Học & hành

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng.

Không phải tự nhiên mà các câu nói về học và hành của Bác Hố lại rất nhiều như: ""Học với hành phải đi đôi, Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy"... Vì hơn ai hết, Bác là người hiểu rõ về vai trò quan trọng của việc học và hành.Có rất nhiều định nghĩa về học và hành, mỗi người lại có cách hiểu và cách nhìn nhận riêng về nó. Tuy hiên có thể nói ngắn gọn Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng...

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày.Như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên...để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn...Đó là hành.Qua cách lí giải trên ta thấy giữa học và hành có một mối liên kết rất chặt, không thể tách rời.

Lật lại những trang sử hào hùng dân tộc, ta có thể thấy Bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước xứ người với bàn tay trắng, Bác đã học hỏi được nhiều mặt chính trị, quân sự, .... Sau đó, trở về đất nước Việt Nam áp dụng những gì mình đã học vào đuổi giặc Pháp . Và cuối cùng đất nước Việt Nam đã độc lập, khẳng định chủ quyền dân tộc với các nước bạn bè.Trước đó nữa có Trần Hưng Đạo- là một nhà chính trị, nhà văn, Tư lệnh tối cao của thời nhà Trần. Ngay từ nhỏ, ông đã được học Binh Pháp Tôn Tử và cho ra tác phẩm Binh Thư Yếu Lược , ông đã áp dụng vào cách đánh quân giặc và đã giành thắng lợi hoàn toàn.Trở về hiện tại, cụ Bơ-men trong văn bản chiếc lá cuối cùng đã ứng dụng những kiến thức đã học được về mỹ thuật để vẽ nên một kiệt tác đó chính là chiếc lá cuối cùng – thứ mà đã cứu sống cả một mạng người. Qua đó, ta thấy việc học và hành có một mối quan hệ rất gắn kết với nhau, không thể tách rời.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro