BT_GV-biet-minh,biet-nguoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Như chúng ta đã biết, mỗi hoạt động và quan hệ quản lý, xét đến cùng đều diễn ra trong cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau, mà ở đó người quản lý luôn phải ứng phó, xử lý với những tình huống đa dạng, phong phú nảy sinh trong quá trình điều khiển các hoạt động và mối quan hệ quản lý để đưa chúng trở về trạng thái ổn định, tiếp tục phát triển hướng tới mục tiêu mong muốn. Và thực chất của quản lý giáo dục là ứng xử các tình huống luôn xuất hiện trong quá trình quản lý. Nhà trường chính là nơi đang diễn ra một cách sinh động các tình huống quản lý, buộc người quản lý phải ứng xử để giải quyết, loại bỏ những mâu thuẫn xuất hiện trong tổ chức mà họ phải trực tiếp đương đầu. Công việc này đòi hỏi người cán bộ quản lý phải hết sức linh hoạt, biết lựa chọn, sử dụng sáng tạo những tinh hoa tiêu biểu nhất của các phương pháp quản lý, giáo dục, và hơn hết phải nhạy cảm, tinh tế để có thể khéo léo xử lý mọi việc một cách hoàn hảo. Rất nhiều trường hợp xảy ra khiến người quản lý lúng túng vì không thể sử dụng phương pháp quản lý thông thường, rập khuôn mà cần phải có tầm nhìn xa và thấu đáo mới có thể đạt kết quả tốt.

Sau đây là ví dụ về 1 tình huống trong quản lý giáo dục

"Ở trường bạn, đa số giáo viên là biết mình, biết người. Song có một vài giáo viên về mặt chuyên môn thì yếu nhưng ở bất kì cuộc họp nào cũng rất hay phát biểu và phát biểu rất dài dòng, không đúng mục đích. Do đó, mọi người rất khó chịu nhưng chỉ biết im lặng”.

Nếu bạn là Hiệu trưởng ở trường đó thì bạn sẽ giải quyết thế nào?

Tình huống này rất thường gặp ở các tổ chức, tình huống thể hiện sự tồn tại 1 số cá nhân tiêu cực, dù kiến thức chuyên môn kém, không nắm vững nội dung cuộc họp nhưng vẫn hay phát biểu dài dòng, lan man, không đi đúng trọng tâm cuộc họp.

Đó là những người cố tỏ ra hăng hái xây dựng, đóng góp ý kiến để giấu đi sự yếu kém của bản thân, tuy nhiên những ý kiến đó đưa ra chỉ cho có lệ, hình thức mà thôi. Những giáo viên đó muốn tỏ vẻ hăng hái, tích cực để lấy lòng lãnh đạo, lấy lòng mọi người, tăng sự quan trọng của họ trong trường qua hình thức.

Đây không phải là những thái độ tích cực mà ngược lại đó là tiêu cực. Những giáo viên này làm ảnh hưởng tới nội dung cuộc họp, làm tiêu tốn, lãng phí thời gian, gây tranh cãi không tốt và dễ làm phai mờ thái độ cũng như ý kiến của các thành viên khác trong nhà trường…

Tình huống này tưởng chừng như đơn giản, người Hiệu trưởng có thể dễ dàng giải quyết nhưng không phải vậy. Nếu Hiệu trưởng không xem xét kỹ vấn đề có thể nhầm lẫn, giải quyết chưa thỏa đáng có thể gây tác động xấu. cụ thể đó là: Nếu Hiệu trưởng thẳng tay chỉ trích, phê bình các giáo viên phát biểu dài dòng, thiếu chính xác ấy thì sẽ có 2 tác động trái ngược đến tổ chức.

-Tích cực: Xử lý được tình trạng phát biểu dài dòng, không đúng mục đích

-Tiêu cực: Làm ảnh hưởng tới các thành viên khác trong cuộc họp, gây cho họ tâm lý sợ sai nên không dám phát biểu.

Như vậy là “được thì ít mà mất thì nhiều”. Giải quyết được cái tiêu cực thì lại đánh mất cái tích cực cần phát huy. Điều đó cho thấy sự hóc búa của các tình huống trong quản lý mà người cán bộ quản lý gặp phải. Để giải quyết các tình huống một cách hợp lý nhất không phải đơn giản, nó đòi hỏi người quản lý phải hết sức linh hoạt, biết lựa chọn, sử dụng sáng tạo những tinh hoa tiêu biểu nhất của các phương pháp quản lý, giáo dục, và hơn hết phải nhạy cảm, tinh tế để có thể khéo léo xử lý mọi việc một cách hoàn hảo.

Thẳng tay không được, Hiệu trưởng có nên sử dụng phương pháp mềm dẻo là đi nói chuyện riêng với các giáo viên đó để khuyên bảo, nhắc nhở họ không được phát biểu dài dòng, không đúng mục đích trong các cuộc họp của nhà trường? Phương pháp này không phù hợp trong hoàn cảnh cuộc họp đang diễn ra. Yêu cầu cần giải quyết ngay mà Hiệu trưởng không thể nào khuyên bảo họ ngay trong cuộc họp được, mà cũng không thể đi nói chuyện với từng giáo viên vì việc đó tốn rất nhiều thời gian à cách này không khả thi.

Bởi vậy, người Hiệu trưởng phải xem xét vấn đề ở mọi khía cạnh, sử dụng các biện pháp giải quyết phù hợp nhất, nhanh gọn nhất mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Trong tình huống này yêu cầu đặt ra cho người Hiệu trưởng là phải giải quyết ngay bởi tình huống xảy ra ngay trong cuộc họp, vì thời gian cuộc họp có hạn cho nên yêu cầu giải quyết càng cấp bách để các thành viên có thể trao đổi các nội dung, thông tin hoạt động của nhà trường.

Theo em, để giải quyết tình huống này hợp lý nhất thì ngay từ đầu phiên họp sau khi thông qua các nội dung đến phần phát biểu ý kiến của CB,GV, CNV, Hiệu trưởng cần thông báo ngắn gọn như sau: "bây giờ đến phần thảo luận các nội dung tôi vừa trình bày trước hội đồng, xin mời quý thầy cô nào có ý kiến xin phát biểu một cách thật ngắn gọn, cô đọng đi vào trọng tâm của kỳ họp ngày hôm nay. Riêng quý thầy cô có ý kiến nào khác ngoài những nội dung kỳ họp ngày hôm nay xin mời gặp Hiệu trưởng trao đổi sau kỳ họp này nhé!"

Như vậy CB,GV,CNV trường sẽ ít phát biểu dài dòng, không đúng mục đích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro