Chương 9: Không cần năm tuổi, dính luôn thái tuế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nghẹt mũi hai ngày, kiếp nạn này chưa xong thì kiếp nạn khác mang tên viêm họng lại tới. Mới sáng bảnh mắt còn chưa tỉnh hồn, Nhất Bác đã ho không kịp thở. Uống thuốc gần hai ngày mà vẫn không có xi nhê gì, mà cuống họng thì vừa đau vừa rát.

Đang trong dịch covid-19, có ai mà không sợ mình trở thành F0, nên Nhất Bác nhanh chóng chạy ra chốt kiểm dịch đầu ngõ cho nhân viên ngoài đó lấy mẫu lần nữa. Căn bệnh này có đặc điểm là ủ bệnh trong mười bốn ngày, tương đương hai tuần mới xuất hiện triệu chứng, sau mười lăm phút nhìn ngắm que kết quả mới hiện lên một vạch, thì anh mới thở phào nhẹ nhõm.

Bác sĩ đưa cho Nhất Bác cái toa thuốc, với cái dòng chữ không khác gì mấy con trùng bị dính xà bông:

- Rồi con ra bàn thuốc lấy thuốc đi.

Nhất Bác dạ, rồi tranh thủ còn sớm chạy ra bàn dược lấy thuốc. Nhưng mà cái mà anh nể ông dược sĩ này là, chữ của ông bác sĩ nó xấu khủng khiếp mà ông dược sĩ này đọc được hay thiệt. Đổi lại là anh, chắc còn lâu mới lấy được một loại thuốc.

Về tới nhà, Nhất Bác tranh thủ buổi chiều không có đi làm, mà cũng không có học gì trong trường, sau khi ăn cơm, uống thuốc xong thì leo lên võng nằm ngủ một chút.

Mới vừa thiu thiu, thì Nhất Bác nghe tiếng lụp cụp, lộc cộc và tiếng chị Thu nói chuyện:

- Ê, Kiệt! Chị ba dẫn con Sóc về Long Xuyên thăm nội nó nghe. Đi giờ này chắc là bà già ó đăm đó hông cho về trong ngày đâu, thế nào bả cũng bắt tao ở lại à. Thành ra, là tới 7 giờ mà hông thấy chị ba về thì đóng cửa đi ngủ đi nghe. Khỏi chờ.

Nhất Bác có cái biệt tài mà ít ai có. Đó là tuy hai con mắt anh thì đang nhắm tịt, nhưng hai cái lỗ tai luôn thức. Đặc biệt, khi anh ngủ càng say, thì lỗ tai của anh càng thính. Bởi vậy, dù đang ngủ nhưng chị Thu nói anh vẫn giật mình tỉnh giấc:

- Em biết rồi. Mà bà cũng ráng nhịn nghe. Một đấm của bà là bay hết cái hàm đó.

Chị Thu nghe giọng điệu ngái ngủ dặn dò của Nhất Bác thì cũng không ngạc nhiên lắm. Tại vì thằng em trai của chị thức ngủ giống nhau mà, cũng có nói xấu được chữ nào đâu:

- Yên tâm đi. Ba má cho tao học võ là để tự vệ, chừng nào tao nhắm nguy hiểm quá tao mới nốc lại thôi. Anh hai mới điện về, bên anh hai đang có giãn cách với người ta phong tỏa sân bay rồi. Thành ra anh hai chưa về được.

Nhất Bác ngồi dậy với tay lấy một khoanh nhang muỗi trong cái hộp thiết đầu võng đốt lên:

- Nghe nói trước khi phong tỏa mấy sân bay, chính phủ sẽ lập đoàn đón người dân Việt Nam hồi hương. Hông biết có hông, mà nếu có hông biết anh hai có đăng kí kịp suất nào hông nữa.

Tên Bạc ngồi dò số đề, nghe Nhất Bác nói xong, thì lại giở cái giọng láo toét thường ngày:

- Đi xuất khẩu cả mấy năm mà hông đủ tiền trả nợ. Đã vậy còn hông thèm gởi tiền về. Đúng là cái thứ vô trách nhiệm.

Vốn ghét tên Bạc, lại thêm Nhất Bác đang bị cảm, nên anh quạo hơn thường ngày. Thành ra là, sau khi nghe tên Bạc nói xong, anh liền đứng phắt dậy túm lấy cổ áo của gã ta bàn tay còn lại siết lại, tặng cho gã một đấm vào má, khiến cho gã ngã sóng soài trên đất.

Chị Thu đang cột tóc cho bé Sóc, nhìn thấy thằng chồng vô dụng của mình bị Nhất Bác tặng cho một đấm. Chị vội đứng lên bước tới cản anh lại:

- Kiệt! Đập một cái đủ thay hàm rồi, mày đập cái nữa thằng chả vô trung tâm chỉnh hình nằm, là tốn tiền nữa. Răng sứ loại rẻ là ba triệu một cái, nguyên hàm ba mươi hai cái nữa là thành chín mươi mấy triệu lận đó.

Tên Bạc vốn có máu gia trưởng, thích thị uy với người khác. Nay bị anh đập cho ngã lăn quay trên gạch, tới mức muốn rụng vài cái răng, thì mới đứng lên cầm lấy cây lau nhà xông tới:

- Thằng mất dạy. Mày dám đánh tao, bữa nay tao cho mày chết.

Học võ từ năm lớp 3, Nhất Bác lại giỏi nhất học côn nhị khúc. Khi thấy tên Bạc định đánh mình, anh co chân đạp vào bụng gã một đạp văng vào cửa rào lưới B40.

Chị Thu nhìn Nhất Bác với ánh mắt ngưỡng mộ, bàn tay không tự chủ giơ ngón cái:

- Được rồi Kiệt, đánh nữa là má con nhà nó cắn hoài không buông đâu.

Tên Bạc bị đánh tới tối tăm mặt mũi, nên khi nghe chị Thu nói xong, thì lớn tiếng đe dọa:

- Mày là học sinh gương mẫu, tao sẽ kiện mày ra tòa. Để tao coi sau này mày ra trường có ai dám thuê mày hông. Làm sao có ai dám thuê một thằng có vết nhơ từng bị anh rể kiện ra tòa.

Nhất Bác ngước mặt lên trời thở dài trong chán nản. Anh chậm rãi giơ cái điện thoại lên:

- Điện thoại nè, có cần thằng này gọi giùm luôn không? Thích thì kiện thằng này lên tòa án, coi thằng này có sợ hông. Mà nói trước nè, thằng này có đầy đủ bằng chứng về cái tội trộm tiền, đánh đập vợ con, tham gia bài bạc, cá độ đá banh...hiện tại đang có ý định giết người, theo bộ luật hình sự là thằng này chỉ là tự vệ. Trên cái cán lau nhà, chắc chắn là hông có dấu tay của thằng này rồi đó.

Tên Bạc xám xanh mặt mũi, nhưng vẫn nói cứng:

- Mày tưởng mày khè được tao hả?

Nhất Bác hất mặt thách thức:

- Ngon thì kiện đi. Coi ai thắng ai.

Tên Bạc sợ đến mặt không cắt ra được một giọt máu:

- Mày giỏi lắm thằng kia.

Nói xong, tên Bạc quay sang cầm cái điện thoại đi ra ngoài. Trước khi đi còn không quên quát chị Thu đi nhanh lên. Tất nhiên, là vì 'chiến dịch li hôn toàn quyền nuôi con', chị Thu không thể không ẵm theo bé Sóc đi theo.

Lúc đi ngang chị Thu nháy mắt với Nhất Bác, ngụ ý lần này thì những thứ chị cần đều sẽ đầy đủ. Bảo anh nên yên tâm hóng hớt drama sắp nổ ra.

Thấy tên Bạc đi ra ngoài rồi, Nhất Bác đập đập trán mấy cái, rồi đi ra đóng cửa rào, sau đó trở vào trong nằm võng ngủ trưa. Cái đầu anh bây giờ nó nhức như là búa bổ, mà trời thì đang nắng nóng muốn bể đầu. Anh mà còn đứng ngoài sân chắc khỏi có từ hết bệnh.

Cái mũi Nhất Bác đang bị nghẹt, nên nằm võng thì dễ thở, bù lại thì ho muốn văng cái cuốn họng ra ngoài. Có điều, nhờ thuốc viêm mũi dị ứng đa phần đều có tính an thần nhẹ, thành ra là anh nằm đung đưa có mấy cái là lại đi vào cuộc hẹn với thần ngủ. Anh làm một giấc tới 5 giờ chiều mới thức.

Thật ra Nhất Bác chưa có thức sớm vậy đâu, mà là do anh có điện thoại. Và chủ nhân của cuộc gọi ấy chính là thánh học gì quên đó, họ Tiêu tên Chiến.

Nhất Bác nhìn cái tên zalo quen thuộc thì chỉ biết thở dài não nề rồi quẹt ngón tay cái nhận cuộc gọi:

- Gì đây?

Vì là đang cảm, nên Nhất Bác nói xong câu lại ho tiếp. Chiến nghe xong thì lo lắng hỏi anh:

- Ông sao dị? Uống thuốc chưa?

Từ nhỏ Nhất Bác ghét nhất là mấy kiểu hỏi thăm dồn dập như vậy, chưa kịp trả lời câu đầu thì đã qua câu tiếp theo. Ai mà trả lời cho kịp, vậy mà Chiến hỏi, thì anh lại trả lời:

- Bị cảm. Đang hâm đồ ăn chuẩn bị uống thuốc cử tối.

Chiến 'ò' một tiếng, định mở miệng hỏi gì đó, nhưng cậu nhớ ra Nhất Bác đang bị ho nên thôi:

- Bữa khai giảng, buổi chiều trường cho nghỉ. Ông qua nhà tui chơi được hông? Tại bữa đó ba tui khai trương phòng khám, ba tui có mời mấy người đồng nghiệp. Tui xin ba tui cho tui rủ bạn bè qua chơi.

Nhất Bác lấy cái khăn giấy hỉ mũi cho dễ thở, rồi lấy đồ nhấc nồi bưng thố cá kho và nồi cháo trắng qua bàn:

- Đang cảm vầy mà qua đó cho lây hết người lớn trong nhà hay gì? Báo vừa thôi chớ.

Chiến cười hì hì:

- Ý cháo trắng ăn với cá cơm kho quẹt là hết sảy nghe, nhưng mà tui ghét nhất là ăn cháo. Ngán lắm.

Nhất Bác định hỏi tại sao Chiến biết anh ăn cháo với cá cơm, thì anh lại nhớ sực ra là hai đứa đang nói chuyện bằng video, nên cái món cá kho cũng bay vào mắt của cậu. Vậy là anh lại làm thêm một cái việc nữa mà từ đó tới giờ anh chưa bao giờ làm. Đó là, vừa ăn cơm vừa nói chuyện với cậu.

Đột nhiên, Nhất Bác tia được giỏ rau sống chị Thu treo trên kệ, anh lấy một cái bắp cải luộc lên, cho Chiến thấy cái món kho quẹt phải kèm với rau luộc mới đúng bài. Vậy là, hai đứa ngồi ăn cơm chiều cung nhau qua cái màn hình điện thoại.

Người lớn trong nhà, thấy Chiến kè kè cái điện thoại, vừa ăn vừa nói chuyện thì đồng loạt bĩu môi dài thượt. Bình thường, tới giờ cơm là cậu chỉ tập trung chuyên môn, tới hôm trước rinh về hai con chó con, thì cậu vừa ăn vừa chơi với tụi nó. Bữa nay thì, nâng cấp luôn là vừa sử dụng điện thoại khi đan ăn cơm, còn chân thì gãi cổ cho chó.

Anh Khanh ngồi kế bên Chiến, lúc với tay gắp đồ ăn, thì anh có ngó mắt vào màn hình nhìn ké. Ấn tượng của anh về Nhất Bác là cái mặt y chang như mất sổ gạo, trả lời câu nào cũng chỉ có một chữ. Theo như từ nãy đến giờ, anh Khanh hóng hớt được, thì câu nào thanh niên họ Vương này trả lời dài nhất là mười chữ trong một câu.

Ăn cơm xong, Chiến cầm theo cái điện thoại chạy đi ra phòng khách nằm nhắn tin với Nhất Bác. Tất nhiên, là hai con chó cậu cũng ôm theo một con ra ngoài ngoải chơi.

Chiến vừa nằm xuống võng, thì con chó con liền dùng hết sức bình sinh tìm cách nhảy lên nằm chung với cậu, nhưng hai đứa tụi nó là giống chó chân ngắn, nên là nhảy cỡ nào cũng hông nhảy lên được. Vậy là, cậu phải bồng tụi nó để lên võng.

Nhìn thấy hai con chó con, Nhất Bác vừa làm bài tập vừa nhiều chuyện:

- Tụi nó là giống chó gì dị?

Chiến chỉ vào hai con chó, sau đó để một tràng:

- Tụi nó hả? Giống Havanese, chó nhà con Đình Hô nuôi á. Con màu nâu đen tên là Moka (hạt café Moka), chó đực. Còn con màu vàng tên là Café sữa, chó cái. Tụi nó là hai bầy khác nhau.

Nhất Bác vẫn dán hai con mắt vào trong cuốn tập:

- Havanese hả? Nghe nói giống này mắc tiền lắm. Phải nhập khẩu từ nước ngoài mới được.

Chiến thấy Nhất Bác làm bài, cậu cũng ôm theo con Moka chạy lên phòng làm bài tập:

- Thì con Đình có bà chị thứ ba đang ở bên Mĩ mà. Hồi năm ngoái bả về làm giấy tờ để bão lãnh cô chú qua Mĩ, bả đem theo hai cặp này. Hồi hổm, tụi nó đẻ ra tám con nên tui xin một cặp về nuôi.

Nhất Bác biết Chiến cũng làm bài tập, thì mới để sấp giấy nháp sang một bên cho cậu dễ nhìn:

- Cứ làm đi. Cái nào hông hiểu thì hỏi.

Chiến cười hì hì, rồi bắt đầu làm bài, nhưng mà cái miệng của cậu thì vẫn cứ huyên thuyên:

- Tui công nhận ông học giỏi thiệt nghe. Cái gì cũng biết, mà có điều ông ít nói quá dị?

Nhất Bác theo thói quen định lấy viên kẹo ra, thì nhớ sực tới là đang ở nhà thì lập tức bỏ cục kẹo lại trong cặp:

- Bộ kiếp trước bị cấm khẩu hay gì, mà kiếp này nói nhiều dữ dị?

Chiến cười hì hì, nhưng mà vẫn không quên cà khịa lại Nhất Bác:

- Dị là kiếp trước ông nói nhiều lắm nè, nên là kiếp này ông bị mỏi miệng hông thích nói nhiều.

Người khác bị Chiến cà khịa là bảo đảm cứng họng và ôm một bụng tức cành hông, nhưng mà Nhất Bác thì chỉ cười cười rồi tiếp tục làm bài tập online với cậu. Tới khi hoàn thành hết bài tập thì pin điện thoại từ 100% rớt xuống còn 30%, máy thì nóng như mới để ngoài nắng xong, còn thời lượng cuộc gọi thì phá kỷ lục luôn.

2 tiếng 15 phút...một con số không một ai có thể tin được là sẽ xuất hiện ghi gọi điện cho Nhất Bác.

Tuy bình thường, Nhất Bác có gọi điện qua Myanma thời sự, hỏi thăm sức khỏe của anh Quang, sau đó là cái điện thoại nó lại bay qua chị Thu thêm vài phút nữa, nhưng thời lượng cuộc gọi cao nhất cũng chỉ có nửa tiếng đồng hồ. Hôm nào nhiều hơn là tầm 45-50 phút gì đó là đã dài rồi. Đằng này, hai đứa gặp nhau mỗi ngày trong lớp, cuối tuần còn kéo nhau đến công viên học nhóm. Vậy mà vẫn có thể gọi điện tám với nhau tới mấy tiếng. Cái kỷ lục, này chắc chỉ có mấy đôi yêu xa mới làm được. Thậm chí, mấy đôi yêu xa cũng chưa chắc làm được nữa là khác.

Yêu xa mà có nhớ nhung nhau cách mấy, cùng lắm là một tiếng là kết thúc cuộc gọi rồi.

Tối hôm đó, Nhất Bác quả thật ở nhà một mình, nhưng mà nửa đêm anh sốt, sau khi uống thuốc hạ sốt xong thì anh ngủ một mạch không trời trăng là gì. Thành ra, là sáng hôm sau đi học trễ.

Trong đội cờ đỏ của trường có thằng kia rất là ghét Nhất Bác. Nó tên là Huy. Nguyên nhân, là cả hai đều nằm trong đội tuyển học sinh giỏi, nhưng hầu như là không lần nào nó vượt qua được anh. Vì vậy, nó luôn tìm lỗi của anh mà bắt chẹt. Có điều là, anh là học sinh gương mẫu. Bởi vậy làm gì có đuôi cho nó chộp.

Người ta nói chỉ cần bạn sống đủ lâu, những gì bạn muốn biết nhất định sẽ được biết. Nhưng mà đó là với người có lòng dạ ngay thẳng, còn với cái người có tâm địa xấu xa thì làm gì được vậy.

Thằng Huy thấy Nhất Bác đi trễ cũng tranh thủ thời cơ, nhưng mà thầy Toàn nề nếp thì biết rõ anh mới đi khám bệnh hồi trưa hôm qua. Vì nhà thầy sát bên cái phòng khám của ông bác sĩ mà, bởi vậy thằng Huy chỉ biết ôm cục tức thôi.

Vừa bước chân vô lớp, Nhất Bác bị bụi phấn bay vào mũi nên ho liên tục. Mấy đứa trong lớp tuy cũng có ngạc nhiên, nhưng mà cái làm tụi nó ngạc nhiên nhất là lớp trưởng gương mẫu lại có lúc đi trễ. Tới giờ xếp hàng mới có mặt trong lớp.

Thầy Long biết Nhất Bác bị bệnh, nên cũng hỏi thăm vài ba câu rồi thôi, sau đó bắt tay vào giảng bài mới.

Trong hai tiết Toán, Nhất Bác cứ khọt khẹt, lâu lâu lại ho giống như sắp nôn đến nơi. Thầy Long ngừng giảng bài một chút, quay xuống nói với anh:

- Nhất Bác! Thầy thấy bệnh của em không nhẹ. Hay là tiết sau em về đi, thầy làm xin phép cho em.

Nhất Bác đứng lên trả lời thầy Long, mũi của anh đỏ lên do bị dị ứng:

- Dạ em hông sao hết thầy ơi.

Thầy Long gật đầu:

- Vậy em ngồi xuống đi. Nếu cảm thấy không khỏe, thì cứ lên phòng y tế nằm nghỉ một chút.

Nói xong thầy Long lại tiếp tục giảng bài. Nhất Bác thì vẫn cứ ho sù sụ, thỉnh thoảng còn hắt-xì. Bình thường giọng của anh nó khá trầm, bây giờ nghẹt mũi rồi là không khác gì cái loa rè luôn. Thở bằng miệng như con cá đang mắc cạn.

Học xong hai tiết Toán, Nhất Bác nhờ thằng Tùng hô 'Nghiêm' dùm mình, sau đó úp mặt lên bàn ngủ một chút. Tuy là anh không bị bệnh gì nặng, nhưng mà lần nào cảm cũng mệt đừ người.

Nằm ngủ được một lúc, Nhất Bác cảm giác có cái gì lạnh lạnh đụng vào da. Anh cố nhướng mắt lên nhìn, thì ra là Chiến để chai nước lên bàn cho anh:

- Nhất Bác! Ông ho hoài vậy hả?

Vốn đang mệt, nên Nhất Bác trả lời câu hỏi của Chiến có phần hơi quạo:

- Bệnh mới ho. Nhiều chuyện.

Chiến là người vô tư, nên bị Nhất Bác trả lời gắt gỏng, mà vẫn cười hì hì:

- Cho ông nè. Nước thuốc vòi của má tui nấu á, uống đi. Má tui là bác sĩ mà, nên hông có lấy thuốc tào lao đâu. Cái này là do hồi qua tui nói chuyện với ông, má tui nhe ông ho, nên ra bụi thuốc vòi của ông ngoại tui hái vô nấu cho ông á.

Nhất Bác mở chai thuốc dòi tu một hơi, rồi để vào trong túi bình giữ nhiệt:

- Mẹ là bác sĩ, mà học lúc nào cũng đội sổ. Hông thấy xấu hổ ông bà hả?

Chiến vừa nói vừa ra dấu:

- Tui cũng có muốn đâu, nhưng mà tại não tui nó nhỏ xíu như cái muỗng vầy nè. Nên phải chịu thôi.

Nhất Bác lừ mắt nhìn Chiến một cái, rồi úp mặt xuống bàn ngủ tiếp:

- Đúng là bé ngốc.

Không biết Nhất Bác gọi mình là Bé Ngốc, nên Chiến thấy anh ngủ rồi cũng không làm phiền đứng lên chạy qua bàn con Đình coi nó vẽ quần áo. Đây là ước mơ từ nhỏ của nó.

Hồi nhỏ, con Đình và Chiến có ước mơ là muốn trở thành nhà thiết kế thời trang, không thì mở một cửa hàng thời trang để bán những mẫu thiết kế riêng của bản thân. Vì vậy, mà lâu lâu hai đứa hay tụ tập lại lấy giấy vẽ ra nghuệch ngoạc vài ba nét, sau đó khoe tác phẩm mới. Tính tới thời điểm hiện tại, cả hai có đến hai, ba tập thiết kế rồi.

Vẽ xong nét vẽ cuối cùng, con Đình khoe với Chiến:

- Tuần sau nhà trường có phong trào trình diễn thời trang, tao sẽ đăng ký tham gia. Chủ đề của trường là tái sử dụng những vật đã bỏ đi đúng hông? Thành ra là...

Nhìn nụ cười của con bạn thân, Chiến ồ một tiếng:

- Ước mơ của mày mà. Nếu đoạt giải hông chừng mày được thi thành phố á.

Con Đình thở dài, giấu xấp dưới cuốn sổ:

- Thi thành phố tao thua ngay vòng gởi xe. Ở đó, đâu phải chỉ học sinh thôi đâu, còn có sinh viên...tao tới đó hổng khác nào múa rìu qua mắt thợ.

Chiến lên tiếng an ủi:

- Đậu rớt hông quan trọng. Mình tới đó chủ yếu là để trải nghiệm, tìm hiểu về mục tiêu tương lai thôi. Như tao nè, học dốt gần chết còn dám mơ mộng tham gia thi thiết kế thành phố. Mày học khá hông lẽ hông được.

Con Đình định mở miệng nói, thì trống đánh vào tiết 3. Chiến sợ bị giáo viên ghi tên vì ngồi sai chỗ, nhưng vì môn Sinh là cái môn mà cậu ghét nhất, cộng thêm ông thầy dạy Sinh cũng không mấy gì ưa cậu. Đâm ra, là cả tiết cậu có cảm giác mình đang ngồi trước cái camera an ninh của mấy cái đồn công an.

Tiết học nhàm chán nhanh chóng qua đi, nhưng đối với người khác. Đối với Chiến giống như người ta đã trải qua một tháng dài đăng đẳng, còn nói theo kiểu bình dân thì là dài như cổ hươu.

Người ta nói bộ đôi không một ai nuốt nổi, đó là Sinh- Sử. Một môn thì toàn là phương pháp lai, một môn thì toàn ngày và ngày. Đã vậy còn cả một nùi sự kiện trùng lặp nhau. Điển hình là giai đoạn thiết lập lại bộ máy nhà nước sau chiến tranh thế giới thứ II.

Bà cô dạy Sử là người miền Bắc, giọng thì hay, mỗi lần đọc lại mấy đoạn trích trong tài liệu về các sự kiện, thì không khác gì người ta đang phát thanh. Nhờ vậy, mà cái môn Sử cũng không bị tính là kiếp nạn của đám dốt Sử.

Trong cái đám dốt đó, có luôn Chiến. Nói đúng hơn là môn nào cậu học cũng dốt, tạm ổn thì được môn Văn.

Bà cô thấy cả đám ngồi chống cằm nghe say đắm, thì biết là tụi nhỏ dính keo cái giọng 'hoàng oanh' của mình rồi. Vậy là bà cô lắc đầu lấy sấp giấy A4 trong cặp ra đưa cho đứa ngồi đầu bàn:

- Mấy em thích nghe giảng, thì sau này cô sẽ ưu tiên giảng bài. Còn bài thì cô sẽ photo ra như vầy, các em về chép vào. Vậy thì trước sau các em học được tới ba lần.

Nói xong, bà cô lại tiếp tục giảng bài. Tất nhiên vẫn là cái giai đoạn tái thiết lập bộ máy nhà nước sau độc lập và cái chủ đề này nói đến hai tiết. Tức là tiết sau vẫn sẽ tiếp tục nói tới, vì hiện tại đã hết tiết.

Hai tiết cuối là môn Giáo Dục Công Dân và môn Công Nghệ. Hai cái môn được Chiến liệt kê vào cái nhóm môn 'tại sao không phải môn chính, mà vẫn phải thi tốt nghiệp'. Thế nhưng, dù ghét tới đâu, thì cậu vẫn phải chống tăm lên mắt, vểnh cao hai cái tai lên nghe cho xong.

Bà cô Hương dạy Công nghệ, giáo viên bộ môn kiêm luôn là chị gái của thằng Huy, hình như là có thù nhiều đời nhiều kiếp với Nhất Bác, nên thấy anh ngủ gật trong lớp, bà cô đã gọi anh đứng lên:

- Em nam ngồi dưới bàn chót, dãy một đứng lên cho tôi.

Nhất Bác bị gọi bất ngờ, nên mặt vẫn còn lừ đừ:

- Dạ. Cô kêu em.

Bà cô Hương thấy Nhất Bác đứng lên rồi, thì tức giận ném cuốc sách giáo khoa lên bàn:

- Ai cho em ngủ trong giờ học của tôi hả? Một lớp trưởng gương mẫu, mà lại xem thường giáo viên. Nếu em không thích học lớp tôi, thì có thể bước ra, ngoài. Đừng ở trong lớp làm trễ nãi thời gian học tập của các bạn.

Thằng Tính thấy Nhất Bác bị bà cô Hương làm khó, nên lên tiếng nói giúp. Hy vọng có thể lấy lòng của anh:

- Thưa cô, bạn đang bị cảm. Chứ không phải bạn có ý xem thường cô đâu thưa cô.

Bà cô Hương lừ mắt nhìn thằng Tính:

- Tôi không hỏi tới em. Cứ cho là bị cảm, nhưng trong giờ học của tôi mà ngủ gật tức là đang xem thường tôi. Hai em tên gì?

Bị bà cô xổ cho một tràng, thằng Tính im thin thít, con Nhất Bác thì biết trước cái kiếp nạn này. Thành ra là ráng trả lời:

- Dạ, em tên Vương Nhất Bác.

Bà cô Hương liếc Nhất Bác một cái, rồi đi đến bàn giáo viên lấy sổ đầu bài ra:

- Lớp trưởng đúng không? Tôi sẽ ghi tên em vào sổ đầu bài cho em nhớ cái lỗi của mình. Hôm nào gặp thầy Long, tôi sẽ nói cho thầy ấy biết, để thầy ấy đổi lớp trưởng. Nếu em còn tái phạm, tôi sẽ kiến nghị loại tên em ra khỏi danh sách đội tuyển học sinh giỏi.

Thấy Nhất Bác vẫn ung dung ngồi xuống học, nhưng mặt mũi thì đỏ lòm như con tôm luộc, nguyên một lớp tức cho anh lắm. Bị cảm mới học không nổi, chứ có ai mà muốn vô lễ với giáo viên bao giờ. Vậy mà bà cô này cứ nhất định làm khó, còn đòi loại anh ra khỏi đội tuyển. Cái này là tư thù cá nhân, chứ răn đe gì ở đây.

Học xong hai tiết cuối, Nhất Bác cố gắng đi xuống nhà xe để lấy xe đi về, thì hai con mắt của anh nó quay cuồng, anh lảo đảo suýt nữa thì té đập đầu xuống nền xi măng. May là Chiến và Quang đi sau lưng nhanh chóng đỡ lấy, không thôi là anh tiêu rồi.

Quang là lớp phó học tập của lớp, nhưng không có tên trong đội tuyển học sinh giỏi. Thấy Nhất Bác xém xỉu, thì xót ruột khuyên nhủ:

- Chiều nay có tiết thể dục, mày nghỉ đi. Tụi tao xin dùm cho. Đơn nộp sau cũng được.

Chiến gật đầu như bổ củi:

- Thằng Quang nói đúng rồi đó. Ông nghỉ chiều nay đi, tụi tui chở ông về.

Bình thường thì mặt Nhất Bác đã giống mất sổ gạo, đến khi bệnh thì càng y chang cái nhau mèo thành ra nhìn hai đứa bạn, không khác gì hai cái hột mè dính trên mặt:

- Hông cần đâu. Trường cách nhà có mười phút, hông lẽ về hông nổi.

Nhất Bác là minh chứng hùng hồn cho câu nói, yếu mà ham ra gió. Anh mới vừa đi được có mấy bước là đã lảo đảo như mấy ông bợm nhậu say rượu rồi, nên là Chiến phụ trách chạy chiếc xe điện của Quang, còn Quang thì sẽ phụ trách đèo con sâu bệnh về bằng chiếc xe của anh.

Tuy rằng Chiến không biết nhà Nhất Bác, nhưng lại biết nhà Quang. Vì nhà của cậu chàng là đầu đường đi vào nhà cậu, nên là cậu chàng nhờ cậu chạy xe về dùm. Quang sẽ tự bắt xe buýt về nhà sau.

Lúc nhìn thấy chiếc xe điện của Nhất Bác, thì hai cậu nam sinh nào đó phải dụi mắt mấy lần mới tin là chiếc xe máy điện trước mặt là của anh. Tới khi hộ tống anh về tới nhà thì Quang lại càng ngạc nhiên hơn. Thứ nhất là nhà của Nhất Bác tuy là kiểu nhà tiền chế, nhưng nội thất thì không đến nỗi nào, phương tiện đi lại dù không phải là xe đắt tiền, thì cũng là những chiếc xe thịnh hành trên đường. Thứ hai, Quang nhớ không lầm là anh trai của Nhất Bác đang đi xuất khẩu lao động bên Myanma, thằng anh rể thì cờ bạc, nợ người ta đến cả trăm triệu, món nợ này chưa dứt, thì gây ra nợ mới, tổng nợ thì cũng sương sương gần một tỷ chứ không ít. Thành ra là khi thấy anh đi xe máy điện, cậu chàng cũng ngạc nhiên. Vì con bạc trong nhà không ngó tới chiếc xe của anh.

Thấy mặt Quang hiện ra một nùi dấu hỏi, Nhất Bác vừa mở cửa rào vừa giải thích về lai lích của 'con ngựa chiến' mà mình đang chạy.

Cách đây hai hôm, Nhất Bác mua vé số giúp cho một ông cụ. Vì còn có nửa tiếng là tới giờ xổ số, mà ông cụ còn bốn tờ đài Trà Vinh, nên anh mua luôn. Ai dè tới chiều sổ anh trúng giải nhì cả bốn tờ, sau khi lãnh xong thì anh lấy căn cước đi gởi ngân hàng một mớ, chừa lại một ít để mua chiếc xe điện đi học cho nhanh. Chiếc xe đạp 'căng hải' của anh nó đã đi theo đống ve chai của bà đồng nát vào hồi chiều thứ bảy rồi. Hôm đó anh không biết tụi con nít trong xóm đá banh kiểu gì, mà sút văng vào chiếc xe của anh móp te tua hết trơn. Bây giờ nhớ lại, anh tự hỏi không biết có phải là tín hiệu vũ trụ truyền tới thông báo anh sắp đổi đời hay không nữa.

Quang nghe xong nguyên nhân, thì không khỏi gật gù:

- Đúng là tín hiệu vũ trụ thiệt. Mà sao nhà mày hông có ai hết dị. Chị ba đâu?

Nhất Bác rút cái khăn ướt dành cho em bé trong hộp hỉ mũi cái rột, rồi đi vào bếp rửa tay, sau đó rót một ly nước:

- Chị ba tao đi về Đồng Tháp rồi, còn anh hai tao thì đang làm thủ tục đăng ký hồi hương dành cho người xuất khẩu lao động.

Quang cầm ly nước tu một hơi:

- Mày nói tao mới nhớ ha. Hình như anh hai đi Myanma cũng mấy năm rồi phải hông?

Nhất Bác gật đầu:

- Chính xác là được năm năm. Nếu năm nay về hông được thì là sáu năm.

Quang gật gù cái đấu máy cái ngụ ý đã hiểu, đợi Nhất Bác uống thuốc cảm xong rồi, thì mới đi ra đầu ngõ đón xe buýt về nhà.

Thấy thằng bạn đi về rồi, Nhất Bác đóng cửa rào, đi vào bếp hâm cháo lên ăn với thố cá cơm còn dư hồi tối, sau đó đi ra võng nằm đánh một giấc tới gần hai giờ chiều mới thức. Anh quyết định làm đơn xin nghỉ phép. Chứ bây giờ đầu óc của anh nó ong lên như gần mấy cái chuông, thì học hành gì được.

Tới chiều tối, Nhất Bác tự lấy thủy, khi thấy bản thân không còn sốt nữa thì anh mới yên tâm hơn, nhưng mà hai cái lỗ mũi thì không khác gì van nước bị rò. Nước mũi nó cứ chảy xuống y chang cọng bánh lọt, mà nằm xuống thì không thở được. Anh bực mình quá, sau khi tắm xong lấy hai cục bông gòn chấm dầu xanh rồi nhét vào một bên mũi cho bớt nghẹt, rồi lại đi ngủ sớm..

Ngày khai giảng đã tới, Nhất Bác ráng thức sớm đi vào trường dự lễ khai giảng. Vừa bước chân vào tới lớp, thì anh quên mất tiêu là mình chưa nộp đơn xin phép cho phòng nề nếp, nhưng mà xu cà na cho anh thêm lần nữa. Vì người trực phòng nề nếp hôm nay là bà cô Hương.

Thấy tờ đơn của Nhất Bác nộp vào mà không có của phụ huynh, bà cô Hương liền lấy cái đó bắt chẹt anh:

- Đơn xin phép là phải có chữ kí của phụ huynh, nhưng em lại dám giả chữ kí. Em đừng có nghĩ mình là học sinh gương mẫu là làm gì không ai biết. Giáo viên khác bị lừa, chứ tôi thì không bị lừa đâu.

Thầy Long vào phòng nề nếp uống ké ly nước, sẵn tiện dê xồm em người yêu, sau khi hết dịch sẽ về chung một nhà. Vô tình nghe được bà cô Hương đang làm khó Nhất Bác. 

Thầy tuy là khó, nhưng mà vẫn biết anh luôn rất ngoan, làm gì có chuyện qua mặt giáo viên. Cộng thêm bà cô Hương lúc nào cũng ỷ mình là tổ trưởng tổ Sinh – Công Nghệ mà tìm cách làm khó dễ thầy Lân- người yêu kiêm nóc nhà tương lai của thầy Long, nên là thầy ghét lắm. Vậy là, thầy bị ngứa miệng bật chế độ mỏ hỗn.

Bây giờ mới 6 giờ 45 phút, chưa tới giờ tập trung dười cờ. Thầy Long tính lẩm nhẩm một hồi, thì rót thêm một ly nước tu một hơi, rồi quay sang trả lời ba cô Hương:

- Tui nhớ hông lầm là nhà trường đâu có nói bắt buộc là phải có chữ kí của phụ huynh đâu. Chỉ cần học sinh đó có nộp đơn xin phép là được rồi. Hơn nữa, Nhất Bác là học sinh gương mẫu, nó chưa bao giờ vi phạm, nhưng mà nó nghỉ cũng đã nộp phép rồi. Có chữ kí phụ huynh hay không có, thì cũng vậy thôi.

Bà cô Hương thấy thầy Long nói giúp Nhất Bác, thì bực mình:

- Thầy Long! Thầy là giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3, tất nhiên là thầy phải bênh vực cho học sinh của mình rồi.

Cô Dung dạy Hóa ngồi sát góc phòng tự nghịch cái đống mầm thủy tinh, nghe bà cô Hương làm khó hai thầy trò Nhất Bác, cô cũng ngứa miệng lên tiếng:

- Thầy Long nói giúp thì cô cho là thầy bênh học sinh lớp mình, nhưng tui có chủ nhiệm 12A3 ngày nào đâu. Tui chỉ nằm trong tổ huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi thôi, mà tui cũng thấy rõ là Nhất Bác là học sinh gương mẫu. Nói đùa dăm ba câu với giáo viên, mà nó còn hông dám, nói gì tới chuyện cố ý qua mặt giáo viên. Tui thấy, cô là muốn làm khó em nó thì đúng hơn. Quy tắc quy mở gì ở đây.

Nói xong, cô Dung lại tiếp tục nghiên cứu đống mầm tinh thể cho tiết học sau. Trực tiếp bơ đẹp bà cô Hương đang tức canh hông, khói muốn xịt ra từ hai cái lỗ tai. Học trò của cô là tuổi mới lớn, không thích khô khan, mà cô cũng từng trải qua như vậy, nên cô phải tập trung làm cho học sinh hứng thú hơn. Vậy thì, khả năng tạch môn ở những học sinh yếu cũng sẽ giảm xuống, mà các em cũng sẽ chăm học hơn.

Tất nhiên, là dù chú tâm nghiên cứu tới đâu, thì cô Dung vẫn nghe được bà cô Hương đang cà khịa mình:

- Tôi còn chưa nói đến cô. Phòng nề nếp đâu phải là phòng thí nghiệm, cô dám đem chất hóa học vào không sợ gây cháy nổ hả?

Cô Dung được mệnh danh là thánh cà khịa, học trò trong đội tuyển Văn còn nói đùa. Rằng cô Thuần quý phi Trữ Tú cung phiên bản thế kỉ 21. Vì vậy làm gì có chuyện ngồi nghe người ta cạnh khóe mình, mà không ngoai mồm đốp lại:

- Ủa, cái này là mầm tinh thể mà. Trong này chỉ có nước nóng, với phèn chua thôi. Cô hông tin thì nếm thử là biết. Phèn chua hông độc, nên nếm một, hai giọt hông sao đâu. Với lại, cái này cũng là giáo án. Nhà trường có cấm đem giáo án vô phòng nề nếp soạn đâu à.

Bà cô Hương nghiến răng ken két, tức giận đùng đùng bỏ đi ra ngoài:

- Tui...tui...tui sẽ báo việc này lên phòng hiệu trưởng. Thầy cô chờ làm kiểm điểm đi.

Cô Dung nhìn theo bà cô Hương và nói với theo:

- Tui chờ đó nghe.

Thầy Long thấy bà cô Hương tức tới đỏ mặt tía tai, ôm theo cái cặp đi ra ngoài, thì mới quay qua nói với Nhất Bác:

- Em về lớp đi. Gần tới giờ tập trung rồi kìa, lát thầy điểm danh luôn.

Nhất Bác gật đầu chào thầy, rồi đi về lớp tập trung. Lúc đi ngang qua lớp chuyên Sử anh thấy thằng Huy đang nói chuyện với cô Hương.

Bà cô Hương nghía thầy Long, mà thầy Long thì nghía thầy Lân, sang năm nếu hết dịch hoặc loãng dịch, thì hai người sẽ cưới. Cộng thêm, thằng Huy là em ruột của bà cô Hương, mà thằng Huy thì lại đang xem Nhất Bác là đối kẻ địch. Thành ra là bà cô này trút hết lên đầu anh.

Nhờ vậy Nhất Bác mới biết là mình bị ghim:

- Chưa tới năm tuổi, mà sao mình xui dữ dị ta. Đúng là ba năm Tam Tai hông bằng một năm Thái Tuế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro