BT KTQT4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kiểu bài của chương 1 :

VD : bài tập 4/24 của sách Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế của PGS TS Nguyễn Phú Tụ.

Quốc gia : 1 2

Sản phẩm

X ( kg/ giờ lao động ) 3 4

Y ( m/ giờ lao động ) 4 7

Giả sử tại hai quốc gia sử dụng 500 giờ lao động cho mỗi sản phẩm X và Y.

Bỏ qua phần câu hỏi. Tôi sẽ phân tích các kiểu .

Trước hết phải xác định đây là chi phí hay năng suất lao động. Chú ý kĩ vì nếu ko xác định cái này từ đầu sẽ xác định lộn xuất nhập sản phẩm nào.

Chi phí sẽ có dạng ( giờ lao động/ sản phẩm....). Năng suất có dạng ( sản phẩm/ giờ lao động )

Trên kia là khi nói về lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối thì khỏi nói rồi, nhìn vô là biết, còn chi phí cơ hội thì tương đương lợi thế so sánh tuy nhiên khác ở đơn vị đo, ko coi lao động là thước đo duy nhất, tui coi như giống so sánh và có tương quan sau để mọi người dễ hiểu:

Chi phí sẽ có dạng ( giờ lao động/ kg hay m....). Năng suất có dạng ( kg hay m ...../ giờ lao động )

Kế tiếp là các chu trình xác định qui mô sản xuất :

1/ Qui mô sản xuất tiêu dùng khi đóng cửa ( tự sản xuất ) :

Qg1 : Sx = Dx = 1500 sp

Sy = Dy = 2000 sp

Qg2 : Sx = Dx = 2000 sp

Sy = Dy = 3500 sp

TG : Sx = Dx = 3500sp

Sy = Dy = 5500sp

2/ Qui mô sản xuất tiêu dùng khi thương mại và chuyên môn hóa hoàn toàn ( thực ra thì ko nhất định phải chuyên môn hóa, có thể sản xuất cả 2 sp ở mức tỉ lệ cho phép là được, nhưng như vậy sẽ dẫn tới là ko làm trắc nghiệm được vì mỗi người lấy 1 tỉ lệ khác nhau ):

Xác định cơ sở : cơ sở lợi thế tuyệt đối, so sánh hay lợi thế về chi phí cơ hội.

Cách xác nhận :

Lợi thế tuyệt đối khi X của QG 1 có lợi thế hơn hẳn QG2 và Y của QG2 có lợi thế hơn hẳn QG1 , VD cho dễ nhìn :

QG 1 2

Sản phẩm

X ( kg/ h) 3 5

Y ( m/h ) 4 2

Cái này nhìn vô là biết tuyệt đối rồi ( ở X thì 5 >3, ở Y thì ngược lại 4 >2 => QG1 xuất Y nhập X, QG 2 xuất X nhập Y )

Lợi thế so sánh : khi ko có lợi thế tuyệt đối giữa 2 QG mà chỉ có 1 quốc gia có

Vd : bài ở trên rõ ràng là QG 2 cái nào cũng hơn hẳn QG 1: X : 4>3, Y : 7>4.

Tuy nhiên muốn trao đổi thương mại thì ko thể nào mà chỉ có 1 nước sản xuất cả 2 mặt hàng được. Vì vậy phải xác định lợi thế so sánh. So sánh ở đây là so sành về tỉ lệ sản phẩm, ở 2 trường hợp chi phí và năng suất đều khác nhau.

Trong trường hợp chi phí thì : X1/ Y1 < X2/Y2 => QG 1 xuất X nhập Y, QG 2 xuất Y nhập X vì chi phí sản xuất X/Y của QG 1 thấp hơn QG 2 nên sản xuất X để đỡ tốn chi phí.

Trong trường hợp năng suất thì : X1/Y1 < X2/Y2 => QG 1 xuất Y nhập X, Qg 2 xuất X nhập Y vì năng suất sản xuất X/Y của QG 1 thấp hơn QG 2 nên QG 2 sản xuất X sẽ có lợi về năng suất hơn.

Lợi thế về chi phí cơ hội : nó cũng giống lợi thế so sánh mà chi tiết hơn 1 chút. Nhưng bạn sẽ xác định đó là lợi thế về chi phí cơ hội dễ dàng khi đề bài bảo tính chi phí cơ hội của 2 sản phẩm X, Y của 2 quốc gia hay khi đề cho chi phí cơ hội của 2 sản phẩm; ngoài ra khi thấy có đơn vị là kg hay m, ta có thể coi đó là chi phí cơ hội.

Lưu ý là ở 2 trường hợp chi phí và năng suất cũng khác nhau :

Về chi phí thì là nhân chéo . Còn năng suất là nhân ngang. VD đi cho dễ hiểu :

Chi phí :

Quốc gia : 1 2

Sản phẩm

X( giờ lao động/ kg) 20 50

Y ( giờ lao động/ m) 30 40

Chi phí cơ hội : ( 20 Y= 30 X) (50 Y= 40 X)

1 X = 2/3 Y 1 X= 5/4 Y

1 Y = 3/2 X 1 Y = 4/5 X

Năng suất :

Quốc gia 1 2

Sản phẩm

X ( kg/ giờ lao động ) 20 50

Y ( m/ giờ lao động ) 30 40

Chi phí cơ hội : ( 20 X = 30 Y ) (50 X = 40 Y )

1 X = 3/2 Y 1 X = 4/5 Y

1 Y = 2/3 X 1 Y = 5/4 X

Tính chuyên môn hóa và mô hình thương mại :

Ở bải tập trên thì

QG 1 xuất X nhập Y, QG 2 xuất Y nhập X.

QG 1 ( 3000 X; 0 Y )

QG 2 ( 0 X ; 7000 Y)

TG ( 3000X; 7000Y )

Điều kiện thương mại :

QG1 : 3X > 4Y (1)

QG2 : 7Y > 4X (2 )

( (1) * 4 : 12X > 16Y và (2) * 3 : 21 Y > 12 X để có 12 X chung)

=> 21Y > 12 X > 16 Y ( theo QG xuất X là QG 1 )

( (1) * 7 : 21 X > 28 Y và (2) * 4 : 28 Y > 16 X để có 28 Y chung )

=> 21 X > 28 Y > 16 X ( theo QG xuất Y là QG 2)

Tỉ lệ thương mại để lợi ích 2 quốc gia là bằng nhau :

Xuất phát từ QG1 : là QG xuất X, xét tỉ lệ : 16Y < 12X < 21 Y => 12X = (16 Y + 21 Y ) /2 = 18.5 Y

Xuất phát từ QG2 : là QG xuất y, xét tỉ lệ : 16X < 28Y< 21X => 28Y = ( 16X +21X ) /2 = 18.5 X

Có nghĩa là số ở giữa = trung bình cộng 2 số 2 bên.

Xác định lợi ích sản xuất và tiêu dùng : Ta xét tỉ lệ trao đổi là 1500X; 2500Y

Có 2 trường hợp :

a) Của cả 2 quốc gia :

Đóng cửa : TG ( 3500X; 5500Y )

Chuyên môn hóa và thương mại : TG ( 3000X; 7000Y )

So sánh với lúc đóng cửa ta thấy khi chuyên môn hóa và thương mại thì : - 500X +1500Y.

Giờ ta phải qui đổi tỉ lệ :

Giả sử X theo Y

Xét QG xuất khẩu X là QG 1 , tỉ lệ X và Y là : 3X = 4Y . Vậy -500X = -500 /3 *4= -666.66 Y.

Vậy, cả TG là : -500X +1500Y = -666.66 Y +1500 Y = +833.33 Y

Giả sử Y theo X :

Xét QG xuất khẩu Y là QG2, tỉ lệ X và Y là : 4X = 7Y. Vậy 1500Y = 1500/7 * 4 = 857 X

Vậy, cả TG là : -500X + 1500Y = -500X + 857X = +257 X

Lưu ý :

Trên kia là năng suất nên tỉ lệ nhân ngang ( 3X = 4Y và 4X = 7Y). Còn trường hợp chi phí thì nhân chéo hoặc chia (vd giả sử bài 4 là chi phí thì tỉ lệ là 4X = 3Y hay X/3 = Y/4) .

Khi xét sản phẩm X theo Y thì cần xét tỉ lệ của QG xuất X, còn xét Y theo X thì phải xét tỉ lệ của QG xuất Y.

Chỉ cần qui đổi X theo Y hoặc Y theo X, ko cần phải qui đổi cả 2 trường hợp, tốn thời gian .

Trường hợp may mắn cả X và Y đều dương thì ta giữ nguyên cả 2 cái, khỏi phải qui đổi ( giả sự khi chuyên môn hóa và trao đổi : +500X +1500Y thì khỏi phải qui đổi )

Trình bày :

Lợi ích sản xuất :

Nguồn lực sản xuất của TG ko đổi : 2000 giờ lao động

Qui mô sản xuất tăng : +833Y (hay là +257X)

Kết luận : Hiệu quả sản xuất tăng

Lợi ích tiêu dùng :

Ngân sách ko đổi

Qui mô tiêu dùng tăng : +833Y ( hay là +257X)

Kết luận: Hiệu ích tiêu dùng tăng.

b) Của mỗi quốc gia : Tỉ lệ trao đổi là 1500X; 2500Y

Ta cũng làm tương tự giống 2 QG nhưng chia nhỏ cho từng QG :

QG1 :

Đóng cửa ( 1500X; 2000Y)

Chuyên môn hóa ( 3000X; 0Y)

Trao đổi ( 3000X - 1500X= 1500X; 2500Y)

So với khi đóng cửa : +500Y.

QG2:

Đóng cửa : (2000X ; 3500Y)

Chuyên môn hóa ( 0X; 7000Y)

Trao đổi ( 1500X; 7000Y - 2500Y = 4500Y)

So với khi đóng cửa : -500X + 1000Y

Lúc này ta phải đổi tỉ lệ . Ta có tỉ lệ X và Y của QG2 là : 4X = 7Y.

Vậy -500X = -500/4*7=-875Y.

Vậy, so với khi đóng cửa thì : -500X +1000Y = -875Y +1000Y = 125Y.

Lưu ý :

Đây là năng suất nên tỉ lệ nhân ngang. Chi phí thì nhân chéo hay chia.

Trình bày, giống ở trên, ko có gì khác.

Khung tỉ lệ trao đổi tiền tệ : Giả sử QG1 : 1 h được trả 24L , QG2 : 1 h được trả $84.

Tính QG1 :

Px = giá của 1 sản phẩm X = 24/3= 8L

Py = giá của 1 sản phẩm Y = 24/4 = 6L

Tính QG2 :

Px = 84/4 = 21$

Py = 84/7 = 12$

Lưu ý : do đây là năng suất nên mới chia. Cách hiểu là : Tại QG 1 : trong 1h lao động sản xuất ra được 3 X, giá của 1h lao động là 24L = giá của 3 sản phẩm X. Vậy giá của 1 X là 24L/3 = 8L.

Trường hợp chi phí thì phải nhân lên. Vd: chi phí của sản phẩm X ( giờ lao động/ kg) =8. Nghĩa là 8h la động mới sản xuất được 1 X. Vậy giá của 1 X là : 8*24L = 192L.

Okie, qua được cái này thì ta sẽ dựa vào tỉ lệ trao đổi X và Y của mỗi quốc gia mà tính ra :

Tính theo tỉ lệ của QG1, xuất X : 16Y < 12X < 21Y.

X là của QG 1 , Y là của QG2 nên ta có tỉ lệ khung trao đổi tiền tệ sau :

16* Py2 < 12* Px1 <21* Py2

<=>16* 12$ < 12* 8L < 21* 12$

<=>192 $ < 96 L < 252 $

<=>2 $ < 1L < 2.625 $

Tương tự với tỉ lệ của QG2

Lưu ý : X của QG nào thì nhân với Px của QG đó, Y của QG nào thì nhân với Py của quốc gia đó, ko dùng chung Px, Py của 1 QG trong khung tỉ lệ trao đổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ktqt4