Bộ đội Đặc Công Việt Nam -Chương Trình Rèn luyện (ST)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương trình rèn luyện sĩ quan đặc công có thể hiểu là có 3 phần chính:
1. Kỹ thuật đặc công
2. Phương pháp quân sự
3. Công tác binh vận, địch vận
Tôi xin trao đổi phần kỹ thuật đặc công bao gồm các kỹ chiến thuật chủ yếu sau:
- Kỹ thuật vượt chướng ngại vật, giấu mình: Đối với những sỹ quan trẻ và cả anh em nghĩa vụ được chọn vào lực lượng này thì đây là phần nặng nhất đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, thể lực cực tốt. Trong quá trình rèn luyện nhiều lúc phải tập ban đêm là làm mất sức nhất. Trong kỹ thuật đặc công việc vượt chướng ngại vật là bài học cơ bản đầu tiên, đòi hỏi người lính phải vận động liên tục có lúc nhảy cao, nhảy sao, nhảy xa nhưng cũng có lúc phải thu người nhỏ lại thật nhỏ để vượt qua được những chướng ngại khó, bạn cứ tưởng tượng thùng tivi 24inch mà vào thời điểm những năm 86-87 bọn tôi phải chui vào trong đó cuộn mình gần 30 phút mà không được làm rách thùng. Kỹ thuật giấu mình là bài học quan trọng nhất và được xem là bài học nâng cao của kỹ thuật vượt chướng ngại, phải tập cách di chuyển không gây tiếng động, cách dựa vào bóng của nhà cửa, đồ vật, ụ đất...... để không bị lộ. Ngoài ra phải học cách tồn tại trong điều kiện không có lương thực, nước uống
- kỹ thuật sử dụng vũ khí chiến thuật (dao, súng, bộc phá....) Người lính phải học sử dụng thành thạo các loại vũ khí được trang bị, học cách chế tạo vũ khí từ những đồ vật, phương tiện có trên tay, không biết thế hệ các bạn có biết loại xà bông cục 72% dầu trước đây không, cứ 01 cục nặng 250gr, cứng như đá đảm bảo đập đầu chó là con chó chết chắc, hồi ở kampuchea bọn tôi lấy 04 cục xà bông cột cứng lại gắn kíp mìn vào đi đánh cá có khi thiếu bộc phá sử dụng để công phá lô cốt địch là bình thường
- kỹ thuật chiến đấu như hôm trước trao đổi thì võ ĐC chủ yếu là dựa vào võ vật dân tộc mà của dân tộc miền núi, họ có những miếng đánh hiểm, có thể quật ngã heo rừng là bình thường. người dân tộc miền núi có cái hay là họ làm gì cũng tận dụng tối đa khả năng những vật dụng chung quanh họ và của chính cơ thể họ nữa, về mặt võ thuật theo cái mà tôi biết thì đến giờ này chưa có một cơ quan nghiên cứu văn hóa hay của liên đoàn võ cổ truyền nghiên cứu sâu về võ dân tộc của người miền núi. tôi từng thấy một người dân tộc mèo ở miệt Sơn La quật ngã 01 con trâu điên chạy ra ngoài đường húc người ta, con trâu to lắm anh chàng này chừng 1,60m đổ lại cũng không to con lắm chạy theo bám lưng con trâu rồi bất ngờ túm lấy sừng quật 1 cái con trâu ngã ngang ra anh ta đấm cho mấy đấm nữa con trâu hết cựa quậy. Thì võ đặc công cũng lấy từ những thế đánh như vậy để truyền dạy cho cán bộ, chiến sĩ trong binh chủng, 36 thế cận chiến của đặc công khác hẳn 36 thế cận chiến của trinh sát, nếu 36 thế cận chiến của trinh sát có thể nhận ra những đòn thế của vovinam là chủ đạo thì tôi đố anh nào nói võ đặc công nó giống môn nào, người thì nói là thiếu lâm , người thì nói là bình định. Hoàn toàn không đúng, hồi đó tôi có hỏi trưởng khoa võ thuật của chúng tôi thì ông ấy có nói đến tao cũng không rõ, về mặt lý thuyết thì người ta có thể phân tích thế này hay thế khác về võ đặc công nhưng thực sự khoa võ thuật của trường sĩ quan đặc công theo tôi biết hàng năm vẫn có 1 bộ phận nghiên cứu đến các bản làng ở trong những vùng sâu để nghiên cứu và bổ sung vào chương trình võ thuật của trường. Nếu hỏi học trường sĩ quan vậy có múa quyền không thì xin nói có bài mai hoa quyền múa suốt mùa, múa mê mải thì thôi, ngoài ra có 1 số đòn thế được các thầy đưa vào thành bài quyền mà gọi bằng số 1,2,3 để sáng ra thay vì tập thể dục thì tập mấy bài đó cho khỏe. Tập võ ở trường sĩ quan đặc công thì tuần nào cũng có 1 ngày còn thể lực lại có bài rèn riêng để hỗ trợ cho các môn học khác.Riêng trường sĩ quan thì có cho tập đánh các huyệt đạo còn đối với các trường đào tạo hạ sĩ quan, chiến sĩ thì không có
Để nói về phương pháp tập võ của lính đặc công thì dài lắm chỉ nói sơ bộ thế thôi chắc không cung cấp được gì nhiều cho anh em, nhưng có thể nói thế này, võ thuật đặc công là chuyên gia đánh chỗ hiểm và với lực đánh rất nhanh, mạnh võ thuật đặc công ít khi đối đầu để đấu vì làm như thế thì bại lộ ngay tức khắc công việc của mình. Hay nói cách khác là xuất kỳ bất ý, vì vậy mới có việc 1 anh lính đặc công đánh ngã 3,4 người, chứ đối đầu trực diện thì chắc chắn là không thể vì xin hỏi thử xem có ông võ sư nào dám chấp 1 lúc 3,4 người không, tôi nghĩ không ai dại cả.
Tôi thiết nghĩ nếu các bạn say mê võ thuật, có ý thức, có điều kiện luyện tập thì các bạn cũng không thua gì một sĩ quan đặc công cả về mặt võ thuật. Xin lưu ý bộ đội đặc công có mấy dạng sau đây:
- Bộ đội đặc công đô thị: đây là dạng bộ đội đặc công dùng để đáp ứng tình hình mới, họ có kỹ thuật, phương pháp sử dụng để chiến đấu trong điều kiện đô thị. tiền thân trước đây là các chiến sĩ biệt động thành
- Bộ đội đặc công thủy: đây là dạng bộ đội sử dụng để bảo vệ các cửa sông, cửa biển họ có cách đánh ở vùng sông nước, luồng lạch anh em cán bộ chiến sĩ họ sử dụng rất thông thạo các loại tàu bè, cano, hobo và họ có thể lên bộ để tác chiến trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ cho các lực lượng khác
- Bộ đội đặc công hải quân: đây là những người nhái, hiện ở Việt Nam có 2 lữ đòan 125 và 126 là có tiểu đoàn chuyên biệt về lĩnh vực này, họ dùng để đánh phá các căn cứ HQ của kẻ thù, tiêu diệt các mục tiêu trên biển.
- Bộ đội đặc công bộ binh: là những cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ ở các chiến trường, thời bình họ làm nhiệm vụ phối thuộc với các đơn vị khác để đảm bảo sự bình yên cho TQ.
Về mặt võ thuật, tùy dạng đặc công sẽ có những bài tập khác nhau nhưng vẫn tựu trung ở 1 điểm đánh đòn hiểm, diệt gọn kẻ thù
Vài dòng xin được chia sẻ với các bạn

------------------

Phương pháp đặc công (cụ thể hơn là cách đánh đặc công ) đã được cha ông chúng ta xây dựng từ hàng ngàn năm nay. Nền nghệ thuật quân sự VN có nội dung vô cùng phong phú, độc đáo, đó là:"Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân ai cũng là binh", là "Lấy ít thắng nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông". Nền nghệ thuật quân sự VN được xây dựng trên cơ sở lòng yêu nước nồng nàn tha thiết, tinh thần quật cường, bất khuất , độc lập tự cường của dân tộc. Từ cơ sở đó, ông cha ta đã sáng tạo nhiều cách đánh giặc độc đáo và thông minh, kết hợp đánh nhỏ lẻ, đánh du kích với đánh lớn, đánh tập trung tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm. Phương pháp ĐC của dân tộc, được triển khai từ rất sớm với lối đánh mai phục (phục kích) và kỳ binh (tập kích) đã trở thành hình thức chiến thuật của nền nghệ thuật QS VN, thời Triệu Quang Phục (thế kỷ thứ 6) với lối đánh: ngày thì ẩn núp, đêm đem quân đánh địch giết được vô số kẻ thù. Đến thế kỷ 13, trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, QĐ nhà Trần đã phát triển lối đánh nhỏ nhưng tinh nhuệ, thiện chiến trên bộ, trên sông, trên biển, Binh lính nhà Trần thực hiện lời dạy của Trần quốc Tuấn "Đánh địch không bằng phá thuyền của địch, cứ liều đánh trên thuyền không bằng đâm ngầm dưới thuyền". Ở thế kỷ 15, Trần Nguyên Hãn đã xây dựng được một đội tinh binh gồm những người dũng cảm, mạnh khỏe, tập luyện công phu tinh nhuệ để chống lại ách đô hộ nhà Minh, mùa xuân 1410 Ông cùng với 200 dân binh của mình tấn công thành Tam Giang( Việt Trì) 1 thành lũy vững chắc với hơn 10 ngàn quân canh, nghĩa quân ban đêm bí mật áp sát chân thành chọn nơi cao nhất mà leo vào bất ngờ tấn công tiêu diệt tướng giặc, đi tiên phong cho chiến thuật công thành của chiến tranh du kích . Thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn do Nguyễn Huệ khởi xướng đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật tập kích với quy mô lớn và trình độ cao mà chiến thắng xuân Kỷ Tỵ 1789 là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam với lối hành binh thần tốc, áp sát kẻ thù nhanh không cho kẻ thù kịp trở tay. "ẩn hiện như thần", "như trên trời rơi xuống, như dưới đất chui lên", "chống không được, đuổi không kịp" (Ngô Gia Phái,Hoàng Lê Nhất thống chí)
Trên đây tôi xin nói sơ lược về nghệ thuật QS VN thời cha ông ta dựng nước và giữ nước mà cách đánh đặc công là chủ đạo để giới thiệu cho các bạn biết thêm về nghệ thuật quân sự của ông cha ta.

------

Hôm rồi do không đủ thời gian nên tôi bỏ qua k nói đến LL biệt động thành, mà bây giờ mình hay gọi là đặc công biệt động hay đặc công đô thị. Thực ra LL này không xuất phát từ BĐĐC mà do đòi hỏi thực tế chiến trường ở miền Nam VN thời những năm 59-60, tập hợp từ đội ngũ những thanh niên yêu nước có tinh thần chống ĐQ xâm lược, LL này đầu tiên là những đội chuyên ám sát các sĩ quan Mỹ và những nhân vật có nợ máu với nhân dân, đến năm 1965 trước tình hình chiến tranh leo thang ở cả 2 miền Nam, Bắc, Bộ chính trị đã chỉ đạo Đảng ủy QSTW cử cán bộ vào Nam hỗ trợ và nâng tầm cho LL này trở thành những người lính thực thụ, về võ thuật do điều kiện hoạt động thời đó nên không có việc HL VT cho anh em cán bộ, chiến sĩ (vì những người này bình thường vẫn đi làm, khi có điều kiện hay có lệnh mới tập họp lại thực hiện nhiệm vụ) mà anh nào có điều kiện thì tự tập ở các lò võ (ở miền Nam trước 75 có rất nhiều lò võ) nhưng theo chỗ tôi biết thì chỉ có rất ít anh chị em đi tập võ. Mùa xuân 1968, chính LL này đã mở đường để tấn công vào các cứ điểm quan trọng ở Sài gòn và thực hiện chiếm giữ 1 số điểm quan trọng như đại sứ quán Mỹ, Bộ TTM quân lực VNCH, Biệt khu thủ đô ... vì lúc đó bộ đội chính quy không vào kịp, máu của các thế hệ LLBĐ thành đã đổ ra rất nhiều trong 2 đợt nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đặc biệt là đợt 1. Do thất bại về mặt quân sự năm 1968, LL BĐ thành gần như bị xóa sổ, mãi đến năm 1972 mới tái lập lại LL này và các đơn vị trực thuộc LLBĐ thành Sài gòn đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc giải phóng miền Nam 1975 cũng như truy quét tàn quân và giữ gìn ANTT TP sau ngày giải phóng, đến năm 1978 đơn vị này coi như không còn, vì số cán bộ chiến sĩ còn sống được phiên về các đơn vị bộ đội chủ lực, có người sau khi giải phóng miền Nam đã lui về sống đời sống của 1 người dân bình thường mà k đòi hỏi gì cho mình. Đến năm 1982 Bộ tư lệnh TP HCM lúc đó do thiếu tướng Trần Hải Phụng làm tư lệnh đã thành lập ban liên lạc chiến sĩ Biệt động thành, có 1 thời gian ban LL này phải ngưng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau. Năm 2004, trước tình hình mới lãnh đạo Bộ QP đã quyết định xây dựng LL ĐC Biệt động tại các TP lớn trong cả nước, giao cho các QK tổ chức hoạt động, tuyển chọn, quản lý LL, bộ TL BĐĐC chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn ĐC, phòng QB các QK phụ trách chỉ đạo hoạt động NV.
Xin phép được nói thêm 1 đôi điều về LLĐC ở Sài gòn trước 75, mà LLBĐ thành là chủ đạo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro