Bụi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: Phân loại và nguồn gốc phát sinh bụi trong XD:

1. Phân loại:

- Theo nguồn gốc phát sinh: Bụi vô cơ và bụi hữu cơ.

- Theo kích thước:

+ >10 micro mét: rơi có gia tốc gọi là bụi nặng.

+ 10-0,1 : rơi theo quy luật Stoc thường tồn tại ở dạng sương mù gọi là bụi mù.

+ <0,1: Chuyển động theo định luật Brao; chúng tồn tại dưới dạng khói và có thể vào phổi hoàn toàn.

- Theo tác hại đối với cơ thể:

+ Bụi gây nhiều độc (Pb, Hg, Benzen)

+ Gây dị ứng, viêm mũi, hen, viêm họng( xi măng, vôi, thiếc, gạch, sơn…).

2. Nguồn gốc – Nguyên nhân phát sinh bụi trong XD:

- Khi sản xuất vật liệu: Nghiền xi măng, nghiền đá, sản xuất gạch chịu lửa, sản xuất vôi, xẻ đá…

- Khi phá dỡ công trình cũ: khoan đục bê tông, phá tường xây.

- Khi vận chuyển vật liệu rời: xi măng, đá, cát bụi tung ra do rung động.

- Khi phun sơn, phun cát làm sạch bề mặt tường nhà…

- Khi trộn các loại vữa.

- Khi cháy, bụi phát sinh dứơi dạng sản phẩm cháy không hoàn toàn.

Câu 10: Tác hại của bụi đối với cơ thể người và biện pháp phòng chống:

1. Tác hại của bụi:

a. Bệnh nhiểm bụi phổi:

- Khi ta thở có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp nên phần lớn các bụi có kích thước lớn bị ngăn lại (>5micro mét) ở hốc mũi (tới 90%). Các hạt bụi nhỏ hơn theo không khí vào tận phế nang. ậ đây bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt ( khoảng 90%) số còn lại đọng ở phổi gây ra một số bệnh phổi.

- Bệnh Silicose ( nhiễm bụi silic): Thường gặp rất nhiều ở công nhân nghành XD trong các công việc sản xuất thép, gốm, sành sứ, đánh bóng, mài nhẵn, làm sạch bằng cát, sản xuất vật liệu từ đá, gạch chịu lửa…chiếm 40-70% trong tổng số các bệnh phổi. Tác hại chủ yếu là làm mất khả năng hấp thụ ôxi của các nang phổi mà không có khả năng phục hồi. Người bệnh khó thở khi gắng sức và dễ biến chứng sang lao.

- Bệnh Aluminose ( bụi bôxit, đất sét), athracose ( bụi than), siderôse (bụi oxit).

b. Các bệnh khác:

- Bệnh đường hô hấp trên: Viêm mũi, viêm mũi thể teo, viêm hong, viêm phế quản.

- Bệnh ngoài da: Bụi gây kích thích trên da gây mụn nhọt, lở loét như vôi, thiếc, thuốc trừ sâu, bụi nhựa, than gây sưng tấy da.

- Chấn thương ở mắt: vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh nhài quạt, mộng thịt. Bụi axít, kiềm gây bỏng mắt và có thể dẫn đến mù.

- Bệnh ở đường tiêu hoá: bụi đường, bột động lại ở răng gây sâu răng, kim loại sắc nhọn vào dạ dày tổn thương niêm mạc, rối loạn tiêu hoá.

2. Các biện pháp phòng chống bụi:

a. Biện pháp kĩ thuật:

- Ngăn chặn bụi ngay từ nơi phát sinh bằng cách tự động hoá, cách ly công nghệ với người điều khiển sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị máy móc, thay thế( trong điều kiện có thể) vật liệu nhiều bụi bằng vật liệu ít bụi hơn.

- Sử dụng hệ thống thông gió hút bụi tự nhiên, nhân tạo, hút bụi cục bộ trực tiếp ở nơi phát sinh nhiều bụi.

- Những nơi sản xuất phát sinh nhiều bụi (như trạm trộn, trạm nghiền đá, xẻ đá) bố tri xa chỗ làm việc và đặt ở cuối hướng gió.

- Vận chuyển các vật liệu rời có nhiều bụi phải được chứa trong thùng kín, tốt nhất là vận chuyển trong đuờng ống.

b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân:

- ở công trường cũng như nhà máy phải có đầy đủ các phòng tắm, thay quần áo.

- Trang bị quần áo chống bụi, kính mũ chống bụi, khẩu trang. Đặc biệt nơi có nhiều bụi nguy hiểm phải trang bị bình thở, mặt nạ phòng ngạt.

- Khẩu phần thức ăn của người làm việc với bụi bẩn tăng sinh tố C.

- Khám tuyển thường xuyên, định kỳ để phát hiện các trường hợp mắc bệnh do bụi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro