Chap 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Buổi tối hôm nay thật dễ chịu, rất mát mẻ. Hoàng Phong chạy xe chầm chậm. Hai bên đường ánh sáng của các bảng hiệu nhiều màu sặc sỡ. Đột ngột, hai chiếc xe máy trờ tới, ép Hoàng Phong vào giữa. Hoàng Phong ngừng xe, họ cũng ngừng xe. Từ trên hai chiếc xe, bốn thanh niên mặc đồ đen, xăm trổ đầy tay hung hăng bước xuống. Hoàng Phong khó hiểu hỏi:
- Các anh là ai? Sao lại chặn đường tôi?
Một thanh niên bước tới trước đầu xe Hoàng Phong, gác tay lên cổ xe, nhìn săm soi vào Hoàng Phong cùng cái máy ảnh trên cổ, hất hàm hỏi:
- Mày là thằng phóng viên Vũ An đó hả?
Hoàng Phong không đáp, chỉ hỏi:
- Anh muốn gì?
Thanh niên đó nhếch môi lạnh nhạt:
- Xử mày!
Hắn nói tới đó thì một tên khác liền nhè anh phóng viên mà tung đấm. Thật bất ngờ, Hoàng Phong nhanh nhẹn đưa tay đỡ và còn thụi lại một đấm. Bốn tên hơi ngạc nhiên. Hoàng Phong đã biết là tình hình gì, anh vội xuống xe. Bốn tên bao vây anh phóng viên. Tên vừa ra tay hách dịch nói:
- Thì ra cũng có nghề. Nhưng bữa nay mày tới số rồi con!
Nói rồi, hắn lại xông vào đánh. Ba tên còn lại cũng đồng loạt xông vào. Bốn tên quyền cước loạn xạ vây phủ bốn phía. Hoàng Phong linh hoạt chống đỡ. Bốn tên xã hội đen không ngờ anh phóng viên này là một cao thủ Vovinam. "Bốp... bịch!", Hoàng Phong vừa tung người vừa ra cước đạp thẳng vào ngực một tên to con làm hắn té sấp té ngửa. "Hự... pặc!", một tên định vung đấm vào mặt Hoàng Phong thì bị anh nhanh hơn vung tay đỡ và còn thụi thêm một cú. "Bốp... bốp...", cả đám đều bị Hoàng Phong đánh ngã. Trong lúc chúng còn lồm cồm ngoi ngóp, Hoàng Phong nhanh nhẹn sửa lại cái máy ảnh trên cổ rồi thủ thế, ánh mắt lạnh lẽo nhìn cả bọn.
"Huỵnh... huỵnh.... huỵnh...", tiếng rồ ga chói tai. Ba chiếc xe máy trờ tới. "Két....éttttt", ba chiếc xe thắng lại, bao vây Hoàng Phong. Từ trên xe, sáu tên thanh niên cao to bước xuống. Tên nào tên nấy mặt mày bặm trợn, ngầu dữ, vừa nhịp nhịp khúc gỗ to trên tay vừa tiến tới gần anh phóng viên. Hoàng Phong quét mắt một vòng, trong lòng rủa thầm một tiếng, đề phòng nhìn bọn chúng. Bốn tên vừa bị Hoàng Phong đánh thấy đồng bọn tới cũng hùng hổ nhập bọn. Một tên mặt sẹo hất hàm nói với anh phóng viên:
- Sao hả? Thằng nhà báo xấc láo! Mày tưởng mày có miếng võ là ngon lắm hả? Bữa nay anh em tao làm thịt mày!
Hoàng Phong cay cú hỏi:
- Tao đụng chạm gì tụi bây?
Chỉ thấy tên mặt sẹo nhếch mép cười rồi cả bọn tức thì xông lên. Trận ẩu đả diễn ra. "Bốp... bốp... bốp... binh... hự...", tiếng đánh đấm chói tay. Hoàng Phong bình tĩnh đối phó với những khúc gỗ đập loạn xạ. "Bịch... bốp... bịch... binh...", lần lượt từng tên, từng tên một bị đánh té. "Bốp...", một tên nhân lúc Hoàng Phong sơ ý đã đánh trúng mặt anh. Nhưng Hoàng Phong phản xạ nhanh, kịp thời ra chiêu triệt hạ hắn. Còn lại ba tên... "Bốp... vù... pặc... rắc... bịch... vèo... kịch....", một chuỗi âm thanh vang lên, Hoàng Phong một lúc kẹp cổ cả 3 tên quật xuống đất, nhưng ngay khoảnh khắc đó, chiếc máy ảnh yêu quý của anh cũng làm một chuyến "du hành hàng không" và tiếp đất mau lẹ. Hoàng Phong tức thì buông bọn chúng ra, lật đật chạy đi nhặt máy ảnh. Bọn xã hội đen bị đánh liểng xiểng, bèn nhân lúc chàng phóng viên đang bận bịu với cái máy ảnh lết thết lên xe vọt lẹ. Hoàng Phong nhặt máy ảnh lên, nét mặt sa sầm lại. Cú rơi đó làm thân máy trầy trụa, kính lọc vỡ nát. Hoàng Phong sau khi kiểm tra máy thì lầu bầu khó chịu: "Đời đúng là đen hơn con chó mực! Đi đời cái filter (1) rồi. Đệch! Cũng may có cái filter đỡ nên lens (2) còn nguyên!" Hoàng Phong càu nhàu một lúc thì hậm hực lên xe trở về nhà.
Hoàng Phong rẽ vào con đường nhỏ nằm giữa hai dãy nhà của khu trọ bậc trung. Phòng trọ ở đây đều một dạng như nhau, tường vôi trắng, cửa màu xanh bắt ánh điện huỳnh quang nhìn rất sạch sẽ. Hoàng Phong dừng xe trước căn phòng đánh số 10 rồi xuống xe, mở cửa vào nhà.
Sau khi đẩy xe vào nhà, khóa cửa lại, chàng phóng viên đem máy ảnh và đồ đạc bỏ sang một bên rồi bước vào nhà tắm. Soi gương trong nhà tắm, Hoàng Phong thấy rõ ràng một bên má của mình đã sưng lên, bầm tím. Anh tỏ ra không mấy bận tâm, điềm nhiên mở nước tắm.
Hoàng Phong tắm xong thì bực tức cũng đã dịu bớt. Anh ngồi vào chiếc bàn làm việc nhỏ gọn kê ở góc phòng bật laptop làm việc. Chuông điện thoại reo, màn hình điện thoại hiện lên dòng chữ "cha yêu". Hoàng Phong vội nghe máy:
- Alo, dạ tía, con nghe.
Đầu dây bên kia vang lên giọng nói rổn rảng của một người đàn ông nông thôn:
- Phong, ngày "mơi" tía đưa má con lên "Sì Gòn" tái khám nghen.
Hoàng Phong vừa bấm nút "save" đoạn văn bản vừa đánh xong vừa đáp:
- Dạ, thì tía má lên đi, con ra bến xe đón đưa má vô thẳng bệnh viện luôn.
- Ừa! Bây coi ra sớm sớm chứ đừng như bữa hổm để tao với má bây lạc lòng ngoài bến xe mém bị gạt nghe hôn. - Giọng người đàn ông nghiêm túc mà cũng rất thân tình.
Hoàng Phong mở thư điện tử gửi bài cho tòa soạn, nghe tía nói vậy thì cười khẽ, giọng ân hận đáp:
- Con xin lỗi tía. Bữa đó tại vì tòa soạn kêu đi lấy tin đột xuất nên con ra trễ. "Mơi" con sẽ ra sớm mà.
- Ừa. "Mơi" đem lên cho bây quài chuối với mớ khô sặc.
- Tía đem chi cho nặng, cứ để dưới đi.
- Đâu có được. Quái chuối má bây cứ nói để dành cho bây. Nói bây ở trên "Sì Gòn" làm sao có trái cây vườn mà ăn. Rồi hôm bữa thằng Phú đi cắm được mớ cá sặc, má bây cũng đòi làm khô cho thằng con cưng. Không đem cho bây là bả la rần rần đó.
Hoàng Phong nghe những lời chất phác mộc mạc của cha thì lòng cảm thấy ấm áp hạnh phúc. Anh nói:
- Dạ dạ... tía má thiệt cưng con ghê. Thằng Phú nó phân bì đó.
- Hông có. Thằng em bây coi vậy mà được. Cái gì nó cũng kêu để dành cho anh Hai. Ờ... nói mới nhớ, nó kêu bây mua cho nó sách tiếng Anh tiếng Em gì đó. Tía kêu nó ghi giấy mơi đem lên cho bây coi.
- Dạ. Tía đem lên con coi con mua cho em. Tưởng nó đua đòi mấy cái đồ chơi súng ống thì con không cho chứ sách vở thì con chịu. Nói nó ráng học nữa có tương lai.
- Ừa. Tía cũng nói thằng Phú "quài", biểu nó nhìn bây mà ráng học hành. Thôi, tao đi lo cho má bây.
- Dạ. Tía ngủ sớm nghen tía.
Đầu dây bên kia cúp máy. Hoàng Phong xoay xoay chiếc Smartphone trong tay, ánh mắt lấp lánh hạnh phúc. Hoàng Phong xuất thân từ một gia đình "rặt" nông dân miền Tây, từ nhỏ anh đã hiếu học và rất thông minh. Tuy là người nông dân chân đất nhưng cha Hoàng Phong rất ý thức chuyện phải tạo dựng tương lai cho con trẻ. Tuy sống ở một làng quê trẻ con học hết cấp hai thì nghỉ học là chuyện bình thường nhưng cha Hoàng Phong quyết không cho con mình nghỉ học. Hoàng Phong lại học giỏi, luôn là học sinh tiêu biểu của trường, điều này càng làm cho cha anh quyết tâm hơn nữa. Rồi Hoàng Phong thi đỗ vào ngành Báo Chí mà mình luôn mơ ước và trở thành một phóng viên giỏi như bây giờ. Gia đình anh tuy không quá khó khăn nhưng cũng không dư dả gì cho cam. Mẹ anh vốn mắc bệnh mạn tính, sức khỏe yếu, phải thăm khám thường xuyên. Hoàng Phong cày cuốc ngày đêm, say mê làm việc, thu nhập cũng khá nhưng anh chi tiêu rất tiết kiệm, hầu như phần lớn thu nhập anh dành gửi về quê cho tía má trang trải và nuôi em trai ăn học.
Nói chuyện Bảo Lâm. Bảo Lâm mặc áo sơ mi trắng xăn tay cùng quần jean và giày thể thao, tay phải xách túi ni lon đựng thức ăn, tay trái cho vào túi quần jean, tai đeo headphone vừa nghe nhạc vừa đi bộ về nhà. Dáng vẻ của anh rất ung dung và phóng khoáng. (Khụ... tưởng tượng tới khúc này chỉ muốn đập đầu vô gối). Gió đêm thổi mát làm người ta cảm thấy dễ chịu. Bảo Lâm về đến cổng, con chó Bub đang nằm trên hành lang tíu tít quẫy đuôi chạy ra mừng. Bảo Lâm bấm chuông cửa, dì Tư ra mở. Bảo Lâm bước vào sân, con chó Bub kêu "ư ử", nhảy chồm cả lên người anh. Anh tháo headphone xuống, nựng nịu con chó một lúc rồi bước vào nhà. Trong phòng khách, ánh đèn sáng dịu ấm áp. Tiếng piano du dương phát ra. Bảo Lâm bước đến ghế sofa, gật đầu chào cha. Phòng khách có đặt một cây piano và Bảo Linh đang say sưa nắn phím. Bảo Lâm nhẹ nhàng đặt túi đồ ăn lên bàn rồi ngồi xuống sofa thưởng thức bản Sonate Ánh Trăng kinh điển. Bảo Linh chăm chú đánh đàn, bóng dáng hồng hồng xinh xắn bên cây dương cầm như ảo dịu hơn bởi ánh đèn huỳnh quang tỏa sáng. Bản kiệt tác âm nhạc dìu dặt mênh mang làm người nghe xúc động. Âm hưởng của bản nhạc cứ như lắng đọng không gian mãi đến khi Bảo Linh thôi đàn vẫn chưa dứt. Bảo Lâm vỗ tay tán thưởng:
- Hay quá! Bảo Linh thiệt là giỏi.
Bảo Linh cười cười bước lại sofa ngồi. Bảo Lâm hỏi:
- Tự nhiên bữa nay sao đánh piano vậy?
Bảo Linh cười đáp:
- Thì tại có hứng mà anh. - lém lỉnh - anh có mua đồ ăn cho ba với em không đó?
- Có chứ sao không? - Bảo Lâm trỏ vào túi nilon trên bàn - nó đó.
Kiểm sát Long lúc này mới lên tiếng:
- Thôi, đem đồ xuống bếp ăn.
Nói rồi, kiểm sát Long đứng dậy đi vào bếp. Bảo Lâm xách túi đồ ăn kéo Bảo Linh đi.
Trời vẫn còn chưa sáng, chỉ độ gần 5 giờ, đường phố dần đông lên bởi dòng người buôn bán sớm lục tục kéo ra các ngã. Tại bến xe miền Tây, tiếng còi và ánh đèn của những chuyến xe sớm như làm xao động hơn sự hối hả. Một chiếc taxi đậu lại trước cổng bến xe. Hoàng Phong từ trên taxi bước xuống và đi nhanh vào khu vực đón trả khách trong bến. Vẫn chiếc quần jean đen xắn ống phối cùng giày Converse cổ cao, áo thun đen với áo sơ mi sọc caro khoác ngoài, Hoàng Phong như tỏa sáng hơn dưới ánh đèn. Khác với ngày thường, chàng phóng viên hôm nay không mang máy ảnh, cũng không đeo chiếc ba lô to tướng sau lưng mà chỉ đeo một chiếc túi màu đen chéo dây làm anh đã trẻ lại càng trẻ hơn, cứ như thể một cậu sinh viên.
Một chiếc xe khách di chuyển vào bến. Xe chạy chậm dần rồi dừng hẳn. Cửa xe mở. Tiếng ồn ào rôm rả vang lên. Đèn trong bến xe khá sáng, người ta có thể thấy rõ ràng những người dân quê mang vác đùm đề chen chân bước xuống xe. Một người đàn ông trung niên mặc quần tây vải cùng sơ mi màu xanh lơ, đội nón phớt, đi dép da, một tay xách hai cái túi bàng (3), một tay đỡ một người phụ nữ cũng độ tuổi trung niên mặc áo bà bà đen, chít khăn trùm kín đầu. Hai người họ cố lách người xuống xe. Hoàng Phong chăm chú quan sát chiếc xe đó. Vừa nhìn thấy người đàn ông và người phụ nữ kia xuất hiện ở cửa xe thì anh cất tiếng gọi "tía, má" rồi chạy nhanh đến. Khi hai người vừa bước khỏi xe thì đã thấy cậu con quý tử đến trước mặt. Hoàng Phong tươi cười hớn hở:
- Thưa tía má mới lên. - Đỡ lấy hai cái túi trên tay cha - tía để con xách cho.
Cha mẹ của anh nhà báo này ở quê bà con quen gọi là ông bà Sáu. Bà Sáu gặp con trai thì mừng lắm, sờ tay sờ người hỏi han:
- Phong, bây hổm nay lâu "dìa" làm má trông gần chết. Độ này mạnh giỏi bây?
Hoàng Phong đỡ tay mẹ, nói:
- Tại công chuyện nhiều quá nên con không "dìa" quê được.
Ông Sáu nói:
- Bây lo mần ăn, dưới quê có tía lo cho má bây là được "gồi".
- Dạ. - Hoàng Phong đáp rồi giục - xe đang đợi, mình ra lẹ đi tía má.
- Ừa ừa... lẹ lẹ khám sớm bà ơi. - ông Sáu nói.
Hoàng Phong dẫn đường cho ông bà Sáu ra xe. Sau khi đã sắp xếp ổn thỏa, chiếc taxi chở ba người đến thẳng bệnh viện.
Trước cổng bệnh viện, tài xế mở cửa taxi để Hoàng Phong đỡ bà Sáu xuống. Sau khi đã đỡ bà Sáu xuống xe, Hoàng Phong mở túi lấy ra một chiếc chìa khóa rồi rút cây bút và quyển sổ nhỏ trong túi áo sơ mi ra ghi nhanh mấy chữ. Ghi xong, anh xé trang đó, nhét lại sổ và bút vào túi áo, mở ví lấy ra ít tiền rồi cúi người hướng vào xe nói với ông Sáu:
- Con đưa má vô khám. Tía về nhà con nghỉ cho khỏe.
Ông Sáu gật đầu. Hoàng Phong đưa chìa khóa và tiền taxi cho ông Sáu rồi lại chỗ tài xế đưa mảnh giấy vừa ghi khi nãy, dặn:
- Anh lái xe về địa chỉ này giùm tôi.
Tài xế taxi nhận mảnh giấy, đọc nhanh qua rồi gật đầu nói:
- Được rồi, anh cứ yên tâm.
Hoàng Phong nói tiếng cám ơn. Tài xế quay lại vị trí tay lái. Chiếc taxi đóng cửa, lăn bánh. Hoàng Phong nhìn chiếc taxi hòa nhập vào dòng xe trên đường thì mới yên tâm đỡ mẹ đi vào bệnh viện.
Ông Sáu ngồi taxi về nhà trọ của Hoàng Phong. Cũng không phải là lần đầu tới nên ông không lạ lẫm gì. Sau khi trả tiền taxi, ông Sáu đi tới căn phòng đánh số 10, tra khóa mở cửa vào nhà.
Căn phòng trọ nho nhỏ bày biện đơn giản. Một cái bàn nhỏ cùng mấy cái ghế để tiếp khách ở giữa phòng. Trong góc có một tấm nệm làm chỗ ngủ, trên nệm, chăn màn xếp gọn đặt ngay ngắn. Giáp với đầu nệm phía trong có chiếc kệ nhỏ, trên có chiếc tivi 21 inch. Đối diện chỗ ngủ là một cái tủ nhỏ đựng quần áo tư trang, bên cạnh là bàn làm việc. Nhìn vào sâu hơn có nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm và khu vực bếp núc có chiếc xe máy im lìm đậu.
Ông Sáu bỏ nón, với tay giật cây quạt treo tường rồi ngồi xuống một cái ghế. Hai cái túi bàng phồng to đặt tựa vào tường. Ông Sáu ngồi một chút thì rót nước uống rồi đi ra đi vào, chào hỏi mọi người xung quanh. Người thành phố ai cũng bận bịu nên chẳng ai có nhiều thời gian nói chuyện. Ông Sáu bèn trở vào phòng bật ti vi xem.
Tầm hơn hai tiếng kể từ lúc ông Sáu lên taxi về nhà trọ, Hoàng Phong từ bệnh viện về.
- Tía! - Hoàng Phong nhảy qua cửa chính gọi.
Ông Sáu tắt ti vi nhìn ra, hỏi:
- Bây về đây rồi má bây đâu?
Hoàng Phong bước tới bàn làm việc tháo túi đeo bỏ lên đó rồi lại chỗ ông Sáu đang ngồi, nói:
- Má đang vô nước biển. Con có gửi điều dưỡng coi chừng rồi. Con tranh thủ về lo cho tía. Tía ăn uống gì không con mua?
Ông Sáu xua tay:
- Khỏi. Tía với má bây nấu cơm sớm ăn rồi mới đi đó chớ. Bây về rồi thì sẵn coi lấy đồ.
Ông Sáu nói tới đó thì toan đứng dậy đi lấy quà cho con trai, chợt, ông nhận ra có điều bất thường. Ông thấy trên mặt đứa con cưng rõ ràng có một vết bầm tím, có lẽ lúc ở bến xe vì trời còn tối nên không để ý. Ông Sáu liền hỏi:
- Phong, làm gì mà mặt mày bầm tím vậy?
Hoàng Phong giật mình, lấp liếm nói:
- Dạ... dạ... con té.
- Té hả? - Ông Sáu có vẻ không tin lắm.
Ông Sáu nhìn vết bầm của con, không giống như là bị té. Vả lại, ông thừa biết con mình rất giỏi võ, người có võ luôn có phản xạ tốt khi gặp sự cố, bị té bầm mặt hơi phí lí. Ông Sáu tuy là nông dân chân đất nhưng kinh đời. Hoàng Phong luôn miệng nói là bị té, ông Sáu cũng không hỏi thêm. Ông quan sát kỹ một lần nữa căn phòng trọ. Bàn làm việc của Hoàng Phong phía dưới có đóng thêm một ngăn xếp đầy những báo là báo. Chiếc máy ảnh tối qua nằm chễm chệ trên chồng báo. Chiếc kính lọc bị vỡ còn chưa được tháo ra. Ông Sáu đã nhìn thấy. Ông lẳng lặng bước lại, cầm máy ảnh lên để nhìn cho rõ. Sau khi đã nhìn kỹ, ông quay hỏi Hoàng Phong:
- Tại sao nó vừa bể vừa trầy tùm lum vậy?
Hoàng Phong vội bước lại, ậm ờ nói:
- Dạ... dà... con lỡ làm rớt nên nó bị vậy. Hông có sao đâu tía, chưa bị hư.
Ông Sáu không nói gì, chỉ để máy ảnh vào chỗ cũ. Rồi đột ngột, gương mặt nông dân chất phác hiện lên nét nghiêm nghị:
- Bây đừng có nói dóc với tía. Nói thiệt đi, bây bị quánh phải hôn?
Hoàng Phong một mực chối:
- Không có. Con nói thiệt là con bị té.
Ông Sáu lạnh nhạt nói:
- Bây giỏi võ, đâu khi nào bị té bầm mặt. Cái máy chụp hình là cần câu cơm của bây, bây cũng không phải đứa tâm hơ tâm hất. Tía quê mùa nhưng cũng hiểu biết mà con, phải rớt mạnh lắm nó mới thành như vậy. Chỉ có bây quánh lộn với người ta nên mới bầm mặt, rớt máy. Bây còn tính nói dóc tía?
Đến đây, Hoàng Phong không thể chối cãi nữa, bèn cúi đầu thú nhận:
- Dạ... thưa tía...hồi hôm có một đám xã hội đen "chận" đường con. Con quánh lộn với tụi nó...
Hoàng Phong nói tới đây thì im lặng. Ông Sáu cũng đã đoán ra câu chuyện tiếp theo. Đôi mắt ông hiện lên nét buồn buồn nhìn con trai. Không khí trở nên nặng nề. Ông Sáu liếc nhìn thấy cây chổi lông gà treo trên tường, thở ra một tiếng, nói:
- Đóng cửa cái cửa sổ lại hết đi.
- Tía... - Hoàng Phong hơi kinh ngạc.
- Biểu bây đóng thì bây đóng! Bây giờ bây còn nghe lời tía hôn? - Ông Sáu hơi lớn tiếng.
- Dạ. Con đóng liền. - Hoàng Phong gấp gáp làm theo.
Hoàng Phong đóng cửa xong trở lại thì đã thấy ông Sáu cầm cây chổi lông gà nhịp nhịp trên bàn làm việc. Tự nhiên Hoàng Phong thấy lạnh xương sống, cái cảm giác không hay ho cứ kéo về dồn dập. Ông Sáu nhịp chổi lông gà, giọng răn đe:
- Lâu rồi hông quánh đòn bây cái bây lừng. Qua đây! Cúi!
Hoàng Phong bắt đầu hoang mang:
- Tía... tía... con không phải muốn quánh lộn.... - thanh minh - tại đặc thù công việc của con đụng chạm nhiều người... con tự vệ thôi mà tía.
Ông Sáu vẫn điềm nhiên nhịp cây chổi tạo thành tiếng "tạch... tạch..." trên bàn, lạnh giọng:
- Cúi!
Hoàng Phong tần ngần như tên ngốc. Anh nhìn sắc mặt của cha, nét cau có bực bội kia đủ cho anh hiểu rằng anh không có sự lựa chọn. Phải mất mấy phút Hoàng Phong mới chậm chạp tiến lại cái bàn. Anh đẩy cái túi đeo trên bàn sang một góc rồi lấy ví tiền và điện thoại trong túi quần ra đặt lên túi. Sau đó, anh gập người trên một đầu bàn, để mông nhô cao ra ngoài. Cảm giác của anh lúc này chỉ một từ "xấu hổ". Đã hai mấy tuổi rồi, cũng đã đi làm lăn lộn với đời mà giờ còn phải bị đòn thế này thì mặt dày mấy cũng thấy nóng.
"Bộp", ông Sáu vung roi đánh một cái thật mạnh. Hoàng Phong có hơi giật mình nhưng cách một lớp vải jean cũng không thấy đau lắm. Ông Sáu hỏi:
- Tại sao bị đòn?
Hoàng Phong hết sức "ngây thơ" đáp:
- Con không biết. (Tội nghiệp... haiz... anh Phong ơi, lần sau kính lọc vỡ thì tháo ra quăng đi, cũng đừng treo chổi lông gà trong nhà nữa nha. Em không cứu được anh. Ý... ẹ...)
-Ông Sáu vừa nhịp roi vừa giảng giải:
- Tía biết nghề nghiệp của con không dễ gì kiếm được đồng tiền. Mà nghề nào cũng vậy. Tía cũng biết con dễ đụng chạm người ta. Tía không có giận vì con tự vệ mà tía giận là con ỷ mình giỏi võ, hăng máu quánh lộn "hông" coi trước coi sau. Con đừng nói là "hông" có, con chỉ lo quánh không lo nghĩ mới có "chiện" làm văng luôn cái cần câu cơm. Đã vậy còn nói dóc tía.
Hoàng Phong tỏ ra oan ức:
- Tại con sợ tía má lo...
"Vút... bộp...", ông Sáu quất một roi, trách:
- Con có "chiện dì" tía má mới lo hơn đó. Con muốn tía má hối hận suốt đời hả Phong?
- Dạ không có... - Hoàng Phong tỏ ra ái náy... con xin lỗi tía.
- Vậy có "quan" hôn con? - ông Sáu hỏi.
Hoàng Phong rất miễn cưỡng đáp:
- Dạ không oan. (Tội... hết sức tội)
Ông Sáu lấy đầu chổi chỉ vào thắt lưng Hoàng Phong, nói một chữ:
- Cởi!
Hoàng Phong giật mình:
- Tía... - Khổ sở nói - Tía... con lớn rồi mà tía. Đừng mà tía.
Ông Sáu lạnh nhạt hỏi:
- Bây lớn "gồi" thì hông phải con tía nữa hả?
Hoàng Phong cảm thấy như có mây đen bay qua đầu. Anh thở dài, u uất nói:
- Dạ không phải... để con... (*chậm khăn giấy* thấy thương dễ sợ luôn nha)
Ông Sáu nhịp chổi trong lòng bàn tay, tỏ ý chờ đợi. Hoàng Phong mặt nóng phừng phừng. Cảm giác bây giờ của anh thật sự là rất ngại. Với "tốc độ ốc sên", Hoàng Phong khó nhọc tháo dây nịt, kéo hai lớp vải xuống đến gối rồi ngay ngắn gập người trên một đầu bàn.
"Vút... chát!", ông Sáu vụt ngay một roi thẳng tay. Hoàng Phong chưa kịp chuẩn bị tâm lí nên bị đau đến giật thót mình. Cây chổi lông gà đó là loại chổi lớn, cán dài làm bằng mây nên "sức sát thương" rất kinh khủng. Ông Sáu nhịp roi, nói:
- Bữa nay tía quánh con là để con nhớ. Ở đời làm ăn phải chú ý thận trọng. Đừng ỷ mình giỏi võ mà ham đánh lộn tới không biết trời biết đất. Có chuyện gì cũng phải nói thiệt cho tía má hay.
"Chát!", ông Sáu lại quất một roi và hỏi lớn "nghe chưa?!". Hoàng Phong nuốt nước bọt, nói:
- Dạ con nghe.
Ông Sáu gật đầu, "ừm" một tiếng rồi bắt đầu "sát phạt".
"Vút... chát... chát..." tiếng roi lanh lảnh vang lên làm Hoàng Phong tự thấy đỏ mặt. Một roi quất xuống là một lằn đỏ hồng hiện lên. "Vút... chát... chát... chát... chát...", roi đánh rất lực, không chút nương tay. Tuy nói Hoàng Phong có học võ nhưng cũng phải mím môi thầm kêu đau. "Chát... chát... chát...", màu đỏ đã phủ khắp mông anh nhà báo có hiếu. Với khả năng võ thuật của mình, Hoàng Phong có thể gồng mình để giảm đi đau đớn nhưng anh không làm vậy. Anh thả lỏng người, mặc cho cơ thể hứng chịu cơn đau. "Chát... chát... chát... chát... chát...", roi cứ rơi đều, không nhanh không chậm làm cơn đau càng như ngặm nhắm. Hoàng Phong vẫn giữ yên cơ thể, người học võ giỏi chịu đựng. Tuy nhiên, lòng anh đang thầm kêu gào. "Chát... chát... chát... uhm...", ông Sáu quất mấy roi liên tục chồng lên nhau làm Hoàng Phong không kiềm được tiếng rên khe khẽ trong cổ họng. Mấy roi đó cũng là những roi cuối cùng. Ông Sáu bỏ cây chổi lông gà xuống. Hoàng Phong liên tục xuýt xoa.
Tại một căn biệt thự lớn có khoảng sân rộng với hồ bơi phía trước, cổng đề chữ "Biệt Thự Vương Giả", trong phòng khách bày trí xa hoa hào nhoáng, băng nhóm Ngũ Đại Vương đang tụ tập.
Người đàn ông ngoài ba mươi tuổi mặc vest đen có vết xăm chuột sau cổ bắt chéo chân oai phong ngồi trên ghế sofa giữa phòng khách. Đối diện ghế sofa, mười tên đàn em đứng thành hàng ngang, đầu cúi thấp. Người đàn ông mặc vest đen chính là đại ca cầm đầu băng nhóm, đại ca Phước. Đại ca Phước nhìn bọn đàn em, bực tức nói:
- Tao kêu điều tra chứ tao có kêu tụi bây xử nó đâu. Tụi bây lanh quá. Mà nhục mặt một đám xử không được còn bị thằng nhà báo đó đập cho nhừ tử
Một tên đàn em nói:
- Tại tụi em muốn thay đại ca dằn mặt nó. Ai dè nó giỏi võ quá.
Đại ca Phước trừng mắt. Tên đàn em ngậm miệng lại. Cách đó không xa, trên một cái ghế lười màu trắng, một thanh niên ngoài 20 tuổi mặc vest trắng, sau cổ cũng có vết xăm chuột đang chăm chú lướt Ipad. Một thanh niên mặc vest màu socola cũng có hình xăm chuột trên cổ cầm cây gậy tự sướng gắn Iphone đi ngang qua, khều thanh niên mặc vest trắng:
- Ngũ đệ, chụp với anh tấm.
Thanh niên mặc vest trắng liền rời mắt khỏi Ipad, hướng lên màn hình điện thoại tạo kiểu. Tấm ảnh tự sướng hai người đẹp lung linh ra lò. Hai người họ, người mặc vest trắng là ông trùm số năm của băng nhóm, Ngũ ca Đường, cũng là người hôm trước Hoàng Phong gặp ở quán cà phê và "tiện tay đăng báo". Người mặc vest màu socola là ông trùm số hai, Nhị ca Cường. Chụp ảnh xong, Ngũ ca Đường lại lướt Ipad còn Nhị ca Cường tiếp tục rủ rê mọi người chụp ảnh. Đại ca Phước nhắc nhở:
- Mấy chú mày trật tự cho anh làm việc coi.
Nhị ca Cường liền buông gậy tự sướng, vờ nghiêm chỉnh. Ngũ ca Đường vẫn mải mê lướt ngón tay trên mặt Ipad, vẻ như không để tâm xung quanh. Đại ca Phước thấy vậy bèn gọi:
- Đường! Chú mày làm cái gì đó? Có nghe Đại ca nói không?
Ngũ ca Đường ngẩng lên nhìn Đại ca:
- Em có nghe đại ca mà - lại nhìn xuống Ipad - em đang đọc báo, báo hay quá chừng.
Đại ca đen mặt:
- Đọc báo đọc báo tối ngày. Mày lên báo luôn rồi đó.
Ngũ ca Đường không rời mắt khỏi Ipad, bàng quan nói:
- Đại ca bỏ chuyện đó đi. Có lớn lao gì đâu. Coi như nhà báo PR miễn phí cho mình đi. - Lướt màn hình - nói tới phải nói nha, công nhận cái tay Vũ An này năng suất thiệt, lướt báo số nào cũng thấy bài của nó. Mà viết tốt ghê.
Đại ca Phước mặt mày u ám, gằn:
- Mày đừng có nhắc tới thằng đó trước mặt tao! Tao đang điên.
Một người thanh niên mặc vest xanh mang tới một lon sô đa đặt xuống bàn trước mặt đại ca, nói:
- Đại ca uống nước hạ hỏa đi đại ca.
Đại ca bật lon so đa uống. Ngũ ca Đường đột ngột thích thú vẫy gọi:
- Tứ ca tứ ca, qua coi tin này hay lắm nè.
Thanh niên mặc vest xanh, cũng chính là ông trùm số bốn, Tứ ca Bảo liền bước lại, khom người nhìn vào Ipad đọc báo chung với Ngũ đệ.
Đại ca Phước nuốt ngụm sô đa, gọi:
- Thằng Tám Hổ đâu? Vô đây coi!
Từ bên ngoài, một người cao lớn bặm trợn đi vào, đến trước Đại ca Phước:
- Đại ca kêu em.
Đại ca Phước lạnh nhạt nói:
- Mười đứa này, mỗi đứa bốn chục cây.
Mười tên đàn em giật cả mình. Một tên định mở miệng xin tha nhưng bắt gặp ánh mắt của đại ca liền thôi. Tám Hổ vâng dạ rồi phất tay kéo cả bọn cùng ra ngoài.
Ngoài sân biệt thự, mười tên đàn em nửa thân dưới không gì che chắn quỳ gối chống tay dưới đất xếp thành một hàng dài. Sau lưng họ, mười tên đàn em khác mỗi tên cầm một cây gỗ to, dẹp như mái chèo thẳng tay quất vào những cái mông đang chìa ra. "Bốp... bốp... bốp... bốp... bốp... ", âm thanh rất đều, rất giòn, mười tiếng như một. Đám đàn em bị đánh ai cũng mặt mày tái mét, toàn thân run rẩy nhưng không dám xê dịch vị trí. "Bốp... bốp... bốp...", tiếng đánh vào da thịt chỉ nghe thôi cũng phát sợ. Người đánh rất nhiệt tình đánh nên người bị đánh cũng rất "nhiệt tình" đau. Mới hơn hai mươi phát mà mấy cái mông đã sắp chuyển sang màu bầm tím. Nhiều tên đau quá chịu không nổi, mặt mày méo xệch như mếu. Tám Hổ cứ đi qua đi lại, liên tục hối đánh mạnh lên, mạnh lên, tiếng "bốp... bốp... bốp...." cũng vì thế mà ngày càng lớn. Đám đàn em bị đánh nhịn không nổi phải kêu la xin tha. Một khoảng sân hỗn loạn bởi tạp âm.
----------
Chú thích:
(1): Filter: tức là kính lọc, gắn trước ống kính máy ảnh, có nhiều loại. Ở đây anh Phong dùng loại UV Filter, chủ yếu để bảo vệ ống kính.
(2): Lens: ống kính
(3): Túi bàng: loại túi đang bằng cây cỏ bàng. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro