boku2505 tnu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhân vật Tnú

Rừng xà nu của nguyễn trung thành là một bài ca về các anh hùng tây nguyên trong thời ký kháng chiến. trong tác phẩm, mỗi nhân vật là một hình ảnh tiêu biểu riêng cho tính cách của con người tây nguyên, mà trong đó, tiêu biểu nhất là Tnú, hình tượng trung tâm của tác phẩm.

            Tnú là một nhân vật dũng cảm, trung thực, gan góc, mưu trí. Từ nhỏ anh đã mồ côi cha mẹ, được dân làng Xôman đùm bọc. Ngay từ hồi ấy, Tnu đã phải chứng kiến người bị giết rồi chặt đầu treo lên súng, người thì bị treo cổ chỉ vì tiếp tế cho cán bộ cách mạng nhưng nhớ lời cụ mết, cán bộ là đảng, đẩng còn thì non nước còn, anh không hề sợ hãi mà còn thay người lớn đi tiếp tế cán bộ. Cái gan góc, dũng cảm của Tnu thể hiện ngay cả qua từng hành động của anh. Khi đi liên lạc hay tiếp tế, Tnu không bao giờ chọn đi đường mòn mà cứ phăng phăng xé rừng mà đi, đến chỗ suối thác, Tnu cũng không lựa chọn chỗ nước lặng mà cứ nhằm chỗ nước chảy siết, đầu thác mà bơi qua “như con cá kình”. Chính vì lẽ đó mà Tnu đã vượt qua được rất nhiều đồn của giặc. Học trước quên sau, không được bằng Mai, Tnu nóng nảy đã đập vỡ cái bảng trước mặt Mai và anh Quyết rồi bỏ ra bờ suối, rồi vì không giỏi như Mai, Tnu đã cầm hòn đá tự đạp vào đầu mình. Có lần bị bắt khi đi liên lạc, Tnu đã mưu trí nhanh chóng nuốt hết lá thư, bị tra tấn bắt khai cộng sản, Tnu đã chỉ tay vào bụng - cộng sản ở đây này – . Suốt ba năm bị bắt tra tấn giam ngục, Tnu không khai nửa lời.

            Đó còn là một nhân vật có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Dù rất nhớ làng Xô man, Tnu dù đã đi lực lượng được ba năm, vẫn chỉ dám trở về khi có phép. Khi bị giặc đốt tay, Tnu cắn đến nát môi, chảy máu chứ không hề than khóc bởi “Người cộng sản không kêu van”, luôn nhớ lời anh Quyết.

            Sau khi nhận được thư của anh Quyết trước lúc hi sinh, người làng Xô man giấu giáo mác trong rừng, đợi đến cơ hội để dùng. Tin dân làng Xô man mài giáo mác đến tai của bọn giặc ở đồn bốt, chúng kéo một tiểu đội đến làng, cầm đầu là thằng Dục, để dập tắt mộng mài giáo của con người nơi đây. Bọn chúng bắt Mai, con Tnu để dụ Tnu. Chúng tra tấn Mai, lúc này, Tnu bỏ chỗ cây vả đang đứng, với con mắt như hai hòn lửa, anh lao vào cứu Mai và con của mình nhưng đã quá muộn. Tnu bị bọn chúng bắt, trói lại bằng dây rừng rồi dùng ngọn lửa đốt 10 đầu ngón tay như 10 ngọn đuốc. Hình ảnh 10 ngón tay rừng rực cháy của Tnu chính là biểu tượng cho nỗi đau thương và tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên.

            Sau này lành lặn, đôi bàn tay kia mỗi ngón mất đi một đốt nhưng cũng bằng chính đôi bàn tay ấy, anh đã bóp chết kẻ thù, cướp súng của chúng bằng hai đốt còn lại. Đó chính là đôi bàn tay trừng phạt, quả  báo với kẻ thù.

            Hình tượng Tnu là điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, đồng thời cũng làm sáng tỏ lên chân lý: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro