuế và hệ thống quản lý thương mại là nhằm sản xuất thay thế hang nhập khẩu và sản xuất các loại hàng hóa,dịch vụ thương mại dẫn đến việc bảo hộ cho những ngành không có hiệu quả. Còn những ngành có lợi thế và khả năng xuất khẩu thì không được đầu tư các nguồn lực thích đáng.Hơn nữa,khi vực kinh tế tư nhân có nhiều tiềm năng xuất khẩu thì không được đầu tư các nguồn lực thích đáng. Hơn nữa,khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng xuất khẩu thì chưa được chú ý phát triển. Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới đang bị cạnh tranh gay gắt mà sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thì yếu, thì trường thương mại dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của xuất khẩu,tình trạng gian lận trong buôn bán vẫn còn xảy ra. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của của Việt Nam thì tỷ trọng hàng thô và sơ chế còn cao, hàng gia công chiếm tỷ trọng lớn.. khiến cho giá trị xuất khẩu chưa cao và không có sức cạnh tranh.Mặt khác,các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn nhiều hạn chế về kỹ thuật kinh doanh, chưa am hiểu đầy đủ về luật pháp và thông lệ quốc tế,chưa có độ nhanh nhạy nắm bắt thông tin thị trường nên dẫn đến việc bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh có lợi, phải chịu những thiệt hại không đáng có trong hoạt động sản xuất..Vậy nên,Chính phủ cần có những biện pháp vừa giải quyết được những khó khăn trở ngại trong hoạt động xuất khẩu lại vừa đẩy nhanh tốc độ tăng xuất khẩu nhằm cải thiện được tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay.   

1.3 Biện pháp thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài vào Việt Nam.

Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,thị trường trong nước và thị trường ngoài nước được mở rộng và gắn kết với nhau nên lượng người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài và lao động xuất khẩu ngày càng tăng lên.Và thực tế cho thấy,số tiền do những người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước luôn là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai.Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, nguồn kiều hối gửi về Việt Nam đã bị giảm sút do phần còn lại của thế giới cũng lâm vào tình trạng khó khăn.Để có thể khai thác triệt để nguồn ngoại tệ này,Chính phủ cần có những biện pháp nhằm khắc phục một số vướng mắc hiện tại.Các biện pháp có thể áp dụng như thiết lập thêm mấy kênh chuyển tiền mới  giúp cho kiều bào an tâm chuyển tiền,nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển tiền,đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới hệ thống ngân hàng,cải thiện môi trường đầu tư,khuyến khích kiều bào tăng cường đầu tư vào thị trường trong nước,tiếp tục thực hiện chính sách thu hút kiều hối thông thoáng…

Các biện pháp kiểm soát trực tiếp nêu trên đếu có tác dụng làm giảm thiếu hụt cán cân thương mại,tăng khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai nên Việt Nam cần phải chú trọng tới những biện pháp này.Nhất là trong tình hình hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút tối đa luồng kiều hối là hết sức quan trọng.Nó không những cải thiện cán cân vãng lai trong hiện tại mà còn đảm bảo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai giúp thanh toán những khoản nợ nước ngoài,đảm bảo ổn định nền kinh tế.

2.  Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đứng trước hai vấn đề quan trọng có liên quan đến vốn đầu tư để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững:

-                     Tỷ lệ huy động vốn trong nước thông qua kênh tiết kiệm và các khoản thu của Nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư.

-                     Tình trạng nhập siêu không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa đất nước dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai và sự thiếu hụt ngoại tệ trong một thời gian dài.

Cả 2 vấn đề này có thể giải quyết bằng cách thu hút vốn ngoài nước,trong đó có FDI và ODA.Cho nên để tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai,cải thiện cán cân thanh toán,Chính phủ nên thu hút các luồng vốn này.Tuy việc thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào sẽ có tác dụng làm tăng sản lượng,tạo việc làm và tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai nhưng cũng sẽ làm tăng thiếu hụt cán cân vãng lai do tăng nhập khẩu và tăng các khoản trả lợi nhuận,lãi vay cho nước ngoài.Do vậy,để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,tăng xuất khẩu giải quyết việc làm,Việt Nam phải chấp nhận thâm hụt cán cân vãng lai trong giới hạn khả năng chịu đựng để không dẫn đến cuộc khủng hoảng bên ngoài.

3.  Biện pháp tăng tiết kiệm

Như phần trên đã phân tích, chúng ta biết rằng thiếu hụt cán cân vãng lai bằng lỗ hổng tiết kiệm và đầu tư của 1 quốc gia. Đối với Việt Nam thì lỗ hổng này chủ yếu xuất phát từ khu vực tư nhân. Chính vì vậy, để giảm thâm hụt cán cân vãng lai đòi hỏi chính phủ phải có các biện pháp nhằm tăng cường tiết kiệm quốc gia, đặc biệt là tiết kiệm tư nhân. Mặt khác, nếu chính phủ thu hút được nguồn vốn này để phục vụ cho đầu tư trong nước thì sẽ giảm đựoc vay vốn nước ngoài. Giảm vay vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm được nhập khẩu, do đó giảm được thâm hụt thương mại và giảm bớt các khoản nợ nước ngoài.

Hiện tại, Việt Nam chủ yếu thu hút các nguồn tiết kiệm tư nhân thông qua hệ thống ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm. Song lượng tiền gửi vào chưa nhiều và phần lớn các luồn tiền gửi vào ngân hàng là tiền gửi ngắn hạn. Kết quả là trong thực tế, Việt Nam là thiếu vốn trung và dài hạn đầu tư cho phát triển kinh tế.

4.     Các biện pháp điều chỉnh chi tiêu bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Ngoài những biện pháp kiểm soát trực tiếp, để điều chỉnh cán cân thanh toán,các chính phủ còn có thể sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ liên quan đến cung tiền của NHTƯ của một nước và chính sách tài khóa liên quan đến những thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và thuế quan. Việc sử dụng hai chính sách này vẫn đảm bảo được cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Tuy nhiên, để có thể phát huy một cách có hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô cho việc thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế,yêu cầu phải có thị trường tài chính và đặc biệt phải tự do hóa về tài chính.

Theo quan điểm của Mundell ,trong điều kiện tự do hóa thương mại và tài chính với chế độ tỷ giá cố định,cân đối bên trong và bên ngoài có thể đạt được thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa hợp lý. Như vậy là chính sách tài khóa được phân cho mục tiêu cân đối bên trong và chính sách tiền tệ được phân cho mục tiêu cân đối bên ngoài (vì chính sách tiền tệ có lợi thế tương đối trong thực hiện cân đối bên ngoài và chính sách tài khóa có lợi thế tương đối trong thực hiện cân đối bên trong). Trên cơ sở đó, Mundell đã đưa ra một số gợi ý chính sách điều chỉnh như sau:

Chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài.

NHTW điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ điều chỉnh như: nghiệp vụ thị trường mở,tỷ lệ dự trữ bắt buộc ,lãi suất triết khấu… Chính phủ điều hành chính sách tài khóa thông qua biện pháp tăng hoặc giảm chi tiêu của chính phủ và thuế.

Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là tăng cung tiền bằng cách mua vào các trái phiếu trên thị trường mở,dẫn đến giá trái phiếu tăng và mức lãi suất giảm; lãi suất giảm kích thích đầu tư tăng;đầu tư tăng làm tăng thu nhập quốc dân; thu nhập quốc dân tăng làm tăng nhập khẩu. Như vậy ,chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm cho cán cân thanh toán xấu đi.

Ngược lại, khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là giảm cung tiền bằng cách bán ra các trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến giá trái phiếu giảm và mức lãi suất tăng : lãi suất tăng kìm hãm đầu tư; đầu tư giảm làm giảm thu nhập quốc dân ; thu nhập quốc dân giảm làm giảm nhập khẩu. Như vậy ,chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho cán cân thanh toán được cải thiện.

Còn khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng tức là tăng chi tiêu của chính phủ bằng cách bán ra trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến tăng thu nhập thông qua thừa số chi tiêu của chính phủ. Tuy nhiên ,chính sách tài khóa mở rộng cũng không hẳn làm cho cán cân thanh toán xấu đi. Do chính phủ bán trái phiếu ra nên giá trị trái phiếu giảm và lãi suất tăng;lãi suất tăng dẫn đén giảm đầu tư;điều này phần nào làm giảm đi hiệu ứng tăng thu nhập thông qua thừa số chi tiêu của Chính phủ ;đồng thời lãi suất tăng sẽ kích thích luồng vốn chảy vào làm cho cán cân thanh toán được cải thiện. Tương tự ,khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt cũng vậy,nó không hẳn làm cho cán cân thanh toán được cải thiện. Do việc khó xác định được chính xác ảnh hưởng của chính sách tài khóa lên cán cân thanh toán cho nên tùy thuộc vào từng thời kỳ cụ thể mà các nước cần có sự kết hợp hài hòa giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ .

Đối với tình hình Việt Nam hiện nay,các chính sách tiền tệ và tài khóa cần phải đảm bảo cả mục tiêu cân đối bên trong và mục tiêu cân đối bên ngoài.

5.  Biện pháp điều chỉnh tỷ giá

Thực tế cho thấy, các hệ số co giãn nhu cầu hàng xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào cơ cấu hàng xuất khẩu của quốc gia đó. Qua phân tích, chúng ta thấy rằng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường thế giới và giá cả do thị trường thế giới quyết định. Do đó, Việt Nam có giảm giá các mặt hàng này cũng không thể tăng được số lượng xuất khẩu và tăng giá thì không xuất khẩu được. Còn những mặt hàng  công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thì chủ yếu là hàng gia công, nguyên liệu đầu vào phàn lớn phải nhập khẩu và có giá trị gia tăng thấp. Do đó nếu Việt Nam phá giá đồng nội tệ thì cũng không giảm được giá xuất khẩu đối với những mặt hàng này. Có thể nói, hệ số co giãn nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam là rất thấp và gần như không co giãn nên việc phá giá sẽ không làm tăng được doanh thu xuất khẩu của Việt Nam. Đối với hàng nhập khẩu của  Việt Nam cũng vậy, hệ số co giãn nhu cầu nhập khẩu là rất thấp, thậm chí là không co giãn ở Việt Nam. Vì hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên rất cần nhập khẩu các máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên nhiên liệu ( trong nước không sản xuất được). Đây cũng chính là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Do đó, việc phá giá đồng nội tệ cũng không thể giẩm bớt những chi phí nhập khẩu của Việt Nam.

Như vậy là việc phá giá đồng nội tệ ở Việt Nam hoàn toàn không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và dài hạn, không đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng kinh tế, không giải quyết được thất nghiệp. Không những thế,  phá giá đồng nội tệ còn làm cho lạm phát ở Việt Nam tăng cao. Vì vậy, khi xem xét vấn đề phá giá đồng Việt Nam cho việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài, ảnh hưởng không tốt đến quá trình công nghiệp hóa đất nước( do hạn chế nhập khẩu)… Trong bói cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, chính phủ không nên phá giá đồng nội tệ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro