[4] Làm hài lòng khách hàng là chuyện nhỏ - Bí quyết phục vụ khách hàng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bí quyết nói chuyện tiếp khách đơn giản dành cho người ngại giao tiếp
 
     Trong đám nhân viên tìm đến chố tôi học việc với mục đích ra ngoài làm riêng, có nhiều cậu ngại giao tiếp. Bản thân tôi cũng vậy. Ngay từ đầu tôi cũng không biết phải nói chuyện với khách hàng ra sao. Khi mới chân nước chân ráo vào quán làm việc, tôi còn bị một tiền bối cho biết rằng “nhìn mặt chú em trông sợ sợ". Tôi nhớ mình đã liên tục phải đứng trước gương nhà vệ sinh cười một mình để luyện sao cho có nụ cười tuyệt nhất.
 
     Tôi ra ngoài làm riêng nhưng vẫn chưa biết trò chuyện khéo léo với khách.
 
     Nơi đầu tiên tôi đến làm việc có nhiều vị khách trên đường từ nhà tới công ty ghé vào. Quán chỉ có quầy bar, nên tôi phải ngồi đối diện với khách, không có chỗ nào để trốn. Tôi từng nói chuyện một cách vụng về với các vị khách. Tôi chỉ kịp hỏi: “Quý khách sống gần đây à?”, hay khi thấy ai gọi whisky, tôi chỉ biết nói: “Quý khách lúc nào cũng uống whisky nhỉ?”. Sau đó, do có thời gian nên tôi nghĩ ngợi sáng tạo ra các tên món ăn. Thấy tên thú vị, khách lại hỏi: “Món này là món gì?”. đấy chính là cơ hội cho tôi nói chuyện thoải mái với khách hàng.
 
     Bây giờ, khi đi tìm đồ tạp hóa để trang trí nội thất hay bát đĩa, hãy tưởng tượng ra cuộc hội thoại với khách hàng. Hãy nghĩ tới tất cả mọi thứ như chưa chọn đèn nào, dùng ly thủy tinh như thế nào,... khi bắt đầu mở quán. Chọn đồ và nghĩ tới những điều “có thể trò chuyện với khách hàng về nó". Tư liệu chỉ riêng bạn sở hữu là đây.
 
     Tự mình tưởng tượng ra những điều đó sẽ tạo ra cơ hội giúp bạn nói chuyện với khách hàng theo cách của riêng mình.
 
     Quán tôi có một cậu nhân viên không biết nói chuyện với khách. Cậu ta đeo cặp kính hình vuông trông nghiêm túc quá. Tôi yêu cầu cậu ấy đổi sang loại kính có gọng tròn cho dễ nhìn. Tôi bảo: “Bố sẽ cho con tiền. Con đi mua ngay cái kính mới về đây”.
 
     Cậu ta đổi kính, nhưng chưa tiếp chuyện khách hàng được mấy. Tôi nghĩ tới những cách tiếp chuyện khách theo kiểu của cậu ấy. Một hôm, tôi đến quán nơi cậu ấy đang làm việc. Rượu shochu tôi gọi được cậu ấy mang ra. Tôi định uống thì cậu ta ngăn lại và nói: “Từ từ đã ạ". Sau đó cậu ta đặt lên trên bàn phịch một cái, và nói: “Tên loại rượu này có từ ‘Thần', hãy đập hai tay vào ‘giá thần' rồi uống!”.
 
     Trước khi uống, khách hàng và nhân viên cùng nhau vỗ tay. Khách hàng vui và bị thu hút. Với tên gọi của rượu, cậu ấy đã biết phát huy và làm được điều đó, tôi thấy rất vui. Bây giờ cậu ấy đã ra ngoài làm riêng và làm chủ mấy quán rồi.
 
     Nội dung nói chuyện với khách chỉ cần là chuyện nhỏ vặt vãnh cũng tốt. Như thế đã có thể giao tiếp tốt với khách rồi. Giả sử có khách gọi món cánh gà rán. Bạn hỏi thêm khách: “Cánh bên phải hay cánh bên trái thì được ạ?”. tự nhiên khôn khí trong quán cũng vui tươi hẳn phải không? Dù là chuyện nhỏ tí xíu cũng được. Chỉ cần bạn quan tâm đến món ăn, đó cũng là chất liệu làm nên cuộc hội thoại với khách rồi.
 
     Có một vài quán của đám nhân viên cũ phục vụ mì udon do quán tự làm. Quán sử dụng khá nhiều hành hoa nên mì có hương vị riêng. Chủ quán thường kể với khách một cách hạnh phúc rằng: “Hành hoa nhà tôi nên là ngon lắm!”. Câu chuyện đó cho thấy quán rất kỹ lưỡng lựa chọn nguyên liệu nấu ăn dù chỉ là một cọng hành hoa. Nghe được câu chuyện, vị ngon của món mì cũng tăng lên mấy lần.
 
     Điều tôi muốn khuyến khích các bạn, đó là hãy có sở thích cho riêng mình. Sở thích gì cũng được. Tôi mong các bạn hãy tìm cho mình một điều gì đó bạn có thể say mê ngoài công việc, ví dụ như âm nhạc, hoặc lướt sóng. Nếu bạn thích lướt sóng, hãy trang trí ở quán bức ảnh mình đang cưỡi lên sóng. Bức ảnh sẽ là cái cớ cho bạn và khách hàng nói chuyện với nhau. Bạn có thể có thể vừa nói với khách hàng rằng: “Đây là bức ảnh tôi chụp ở Shonan đấy", rồi mang món cá mòi trắng, đặc sản của vùng đó ra và khoe: “Hôm nọ tôi đã mua món cá đặc sản này khi đến đó lướt sóng đấy". Chắc chắn khách hàng sẽ nhận thấy chủ quán ở đây thật biết hưởng thụ phải không? Đến một quán như vậy, bạn cũng thấy vui hơn chứ nhỉ?
 
     Điều tôi muốn dặn các bạn, đó là hãy cố gắng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với không chỉ “khách hàng", mà cả những người tới giao hàng và nhân viên làm thêm ở quán. Ngoài mình ra, bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng của bạn.
 
     Thời sinh viên, tôi từng làm thêm ở quán bán rau quả. Một hôm, tôi đi giao hàng ở một quán tempura nổi tiếng. Hồi đó mới đi giao hàng. Đến cửa trước, tôi nói to: “Tôi đến giao hàng ạ!”. Đột nhiên tôi bị ông chủ quán tức giận quát ầm lên: “Thằng ngu!”. Hóa ra người gia hàng phải đi cửa sau, vì thế ông ấy mới điên tiết. Tôi vẫn còn ấn tưởng về ông ấy: “Ông này chả biết gì về kinh doanh hết".
 
     Nếu cùng là lời mắng: “Thằng ngu!”, nhưng sau đó ông ấy gọi tôi vào, mời tôi cốc trà nóng rồi nhắc nhở tôi, có lẽ tôi sẽ thấy thích quán ấy. Khi đi làm chính thức ở đâu đó, có thể tôi sẽ là khách hàng của quán. Tôi chưa nhìn thấy điều cơ bản của một nhà kinh doanh trong con người ông chủ này. Tôi tự tin rằng: “Nếu có nhà hàng kinh doanh thế này, tôi sẽ làm kinh doanh hơn thế được".
 
     Tôi quan niệm người làm thêm rồi sẽ có lúc trở thành khách hàng của mình. Vì vậy, tôi cho họ ăn ngon trong mọi bửa ăn ở quán.
 
     Công việc kinh doanh được thiết lập nên bởi nhiều mối quan hệ xung quanh. Nếu chỉ nhìn về một hướng, bạn không thể xây dựng nên một quán ăn mà ở đó khách hàng có thể tận hưởng thoải mái.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro