brunei Dong Nam A

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Khái quát chung

Vị Trí

- Tây Bắc đảo Borneo

- giới hạn bởi Biển Nam Trung Hoa ở phía Bắc, và các phía kia có biên giới chung với Mã Lai Á ở Sarawak.

Khí Hậu

- khí hậu xích đới, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, và mưa nhiều đều đặn.

Nguồn gốc tên gọi

- tên đầy đủ là "Darussalam - Brunei = tên dân tộc + tên tôn giáo Islam.

Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Mặt lá cờ do bốn màu vàng, trắng, đen và đỏ tạo thành. Nền cờ màu vàng, hai dải sọc đen và trắng đi chéo qua nền cờ, chính giữa nền cờ có quốc huy Brunei màu đỏ.

Quốc huy

Màu đỏ. Đồ án trung tâm là một mặt trăng cong lên trên, tượng trưng Brunei là quốc gia theo đạo Islam. Giữa vầng trăng non có câu cách ngôn bằng tiếng Malaysia màu vàng "Mãi mãi theo sự chỉ dẫn của chân Chúa, vạn sự như ý". Ở trung tâm vầng trăng có một thân cây cọ, phía trên thân cây cọ có hai cánh dang rộng, hai cánh và hai đầu nhọn của trăng non nối với nhau, tượng trưng cho hòa bình. Trên hai cánh có trang trí một lọng và một lá cờ, tượng trưng cho Sultan là tối cao. Hai bên hình vẽ trung tâm có hai cánh tay ở tư thế nâng đỡ, nó vừa biểu thị sự ủng hộ của thần dân Brunei đối với Sultan, vừa biểu thị người Malaysia chiếm 90% dân số Brunei. Dưới cùng quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, dòng chữ trên đó có nghĩa là "Ngôi thành hòa bình, Brunei".

Hệ thống giao thông

- rất trật tự, các lái xe kiên nhẫn nhường đường cho nhau, không có va chạm hay tai nạn giao thông.

- khó bắt được taxi hay sử dụng một loại hình giao thông công cộng nào đó.

- bình quân một người dân Brunei có thể sở hữu 3-4 xe hơi,

Hệ thống chính trị

- Brunei theo thể chế quân chủ lập hiến.

Tiền tệ:

- Đô la Brunei (mã tiền tệ: BND) là đơn vị tiền tệ của Brunei từ năm 1967. Nó thường được viết tắt theo kí hiệu đồng đô la là $, hoặc được viết B$ để phân biệt với các đơn vị tiền tệ dùng đô la khác. Đô la Brunei được chia thành 100 sen (Malay) hoặc cents (Anh).

- tỉ lệ 1:1 với đô la Singapore

II. Văn hóa vật chất

1. Kiến trúc

- Nét kiến trúc các thánh đường là có mái hình chóp với hai màu trắng - vàng.

- Kiến trúc của nhà thờ chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách kiến trúc Phục hưng của Ý, Mughal của Ấn Độ và cả kiến trúc truyền thống Hồi giáo.

- Hầu hết nguyên vật liệu sử dụng cho công trình đều được chuyên chở theo đường hàng hải từ các quốc gia khác đến:

2. Nhà ở

- 10% dân số Brunei sinh sống trên các làng nổi.

+ Những ngôi nhà trong làng được nối với nhau bởi các cây cầu gỗ

+ được chia thành 40 cụm. Mỗi cụm thường bầu ra tổ trưởng để quản lý, chăm coi các dịch vụ công cộng khác. Mỗi ngôi nhà đều có khoảng sân rộng phía trước để trồng hoa các loại.

+ Phương tiện công cộng duy nhất ở làng nước nổi này là taxi nước

3. Ẩm thực

- Đồ ăn của Brunei và của Malay thật ra cũng không quá khác biệt, vì trước khi tách ra khỏi liên bang Malaysia, Brunei cũng là một tiểu bang tự trị. Nguồn gốc văn hóa, xã hội cũng khá tương đồng. Tuy nhiên, người dân ở Brunei có vẻ ăn rau và hoa quả nhiều hơn ở Malay

- chủ yếu ăn các thức ăn Hồi giáo với thực phẩm chính là thịt bò, trâu, gà và hải sản, dùng nhiều hạt có dầu, gia vị như quế, hôi, hạt tiêu.

- mang thị hiếu của một chút Trung Quốc, một chút Thái, và một ít Indonesia. Dưới đây là một vài món ăn bình dân của người dân Brunei:

Thịt cừu xào

- cừu nướng, cừu sốt vang, cừu hầm rau củ...

- Có thể dùng thịt cừu xào ăn kèm với cơm trắng hay bún tươi. Thịt cừu được tẩm ướp xào chung với các loại rau củ, món có độ sền sệt, óng ả.

Món gà nướng

- có trong bữa ăn gia đình hay trong các hàng quán từ sang trọng đến bình dân.

- Gà được nướng trên bếp than hồng hay nướng qua lò nướng điện với nhiệt độ cao.

- ăn kèm các loại rau cùng nước chấm đặc trưng.

Canh Tom Yum

- nấu từ nước dùng gà. Món có tôm tươi là nguyên liệu chính. Ngoài ra còn có các gia vị khác khá đặc biệt như sả, riềng, chanh, hành củ, cà chua,... Đặc biệt, món canh Tom Yum còn có rất nhiều các loại nấm. Món canh Tom Yum yêu cầu cao nhất là phải có vị chua. Vị chua của các gia vị hòa quyện cùng vị ngọt của tôm của nấm làm món ăn đậm đà.

Sầu riêng

- là món ăn phổ biến ở Brunei.

4. Nhạc cụ

- Âm nhạc truyền thống Brunei tồn tại qua nhiều thế kỷ trong các phong tục hoàng gia và truyền thống dân gian.

- Có nhiều loại nhạc cụ khác nhau: gendang, biola, guilintangan, gambus, gong và rebana là những nhạc thường được dùng để đệm cho các ca khúc truyền thống dân gian như anding, dang,

III. Văn hóa tinh thần

1. Đám cưới

- thông thường là dưới sự sắp xếp của cha mẹ.

+ "Berjarum-jarum" : là tín hiệu đầu tiên cho toàn bộ quá trình, khi mà hai bên cha mẹ gặp gỡ lẫn nhau. Đây còn là dịp họ thảo luận, bàn bạc xem các chi tiết của lễ cưới.

+ "Bertunang": Chú rể thường đưa ra 2 chiếc nhẫn. Một chiếc để ra dấu rằng chàng trai thực lòng muốn cô gái đưa tay nhận nhẫn để đồng ý đám cưới. Chiếc nhẫn còn lại là nhẫn đính hôn chính thức. Cả hai bên đều bàn bạc những chi tiết tiếp theo của lễ cưới, đặc biệt là ngày tháng cũng như lễ vật trong đám cưới.

+ "Megantar Berian : nghĩa là mang quà cưới bao gồm những lễ vật yêu cầu từ lễ đính hôn cùng quà cưới thêm của chú rể.

+ "Berbedak Mandi" : đây là lễ ban phước cho cô dâu - chú rể

+ "Akad Nikah" : Lễ cưới long trọng được cử hành

+ "Malam Berbedak" Là lễ khi mà những thành viên trong gia đình hay bạn bè được mời để chúc phúc cho cô dâu chú rể bằng cách bôi loại mỡ làm từ bột gạo nhuộm màu và ướp dầu.

+ "Malam Berinai" : lễ này thường là họ hàng đến dự

2. Đám ma

- chôn người chết chứ không hỏa táng hay ướp xác. Luật Hồi giáo quy định người chết phải được chôn trong ngày, càng sớm càng tốt nhưng không bao giờ được chôn vào ban đêm.

- Khi một người đang sống những giờ khắc cuối cùng của đời mình, mọi người khóc lóc than vãn. Người nào, nhất là phụ nữ, mà không khóc lóc khi có người trong gia đình chết sẽ bị chỉ trích gay gắt vì như thế là "không yêu thương người đã khuất"

- thông báo cho các vị lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng biết khi có ai đó qua đời.

- Người chết được tắm rửa và khâm niệm: không mặc quần áo mà chỉ quấn trong một tấm vải, mặt để hở và đậy lại bằng một tấm vải mỏng để người thân có thể nhấc ra nhìn mặt người quá cố lần cuối. Các ngón chân người chết được buộc lại với nhau.

- Huyệt mộ phải do những người thân thuộc đào. Huyệt mộ phải sâu ít nhất 0,6 mét để người chết có thể ngồi dậy được vào Ngày Phán xét. Chân người chết phải hướng về phía Mecca để khi ngồi dậy mặt họ sẽ quay ngay về hướng đó. Ở nhiều nơi, người chết được chôn nằm nghiêng về bên phải, mặt quay về hướng Mecca.

- không chôn người chết bằng áo quan.

3. Phong tục

- nên tránh ăn uống trước mặt người theo đạo hồi trong tháng Ramadan vì vào tháng này họ phải kiêng ăn uống.

- khi đến thăm những nơi thờ cúng hoặc mang tính chất kinh tế, xã hội "nghiêm trọng" thì nên lưu cách ăn mặc.

- Người Brunei bắt tay rất nhẹ nhàng, họ hầu như chỉ chạm tay vào đối tác và sau đó đưa tay lên ngực. Một số người thậm chí không bắt tay với người khác giới.

- Không nên chỉ ngón tay, thay vào đó, hãy dùng ngón cái của bàn tay phải và 4 ngón tay còn lại nắm chặt bên dưới.

- Khi đến thăm một nhà thờ Hồi giáo, nên tháo giày. Phụ nữ nên trùm đầu và không nên để cánh tay trần hoặc mặc váy ngắn đến đầu gối. Ngoài ra, không nên bước qua trước mặt một người đang cầu nguyện.,....

4. Lễ hội

Ngày quốc khánh (23.02)

- Mỗi năm, sẽ có một lễ hội với một chủ đề một đặc sắc mà mỗi năm mỗi khác.

- là ngày mà toàn vương tộc gặp gỡ cư dân..

Ngày sinh của Sultan (15.07)

- mừng sinh nhật Quốc vương đang trị vì.

- lượng người đông đảo cùng cầu nguyện cho Đức vua trị những điều tốt đẹp và may mắn nhất..

Tháng Ramadhan

- thời gian tổ chức mỗi năm một khác nhau.

- là tháng ăn chay hay tháng nhịn ăn

- hạn chế tối đa việc dùng thịt và các loại thực phẩm tươi sống trong thời gian diễn ra ngày tháng Ramadhan.

IV. Các điểm du lịch nổi tiếng

Thủ tục xuất nhập cảnh

- Công dân Việt Nam và Brunei được miễn visa nhập cảnh với thời hạn 14 ngày (từ tháng 8/2007) .

- Khi nhập cảnh mỗi người được mang vào 2 lít rượu (02 chai) và 12 lon bia nhưng phải khai báo hải quan. Khi xuất cảnh, rượu, bia và các chất lỏng phải gửi theo hành lý, không được xách tay. Nếu mang theo túi xách tay sẽ bị tịch thu.

1. Thủ đô Bandar Seri Begawan

- là thủ đô và là thành phố hoàng gia lớn nhất của Brunei.

- tham quan các địa điểm khá thú vị như các hoàng cung của vương quốc, một số thánh đường...

Làng nổi Kampong Ayer

- là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Brunei và là làng nổi lớn nhất trên thế giới.

- là một di sản sống động, một biểu tượng của tự do, thống nhất, phát triển của người dân Brunei.

Cung điện Hoàng gia Regalia

- là một trong những cung của các vị vua theo đạo Hồi giáo của Brunei, nơi các vị vua thực hiện hầu hết các hoạt động chính trị cũng như văn hóa.

- Những vất dụng dùng thiết kế đều làm bằng vàng hoặc bạc. Họa tiết trang trí được dùng là họa tiết truyền thống được nghệ nhân làm sắc sảo và tỉ mỉ.

Thánh đường Hồi giáo Jame Asr Hassanil Bolikah Mosque

- là một trong những nhà thờ Hồi giáo tuyệt vời nhất ở Châu Á

- được xem như là một biểu tượng của đức tin Hồi giáo ở Brunei.

Wisma Jaya Complex

+ là trung tâm thương mại nổi tiếng của thành phố

+ mặt hàng bày bán chủ yếu là quần áo may mặc sẵn.

The Mall

- là trung tâm mua sắm lớn nhất ở Brunei.

- là mô hình kết hợp của trung tâm thương mại và khu vui chơi giải trí cũng như ẩm thực sang trọng hiện đại

2. Thành phố Kuala Belait

- là thành phố lớn thứ hai, sau thủ đô

- tập trung khá nhiều các thánh đường đạo Hồi cũng như các hoàng cung của gia tộc hoàng gia Brunei.

Nhà thờ Hassanil Bolkiah

- có đỉnh mái vòm dát vàng, được xem là nơi linh thiêng nhất quốc gia này.

- là đền thờ lớn nhất và hoành tráng nhất của vương quốc.

Hoàng cung Istana Nurul Iman

- là niềm tự hào của người dân Brunei

- có lối kiến trúc hoàng cung truyền thống của Brunei. Tên của cung điện cũng mang ý nghĩa thiêng liêng

- ngày nay được dùng như cơ quan hoạt động của các tổ chức nhà nước. Tuy nhiên du khách vẫn có thể đến tham quan hàng ngày.

Cung điện Sultan

- dùng cho hoạt động vui chơi giải hay nghỉ dưỡng cho hoàng cung.

- được chia ra làm thành từng khu khác nhau mỗi khu lại mang lại một dịch vụ vui chơi giải trí khác nhau.

3. Thành phố Muara- Brunei

- là thành phố cảng nổi tiếng của Brunei.

Công viên Quốc gia Ulu Temburong

- được đánh giá là một trong những công viên có diện tích rộng đồng thời cũng là công viên còn khung cảnh thiên nhiên xếp vào hàng tuyệt đẹp.

Lăng Vua Thứ 5 - Đền Thờ Ali Saifuddien

● là sự kết hợp hoàn hảo kiến trúc đền đài cũ của Brunei với kiến trúc cung điện Italia của phương Tây.

● Nội thất bên trong của Đền Thờ Ali Saifuddien được làm từ những vật liệu tốt hay từ các loại gỗ quý.

● Tất cả không gian bên trong đều được trải thảm sang trọng.

● Là hình tượng kiểu mẫu cho kiến trúc đền đài ở Brunei.

Công viên Jerudong

● Là công viên kết hợp khu vui chơi giải trí hiện đại bậc nhất ĐNA.

4. Thành phố Seria

Jame Asr Bolkiah Mosque

● Jame'Asr Hassanal Bolkiah Mosque được biết đến như Kiarong Mosque của Brunei.

● được xây dựng để kỷ niệm kỷ niệm 25 năm triều đại Sultan Hassanal Bolkiah's. Jame'Asr Hassanil Bolkiah Mosque của Brunei là câu chuyện kể về triều đại hoàng gia Brunei.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro