Chương 1 - Vụ giết người kinh dị nhất

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Bốn giờ sáng.

Thành phố S đang ngủ say, mọi thứ có sự sống đều đang ngủ say.

Chỉ có gió mưa càng lúc càng điên cuồng đang thét gào và nhe nanh giơ vuốt.

Hình như bão tố cũng có sự sống hoặc linh hồn thì phải?

Bạn nghe đi, gió mưa đang đập phá gấp gáp và điên cuồng, chúng xô những cây non bên đường ngả nghiêng chao đảo, chúng không ngớt gào rú, hình như chúng đang cuống cuồng tranh nhau để nói ra một điều bí mật kinh thiên động địa nào đó; hoặc, hình như chúng sớm cảm nhận thấy một tín hiệu đáng sợ nhưng lại không biết phải làm gì để ngăn chặn.

Trận mưa đêm nay có phân không bình thường.

Nhưng không ai nhận ra điều gì khác lạ, vì họ đang ngủ say, đang ngủ rất say.

Trong đêm mưa gió, một con mèo đen lặng lẽ; nhảy xuống bậu cửa sổ hết sức êm nhẹ, toàn thằn ướt sũng nước mưa, nó ung dung liếm láp bộ móng vuốt của mình.

Bỗng nhiên, hình như nó ngửi thấy một thứ mùi gì đó, nó vội gồng mình lên, đôi mắt xanh lè lập tức nhìn sang một ô cửa sổ khác; rồi nó vụt rời khỏi bậu cửa sổ, lao đi mất hút.

Đúng vào lúc này, một luồng sét đỏ quạch rạch ngang bầu trời phóng xuống.

Thành phố S rung lên, những người đang trong giấc mộng cũng giật mình.

Chỉ lát sau, bỗng vang lên một tiếng kêu thảm thiết cực kỳ đáng sợ.

Mưa và gió dường như càng dữ dằn hơn.

Vụ án mạng xảy ra tại phòng 701 nhà C khu chung cư Quang Minh thành phố S. Nạn nhân là Tô Tuyết, 31 tuổi, nữ nhân viên công ty quảng cáo Phi Tường; sáng sớm ngày 15 tháng 6 bị phát hiện đã chết ở phòng ngủ trong căn hộ, Đoàn Chính Dương chồng cô đã báo tin cho cảnh sát.

Đầu nạn nhân bị cắt rời, vết cắt ở cổ rất phẳng, sơ bộ phán đoán hung thủ đã sử dụng hung khí cực sắc.

Thời gian tử vong trong khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng, hiện trường không có dấu vân tay, dấu chân khả nghi, không có dấu vết giãy giụa hoặc vật lộn, không có dấu hiệu thi thể bị di chuyển, cũng không thấy hung khí. Quan sát nét mặt nạn nhân thấy rằng có lẽ cô bị sát hại trong lúc chính mình không hề hay biết.

Khi cảnh sát đến hiện trường, thì Đoàn Chính Dương chồng nạn nhân đang ngồi co rúm ở một góc nhà, toàn thân dính máu.

Pháp y đã kết luận, máu trên người Đoàn Chính Dương là máu của nạn nhân.

Đôi mắt Dương như ngây như dại, đờ đẫn nhìn cái đầu máu me, sắc mặt anh ta xám ngoét.

Cảnh sát coi Dương là nghi phạm số một, bắt giữ và giải về sở công an, lúc ấy Dương mới như người vừa tỉnh cơn mê rồi bắt đầu phân trần, nói rằng mình hoàn toàn không biết Tô Tuyết đã chết như thế nào. Tôi hôm đó Dương uống say, về nhà rồi lên giường ngủ một chập, đến khuya thì choàng tỉnh vì tiếng sấm nổ vang rền và phát hiện ra Tô Tuyết người một nơi đầu một nẻo, chẳng hiểu ma xui quỷ khiến ra sao, anh lại đang ôm đầu cô trong lòng.

Cảnh sát đương nhiên không thể tin lời khai của Dương. Ai lại đi tin cái chuyện vợ chồng cùng nằm một giường, vợ bị chết thê thảm, chổng ôm đầu của vợ mà lại nói là tôi không biết gì? Đâu có thể như vậy! Đúng là chuyện hoang đường!

Vài ngày sau, cảnh sát thu thập được nhân chúng xác minh, đúng là tối hôm đó Đoàn Chính Dương có đi hiệu uống với bạn, uống nhiều nhưng chưa đến mức say bí tỉ; Dương vẫn tỉnh táo thanh toán tiền, vẫn có thể tự lái xe của mình. Khoảng 11 giờ đêm, Dương chia tay các bạn, chi tiết này phù hợp với lời của các bảo vệ khu chung cư Quang Minh, vì họ thường đổi ca trực vào lúc 11 giờ đêm, lúc đó họ nhìn thấy Dương lái xe trớ về, sau đó không thấy anh ta ra ngoài nữa.

Đoàn Chính Dương chính là hung thủ! Không thể khác.

Đây là cảm giác đầu tiên cùa tôi sau khi nghe kể lại về vụ việc này.

Chỉ có một chi tiết khiến tôi không sao hiểu nổi. Khi cảnh sát đến hiện trường vụ án, họ không nhìn thấy đầu của Tô Tuyết nằm trong lòng Đoàn Chính Dương, nhưng tại sao anh ta lại khai như thế? Chỉ vì muốn gây thêm cảm giác ly kỳ của vụ việc? Hay là vì một nguyên nhân nào khác?

Vụ án này vốn chẳng liên quan gì đến tôi, tôi hoàn toàn có thể không tìm hiếu làm gì, nhưng khi nghe đến tên nạn nhân thì tôi bỗng có một cảm giác quen quen, nhất là khi nhìn thấy ảnh của nạn nhân thì cảm giác này càng rõ rệt hơn.

Chắc chắn Tô Tuyết có mối liên quan gì đó với tôi, và không đơn giản như đã từng gặp mặt một lần.

Bỗng dưng bị người chết lôi cuốn vào cuộc, chắc chắn không phải chuyện gì tốt đẹp. Cho nên mấy hôm nay tôi cứ như kẻ mất hồn, bồn chồn hoang mang; tôi cố nhớ lại ký ức mà Tô Tuyết khiến tôi ngờ ngợ nhưng tất cả vẫn là không có gì.

Con người ta luôn là như thế, anh càng định nhớ lại một con người một sự việc nào đó, thì lại càng không nhớ ra, dù vắt óc nghĩ ngợi cũng vẫn là vô ích.

Tôi chỉ còn cách thở dài, đưa tay lên day trán. Mình và Tô Tuyết có mối liên hệ gì nhỉ?

La Thiên đứng bên nhìn tôi, rồi hỏi: "Sao thế, Tiểu Yên?"

La Thiên là bạn trai của tôi, và cũng là đội trưởng đội hình sự; chính anh đã nói với tôi về vụ án Tô Tuyết.

Bốn giờ rưỡi chiều, chúng tôi sánh vai nhau bước trên đường Đông Nam Hải, rẽ trái, rồi đi thêm hai trăm mét nữa thì đến khu chợ. Đây là lần thứ tư anh chuẩn bị đến nhà tôi; ba lần trước vì anh bất chợt lại có việc nên không đến được, vì chuyện đó mà tôi bị mẹ tôi nhiều lần chì chiết mãi, tôi bị nghe đến ù cả tai. La Thiên cũng rất áy náy vậy nên chiều nay anh đã xin đơn vị cho nghỉ một buổi, để ra cửa hàng mua vài món quà biếu cha mẹ tôi. Anh còn tắt cả chuông di động của mình. Nói rằng lần này nhất định không thể lại thất hứa.

Đứng ở cửa khu trung tâm mua sắm, tôi cúi nhìn mũi giày của mình, hơi lơ đễnh đáp lại một câu: Sao thế... cái gì cơ?" Đầu óc tôi vẫn đang nghĩ đến Tô Tuyết.

"Không. Anh chỉ lấy làm lạ, nếu mọi ngày nghe thấy vụ án ly kỳ như vậy, em sẽ rất tò mò..."

"Đúng thế." Tôi tiếp lời. "Em vốn rất hay tò mò, nhưng không tò mò một cách mù quáng đối với mọi sự việc. Nói ngay về vụ án này, nó có ly kỳ không, thì em trả lời anh ngay là "No"!"

"Thế à?" Anh muốn biết người ngoài cuộc là em nhìn nhận ra sao?" La Thiên mỉm cười háo hức nhìn tôi. Đi suốt buổi chiều, mặt anh bắt nắng đỏ hồng, bóng nhẫy, nhưng anh dường như không cảm thấy mệt, trái lại vẫn rất có khí thế, nhất là ánh mắt anh vẫn sáng rực như có thể soi vào tận đáy lòng người ta.

"Em là người ngoài cuộc thì có thể nhìn nhận gì chứ? Sự việc đã sờ sờ ra đó, chẳng phải Đoàn Chính Dương thì còn ai vào đấy nữa?" Tôi nhìn La Thiên hỏi: "Chắc anh không đến nổi tin rằng anh ta thật sự không biết tí gì chứ?"

"Vụ án này còn rất nhiều điểm nghi vấn. Xét bề ngoài thì Đoàn Chính Dương là kẻ đáng ngờ nhất, nhưng anh ta căn bản không có động cơ gì đế giết vợ. Họ lấy nhau đã 7 năm, tình cảm vẫn rất tốt đẹp, chưa từng to tiếng cãi cọ. Đoàn Chính Dương là người đàng hoàng, có địa vị, hoàn toàn không giống một kẻ thủ ác. Nếu đúng là anh ta giết Tô Tuyết thì anh ta hoàn toàn có thể tìm cách hủy xác biệt tăm biệt tích, chứ đâu có thể báo cảnh sát. Và, tại sao anh ta không tạo hiện trường giả cho giống với một vụ bị kẻ khác đột nhập tấn công? Về hung khí thì..." La Thiên càng nói càng nhỏ dần, câu cuối cùng thì cứ như là lẩm bẩm cho chính mình nghe.

"Hì hì... anh nói đùa hay sao? Người có danh vọng địa vị thì sẽ không giống kẻ sát nhân? Không ngờ anh lại nghĩ thiên vị như thế!" Tôi không bằng lòng, nhìn anh với ánh mắt coi thường. Khi anh hơi nhíu mày thì tôi lập tức bồi thêm: "Điều đó càng chứng tỏ Đoàn Chính Dương rất thông minh xảo quyệt. Anh nghĩ mà xem, nếu anh ta vứt xác phi tang, Tô Tuyết bỗng dưng mất tích thì người ta sẽ không nghi ngờ hay sao? Cho nên, anh ta càng phải báo cảnh sát và cảnh sát sẽ càng không nghi ngờ anh ta. Và, tại sao anh ta không tạo hiện trường giống như bị kẻ khác giết, thì đơn giản thôi: nếu Tô Tuyết bị kẻ xấu đột nhập rồi giết, thì tại sao anh ta vẫn hoàn toàn lành lặn? Em cho rằng anh ta sẽ làm cho mình bị thương, thì mới là giống như thật. Anh nói là tình cảm hai vợ chồng xưa nay vẫn rất tốt, đó là người khác nói thế chứ có ai biết họ có tốt với nhau thật không? Rất có thể đóng cửa lại rồi thì họ cãi nhau đánh nhau thì sao? Gã Đoàn Chính Dương có danh vọng địa vị, thì gã càng không muốn để lộ chuyện nội bộ ra bên ngoài. Em không thể tin lấy nhau 7 năm mà không hề cãi cọ. Vẫn có câu "ngứa ngáy 7 năm" đây thôi? Chưa biết chừng, vấn đề nằm ngay ở chỗ "ngứa ngáy" ấy!"

Sau khi "nổ" một tràng liên thanh, tôi rất đắc ý nhìn La Thiên nhưng anh không phản ứng gì, chỉ cười cười: "Bố trí thành hiện trường giả, không nhất thiết phải tự làm cho mình bị thương. Anh ta hoàn toàn có thể giả vờ vừa từ bên ngoài trở về và phát hiện ra Tô Tuyết đã bị giết hại."

"Giả vờ như thế nào? Hơn 11 giờ đêm anh ta đã về nhà rồi!"

"Vấn đề chính là ở chỗ đó. Tại sao kẻ tội phạm lại không bố trí để mình có chứng cứ ngoại phạm? Ngay em cũng có thể đoán ra sự thật thì vụ án này không đáng gọi là "ly kỳ" gì nữa rồi!"

Tôi bực mình nhếch mép. Tôi rất ngu à? Nếu thế anh đâu cần phải bàn với tôi làm gì? Tôi lừ mắt nhìn anh, rồi bước nhanh lên trước đi vào chợ, lớn tiếng gọi: "Vụ án ấy anh cứ để dành trong giờ làm việc tha hồ mà nghiên ngẫm! Lúc này anh nên nghĩ xem lát nữa gặp cha me em, anh nên ứng xử như thế nào. Nếu anh cứ chân chất ngồi nghệt ra thì cha mẹ em khó mà ưng anh!"

La Thiên rảo bước đuổi kịp, kéo vai tôi, cười hềnh hệch: "Được! Sở trường của anh là làm món cá hấp theo kiểu Tứ Xuyên chính cống. Lát nữa em sẽ thấy anh trổ tài của một đầu bếp siêu hạng!"

Nửa giờ sau.

Khi chúng tôi ra khỏi khu chợ thì một chiếc xe đạp phóng như bay lao đến, khiến tôi phát hoảng phải tránh dạt sang bên.

Tôi chưa kịp hoàn hồn thì một giọng nam giới đã gắt toáng lên ở ngay bên cạnh: "Sao phóng khiếp thế? Vội đi đầu thai hay sao hả?"

Người đàn ông đó bị xe đạp xô ngã, bên cạnh anh ta là một tảng đá lạnh khá to.

"Chết thật!" Một ông già ăn vận như người bán cá chạy ngay đến kiểm tra tảng đá lạnh cứ như đối với một báu vật. "Tạ ơn trời đất, may mà không bị vỡ."

"Này ông Trương! Con trai ông ngã xe, ông chẳng lo; nó chỉ là tảng đá lạnh lem nhem, vẫn còn có người mua chắc?" Một bà béo bán hoa quả cười hềnh hệch nói.

Ông Trương lườm bà bán hoa quả. "Sao bà biết là không có ai mua?" Rồi ông lầu bầu mắng anh chàng đang khiêng tảng đá lạnh.

Hai chúng tôi ra khỏi chợ. Tôi suy đi nghĩ lại, rồi quyết định kể với La Thiên về cảm giác hình như tôi đã từng biết về Tô Tuyết.

"Anh La Thiên, em cứ cảm thấy ngày trước mình đã nhìn thấy Tô Tuyết và hình như còn có mối quan hệ nào đó với chị ta nhưng em không sao nhớ ra được... Em nghe người ta nói rằng, cảm giác đã từng quen biết, đôi khi chỉ là một thứ tiềm thức của mình. Chứ thực ra em không hề quen Tô Tuyết... hoặc có thể chỉ là em ngẫu nhiên nhìn thấy chị ta một lần ở ngoài phố, bây giờ chị ta đã chết... thực ra tất cả chỉ là tiềm thức gây nhiễu cho mình. Đúng không anh?"

Ôi, đúng là câu trước chẳng ăn nhập gì với câu sau, tôi nói năng lộn xộn chẳng ra sao.

Vì tôi thật sự không muốn dính dáng một tí nào đến Tô Tuyết, nếu lúc này La Thiên cũng phụ họa và nói với tôi rằng "đúng thế, đôi khi nó chỉ là một thứ tiềm thức mà thôi" thì chắc chắn tôi sẽ bứt ra khỏi nỗi ám ảnh vướng bận mà Tô Tuyết đem đến cho tôi.

Nào ngờ tôi vừa dứt lời thì anh đứng lại, vẻ mặt anh nặng nề nhìn tôi rồi hỏi: "Em quen Tô Tuyết à?"

"Em không biết. Em cứ có cảm giác mình rất quen Tô Tuyết. Thì sao?"

"Tháng trước, cụ thể là ngày 31 tháng 5, em nhận được một cú phôn bí hiểm, em còn nhớ chứ?"

Trong giây lát tôi nhớ ra ngay, khi đang phải nằm viện vì bị thương, tôi bỗng nhận được một cú phôn xa lạ, một giọng nữ, nói là mình biết rất nhiều điều bí mật về bà nội tôi, nói xong thì dập máy luôn. Tôi đã nhiều lần gọi lại vào số máy ấy nhưng đốì phương luôn luôn tắt máy. Ra viện rồi, vì bà nội tôi bỗng đột ngột qua đời nên tôi và cha mẹ vội trở về quê làm đám tang cho bà, thế rồi tôi quên béng cái chuyện đó.

Tôi ngớ ra nhìn La Thiên, sự việc đó thì liên quan gì đến chuyện tôi có quen Tô Tuyết hay không? Lẽ nào...

Tôi bỗng trợn tròn mắt, kinh hãi hỏi anh: "Người gọi điện cho em, là Tô Tuyết ư?"

La Thiên nói: "Đúng! Bọn anh đã tra cứu ghi chép về lịch sử các cuộc gọi di động của Tô Tuyết, nhận ra có cuộc gọi lúc 19 giờ 27 phút ngày 31 tháng 5, gọi vào số máy của em. Và đó cũng là cuộc gọi di động cuối cùng của Tô Tuyết. Bọn anh vốn định mời em đến để lập biên bán đưa vào hồ sơ, nhưng vì em phải về quê tối qua mới ra, cho nên..."

Tôi bừng tỉnh hiểu ra tất cả, nói: "Thảo nào anh nói cho em biết về vụ án Tô Tuyết. Thì ra vụ này có liên quan đến em. Tức là coi như lúc này anh lập biên bản về em chứ gì?"

Không có bất cứ dấu hiệu nào báo trước, không một chút phòng bị, tất cả đều diễn ra rất tự nhiên.

Đầu tôi chợt như lóe sáng, tôi đã hiểu rõ tại sao Tô Tuyết lại gây cho tôi cảm giác quen thuộc rất rõ rệt, vì tôi đã thật sự nhớ ra cả rồi.

Tô Tuyết là đồng hương với tôi! Chị ấy hơn tôi 11 tuổi, chị đã từng bế tôi hồi nhỏ. Khi tôi lên 8 thì chị theo người nhà rời khỏi quê hương, kể từ đó không có tin tức gì. Nghe nói chị đã sang với họ hàng ở Đài Loan.

Đã 12 năm trời!    

Nhũng ký ức cách đây 12 năm về trước bỗng hiện trở lại trong đầu tôi, thân thiết và đầm ấm xiết bao!

Đầu óc tôi bỗng như rối bời với vô số câu hỏi dồn dập tràn về như sóng xô bờ.

Tại sao chị lại ở thành phố S? Khi chị gọi cho tôi, sao chị không nói rõ mình là ai? Tại sao sau đó chị không dùng di động nữa? Tại sao nửa tháng sau chị bỗng gặp bất trắc? Chị đã biết những bí mật gì về bà nội tôi? Những bí mật ấy có liên quan đến cái chết của chị không?    

Có quá nhiều điều nghi vấn!    

Tôi day day huyệt thái dương, và hỏi La Thiên có biết cha mẹ Tô Tuyết ớ đâu không.

Anh nói họ đã qua đời từ mấy năm về trước.

Tôi lắc đầu, nghĩ ngợi. Lát sau, tôi bỗng nảy ra một quyết định đáng sợ.

Tôi phải đến gặp Đoàn Chính Dương.

Gác lại chuyện anh ta giết Tô Tuyết là vì lý do gì, tôi chỉ muốn biết tại sao Tô Tuyết lại gọi điện cho tôi. Nếu đúng là chuyện đó có liên quan đến bà nội tôi thì có lẽ Đoàn Chính Dương cũng biết.

4

"Em muốn gặp Đoàn Chính Dương à?" Nghe xong quyết định của tôi, khuôn mặt La Thiên lập tức biến sắc, anh lắc đầu: "Không được! Đừng có đùa!"

"Tại sao lại không được?" Tôi không chịu lép.

Vì anh ta là một nghi phạm giết người, và, vụ án này không liên quan gì đến em cả."

"Ai bảo là không liên quan đến em? Nếu không liên quan thì tại sao anh lại cho em biết về vụ án này? Chẳng phải cuộc gọi cuối cùng của Tô Tuyết đã chứng minh rằng có liên quan đến em hay sao? Em đã nhớ ra chị ấy là ai, là đồng hương với em, 12 năm trước chị ấy và người nhà đã rời nông thôn, bọn em không gặp lại nhau lần nào, cũng không có liên lạc gì nữa. 12 năm trời, cách xa đã lâu, chị ấy bỗng gọi cho em, tại sao? Vừa gọi xong lại thôi không gọi lại cho em nữa, và nửa tháng sau thì gặp bất hạnh, sao anh lại bảo là không liên quan đến em? Lẽ nào anh không muốn phá án, không muốn biết cái chết của Tô Tuyết có liên quan đến cuộc gọi đó hay không?"

"Có liên quan hay không, anh đương nhiên có cách để làm rõ; nhưng vẫn không thể cho em vào gặp Đoàn Chính Dương." Nói rồi La Thiên phớt lờ tôi, sải bước đi tiếp.

"Ơ kìa!" Tôi đuổi theo kéo tay anh, nài nỉ: "Anh cứ dẫn em vào gặp anh ta đi? Chưa biết chừng cái chết của Tô Tuyết có liên quan đến bà nội em cũng nên. Chỉ tiếc rằng bà nội em không còn nữa, nếu không, em cũng chẳng thiết gặp Đoàn Chính Dương làm gì. Các anh đang muốn gọi em đến để ghi lời khai kia mà? Bây giờ em tích cực hợp tác với anh, em chủ động theo anh về sở công an để phối hợp điều tra..."

"Em tưởng dễ gặp Đoàn Chính Dương, muốn gặp là được gặp chắc? Chính ánh cũng không có cách gì."

"Anh là đội trưởng đội hình sự, sao lại không có cách? Chỉ là anh không muốn đó thôi."

La Thiên lặng thinh, liếc nhìn tôi, vẻ không vui.

"Có được không, anh La Thiên?"

Lần này thì anh dứt khoát không nhìn tôi nữa.

Tôi tiếp tục nài nỉ, anh vẫn mặc kệ, phớt lờ. Tôi lừ mắt, tức giận nói: "Anh không muốn chứ gì? Được! Thế thì mình em sẽ đến sở công an, em cứ nói là mình quen Tô Tuyết và biết tại sao chị ấy bị chết. Em không tin mình không thể vào gặp Đoàn Chính Dương."    

La Thiên nhún vai, buông một câu: "Xin cứ tự nhiên!"

Tôi đành đứng lại, cố vận sức, làm sao để huy động được nước mắt. Nói ngọt nói sẵng đều không ăn thua, thế thì khóc hẳn phải có tác dụng? Tôi nhớ lại vô số chuyện buồn phiền, chúng ồ ạt kéo nhau trở về, trong chốc lát nước mắt tôi tuôn trào như suối.

"Sao thế? Đang ổn cả, sao lại khóc gì thế?"

Tôi nguẩy đầu đi, tiếp tục nức nở, hết sức đau thương.

"Thực ra, em gặp Đoàn Chính Dương thì cũng vô ích thôi. Mau đi đi, kẻo cha mẹ em đang sốt ruột chờ đợi."

Thấy tôi vẫn mặc kệ, La Thiên thở dài rồi để các thứ đang xách xuống đất, đặt tay lên vai tôi, khẽ nói: "Tiểu Yên, không phải anh không thể dẫn em vào, vì anh lo cho em, anh không muốn em xảy ra chuyện gì và càng không muốn em bị cuốn vào bất cứ vụ án nào. Hiểu chưa?"

Tôi bỗng thấy xúc động, tôi biết La Thiên có ý nói về chuyện xảy ra tháng trước, Đại học Giang Xuyên cứ mười năm lại xảy ra vụ án mạng liên hoàn "Bảy tông tội , tôi vốn rất hiếu kỳ bèn lần mò vào Đại học Giang Xuyên, hậu quả là tôi suýt nữa mất mạng.

Trong phút chốc tôi đang nghẹn ngào, đau buồn khóc lóc; sự việc đã kích thích tính tò mò dâng lên, tôi đâu có thể lùi bước?

Không! Tôi phải gặp Đoàn Chính Dưomg, tôi không thể nén nổi nữa.

La Thiên hết cách, anh đưa tay lên day mũi tôi, lau nước mắt cho tôi, rồi anh nhăn nhó cúi nhìn các thứ đang đặt dưới đất, gượng cười: "Chẳng lẽ lại xách theo ngần này thứ vào trại giam? Và một lô thực phẩm..."

Nửa giờ sau tôi đã gặp Đoàn Chính Dương trong trại giam.

Đoàn Chính Dương là một kỹ sư cao cấp, thuộc lớp trẻ rất có năng lực của thành phố S, anh mới 32 tuổi. Báo chí đã từng phỏng vấn và đăng ảnh anh, trông rất khôi ngô phong độ với nụ cười đầy tự tin. Nhưng trông anh lúc này khiến tôi có một cảm giác lạnh sương sống - mái tóc bù xù rối tung, râu ria lởm chờm, dưới ánh đèn, sắc mặt anh tái xanh, hình như có thể nhìn thấy các mạch máu chằng chịt dưới lớp da. Mắt anh đờ đẫn nhìn như dán mắt vào chiếc đồng hồ treo tường, mí mắt sưng húp, dưới mắt là hai quầng thâm rất rõ rệt, trông anh thật đáng sợ, tuyệt đối không còn nét tuấn tú và tự tin ngày trước nữa.

Tôi căng thẳng ngồi xuống đối diện với Chính Dương, thầm cân nhắc từ ngữ, rồi nói có phần khô cứng: "Chào anh Dương. Tôi là Cổ Tiểu Yên, bạn thân của Tô Tuyết."

Tôi mở đầu bằng mấy chữ "bạn thân của Tô Tuyết", với ý định tạo không khí thân thiện để anh ta giảm bớt cảnh giác, nhưng vừa nói xong tôi lập tức nhận ra nói thế là thừa, vì anh ta không hề có bất cứ phản ứng gì, thậm chí mí mắt chẳng thèm động đậy.

Nỗi sợ hãi vu vơ bỗng dâng lên, đầu óc tôi không nén nổi tưởng tượng ra hình ảnh Đoàn Chính Dương đang giết Tô Tuyết, con dao chém xuống, cái đầu lăn dưới chân giường... hình ảnh này bất giác khiến tôi rùng mình. Tôi quyết định phải tốc chiến tốc thắng.

Tôi hít vào một hơi thật sâu, đặt tay lên mặt bàn, cố gắng thư giãn cho nhẹ nhõm, nhưng mười đầu ngón tay đang nắm chặt đã khiến tôi "bị lộ" tâm trạng căng thẳng. Thôi đành mặc kệ vậy. Tôi vào đề luôn: "Anh Dương, tôi muốn hỏi anh một việc, Tô Tuyết..."

Tôi chưa nói xong thì Đoàn Chính Dương bất ngờ mở miệng: "Lôi Lôi đâu?"

Giọng của anh ta hết sức khô khan, cứng ngắc, cứ như đã lâu lắm rồi chưa từng nói một câu. Tiếp đó, anh ta nhoài sang, rồi tóm chặt hai cổ tay tôi. Chính Dương vận hết sức lực, tôi thậm chí cảm nhận được những khớp xương của cơ thể anh ta đang kêu lục cục, đôi mắt đỏ vằn mạch máu của Chính Dương mở to căng tròn như sắp nổ tung, nhìn chằm chằm vào tôi.

Giọng nói trầm đục lại vang lên: "Lôi Lôi đâu? Mau thả tôi ra! Tôi không giết Tô Tuyết! Thả tôi ra!"

Chỉ trong khoảnh khắc, hành động hết sức bất ngờ của anh ta khiến tôi sợ hết hồn.

Dương chồm lên áp sát sang tôi, hơi nóng trong miệng anh ta phả vào mặt tôi; còn tôi thì không thể động đậy, đầu óc trống trơn, mặc kệ anh ta nghiến răng bóp chặt cổ tay.

Tôi đờ ra chết cứng, hai anh cảnh sát nhanh chóng khống chế ngay Đoàn Chính Dương, còn tôi bị La Thiên kéo ra ngoài cửa.

Chính Dương bị kích động dữ dội, anh ta ra sức giãy giụa, không ngớt kêu gào ầm ĩ chẳng khác gì một con dã thú đang phát cuồng lúc sắp bị kết liễu. Nhưng đôi mắt anh ta vẫn nhìn xoáy vào tôi, ánh mắt đầy phẫn nộ và tuyệt vọng; trong phẫn nộ và tuyệt vọng, nỗi sợ hãi còn nhiều hơn nữa.

Ánh mắt phức tạp ấy khiến toàn thân tôi lạnh toát, và trong lòng tôi cũng nãy sinh một ý nghĩ đáng để người ta phải kinh ngạc: anh ta có đúng là hung thủ không?

Ra khỏi trại giam, người tôi như chơi vơi hẫng hụt.

Trước khi gặp Đoàn Chính Dương, tôi thật sự nghĩ anh ta chính là hung thủ, nhưng bây giờ, sau khi bị anh ta nhìn chằm chằm, nhận định ấy của tôi bắt đầu bị lung lay; thậm chí từ trong ánh mắt của Dương, tôi đã đọc ra hai chữ "vô tội". Điều này khiến tôi như đang đi trong màn sương mờ đục.

"Em không sao chứ? Tay có đau không?"

Giọng của La Thiên đã kéo tôi ra khỏi trạng thái mông lung, lúc này tôi mới cảm thấy hai cổ tay đang đau rát. Tôi xoa nắn, rồi đáp: "Không sao."

"Liệu... Tô Tuyết... có khả năng... ý em là, Đoàn Chính Dương không biết gì hết, có thật thế không?"

"Sao? Em đã nhanh chóng thay đổi nhận định à?"

"Ví dụ, mộng du thì sao?" Không bận tâm La Thiên "đá xoáy", lòng tôi đang trĩu nặng, tôi vẫn hỏi anh. "Nếu anh ta đang mộng du, rồi giết Tô Tuyết..."

"Các chuyên gia đã giám định, Đoàn Chính Dương không mắc chứng mộng du, hệ thần kinh hoàn toàn bình thường.

"Vâng." Rõ ràng là vấn đề này La Thiên đã điều tra rồi, và loại trừ khả năng Đoàn Chính Dương bị tâm thần phân liệt. Nhưng tôi vẫn chưa chịu thôi. "Thôi miên thì sao? Anh ta bị người khác thôi miên, có khả năng này không?"

"Đây không phải chuyện viết tiểu thuyết hay là làm phim. Em đừng nên hễ gặp chuyện hóc búa thì lại nghĩ đến những điều không thực tế."

"Được." Tôi ấm ức nguýt anh một cái. Chẳng lẽ trong cuộc sống thực tế không có chuyện thôi miên? Tôi cau mày, hỏi: "Thực ra anh nghĩ thế nào? Em nói Đoàn Chính Dương là hung thủ thì anh phản bác, bây giờ em nói anh ta không phải hung thủ, anh cũng phản bác?!"

"Anh chỉ nói về sự việc thôi. Khi chưa làm rõ sự thật thì anh không thể đưa ra bất cứ kết luận gì."

"Được." Tôi nhếch mép. "Giả sử Đoàn Chính Dương là hung thủ, thì chỉ có một khả năng, liệu có phải đêm hôm đó anh ta say rượu rồi lỡ tay giết chết Tô Tuyết mà chính mình cũng không nhận ra?"

"Giả thiết này không ổn." La Thiên nhìn tôi. "Thi thể Tô Tuyết không hề có một vết thương nào, chỉ duy nhất bị một vật sắc chém vào cổ, cũng không có dấu vết xác bị di chuyển. Đó không thể giải thích là "lỡ tay" gì cả."

La Thiên nói có vẻ có lý. Tôi lúng túng đưa tay lên gãi đầu. Nếu Đoàn Chính Dương không phải hung thủ thì Tô Tuyết chết như thế nào? Chị ấy nằm bên anh ta, đầu bị chém lìa; điều kinh hãi nhất là anh ta còn ôm lấy đầu của vợ, sao anh ta lại không biết gì hết? Dù ngủ say đến mấy thì cũng không thể không có cảm nhận gì. Thật là quái dị!

Nhưng nếu có khả năng đó thật?

Nhớ đến nét sợ hãi trong ánh mắt của Đoàn Chính Dương, tôi bỗng giật mình, dường như anh ta còn có vô vàn nỗi băn khoăn và tuyệt vọng.

Một cơn gió lạnh thổi đến, tôi rùng mình rồi đứng sát vào người La Thiên, khoát tay anh.

"Sao thế?"

"À... không... không sao. Anh xách nhiều thứ quá, để em xách đỡ cho anh." Tôi nói dối luôn. Đồng thời sốt sắng nhắc luôn một túi đồ anh đang cầm trong tay, bên trong là tôm thì phải. Mua đã khá lâu, chúng vẫn đang quẩy nhảy lọc xọc. Sức sống của chúng thật đáng nể!

Đầu tôi vẫn bị Tô Tuyết ám ảnh, bèn nói sang ý khác: "Đoàn Chính Dương vừa nói Lôi Lôi, là ai thế?"

"Chắc là cậu con trai, tên là Đoàn Lôi, năm nay 7 tuổi, học lớp 1 trường tiểu học thực nghiệm."

"Đêm xảy ra vụ án nó ở đâu? Sao chẳng thấy anh nhắc đến nó?"

"Hôm trước đó, nó dỗi với cha mẹ, rồi đi đến ở nhà bạn học, hiện giờ chắc nó vẫn ở đó."

Nghe xong mấy câu này, tôi thấy hơi khó hiểu. Trước khi xảy ra vụ án, nó đi khỏi nhà. Sao lại ngẫu nhiên khéo thế? Hay đó là âm mưu của Đoàn Chính Dương? Nếu anh ta giết Tô Tuyết, chắc chắn anh ta không muốn bị đứa con nhìn thấy. Nhưng rốt cuộc anh ta có phải hung thủ hay không?

Vụ án nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại cực kỳ rắc rối phức tạp.

Tôi nghĩ ngợi, rồi hỏi La Thiên có biết địa chỉ của bạn Đoàn Lôi không. Anh lập tức hiểu ngay ý định của tôi, ngán ngẩm trả lời: "Thằng bé hoàn toàn không biết gì hết, bọn anh đã điểu tra rồi. Liệu em đã hết chưa? Nếu không vì cú phone cuối cùng của Tô Tuyết là gọi cho em thì anh sẽ không hé lộ bất cứ thông tin gì với em, em đừng có mà được voi đòi tiên..."

Tôi lập tức ngắt lời anh: "Cho nên em nói là vụ việc có liên quan đến em. Vả lại em không có ý gì khác, em chỉ muốn gặp đứa con trai của người đồng hương... Kìa, sao anh lại nhìn em như thế? Anh không muốn đi thì em tự đi. Anh đừng tưởng không cho em địa chỉ thì em không thể tìm ra."

Nói rồi tôi quay người bước đi. Tôi biết La Thiên không thể không bận tâm và mặc kệ tôi.

Đúng thế, tôi vừa đi được vài bước thì phía sau vang lên giọng nói hết sức bất đắc dĩ của anh: "Ngược đường rồi! Bên này kia mà! Nhưng em xem, bây giờ mấy giờ rồi? Còn định đến nhà em nữa không" Lại phải xách một lô các thứ để đi...

Đúng lúc anh đang ca cầm thì di động của tôi reo chuông. Mẹ tôi gọi. Chắc bà đang rất sốt ruột chờ đợi. Tôi không dám nghe máy, bèn tắt luôn. Lát nữa về nhà tôi sẽ lựa lời giải thích với bà vậy.

Mười phút sau chúng tôi đã đến thôn Trúc Vi Tân, tìm đến nơi ở của Đồng Tú Lệ.

Đồng Tú Lệ là đồng nghiệp và cũng là bạn thân với Tô Tuyết. Hai nhà cách nhau không xa, hai đứa con của họ cũng là bạn học cùng lớp. Hôm trước khi xảy ra vụ án, Đoàn Lôi đến nhà Đồng Tú Lệ.

Nhà ở đây cách âm tương đối kém.

Rõ ràng là chúng tôi đến thật không đúng lúc, tôi đang định hỏi La Thiên xem nên thế nào, thì một nam giới bỗng từ trong nhà chạy ra, miệng đang lầu bầu: "Đúng là đồ điên!" Anh ta suýt nữa xô vào tôi. Rồi anh ta ngẩng đầu, giận dữ đi xuống tầng dưới.

Xoạch! Một chiếc dép lê bay ra đập vào cánh cửa căn hộ đối diện.

Một phụ nữ trông như mụ dạ xoa xuất hiện ở cửa.

Có lẽ đây là Đồng Tú Lệ, chị ta hai tay chống nạnh, đôi mắt trợn tròn, coi tôi và La Thiên như "không khí", chị nhổ toẹt một bãi nước bọt rồi mắng nhiếc: "Gã họ Lưu có giỏi thì đừng về cái nhà này nữa! Không có ông thì bà đây cũng sống càng dễ chịu! Cái đồ bị thịt!"

Chị ta đang nói thì cửa nhà đối diện mở, một phụ nữ trung niên thò đầu ra nhìn, cau mày nói: "Tú Lệ, đừng làm ầm lên nữa, ảnh hưởng đến người khác..."

Đồng Tú Lệ không chút nể nang, ngắt lời luôn: "Ảnh hưởng đến người khác thì sao? Khi các người cãi nhau, sao không nghĩ rằng ảnh hưởng đến tôi? Tôi đâu có chạy sang nhà cá người để cãi nhau, thì can gì đến các người?"

Bà kia ngớ ra, rồi nét mặt sa sầm, độp lại: "Đồ không biết phải trái là gì nữa!"

Rồi bà ta phất tay, đóng rầm cửa lại.

Nào ngờ Đồng Tú Lệ lại lên cơn, chạy ào sang đập cửa thình thình, rít lên rất đanh đá: "Bà mắng ai hả? Ai không biết phải trái là gì? Có giỏi thì ra đây nói rõ xem nào? Bà là cái thá gì, có tư cách gì mà mắng mỏ tôi..." Những câu tiếp theo hết sức chối tai, không thể chấp nhận nổi.

Tôi ngây người đứng nhìn chị ta, cảm thấy con người này thực sự không sao hiểu nổi.

Tô Tuyết thân với chị ta, đúng không?

Đồng Tú Lệ chửi bới một chập, không thấy trong nhà ấy có động tĩnh gì, quay người lại nhìn thấy tôi và La Thiên thì lại nổi cơn điên: "Xem gì mà xem? Có gì đáng xem hả? Chưa thấy ai cãi nhau bao giờ à?" Rồi chị ta cúi xuống nhặt chiếc dép lê vừa nãy ném ra.

"Tôi là La Thiên ở đội cảnh sát hình sự. Có phải cháu Đoàn Lôi vẫn ở chỗ chị không?" La Thiên nói, anh bước lên, giơ tấm thẻ công tác.

"Cảnh sát? Mấy hôm trước đã đến rồi mà! Tôi không biết gì hết!" Đồng Tú Lệ mặt mũi cau có không thiện chí. Khi chị ta đưa mắt nhìn sang tôi, thì lại càng không thiện chí; có vẻ như nhận ra tôi không phải cảnh sát.

"Tôi là Cố Tiểu Yên, là đồng hương với chị Tô Tuyết." Tôi vội tự giới thiệu.

Điều bất ngờ là thái độ của Đồng Tú Lệ bỗng khác hẳn, liên tiếp gật đầu: "Đúng đúng đúng! Lôi Lôi đang ở chỗ tôi." Chị ta cười rất , rất nhiệt tình dẫn tôi và La Thiên vào nhà. Chị ta như biến thành một người khác, khiến chúng tôi thấy nhẹ nhõm đến nỗi có phần e ngại.

Có lẽ chị ta và Tô Tuyết rất tốt với nhau thật. Sự nhiệt tình của chị bắt nguồn từ quan hệ đồng hương của Tô Tuyết và tôi cũng nên.

Vào nhà rồi, chúng tôi chưa kịp ngồi thì Đồng Tú Lệ lại khiến chúng tôi giật mình: chị ta ngỡ mấy túi quà và các món thực phẩm La Thiên mua biếu cha mẹ tôi là quà đem đến cho mình, chị tươi như hoa, nói: "Đến thì cứ đến, sao phải mua quà cáp làm gì? Khách khí quá!" Chị ta chủ động nhấc các túi ra khỏi tay chúng tôi rồi xách vào bếp.

Tôi và La Thiên đưa mắt nhìn nhau, ai cũng ngại không nỡ nói ra cho rõ.

Thấy chị ta thoăn thoắt xách tất cả vào bếp, La Thiên nhún vai, tỏ ý "thôi đành, hết cách rồi."

Căn hộ này có một phòng khách và hai gian trong, đều rất chật. Nhà đã "có tuổi", cũ kỹ, đồ đạc đều lỗi thời, không điều hòa, không lò vi sóng; chiếc quạt điện đặt trước mặt chúng tôi bám đầy bụi đen xỉn. Phòng khách chen chúc đủ thứ, ngột ngạt và bức xúc, sàn nhà vứt đầy các loại báo và tạp chí.

Phòng ngủ phía bên trái đang vọng ra những tiếng ầm ầm, như tiếng ôtô điện đồ chơi, rất ồn. Chắc là hai đứa trẻ đang nô đùa.

Đồng Tú Lệ rót cho chúng tôi hai cốc nước, tươi cười hỏi tôi: "Cô là đồng hương với Tô Tuyết à?"

Tôi gật đầu.

Chị ta hỏi tôi có phải họ hàng với Tô Tuyết không, tôi đáp "không phải". Chị ta "thế ư", có vẻ hơi thất vọng, rồi ngồi xổm xuống thu dọn các thứ linh tinh trên sàn, ngượng nghịu nói: "Nhà bề bộn quá, có trẻ con nên mới thế này."

Không đợi tôi đáp lời, Đồng Tú Lệ ngoảnh vào phòng ngủ hét váng lên: "Đừng làm ồn nữa, các cụ non ơi! Im lặng một lát không được à?" Giọng chị tỏ ra rất bực mình, nét vui vẻ vừa rồi bỗng chốc tan biến. Đúng là một người phụ nữ tâm tính rất thất thường.

Chị ta vừa dứt lời thì cửa phòng ngủ bỗng mở toang, một chiếc ôtô điện phóng ào ra húc luôn vào chân Đồng Tú Lệ.

Chị ta phát hoảng kêu ré lên, chồng báo và tạp chí vừa thu dọn cầm trong tay lại rơi xuống sàn. Chị ta tức điên, trợn mắt nhìn thằng bé vừa phóng xe ra, quát lên: "Lôi Lôi! Nếu còn nghịch như thế nữa, cô sẽ trả cháu về nhà đấy!"

Lôi Lôi? Thì ra đứa bé này là Lôi Lôi.

Người nó dong dỏng mảnh khảnh, trông rất sáng sủa. Nó có nhiều nét giống mẹ Tô Tuyết.

Đoàn Lôi nhìn hai chúng tôi, lè lưỡi. Nó đang định nhặt chiếc ôtô điện lên, nào ngờ Đồng Tú Lệ co chân đá "xoạch" một phát rõ mạnh, chiếc xe đồ chơi bật văng vào tường rồi rơi xuống, im lặng, bất động. Chắc là hỏng mất rồi.

Đoàn Lôi chạy đến nhặt chiếc ôtô lên lật qua lật lại xem xét, nhận ra xe đã hỏng, nó mím môi, trừng mắt nhìn Đồng Tú Lệ.

Chẳng buồn để ý đến thằng bé, chị ta tiếp tục thu dọn các thứ, nhưng có vẻ tức giận ra mặt, mồm vẫn càu nhàu gì đó, nếu không vì tôi và La Thiên đang có mặt, e rằng chị ta đã phát điên.

Tình huống này thật chẳng ra làm sao, tôi có cảm giác bất an nhìn sang La Thiên, anh ngồi ngả trên ghế, lạnh lùng, uể oải.

Đúng vào lúc này lại có một thằng bé từ phòng ngủ chạy ra, chắc nó là con trai Đồng Tú Lệ, nó cao xấp xỉ Đồng Lôi, mập mạp mạnh mẽ, nó sợ sệt nhìn Đồng Tú Lệ rồi bước đến bên Đoàn Lôi, giật giật vạt áo của bạn.

Đoàn Lôi hất tay nó ra, tiếp tục nhìn Đồng Tú Lệ không chớp mắt.

Đồng Tú Lệ chẳng buồn ngẩng đầu, nói: "Sao vẫn đứng nghệt ra đó? Mau vào làm bài tập đi! Nếu không vì mẹ cháu gặp bất trắc thì cô chẳng thiết gì trông nom cháu..."

Đồng Tú Lệ nói chưa dứt lời thì Đoàn Lôi đã ném ngay chiếc ôtô này vào bên cạnh chị ta, nó hét lên: "Cháu cóc cần cô trông nom!" Rồi nó chạy vào phòng ngủ, đứa con của Đồng Tú Lệ cũng vào theo, rồi "rầm" một tiếng đóng cửa, khóa lại.

Thằng nhóc cứng cổ ra trò!

Đồng Tú Lệ giận tím mặt, toàn thân run lên: "Cô xem... thằng bé thật là..."

Chị ta tức nghẹn cổ, cứ thế đi đi lại lại trước mặt tôi càng cảm thấy đứng ngồi không yên. Còn bộ dạng La Thiên thì có vẻ như "tại em cứ đòi đến, anh bó tay, bất lực". Tôi đành thăm dò một câu vậy: "...Nó... có biết Tô Tuyết gặp nạn không?"

"Biết! Đương nhiên là biết. Một chuyện tày trời như thế sao lại không biết? Thoạt đầu nó khóc một trận, sau đó lại ổn ngay, rồi lại nô đùa loạn cả nhà!"

"Có lẽ vì nó còn bé quá, chưa biết đau thương buồn tủi là gì..."

"Mẹ chết mà không đau buồn..." Đồng Tú Lệ cười nhạt ngắt lời tôi. "Nó là đồ bạc bẽo."

Tôi cau mày. Nói một đứa bé mới 7 tuổi là "đồ bạc bẽo", nghe thật chẳng ra làm sao.

Đồng Tú Lệ ngồi xuống, đối diện với tôi, rồi bắt đầu "mở máy" kể lể: "Cô cũng vừa nhìn thấy rồi đấy, nó dám ăn nói với tôi như thế thật chẳng đâu vào đâu. Tại vợ chồng Tô Tuyết chiều chuộng nó quá. Tôi biết làm gì nữa? Đánh nó chắc? Nếu là con tôi, tôi dạy bảo kiểu gì chẳng được? Nhưng tôi không thể làm gì thằng bé Đoàn Lôi. Ai biết, sẽ nói là nó rất nghịch, ai không biết, sẽ cho rằng tôi ác với nó... Cô biết không, thằng bé bướng bỉnh hết cỡ, không sao dạy bảo được. Bây giờ thì gay rồi, cả hai vợ chồng đều xảy ra chuyện, từ nay nó sẽ ở với tôi. Sao số tôi lại khổ thế này chứ? Đã lấy phải anh chồng rất đụt, nay lại phải hứng cái chuyện xui xẻo..." Nói đến đây, Đồng Tú Lệ trào nước mắt.

Tôi nhận ra ý của Đồng Tú Lệ, chị ta coi Đoàn Lôi như một gánh nặng, chỉ muốn rũ bỏ cho nhẹ mình.

Khi Tô Tuyết vẫn còn, chắc chắn Đồng Tú Lệ sẽ không thế này. Người đi xa rồi, tình đời nhạt nhẽo ngay. Tôi cảm thấy xót xa: "Sao chị không trả nó... cho người nhà, họ hàng chẳng hạn?"

Đồng Tú Lệ lau nước mắt, nói: "Nếu nó có bà con thân thích thì tôi đâu phải than thở làm gì? Đoàn Chính Dương vốn là trẻ mồ côi, cha mẹ Tô Tuyết thì đã mất sớm..." Nói đến đây, Đồng Tú Lệ chợt ngừng lại hình như nhận ra điều gì đó, lập tức mặt chảy dài, hỏi rất băm bổ khó nghe: "Hai người đến để đón nó về chứ gì? Cô là đồng hương của Tô Tuyết kia mà?"

Tôi rất ngạc nhiên và lập tức hiểu ra sự "nhiệt tình" của Đồng Tú Lệ vừa rồi, chị ta cho rằng chúng tôi chuẩn bị đón cháu Đoàn Lôi đi, tôi ngán ngẩm hỏi vặn lại: "Chị không phải bạn thân của Tô Tuyết hay sao?" Rồi tôi bồi thêm một câu: "Nếu tôi có điều kiện, tôi nhất định sẽ đón cháu về."

Đồng Tú Lệ mấp máy môi, hẳn là nhận ra mình có phần thiếu tình nghĩa, chị ta lập tức làm bộ ấm ức: "Chẳng phải tôi không muốn trông nom nó. Tôi đúng là bạn thân của Tô Tuyết, nhưng đâu phải là bạn thân thì phải có nghĩa vụ nuôi con của nhau? Cô cũng biết rồi: phải có điều kiện cho phép... Tôi sống rất chật vật, nhà là nhà thuê, tôi còn phải nuôi cha mẹ đẻ, bố mẹ chồng nữa; và điểm quan trọng là, hiện giờ Đoàn Chính Dương là tội phạm giết người, nếu thiên hạ biết tôi nuôi nấng con trai của một kẻ sát nhân thì tôi còn dám ngẩng đầu nhìn ai nữa không?"

Thực ra chị ta nói cũng hơi có lý. Không ai có nghĩa vụ nuôi con của người khác, nhất là trong tình hình hai vợ chồng Tô Tuyết xảy ra chuyện tày trời như thế. Tôi nhìn chị ta, hỏi: "Chị cũng cho rằng Tô Tuyết bị Đoàn Chính Dương giết à?"

Vừa nói xong thì cậu con trai Đồng Tú Lệ đi ra, bước đến bên Đồng Tú Lệ khẽ nói: "Mẹ ơi, lúc nào mẹ mới cùng làm bài tập với con? Bài hôm nay con vẫn chưa dạy mẹ."

Đồng Tú Lệ xoa đầu cậu con trai, giọng trìu mến: "Cường Cường ngoan quá! Bây giờ mẹ không có thời gian, đang bận tiếp khách, để lát nữa con dạy mẹ, được chứ?"

Cường Cường gật đầu rồi quay người đi vào phòng ngủ.

Nhìn cảnh tượng vừa rồi, tôi có một cảm giác thật khó nói. Thái độ của Đồng Tú Lệ đối với con trai và thái độ đối với cậu bé Đoàn Lôi khác nhau một trời một vực. Nhưng mấy câu đối thoại của hai mẹ con lại khiến tôi thấy tò mò. Đồng Tú Lệ còn phải nhờ cậu con trai dạy cho? Tôi bèn hỏi: "Chị thường xuyên cùng cháu làm bài tập à?"

"Vâng." Nhắc đến con, vẻ mặt Đồng Tú Lệ sáng ngời hạnh phúc. "Từ khi cháu nó đi học mẫu giáo, tôi bắt đầu học cùng với nó, để cho nó học xong về nhà thì làm thầy giáo cho tôi, hằng ngày dạy lại tôi các bài vừa mới học. Tính ra cũng đã 5 năm rồi đấy!"

"Tại sao phải thế?" Tôi chưa hiểu mấy.

"Tôi muốn bồi dưỡng cho nó tinh thần ham học từ bé, vì nhiều trẻ con hiện nay không thích học., nếu kiến thức cơ bản không vững thì lên đến cấp 2 cấp 3 học hành sẽ càng chật vật, chính tôi là một thí dụ như thế. Cho nên tôi không muốn con mình sau này lại giống mẹ, tôi bèn nghĩ ra cách: bảo nó dạy lại cho tôi tất cả bài vở đã học, tôi không hiểu bèn hỏi lại nó. Tôi nhận ra nó rất thích thú vì mình "thành công". Hàng ngày phải dạy lại cho mẹ, thì nó sẽ luôn nhớ rằng ở nhà còn có một học sinh, ở trên lớp, nó sẽ càng chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Tôi không bao giờ ép con làm những việc mà nó không thích, nhưng ngày nào tôi cũng dành ít thời gian trò chuyện với nó, tất nhiên không nói chuyện suông. Khi trò chuyện với con, tôi cần phát hiện ra ưu điểm và sở thích của con, và phải dạy nó cách sống... những điều này hết sức quan trọng."

Đồng Tú Lệ thao thao bất tuyệt thuyết giảng xong, tôi lại cảm thấy ngạc nhiên. Kể từ ngày cậu con trai đi mẫu giáo, thực không đơn giản! Sau này tôi có con, tôi sẽ làm theo cách này của chị ta.

Cứ thế trò chuyện, tôi cũng có chút thiện cảm với Đồng Tú Lệ.

"Chị cũng cho rằng Đoàn Chính Dương giết Tô Tuyết à?" Tôi nhắc lại câu hỏi lúc nãy.

"Điều này... tôi cũng không biết nữa." Đồng Tú Lệ có vẻ hoang mang mơ hồ. "Về lý mà nói thì không thể là Đoàn Chính Dương. Nhưng nếu không phải anh ta thì là ai? Thật là kỳ quái."

"Về lý... thì không phải anh ta?"

"Đúng! Họ luôn rất tình cảm với nhau, chưa bao giờ to tiếng cãi cọ. Đoàn Chính Dương  ngày nào cũng lái xe đến đón Tô Tuyết tan tầm trở về, công ty tôi ai cũng biết cả, và nói họ là cặp vợ chồng thần tiên... có điều, Tô Tuyết thì đôi khi rất kỳ lạ, chính tôi cũng không hiểu cô ấy đang nghĩ những gì. Ngay gần đây thôi, cô ấy cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người đi trên mây, tinh thần mất tập trung. Tôi rất không hiểu: ông chồng giàu có như thế, cô ấy cần gì phải đi làm? Đâu có như gia đình tôi, anh Lưu đi làm sáu bảy năm trời mà vẫn chẳng lên nổi chức trưởng ban, chỉ có đồng lương quèn, có đi làm đến chết cũng không mua nổi nhà! Có trời mới biết tại sao tôi lấy phải anh chồng đụt như vậy... chẳng bằng một cái móng tay của Đoàn Chính Dương..." Đồng Tú Lệ lại bực bội ra mặt.

"Tô Tuyết bắt đầu ngẩn ngơ hoang mang mất tập trung từ khi nào? Chị có biết nguyên nhân là gì không?"

"Không rõ. Tôi hỏi, cô ấy chẳng bảo sao. Về điều này, lần trước cảnh sát đã hỏi tôi rồi, sao còn hỏi lại nữa?"

"À... chỉ thuận miệng hỏi vậy thôi." Tôi lúng túng gượng cười, hỏi sang chuyện khác: "Tô Tuyết có khi nào nhắc đến tôi không? Tôi là Cố Tiểu Yên."

"Không. Chưa bao giờ nghe cô ấy nhắc đến đồng hương." Lúc trả lời, Đồng Tú Lệ tỏ ra không chút nghi ngờ tôi có phải đồng hương với Tô Tuyết không. Kể cũng phải, có ai lại mạo nhận mình là đồng hương với người đã chết? Chị ta không cần thiết phải nghi ngờ.

"Nghe nói trước hôm Tô Tuyết gặp bất hạnh thì cháu Lôi Lôi giận dỗi với ba mẹ, rồi chạy đến nhà ta?"

"Đúng thế. Đây chẳng phải lần đầu tiên." Nói đến điều này, Đồng Tú Lệ lại bắt đầu bức xúc: "Nó hễ dỗi với cha mẹ là chạy đến đây luôn. Thằng bé được cha mẹ nuông chiều đâm quen làm bừa, chẳng khuôn phép gì cả. Hai người cũng vừa chứng kiến rồi, tôi tựa như cô của nó mà nó chẳng coi tôi là gì; thế mà tôi còn cung phụng nó cái ăn, chỗ ở... thật chẳng khác gì tò vò nuôi con nhện..."

Đang nói chuyện thì cậu bé Cường Cường lại đi ra, tay cầm một bức tranh màu vẽ mặt trời, sông, cỏ cây hoa lá. "Mẹ nhìn đi! Hôm nay cô giáo ra bài tập vẽ, con vẽ có đẹp không? Lát nữa mẹ cũng phải vẽ đấy!"

La Thiên từ đầu ngồi im, bây giờ anh bỗng mở miệng hỏi: "Đây là bài tập hôm nay do cô giáo ra đề à?"

Cường Cường gật đầu. La Thiên hỏi tiếp: "Đoàn Lôi đã vẽ chưa? Cháu cầm tranh của bạn ra đây chú xem được không?"

Tôi nhìn La Thiên và lấy làm lạ, không hiểu tại sao từ nãy chỉ lạnh lùng chẳng biết quan tâm, bây giờ anh bỗng sốt sắng hứng thú với bức tranh của một đứa trẻ? Nhưng tôi chỉ giữ im lặng, vì tôi biết La Thiên không hỏi vu vơ cũng không làm những việc chẳng có mấy ý nghĩa.

Đồng Tú Lệ thì hừ một tiếng khô khan. "Nó không biết vẽ, nó từ bé đã không phân biệt được màu sắc."

Không phân biệt được màu sắc? Tôi hơi kinh ngạc. Đoàn Lôi mắc chứng mù màu?

La Thiên bên cạnh tôi bỗng ngồi thẳng lên, ánh mắt anh bỗng sáng quắc khác thường.

Rồi anh lập tức đứng bật dậy, rời chỗ ngồi, bước thẳng ra ngoài cửa.

Tôi đoán chắc anh đã nghĩ đến hoặc phát hiện ra một đầu mối nào đó, tôi vội vã nói "xin lỗi" Đồng Tú Lệ rồi đuổi theo anh, phía sau lập tức vang lên giọng Đồng Tú Lệ léo nhéo: "Này cô đồng hương, Lôi Lôi thì sẽ ra sao?"

Tôi vừa xuống cầu thanh vừa trả lời: "Tôi sẽ về bàn với người nhà, vài hôm nữa sẽ đến đón cháu."

La Thiên đi quá nhanh, tôi phải vất vả hồi lâu mới đuổi kịp, rồi vừa thở gấp vừa hỏi anh đã phát hiện ra điều gì?

Anh tiếp tục rảo bước, chẳng buồn ngoái đầu lại, nói "Ở hiện trường vụ án có một bức tranh hình như trẻ em vẽ, vẽ cảnh "Dương lệnh công tràng bi" 1; lúc đó anh cho là Đoàn Lôi vẽ, và băn khoăn rằng nó còn bé tí sao đã biết cái điển cố lịch sử ấy. Nhưng bây giờ, xem ra anh đã nhầm."

1 Tướng quân họ Dương đập đầu vào bia đá. Một điển tích được soạn thành hý kịch (tuồng) của Trung Quốc.

"Dương lệnh công tràng bi – là tranh màu?"

"Đúng, tranh màu."

"Sao lúc đó anh không tìm Đoàn Lôi hỏi cho rõ luôn?"

La Thiên không trả lời, anh chỉ nhíu mày như thể đang tự trách mình đã sơ suất.

Tôi nói sang ý khác: "Tranh ấy không phải bé Đoàn Lôi vẽ, thì anh nghĩ là ai?"

Vừa hỏi xong thì di động của La Thiên reo chuông. Tôi hỏi luôn: "Anh đã tắt chuông kia mà?"

La Thiên chẳng bảo sao, nghe xong, anh nói vừa phát hiện thấy một xác chết đã bị phân hủy được "xây" trong bức tường ở khu dân cư đang di dời bên đường Quang Hoa, anh phải đến hiện trường ngay.

Thấy anh sắp đi, tôi vội gọi giật lại: "Anh không đến nhà em nữa à? Lần nào cũng thế này, mẹ em sẽ giận đấy!"

"Lần này chẳng phải tại anh..." La Thiên chưa nói hết thì di động lại đổ chuông. Nói là Đoàn Chính Dương đã trốn khỏi trại giam.

Sau cú phôn này, La Thiên thật sự bỏ mặc tôi, một lời xin lỗi cũng không, anh chạy thẳng ra đường vẫy taxi rồi đi luôn.

Tôi đứng nghệt ra hồi lâu rồi mới trấn tĩnh lại được. Đoàn Chính Dương trốn mất? Nếu anh ta không phải hung thủ thì tại sao phải bỏ trốn? Sao lại trốn được? Chẳng lẽ không có cảnh sát canh chừng hay sao?

Nhưng tôi lập tức tự phủ định sự suy đoán này. Đoàn Chính Dương là nghi phạm giết người, không có chuyện không có cảnh sát canh gác.

Tôi bất chợt cảm thấy hơi nghẹt thở, cứ như ngực tôi bị lèn một đống bông gòn, một thứ mùi lạ lạ luôn thoang thoảng bay lên tận mũi tôi, rồi từ từ khuếch tán ra xung quanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bíẩn