Bình luận bộ phim "The reader" của em

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. . TẠI SAO EM LẠI CHỌN BỘ PHIM NÀY?

Em đã có dịp xem và đọc những ấn phẩm điện ảnh liên quan đến đề tài lịch sử: “Marie Antoinette” (bộ phim về cuộc đời nữ hoàng Pháp thời kì phá tù ngục Bastille – biểu tượng về niềm kiêu hãnh phong kiến nơi đây), “Gone with the wind” về mối tình của Scarlette O’hara và Rhett Butler trong nội chiến Mĩ, “Atonement” – chuyện tình giữa Cecillia Tallis và Robbie Turner trong bối cảnh bóng đen thế chiến thứ II bao chùm nước Anh. Hay bộ phim sử thi hùng tráng vềthành bang Sparta trong cuộc chiến tranh giữa Hi Lạp và Ba Tư “300”. Em cũng đã đọc “Nhật kí Anne Frank” – nhật kí được viết bởi cô bé Do Thái dưới thời Đức quốc xã thi hành chủ nghĩa vị chủng hoặc những chuyện tình gay cấn, mãnh liệt như trong “A royal affair” giữa Caroline – hoàng hậu Đan Mạch và mối tình vụng trộm với bác sĩ nhà vua Johann, kếhoạch táo bạo của họ nhằm chính biến nhưng cuối cùng chết một cách thê thảm. “The other Boleyn girl” – hai chị em quý tộc nhà Boleyn phải ganh đua hết sức tàn nhẫn để tranh giành ảnh hưởng của mình đến vua Henry VIII thế kỉXVI nước Anh.

Nhưng chưa có bộ phim nào tác động mạnh mẽ đến tâm trí em, gây ảnh hưởng và làm em phải nhận ra “chân sựthật” của chiến tranh như “The reader”.

2. TÁC PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NÀO TRONG LỊCH SỬ?

Chiến tranh thế giới thứ hai (1937-1945) là chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Phe trục (Đức quốc xã, phát xít Ý và đế quốc Nhật Bản) đã gây chiến, dẫn tới cái chết của khoảng 62 triệu người trên toàn thế giới. Chiến tranh không những mang lại hậu quả đau đớn cho những ai tham chiến, nó còn len lỏi, gieo giắt vào con người nỗi ám ảnh của chủ nghĩa vị chủng, của nạn đói, mù chữ v.v…

“The reader” là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thế giới viết năm 1995 – bởi Bernhard Schlink, nói về vụ thảm sát khét tiếng được biết tới chính là những “trại tập trung” (mà tiêu biểu là trại Auschwitz) của Đức quốc xã. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim bởi đạo diễn Stephen Daldry, Kate Winslet từng đạt tượng vàng Oscar với vai diễn viên chính của bộ phim này.

3. CẢM NHẬN CỦA EM VỀ BỘ PHIM?

    Sau khi xem xong vào lần đầu tiên, em đã khóc. Và đó cũng là lần đầu tiên em cảm thấy rõ được tội ác của Đức quốc xã trong thế chiến thứ II mang tầm ảnh hưởng thế nào, nó không phải là những bộ xương, những trại tập trung heo hút với đôi mắt buồn thăm thẳm của người Do thái. Vì nếu thế thì bộ phim cũng đã khô khốc như những thước tài liệu mất rồi.

Bộ phim đề cập đến vấn đề thời đại nhưng được viết không phải bằng nguyên liệu của “súng, đạn, bom”, nó kể vềchuyện tình của Hana và Michael, thê lương, trắc ẩn. Nó đặt tình yêu con người dưới bối cảnh rộng lớn của thời đại – những năm đen tối của thế chiến II tại Đức. Những thước phim ban đầu với mưa phùn trong tiết trời lạnh lẽo, kể lại cuộc gặp gỡ của Hana Schmitz và Michael Berg (David Kross). Thời điểm lúc này khi Michael chỉ 15 tuổi, tuổi ngây thơ vô tư với những háo hức mới mẻ ban đầu, gặp một phụ nữ trường thành hơn, mái tóc nhung ánh vàng và vẻ đằm thắm. Cô chăm sóc cho cậu, trên đường từ trường về nhà, khi cậu bị ốm.

Ấn tượng đầu tiên về một phụ nữ đẹp trong Michael không mờ nhạt đi, cậu tiếp tục đến thăm cô với đóa hoa rực rỡ trong tay, lúc này hành động đeo lên mình đôi tất chân của Hana, tuy trần trụi nhưng đã đánh thức những rung động về nhục cảm ban đầu của chàng trai 15 tuổi Michael. Và kể từ đó, cậu bắt đầu mối tình với người đàn bà hơn cậu 20 tuổi đời, cùng tắm chung, làm tình chung. Michael đọc cho Hana những tác phẩm được học: “Odyssey” bởi Homer, “The lady with the little dog” bởi “Chekov” v.v… chúng đã mang lại cho Hana những thổn thức của cuộc đời, giúp Hana có những trải nghiệm nàng chưa từng có, bởi, nàng chưa bao giờ biết đọc chữ để chạm vào chúng cả.

Một mùa hè trôi qua, cậu đã cùng cô đạp xe lên những dặm đồi của vùng Tây Đức, thăm cô trên chuyến tàu điện ngầm nơi cô làm việc để hi vọng lấy được nụ hôn của cô. Cậu không đi buổi dã ngoại với đám bạn bè cùng tuổi để đến được với cô, yêu và đọc sách cho cô nghe. Vào sinh nhật lần thứ 16, cậu quay về tìm cô trong căn phòng thuở nào nhưng Hana mãi không còn đó nữa.

8 năm sau, Michael trở thành sinh viên trường Luật, anh tham gia phiên tòa ở Frankurt, Đức và có dịp diện kiến Hana trong buổi xét xử tội phạm chiến tranh – nơi trại tập trung độc ác khét tiếng Auschwitz đã chôn hàng nghìn người dưới nấm mồ tử địa. Điều này thật sự là một cú sốc lớn cho cuộc đời Michael. Người đàn bà mà cậu từng yêu 8 năm về trước, đang đứng trước vành móng ngựa, chịu phán xét.

Hơn ai hết biết rõ Hana, Michael đi từ thổn thức này đến thổn thức khác, tìm ra lời giải, liệu Hana tàn nhẫn đến thế, có phải cô đã kí vào bản án tồi tệ nhất trong lịch sử, thông đồng giết 300 người Do thái ở trại Auschwitz mà tại Siemens họ tuyển dụng cô để làm việc? Nhưng Hana đâu biết viết, biết đọc chữ mà kí tên cơ chứ? Hana nhận tội vì không dám nhận mình mù chữ, nỗi xấu hổ ấy quá lớn đã tước đi của cô cả một cuộc đời, để rồi chết trên đống sách mà chính Michael từng đọc cho nghe.

Đến mãi tận bây giờ, khi đã trưởng thành, trở thành luật sư vào năm 1995, Michael mới nhận ra nỗi uẩn khúc đằng sau phiên tòa ấy. Đâu là cái đúng, cái sai, người đàn bà mang tiếng giết chóc ấy hay tội mù chữ của bà ta, nhưng cậu đâu chịu can thiệp, điều ấy làm cả một đời Michael trằn trọc, khắc khoải. Mối tình chớm nở tươi đẹp chỉ một mùa hè nhưng đã đi theo hai người trong suốt cuộc đời của họ.

Chuyện phim kết thúc bằng cái chết, nỗi man mác mất đi người yêu, Michael mãi mãi không thể gặp người đàn bà mà cậu yêu, cậu cũng không thể thấy hình bóng Hana trong bất cứ người phụ nữ nào được nữa.

Nhắc đến Đức quốc xã – Nazi, ai cũng có thể tìm thấy những “lò diệt chủng” Holocaust khét máu tàn bạo, nhưng họ sẽ không tìm thấy nó ở trong “The reader” bởi: mối tình đầu với những mơn trớn đầy xúc cảm ấy, nó không hoàn toàn trực diện mà là nó đi sâu sắc vào khía cạnh con người đó là góc khuất của cuộc chiến. Cái ta nhận được là sự phá hủy thậm tệ và tồi tàn của chiến tranh, chết chóc, nhưng cái mà nó ám ảnh ta là tinh thần và tình cảm của con người đã bị ảnh hưởng, xúc phạm quá lớn. Nỗi bi kịch, cái đau đớn nhất ở đây chính là cái không biết đọc chữ của cô, đó là tội ác chiến tranh của thế chiến thứ hai, không những cho nạn nhân của chiến tranh mà cho cả toàn nhân loại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro