C ÂU 27:CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Kỹ thuật làm đất

Đất là môi trường sống và tồn tại của nhiều loài dịch hại. Nhiều loài côn trùng hại trong chu kỳ vòng đời có pha phát triển liên quan đến đất. Có loài sống hẳn ở trong đất (dế dũi,...). Một số loài hóa nhộng ở trong đất (sâu xám, sâu khoang, sâu xanh,...). Một số loài khác có pha ấu trùng sống ở trong đất (sâu non các loài bọ hung,...). Một số loài đẻ trứng ở trong đất (châu chấu,...). Đất là nơi tích luỹ hạt cỏ dại và những mầm mống của vật gây bệnh (các hạch nấm, bào tử nấm,...).

Kỹ thuật làm đất ít nhiều đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt những dịch hại sống và tồn tại ở trong đất. Cày lật đất sẽ vùi lấp xuống lớp đất dưới nhiều sâu non, nhộng của sâu hại, hạt cỏ dại, tàn dư cây trồng có chứa nguồn bệnh. Đồng thời cày lật đất cũng đưa các sinh vật hại từ lớp đất phía dưới lên trên mặt đất

Cày sâu, bừa kỹ làm cho lớp đất canh tác càng sâu thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây trồng phát triển tốt, hút các chất dinh dưỡng từ đất dễ dàng. Nhờ đó cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu đối với sự tấn công của các loài gây hại. Mặt khác, cày sâu bừa kỹ làm cho lớp đất canh tác thoáng khí, tạo điều kiện cho các khí độc có trong đất (mêtan, sunfuahyđrô,...) chóng bị phân giải và giảm bớt tác hại của chúng đối với cây trồng.

Tiến hành các công đoạn làm đất đúng lúc, đúng kỹ thuật không chỉ làm cho tầng đất canh tác đáp ứng các yêu cầu của trồng trọt, mà còn góp phần làm cho tầng đất canh tác trở nên sạch mầm mống dịch hại hơn.

2. Luân canh cây trồng

Để khắc phục những hậu quả của độc canh, cần áp dụng hệ thống canh tác luân canh. Luân canh là một hệ thống canh tác trồng luân phiên các loài cây trồng khác nhau theo thứ tự vòng tròn nhất định trên cùng một mảnh đất nhằm sử dụng hợp lý nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất để tạo ra năng suất cây trồng cao nhất có thể đạt được (P.V. Lầm, 1998). Về phương diện BVTV, luân canh cây trồng phải tạo được những điều kiện sinh thái bất lợi cho dịch hại. Đặc biệt phải tạo được sự gián đoạn về nguồn thức ăn đối với dịch hại ở các vụ/năm tiếp theo trong vòng luân canh.

3. Xen canh cây trồng

Xen canh là hệ thống canh tác mà khi thực hiện người nông dân phải trồng đồng thời nhiều loại cây khác nhau trên cùng một lô đất. Đây là một kỹ thuật canh tác khá phổ biến ở nhiều nước. Xen canh cây trồng là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ưu các điều kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng trong đất, góp phần làm tăng tổng thu nhập cho nhà nông.

4. Thời vụ gieo trồng thích hợp

Thời vụ là thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng. Thời vụ là một yêu cầu rất quan trọng trong trồng trọt. Thời vụ gieo trồng thích hợp là thời vụ thuận tiện cho việc gieo trồng mà đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Cây trồng mẫn cảm với dịch hại chỉ vào một giai đoạn phát triển nhất định và các loài dịch hại phát sinh phát triển mạnh cũng chỉ vào những khoảng thời gian nhất định trong năm. Về phương diện BVTV, thời vụ gieo trồng thích hợp đối với mỗi loại cây trồng là thời vụ không chỉ đảm bảo để cây trồng đạt năng suất cao mà còn đảm bảo sao cho giai đoạn sinh trưởng xung yếu nhất của cây trồng không trùng với thời gian phát triển mạnh nhất của dịch hại. Việc điều chỉnh thời vụ gieo trồng để tránh đỉnh cao phát sinh của dịch hại cũng chỉ thực hiện được trong những phạm vi nhất định. Bởi vì mỗi loại cây trồng chỉ có những khoảng thời gian nhất định thích hợp để gieo trồng cho năng suất cao (P.V. Lầm, 1998, 2005).

5. Mật độ gieo trồng hợp lý

Mật độ gieo trồng là số lượng hạt giống, hay số cây trên một đơn vị diện tích. Mỗi loại cây trồng hay giống cây trồng phụ thuộc vào loại đất mà có một mật độ thích hợp để cho năng suất cao. Gieo trồng dày quá hay thưa quá đều ảnh hưởng đến năng suất. Mật độ gieo trồng còn ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại và cỏ dại. Mật độ gieo trồng hợp lý có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển và gây hại của nhiều loài dịch hại. Gieo trồng thưa quá, sẽ tạo điều kiện cho nhiều loài cỏ dại sinh trưởng và phát triển, lấn át cây trồng, phải mất nhiều công làm cỏ. Gieo trồng dày quá sẽ tạo nên điều kiện sinh thái thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh hại phát sinh phát triển (P.V. Lầm, 1998, 2005).

6. Gieo trồng giống ngắn ngày

Mỗi loại cây trồng có nhiều giống khác nhau với thời gian sinh trưởng khác nhau. Những giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn gọi là giống ngắn ngày. Những giống cây trồng có thời gian sinh trưởng dài gọi là giống dài ngày. Gieo trồng giống ngắn ngày trong một số trường hợp rất có ý nghĩa hạn chế tác hại của dịch hại. Để đạt được mật độ quần thể gây hại có ý nghĩa kinh tế, các loài dịch hại phải có một thời gian nhất định tích lũy số lượng cá thể của chúng

7. Sử dụng phân bón hợp lý

Bón phân là cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó phân bón gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời bón phân còn làm ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh và gây hại của dịch hại. Vai trò của từng loại phân bón có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào giống cây trồng, đối tượng dịch hại và điều kiện môi trường.

8. Tưới tiêu hợp lý

Nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Qua đó ảnh hưởng đến sự phát sinh, gây hại của sâu bệnh hại và cỏ dại. Ngoài ra, nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển và gây hại của dịch hại (P.V. Lầm, 1998, 2005).

9. Trồng cây bẫy

Cây bẫy là những cây được trồng với mục đích thu hút các loài dịch hại để sau đó tiêu diệt, nhằm ngăn chặn sự tấn công của chúng sang cây trồng chính. Cây bẫy có thể là cây trồng khác (nhưng được dịch hại ưa thích hơn) trồng xen vào cây trồng chính hoặc là chính cây trồng đó, nhưng dùng giống chín sớm hay trồng ở thời vụ sớm trên một diện tích nhỏ (một vài phần trăm so với tổng diện tích chính vụ của cây trồng đó).

10. Vệ sinh đồng ruộng

Đây là một nhóm thao tác kỹ thuật khác nhau nhằm tiêu diệt các mầm mống dịch hại có trong đất, trên tàn dư cây trồng vụ trước và trên cỏ dại. Đối với cây trồng hàng năm, sau mỗi vụ tiến hành dọn sạch và tiêu hủy tất cả các tàn dư thực vật có ý nghĩa lớn trong hạn chế nguồn dịch hại đầu vụ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro