bo may+pl phong kien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4. Khái quát tổ chức bộ máy, pháp luật phong kiến Việt Nam

* Tổ chức bộ máy

Lãnh thổ nước ta được chia thành các cấp hành chính, tùy từng giai đoạn có các đơn vị hành chính khác nhau. Ở TW là triều đình, đứng đầu là Vua nắm quyền tối cao về lập pháp, hành pháp, tư pháp.(1) Là người duy nhất có quyền lập pháp;(2) Toàn quyền bổ nhiệm, thăng, giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước;(3) Có quyền xét xử cao nhất đối với các vụ án, có quyền đại xá, đặc xá cho các can phạm. Ngoài vương quyền, vua còn nắm cả thần quyền, chỉ có vua có quyền tế trời, còn nhân dân chỉ được thờ cúng tổ tiên và thành thánh..có quyền sắc phong chức tước trong lĩnh vực tôn giáo. Trong chế độ phong kiến, vua còn là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của làng xã trong cả nước.

Tuy Vua nắm quyền lực tối cao về cả chính quyền và vương quyền, nhưng quyền lực đó cũng không phải là vô hạn. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi: (1) các tập quán chính trị được hình thành từ các đời vua trước, hay các di chiếu của vua tiền nhiệm;(2) bổn phận đạo làm vua đối với thần dân. Vua có đạo làm vua, quan có đạo làm quan, thần dân có đạo của thần dân,các vị vua đầu triều đại được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau, như: do kết quả của cuộc khởi nghĩa thắng lợi; do được triều trước truyền ngôi; do được các quan lại bầu chọn. Các vị vua kế tục được hình thành theo chế độ thế tập, theo nguyên tắc trọng nam và trọng trưởng.

Giúp việc cho vua là các quan lại từ TW đến địa phương, các quan lại gồm quan văn, quan võ chia thành các thứ bậc khác nhau về chức tước,nghi lễ, bổng lộc,... có những thời kì để phụ giúp vua có những quan lại cao cấp như tể tướng, tướng quốc. Quan lại địa phương do vua bổ nhiệm, vua có quyền cách chức, điều động.Nguyên tắc chuyển quan chứ không chuyển lại, các quan lại chỉ là người giúp việc cho vua như tai mắt, cánh tay nối dài của vua đến địa phương.

Bên cạnh tầng lớp quan lại còn có tầng lớp quý tộc, Những tầng lớp này được vua phong tước vị và bổ nhiệm làm quan. Tuy nhiên cũng có nhiều quý tộc không làm quan, nhưng đề có những ảnh hưởng nhất định đến nhà vua, đặc biệt trong chế độ quân chủ quý tộc như Lý, Trần thì những ảnh hưởng này rất lớn.

* Pháp luật phong kiến

- Pháp luật phong kiến mang tính đẳng cấp và đẳng quyền. Mỗi đẳng cấp có những địa vị pháp lý khác nhau và có những đặc quyền riêng. Bảo vệ trật tự đẳng cấp,mọi người trong xh ko bình đẳng trước PL

- Pháp luật phong kiến là pháp luật của kẻ mạnh. Pháp luật cho phép sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, thừa nhận chân lý thuộc về kẻ mạnh.

- Pháp luật phong kiến mang tính hà khắc. Các quy định pháp luật mang nặng tính hình sự, các hình phạt của phong kiến đặt ra có nhiều hình phạt gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả thân nhân của người phạm tội.

- Pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng của lễ nghi trong Nho giáo, các quy định của tôn giáo và của đạo đức.

-Hình thức pháp luật phong kiến bao gồm: tập quán pháp, luật truyền khẩu, luật hành văn.

PL mang tính tự do dân chủ rất ít mà hầu như ko có.PL và bộ máy NN học hỏi tiếp thu PKien Pbac(luon muon sanh ngang voi TQ)

SO sanh":nhà nuoc

Giống là đều có nền tang bóc lột địa tô,đứng đâu là vua ,giúp việc cho vua là các cơ quan

Pl:đều là những quy định đặt ra bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị thiết lập trật tự đẳng cấp xã hội

Khác:Vn là nhà nước quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền..công hữu đất đai,pl ảnh hưởng của phật giáo,nho giáo..rất ít tự do dân chủ

Ptay:đa số là phân quyền các cứ nước đươc chia ra thành nhiều vùng ,đứng đầu là vua or lãnh chúa,đều có dân lính).tài sản đc cho là do công sức ko phụ thuộc vào vua..dân chủ giữa vua và các quan..,,tư hữu đất đai,,,ảnh hưởng của thiên chúa giáo...pl tự do,dân chủ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro