Tư tưởng nhân nghĩa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi nhắc đến Nguyễn Trãi ta không khỏi không nhắc đến tài năng chính luận kiệt xuất của ông. Tài năng đó gắn liền với nhiều tư tưởng cao đẹp của dân tộc, tiêu biểu là tư tưởng nhân nghĩa đã được nhân dân ta đề cao từ bao đời nay. Tư tưởng đó đã được Nguyễn Trãi kế thừa, phát huy và nâng lên vươn tầm thời đại, thể hiện sâu sắc qua áng văn chính luận " Đại cáo bình Ngô".
Tư tưởng nhân nghĩa đã có từ lâu đời và được nhân dân ta đề cao, giữ gìn. "Nhân " là đạo lí cốt lõi của Khổng Tử, là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người mà cốt lõi là tình yêu thương. "Nghĩa" theo Mạnh Tử là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người nhưng trên cơ sở đạo lí nhân sinh. "Nhân nghĩa" theo quan điểm của Nho giáo, đặc biệt là theo quan điểm của Khổng Tử và Mạnh Tử, là mối quan hệ giữa người với người và dựa trên các phẩm chất, chuẩn mực của xã hội, là" Tam cương ngũ thường". Triết lí nhân sinh đó đã được Nguyễn Trãi kế thừa, phát huy những mặt tích cực, đồng thời bổ sung và phát triển, trở thành tư tưởng cốt lõi và quan điểm lí luận sắc bén trong cuộc đời chính trị của ông, góp phần làm giàu thêm kho tư tưởng của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa đó đã được Nguyễn Trãi thể hiện rất sâu sắc trong "Bình Ngô đại cáo". Đó là lấy dân làm cốt lõi, đánh giặc giữ nước trên cơ sở nhân đạo và bảo vệ nền hòa bình độc lập dân tộc một cách chính nghĩa, thuận lòng người. Trong "Bình Ngô đại cáo" tư tưởng đó chính là tấm lòng yêu nước, niềm tự hào tự tôn dân tộc; vì thế mà luận tội vạch trần tội ác của những kẻ xâm lăng, khiến chúng phải tâm phục khẩu phục nhưng vẫn dựa trên cơ sở lấy nhân nghĩa làm nền tảng cùng với tấm lòng nhân đạo cao cả. Để từ đó nhân dân ta đã giành được độc lập với lời tuyên ngôn sâu sắc về chủ quyền và nền hòa bình dân tộc.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trước hết thể hiện qua tấm lòng yêu nước và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là điểm xuất phát và là nền tảng cho tư tưởng nhân nghĩa. Yêu nước là thương dân và đánh đuổi giặc ngoại xâm:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Từ trước đến nay, nhân dân luôn được lấy làm cốt lõi của một đất nước, góp phần làm cho đất nước phát triển và vững bền. Nguyễn Trãi đã sớm thấu hiểu ra điều đó. Nhân nghĩa theo ông trước hết phải được lòng dân, phải làm cho nhân dân hạnh phúc ấm no, đồng thời là bảo vệ nhân dân cũng như bảo vệ đất nước trước các thế lực xâm lăng. Không những vậy ông còn đề cao niềm tự hào tự tôn dân tộc:
" Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây
nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi
bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có"
Tự hào vì nước ta là một nước toàn vẹn về độc lập dân tộc, về nền văn hiến được xây dựng từ lâu đời, lãnh thổ phân định rõ ràng với các quốc gia khác, có những phong tục tập quán tốt đẹp cùng với một chiều dài lịch sử với bao chiều đại đã làm nên những chiến tích vẻ vang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
" Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".
Yêu nước, thương dân và niềm tự hào vĩnh cửu về độc lập dân tộc, về một nước Đại Việt giàu truyền thống. Đó là tư tưởng nhân nghĩa bước đầu được đặt nền móng.
Vì tình yêu nước, thương dân, vì tự hào dân tộc nên quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc Minh xâm lược nước ta đã gây cho dân ta biết bao đau thương mất mát, tàn phá nước ta đến" Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ/ Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng". Trước thế đó, bằng quan điểm lí luận chính trị sắc bén của mình, kết hợp với nền tảng là tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác và tố cáo mạnh mẽ lũ giặc cướp nước vô nhân đạo này:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung
tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Nhân dân ta bị đối xử một cách tàn nhẫn và khủng khiếp, thương thay và đau xót phần nào.
"Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi"
Chúng đã gieo rắc cho dân ta bao tai họa, khiến nhân dân ta "sống dở chết dở". Qua đó thể hiện nỗi xót xa và đau đớn tột cùng cho những nỗi đau đớn của đồng bào. Nhân dân ta đã phải chịu cảnh lầm than, ngục tù, gian khổ, vất vả và chịu biết bao thương đau, mất mát khó có thể xóa mờ được. Trước nỗi đau của đồng bào, Nguyễn Trãi đã thể hiện tấm lòng thương cảm, đau xót của mình.Yêu dân,đau xót cho nhân dân nhưng cũng mạnh mẽ vạch trần tội ác tày trời của quân giặc. Trên cơ sở nhân nghĩa cao cả, Nguyễn Trãi thông qua việc vạch trần tội ác giặc Minh đã thể hiện tấm lòng yêu dân, thương dân, đau xót trước số phận lầm than của nhân dân.
Không những vậy, tư tưởng nhân nghĩa còn là nền tảng để xây dựng đất nước. Xưa nay, các vị vua hay những đấng anh hùng hào kiệt luôn lấy nhân nghĩa làm trọng, đặc biệt là trong chống giặc ngoại xâm:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo."
Nhân nghĩa với nhân dân không có nghĩa là giết sạch quân giặc để hả hê mối hận nhất thời. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi đã lấy nhân nghĩa làm trọng. " Đem đại nghĩa", " lấy chí nhân" là đem chính nghĩa và đạo lí thương người làm trọng, từ đó để" thắng hung tàn" " thay cường bạo". " Thay"," thắng" là sự chiến thắng quân giặc một cách chính nghĩa và toàn thắng, khiến cho chúng- những kẻ hung tàn cường bạo phải tâm phục khẩu phục. Đó cũng chính là mưu lược đánh giặc từ bao đời nay, đánh bằng tâm công:
" Chẳng đánh mà người chịu khuất
Ta đây mưu phạt tâm công"
" Tâm công" là lối đánh sáng tạo nhanh chóng mà Nguyễn Trãi thông qua việc tìm hiểu sách lược thao, cùng với tài năng và tấm lòng quyết tâm đánh đuổi giặc Minh ông đã tìm ra lối đánh hay đến như vậy. " Tâm công" là đánh vào lòng người, đem những quan điểm lí luận sắc bén, sự thuyết phục để chứng minh sự hùng mạnh của ta và sự thất thế của quân giặc, khiến chúng nản lòng, rời rã hàng ngũ, cúi đầu xin hàng và rút quân về nước:
"Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng"
Lối đánh hòa nhã, nhẹ nhàng nhưnh không hề cầu hòa, chịu thua quân giặc. Quân Minh càng mạnh, càng hung hăng thì quân ta càng phải khí thế. Quân ta không ham chiến trận mà đánh bằng nhân nghĩa, chỉ vì mong cho nhân dân ấm no, hạnh phúc, nước nhà được độc lập, đó cũng chính là li do để phất cờ khởi nghĩa. Tấm lòng yêu nước sục sôi mạnh mẽ, quân ta tiến quân hùng hổ, khí thế quyết chiến quyết thắng:
"Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay",
"Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Nổi gió to trút sạch lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ"
Khí thế thật hào hùng, mang tầm vóc vũ trụ. Khí thế bừng bừng, kinh thiên động địa, chạm đến vũ trụ đất trời bao la. Khí thế tiến công như vũ bão, khiến" trúc chẻ tro bay"," trút sạch lá khô"," phá toang đê vỡ". Đó là sức mạnh tất thắng, sức mạnh kinh khủng mà không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Cùng với mưu kế kì diệu, khí thế hùng hổ sục sôi và tiến công như vũ bão với sức mạnh phi thường đã làm nên thắng lợi vẻ vang. Quân ta toàn thắng, quân Minh đại bại:
"Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày,
nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá thây chất thành núi, cỏ
nội đầm đìa máu đen"
Quân Minh thất bại hoàn toàn. Cuộc chiến diễn ra thật ác liệt. Quân giặc bị bắt nhưng nhờ tấm lòng nhân nghĩa, ta không "giết sạch" mà mở tấm lòng từ bi, nhân đạo:
"Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã Anh cấp cho vài nghìn cỗ ngựa về đến nước mà vẫn tim đập chân run"
Nguyễn Trãi từng nói rằng ông không muốn giết sạch giặc mà cho bọn" Vương Thông trở về nước bảo vua Minh trả lại đất đai cho ta". Theo quan điểm của ông thì" Trả thù báo oán là lẽ thường của mọi người nhưng không giết là cái tâm của người nhân". Quân ta thắng trận nhưng bằng cách đưa quân giặc trở về nước toàn vẹn, khiến chúng thuận lòng, đem nền hòa bình trong tương lai.
Chiến thắng vẻ vang, đất nước vang lên khúc ca khải hoàn về độc lập dân tộc:
"Xắtc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh"
Nước ta đã toàn vẹ n lãnh thổ, lũ giặc ngoại xâm bị đuổi cổ, nhân dân ta được ấm no hạnh phúc. Đây được coi như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai, khẳng định nước ta là một nước đã hoàn toàn độc lập, vững bền giang sơn.
Tư tưởng nhân nghĩa đã được Nguyễn Trãi đúc kết sâu sắc, trở thành cơ sở lí luận sắc bén của ông. Đồng thời tư tưởng đoa là an dân, bảo vệ nhân dân khỏi giặc ngoại xâm, đánh đuổi kẻ thù nhưng trên cơ sở nhân đạo và tình thương yêu con người.
Kế thừa và phát huy tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, Nguyễn Trãi đã đưa tư tưởng nhân nghĩa đó trở thành qui luật bất biến, là nền tảng của đất nước và làm giàu thêm kho tư tưởng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đồng thời đó cũng là triết lí nhân sinh sâu sắc, đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.
[Mặc dù không hay nhưng vui lòng không repost..
Cập nhật 30/3/2021: À...bây giờ toi cũng xa cái thời học sinh rồi, văn vở cũng lười muốn động đến nữa. Mà đến năm lớp 12 toi mới ngộ ra cách viết văn được điểm cao, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo nhẹ thôi nha]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanhoc