C 30 nha nuoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 30: Hãy phân tích nguồn gốc, bản chất của nhà nước. Các kiểu hình của nhà nước trong lịch sử

            1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

            a. Nguồn gốc của nhà nước

            Nhà nước là một phạm trù lịch sử, chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có điều kiện khách quan để dẫn đến sự phân hóa giai cấp nên nhà nước chưa xuất hiện. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là những tộc trưởng do nhân dân bầu ra; việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng các quy tắc chung không cần đến các công cụ cưỡng bức đặc biệt.

            Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu. Đó là cơ sở kinh tế khách quan dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện. Để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội thì một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước do giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế lập ra. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, sau đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản.

            Theo quan điểm của Lênin, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được; và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được.

            b. Bản chất của nhà nước

            Theo Ph. Ăngghen, về bản chất thì "Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác."(). Không có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc nhà nước chung cho mọi giai cấp. Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị.

            Theo bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại nó lại làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành, xét đến cùng đều xuất ph2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước

Bản chất của nhà nước thể hiện ở đặc trưng cơ bản của nó. Bất kỳ nhà nước nào cũng gồm có 3 đặc trưng cơ bản sau:

            a. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định, có quyền lực với mọi thành viên không phân biệt huyết thống.

            b. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp bao gồm bộ máy quản lý hành chính và các đội vũ trang đặc biệt ( quân đội, cảnh sát, nhà tù...), mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.

            c. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.

            3. Chức năng cơ bản của nhà nước: Bản chất của nhà nước còn thể hiện ở chức năng của nó. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại.

            a. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội

            Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội.

            Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chi phối chức năng xã hội và chỉ được thực hiện thông qua chức năng xã hội.

            b. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

            Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị, thực hiện thông qua sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng bộ máy thông tin tuyên truyền, văn hóa, giáo dục... để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho nó trở thành chính thống trong xã hội.

            Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia khi lợi ích của quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.

            4. Các kiểu và hình thức nhà nước

            a. Khái niệm kiểu và hình thức nhà nước

Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội nào.

Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước, bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp - xã hội và đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước...

            b. Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử

Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử là ba kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Tuỳ theo tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu nhà nước có thể được tổ chức theo những hình thức nhất định.

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ có hình thức quân chủ và cộng hòa.

- Nhà nước phong kiến có hình thức phân quyền và tập quyền.

- Nhà nước tư sản có hình thức cộng hòa và quân chủ lập hiến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro