BTCTCT 2013

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH"

Có lẽ không cần phải nói thì bất kì ai, kể cả những người chưa bước chân vào bảo tàng cũng biết trong bảo tàng "Chứng tích chiến tranh" trưng bày những gì. Bước vào cổng bảo tàng em thấy ngay chiếc trực thăng CH-47 hạng nặng đã từng được dùng để chuyên chở vũ khí và binh lính. Kề chiếc CH-47 là các chiếc xe tăng từng được quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng trong các trận chiến. Xa hơn một chút là chiếc trực thăng UH1 được sử dụng rất phổ biến trong các cuộc hành quân của quân đội Mỹ cũng như trong các cuộc càn quét. Gắn trên chiếc trực thăng này là khẩu súng M134 với 6 nòng xoay đã từng gây bao đau thương chết chóc cho những người dân vô tội. Ngoài ra, trong sân bảo tàng còn trưng bày chiếc máy bay L-19 từng được sử dụng để do thám và rải truyền đơn kêu gọi người dân quy thuận Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ với diện tích nhỏ, phần sân trước bảo tàng như một "doanh trại" thu nhỏ tập hợp gần như đầy đủ các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thời bấy giờ. Bước vào bên trong bảo tàng, chúng ta còn được xem tận mắt những vũ khí đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam như đạn, súng, đạn pháo, và đặc biệt là những quả mìn được chế tạo với nhiều mảnh kim loại bên trong nhằm gây sát thương nặng cho người dẫm phải nó. Kế đó là hiện vật trưng bày các loại bom được sử dụng trong các cuộc rải bom ở miền Bắc và các tuyến đường huyết mạch Bắc Nam. Tại miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thằng tay đàn áp những người Cách mạng và những người bị tình nghi là theo Cách mạng một cách dã man, đặc biệt là bộ luật 10/59 ban hành tháng 10/1959 với việc xử dụng máy chém để xử tử các chiến sĩ Cách mạng.Nhìn những hình ảnh chiến tranh trong giai đoạn này, không ai là không cảm thấy ghê sợ trước những hành động vô nhân đạo của một số lính Mỹ. Hình ảnh người tù binh đang bị người lính Mỹ ném xuống từ trực thăng đang bay thể hiện cách xử tử tù nhân một cách man rợ chưa từng thấy. Hình ảnh lính Mỹ cầm đầu của một người Việt cộng mà lại cười hớn hở cho thấy sự vô nhân đạo trong cuộc chiến này. Khi tham quan phòng Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, tôi thực sự sợ hãi trước những hinh thức tra khảo tù nhân, những hình thức giết người dã man và những hình ảnh chết chóc trên chiến trường. Sự dã man vô nhân đạo thể hiện rõ trong ảnh các lính Mỹ lấy đầu của các tù bình làm trò tiêu khiển. Đặc biệt là vụ thảm sát người dân ở làng Sơn Mỹ tỉnh Quảng Ngãi đã giết chết hàng trăm dân thường, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, họ là những người dân vô tội và hoàn toàn không có khả năng chống cự. Em thực sự sốc trước hình ảnh một người phụ nữ bị lính Mỹ đánh cho đến chết trên đường tháo chạy khỏi cuộc càn quét.Trong hình này, các binh sĩ Mỹ đang chụp hình lưu niệm cùng với thi thể và đầu của các tù binh như là một chiến lợi phẩm. Trong phòng này còn trưng bày hình ảnh của các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, thứ vũ khí hóa học phi nhân đạo nhất mà Mỹ đã sử dụng nhằm tàn phá các cánh rừng che chở quân du kích của ta. Tuy nhiên, chất độc này không chỉ hủy hoại cây cối mà còn khiến những người khi tiếp xúc với nó sẽ bị các di chứng nặng nề, thậm chí tử vong và đặc biệt là di truyền cho các thế hệ sau đó. Nhìn những bình thủy tinh chứa các thai nhi bị nhiễm chất độc da cam đã chết mà em cảm thấy xót xa cho những đứa trẻ, những con người đang ngày ngày chống chọi với các di chứng để lại. Ngoài chất độc da cam, trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ còn sử dụng đến bom napan và bom lân tinh, đây là hai loại bom cháy có sức hủy diệt lớn, gây bỏng nặng ngay cả khi ở dưới nước và có thể khiến người bỏng rất đau đớn và tử vong nhanh chóng. Không thể tưởng tượng được sự đau đớn mà các nạn nhân của Bom napan đã phải chịu đựng là như thế nào, nhưng em biết đó là sự đau đớn tột cùng và nhiều người trong số họ đã chết vì quá đau đớn hoặc vì bỏng nặng. Chuyển sang phòng khác, chúng tôi được xem bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của các phóng viên đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương. Họ cũng là nạn nhân trong cuộc chiến tranh này, một cuộc chiến phi nghĩa. Rời phòng tranh đầy đau thương chết chóc, chúng tôi bước qua phòng tranh thiếu nhi. Đã có 150 bức tranh có chủ đề "Chiến tranh và Hòa bình", do các em thiếu nhi vẽ đang được trưng bày tại đây phục vụ khách tham quan. Đây là những bức tranh được tuyển chọn từ hơn 2.800 bức vẽ của các thiếu nhi tham gia cuộc thi "Nét vẽ xanh 2005". Những cảnh nhà tan cửa nát, đồng ruộng hoang tàn, môi trường sống bị chiến tranh hủy hoại, cảnh đau thương chết chóc, mất mát của những người dân vô tội, cùng những ước mơ của tuổi thơ về một thế giới hòa bình hạnh phúc đều được thể hiện bằng những cảm xúc hồn nhiên, chân thực, qua những nét vẽ sinh động. Đó cũng là cái nhìn và cảm nhận sâu sắc, thể hiện thái độ căm ghét chiến tranh dưới cái nhìn của trẻ thơ.Sau khi tham quan các phòng tranh, không chỉ có những hình ảnh rùng rợn chết chóc, những hình ảnh tù binh bị tra tấn dã man mà còn có những bức tranh đầy hi vọng, thể hiện ước mơ về cuộc sống hòa bình của các em thiếu nhi, chúng tôi như vừa được trực tiếp trải nghiệm qua cuộc chiến này. Rời khu trưng bày tranh ảnh, chúng tôi sang khu trưng bày các hiện vật lịch sử. Ấn tượng nhất có lẽ là chiếc máy chém được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch "Lê máy chém đi khắp miền Nam" của Ngô Đình Diệm. Nhìn chiếc máy chém cao 4.5m với lưỡi chém nặng mà tôi đã thấy rùng mình khi nghĩ đến những người đã từng bị chém bởi chiếc máy này. Tôi không thể hiểu nổi một cách giết người dã man như vây. Khi đến gian nhà dựng lại nhà tù ở Côn Đảo: "Chuồng cọp" thật rùng rợn, diển lại những cảnh tra tấn tù binh của bọn đế quốc thật dã man, không còn tính người, em cảm nhận sự được ghê rợn đến buốt xương dù đó chỉ là những mô hình được dựng lại. Và nhân dân ta đã phải chịu những đau thương mất mát to lớn như thế nào: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất cha, mổ côi mẹ. Những năm tháng tưởng chừng như không thể nào qua! Nhân dân ta liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ - Diệm, là đối tượng trực tiếp của hàng ngàn tấn bom đạn thả xuống đầu dân ta, đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng như ta không thể nào vượt qua được. Những hình ảnh tù nhân bị tra tấn khiến em vô cùng xúc động, sợ hãi và cả nể phục. Những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người trẻ tuổi đã có dịp bước chân vào bảo tàng như em. Chiếntranh cũng đã qua đi, hi sinh của nhân dân Việt Nam, con cháu Bác Hồ đã không là vô ích, ngày 30/4/1975, nước ta giành được độc lập trong nỗi vui mừng khôn xiết của tất cả mọi người Nhìn những hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt qua được. Sau khi đi tham quan, em nhận thấy những tội ác mà Mỹ đã để lại cho Việt Nam là điều không thể tha thứ được, họ không xem dân tộc ta là một "con người" mà chỉ xem là những sinh vật chuyển động. Theo em, điều đau đớn nhất trong tim người cộng sản, trong tim những người con sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc chính là bị tra khảo bởi những người anh em của mình, những người con Việt Nam lầm đường lạc lối theo địch tàn sát lại chính đất nước của mình. Cùng là người Việt Nam, tại sao lại là kẻ thù của nhau trong chiến tranh? Tất cả là vì nhận thức con người mà thôi, người thì được Đảng giác ngộ, kẻ thì bị lu mờ bởi hào nhoáng của sự giàu sang mà địch quân hứa hẹn mang lại. Dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt những năm dài trường kì kháng chiến, chúng em có nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh đã giúp em không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta, và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải phóng, bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro