bo tri cong trinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phương pháp tọa độ cực : trên thực địa ta đặt máy kinh vĩ tại A dựa vào hướng gốc AB dựng góc βm ở 2 vị trí bàn độ (thuận đảo) rồi lấy hướng trung bình là AM và trên hướng này xuất phát từ A đặt khoảng cách Dm ta được điểm M cần bố trí . phương pháp này được áp dụng cho các công trình có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho công tác bố trí chiều dài.

Phương pháp giao hội góc: trên thực địa ta đặt máy kinh vĩ tại A và B, máy tại A lấy hướng ban đầu 0 độ 0 phút 0 giây, về B dựng góc (360-β1) ta được hướng AM1, tương tự máy ở B lấy hướng ban đầu 0’0’0’’ về A dựng góc β2 ta được hướng BM2, giao điểm hai hướng ngắm này là điểm M cần bố trí.

Phương pháp giao hội cạnh: sau khi tính được khoảng cách từ điểm cần bố trí M đến mốc A, B là D1 và D2 ta nhận thấy rằng vị trí của điểm M là giao điểm của 2 đường thẳng tròn tâm ở điểm A với bán kính D1 và tâm ở điểm B với bán kính D2. dựa vào tọa độ của điểm M hoặc vị trí của nó trên bản vẽ để xác định vị trí đúng của điểm cần bố trí. Phương pháp này chỉ áp dụng cho khu vực tương đối bằng phẳng ít chướng ngại vật và có các độ dài cần bố trí 40 đến 180 độ.

Phương pháp tọa độ vuông góc: để bố trí điểm M theo tọa độ thiết kế ta nên chọn mốc lưới ô vuông gần nhất. đặt máy kinh vĩ tại đỉnh A của lưới ô vuông ngắm dọc hướng AB (theo trục Y)  và dựng đoạn AM’ có chiều dài là: ΔY= Ym-Ya, đóng được cọc M’. chuyển máy tới M’ mở góc vuông hợp với cạnh AB và dọc theo hướng ngắm này dựng đoạn M’M có chiều dài bằng ΔX= Xm-Xa xác định được điểm M cần bố trí. Phương pháp này áp dụng khi trên khu vực đ• thành lập lưới ô vuông thi công, tại các đỉnh ô vuông được đóng mốc và xác định tọa độ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro