Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là một cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội.

Bộ được thành lập ngày 16 tháng 02 năm 1987 theo Quyết định số 782/HĐNN của Hội đồng Nhà nước hợp nhất hai Bộ: Bộ Lao động và Bộ Thương binh và Xã hội thành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ trưởng hiện nay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Theo Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có những chức năng và quyền hạn:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, Thương binh và xã hội.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, Thương binh và xã hội; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Cơ cấu tổ chức

Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước

* Vụ Lao động - Việc làm

* Vụ Tiền lương - Tiền công

* Vụ Bảo hiểm xã hội

* Vụ Bảo trợ xã hội

* Vụ Pháp chế

* Vụ Hợp tác quốc tế

* Vụ Kế hoạch - Tài chính

* Vụ Tổ chức cán bộ

* Cục Quản lý lao động ngoài nước

* Cục An toàn lao động

* Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội

* Tổng cục Dạy nghề

* Thanh tra

* Văn phòng

Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ

* Viện Khoa học Lao động và Xã hội

* Viện Khoa học Chỉnh hình - Phục hồi chức năng

* Trung tâm Tin học

* Báo Lao động và Xã hội

* Tạp chí Lao động và Xã hội

[sửa] Lịch sử

Trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 28-8-1945 và ra mắt ngày 2-9-1945 có Bộ Lao động và Bộ Cứu tế xã hội trong tổng số 13 bộ. Hai bộ này là tiền thân của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày nay. Trong Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập ngày 2-3-1946, 2 bộ nói trên được thay thế bằng Bộ Xã hội (có 3 Nha: Nha Y tế, Nha Cứu tế xã hội và Nha Lao động trung ương). Sau đó, trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến cải tổ, thành lập ngày 3-11-1946, Bộ Lao động và Bộ Cứu tế được lập lại, đồng thời giải thể Bộ Xã hội. Bộ Cứu tế tồn tại đến năm 1947 thì giải thể và được tái lập vào ngày 20 tháng 9 năm 1955 theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ, nhưng cũng chỉ tồn tại đến tháng 4 năm 1959.

Ngày 19 tháng 7 năm 1947, Bộ Thương binh - Cựu binh được thành lập, đảm nhiệm công tác thương binh, liệt sĩ mà trước đó thuộc chức năng của Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục, Bộ Quốc phòng. Tháng 4 năm 1959, Bộ Thương binh - Cựu binh giải thể, toàn bộ công tác Thương binh liệt sỹ được chuyển giao cho Bộ Nội vụ phụ trách.

Như vậy trong Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa II (1960-1964), chức năng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày nay do 2 bộ: Nội vụ và Lao động đảm nhiệm.

Phụ trách công tác thương binh, liệt sĩ ở Bộ Nội vụ ban đầu là Vụ Thương binh (có thêm công tác đối với quân nhân phục vụ do Hội đồng phục viên Trung ương chuyển giao), tiếp sau là Vụ Dân chính Thương binh (có thêm công tác hộ tịch và công tác Quản lý các trại hàng binh Âu Phi) và sau đó là Vụ Thương binh và An toàn xã hội (có thêm công tác cứu tế xã hội và công tác bảo hiểm xã hội). Ngày 20 tháng 3 năm 1965, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 36/CP thành lập Vụ số 8 trực thuộc Bộ Nội vụ để thống nhất Quản lý các chính sách, chế độ đối với gia đình những cán bộ đi "công tác đặc biệt"; Quản lý trại nhi đồng đặc biệt; đón tiếp, bố trí công việc cho đồng bào miền Nam ra Bắc; Quản lý mồ mả, hồ sơ, di sản của công nhân viên chức và đồng bào miền Nam chết ở miền Bắc. Ngày 16 tháng 8 năm 1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 129/CP thành lập Vụ Hưu trí thuộc Bộ Nội vụ.

Tháng 7-1975, Bộ Công an và một số bộ phận của Bộ Nội vụ hợp nhất thành một một bộ mới, lấy tên là Bộ Nội vụ, và bộ này không còn thực hiện chức năng cũ về thương binh, liệt sĩ nữa. Do đó Chính phủ thành lập Bộ Thương binh và Xã hội trên cơ sở bộ phận làm công tác Thương binh liệt sỹ của Bộ Nội vụ cũ.

Năm 1987, hợp nhất hai Bộ Lao động, Bộ Thương binh và Xã hội thành Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Các Bộ trưởng

Bộ trưởng Bộ Lao động (1945-1987)

* 1945-1946: Lê Văn Hiến

* 1946-1965: Nguyễn Văn Tạo

* 1965-1974: Nguyễn Hữu Khiếu

* 1974-1981: Nguyễn Thọ Chân

* 1981-1987: Đào Thiện Thi

Bộ trưởng Bộ Cứu tế (1945-1946, 1946-1947, 1955-1959)

* 1945-1946: Nguyễn Văn Tố

* 1946-1947: Chu Bá Phượng

* 1955-1959: Nguyễn Xiển

Bộ trưởng Bộ Xã hội (từ 2-3-1946 đến 3-11-1946)

* Trương Đình Tri (sau theo Pháp, bị Việt Minh ám sát chết 10-10-1947)

Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh (1947-1959)

* 1947-1959: Vũ Đình Tụng

Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1959-1975)

* 1959-1963: Phan Kế Toại

* 1963-1971: Ung Văn Khiêm

* 1971-1975: Dương Quốc Chính

Bộ trưởng Bộ Thương binh Xã hội (1975-1987)

* 1975-1982; Dương Quốc Chính

* 1982-1987: Song Hào

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (từ 1987)

* 1987-1989: Nguyễn Kỳ Cẩm

* 1989-1998: Trần Đình Hoan

* 1998-2007: Nguyễn Thị Hằng

* Từ 2007: Nguyễn Thị Kim Ngân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#doc