C II (câu 5-7)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Chiến lược KD của DN

1,K/N, vai trò của chiến lược kd

a,K/N

Chiến lược KD đó là định hướng hoạt động có mục tiêu của DN cho 1 thời kì dài & hệ thống các chính sách, biện pháp, đk để thực hiện mục tiêu đề ra. Như vậy CLKD bao gồm:

+ Mục tiêu và phương hướng đảm bảo DN phát triển vững chắc liên tục trong một thời kì dài.

+ Các chính sách biện pháp cơ bản quan trọng như: lĩnh vực kd, mặt hàng kd, phát triển thị trường và khách hàng...chỉ có người chủ sở hữu DN mới có quyền thay đổi.

+ Trình tự hành động & đk để thực hiện mục tiêu đề ra.

Mục tiêu của CLKD là thuật ngữ muốn chỉ toàn bộ các kết quả cuối cùng hoặc kêt cục cụ thể mà DN mong muốn đạt được.

b,Vtrò của CLKD

CLKD có vai trò rất qtrong đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Trong qlý KD hiện đại ngta đặc biệt coi trọng qlý hoạt động KD của DN theo chiến lược.

- CLKD giúp các DN nắm bắt đc các cơ hội thị trường và tạo đc lợi thế ctranh trên thương trường bằng cách vận dụng các nguồn lực có hạn của DN nhằm đạt đc mục tiêu đề ra.

- Giúp các DN thấy rõ mục đích, hướng đi của DN. Các nhà QTDN phải xem xét và quyết định nên đi theo hướng nào?

- Giúp các DN tận dụng tốt các cơ hội & giảm bớt các nguy cơ liên quan đến đk môi trường KD.

- Giúp các DN chuẩn bị tốt hơn để đối phó & làm chủ các diễn biến của thị trường.

- Có CLKD còn làm giảm bớt rủi ro & tăng cường khả năng của DN trong việc tận dụng các cơ hội KD.

2/ Các loại CLKD

* Căn cứ vào góc độ qlý:

- CLKD cấp cty

- CLKD của các đvị trực thuộc cty

- CLKD của các bộ phận chức năng

Trong đó CLKD cấp cty là chiến lược tổng thể đề cập đến vấn đề: ngành KD nào cần tiếp tục, ngành KD nào cần loại bỏ, ngành KD mới nào cần tham gia.

Đối với cty có thể lựa chọn các CLKD như sau:

+ Chiến lược tăng trưởng tập trung: căn cứ vào 5 yếu tố: sp, thị trường, ngành KD, quy mô của ngành & công nghệ đang áp dụng, ngta có thể chia thành CL tập trung qua thâm nhập thị trường ,p/triển sp & p/triển thị trường.

+ CL tăng trưởng bằng con đường hội nhập

+ CL tăng trưởng băng đa dạng hóa.

+ Trong 1 số trường hợp khó khăn, DN có thể lựa chọn chiến lược xuy giảm thông qua cắt giảm chi phí, thu hồi vốn đầu tư, thu hoạch và giải thể nếu cần.

* Theo phạm vi của chiến lược KD

- Chiến lược tổng quát

Đề cập đến những vấn đề quan trọng, bao trùm nhất, có ý nghĩa lâu dài, quyết định sự sống còn của DN như: phương hướng KD, chủng loại hàng hóa, dịch vụ KD, thị trường tiêu thụ, các mục tiêu tài chính, và các chỉ tiêu phát triển tăng trưởng của DN trong tương lai

- Chiến lược các yếu tố, các bộ phận hợp thành

Bao gồm:

+ Chiến lược mặt hàng KD và dịch vụ: chỉ rõ DN cần KD mặt hàng nào, cần tiến hành những loại dịch vụ gì theo đúng nhu cầu của thị trường

+ Chiến lược thị trường và khách hàng: xác định đâu là thị trường trọng điểm của DN, bằng cách nào để lôi kéo khách hàng đến với DN

+ Chiến lược vốn KD: xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động KD, phương thức huy động các nguồn vốn để đảm bảo đủ vốn và các biện pháp sử dụng hiệu quả vốn KD

+ Chiến lược cạnh tranh: cạnh tranh là động lực để phát triển KD, DN cần phải xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất

+ Chiến lược Marketing hỗn hợp: sản phẩm giá cả, phân phối, giao tiếp, khuyếch trương

+ Chiến lược phòng ngừa rủi ro: được xây dựng trên cơ sở phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro để tìm biện pháp phòng ngừa

+ Chiến lược KD trên thị trường quốc tế: trên cơ sở lựa chọn hình thức tham gia thị trường quốc tế để DN thâm nhập vào lĩnh vực gặp ít trở ngại nhất

+ Chiến lược con người

Câu 6: Các giai đoạn của quản trị CLKD trong DN

a/ Giai đoạn hoạch định chiến lược bao gồm: phân tích môi trường KD để nhận biết các cơ hội và nguy cơ, các điểm yếu và điểm mạnh của DN, xác định chức năng, nhiệm vụ chủ yếu và các mục tiêu dài hạn; phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược.

b/ Gia đoạn triển khai thực hiện chiến lược là khâu hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình QTCL. Giai đoạn này đòi hỏi DN phải cụ thể hóa các mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu hàng năm, các mục tiêu tổng quát thành các mục tiêu bộ phận,đề ra các chính sách, động viên nhân viên,phối hợp việc sử dụng các nguồn lực đê đảm bảo cho CL thành công. Quản trị CL trong giai đoạn này còn bao hàm cả viêc duy trì 1 văn hóa hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện CL, tạo ra hay điều chỉnh 1 cơ cấu tổ chức có hiệu quả, xây dựng hệ thống thông tin...

c/ Giai đoạn kiểm soát CLKD sẽ giám sát các kết quả của các giai đoạn trên. Cần phải tiến hành kiểm tra xem xét CL có được tiến hành đúng như dư định hay ko, trong trường hợp "ko" thì cần áp dụng những điều chỉnh CL nào. Giai đoạn này bao gồm việc đo lường, xác định các kết quả và thành tích của các cá nhân và đơn vị, phát hiện sai lầm và áp dụng các biện pháp sửa sai...

Câu 7: Nội dung kế hoạch lưu chuyển hàng hóa

Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của DNTM gồm 3 bộ phận chủ yếu.

+ Kế hoạch bán hàng:

Bán hàng là nv trung tâm, quan trọng nhất của DNTM, là mục tiêu của hoạt động KD. Vì vậy, mọi hoạt động của DNTM phải phục vụ cho việc bán hàng được nhiều, được nhanh, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, giảm được chi phí bán hàng để đạt hiệu quả KD cao

Kế hoạch bán ra gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau:

- Theo phương thức bán hàng: có các chỉ tiêu bán buôn bán lẻ. Trong hình thức bán buôn theo các khâu vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng lại chia ra: bán buôn thẳng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và bán buôn tại kho, trạm, cửa hàng của DNTM. Trong hình thức bán lẻ lại chia ra: bán lẻ ở cửa hàng cố định, bán lẻ ở quầy hàng lưu động.

- Theo hình thức vận động của hàng hóa: bán thẳng, bán qua kho

- Theo khách hàng gồm: bán cho các đơn vị tiêu dùng, bán cho các tổ chức trung gian, bán qua đại lý... Ngoài ra, trong hệ thống KDTM theo ngành hàng còn có bán điều chuyển, bán ủy thác và xuất khẩu.

- Theo các khâu của KD: có bán ở tổng công ty, công ty, bán ở kho, bán ở cửa hàng, quầy hàng cố định và lưu động.

+ Kế hoạch mua hàng:

Mua hàng là đk tiên quyết để thực hiện kế hoạch bán ra và dự trữ hàng hóa.

Mua hàng đòi hỏi hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phải mua hàng kịp thời, đúng với yêu cầu, giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định để KD có lãi. Vì vậy trong kế hoạch mua hàng phải tính toán, cân nhắc lựa chọn các loại hàng, nguồn hàng, bạn hàng tin cậy để bảo đảm an toàn vốn KD và đáp ứng yêu cầu KD của DN trong kỳ kế hoạch.

Trong cơ chế thị trường, DNTM có quyền tự mua, tự bán, tự chọn thị trường, đối tác và các hình thức, phương thức mua bán. Tùy theo đk, phạm vi, yêu cầu KD mà DNTM có thể lựa chọn các nguồn hàng sau đây:

- Nguồn hàng nhập khẩu

- Nguồn hàng sx trong nước

- Nguồn hàng tự khai thác chế biến

- Nguồn hàng liên doanh, liên kết

- Nguồn hàng khác.

+ Kế hoạch dự trữ hàng hóa đầu kỳ và cuối kỳ

1 trong những đk quan trọng bảo đảm cho hoạt động KD của DNTM liên tục và đạt hiệu quả cao là có kế hoạch dự trữ hàng hóa phù hợp. DNTM tranh thủ cơ hội bán hàng, giao hàng cho nhanh, ko bị đứt đoạn trong cung ứng hàng hóa.

Dự trữ hàng hóa đầu kỳ và cuối kỳ là chỉ tiêu về số lượng và chất lượng, là danh điểm hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng được tính toán và bố trí ở địa bàn phù hợp để xuất bán cho kỳ kế hoạch tiếp theo.

Dự trữ hàng hóa và tồn kho hàng hóa là 2 khái niệm khác nhau. Dự trữ hàng hóa CK trước, nếu thực hiện đúng sẽ là số hàng hóa tồn kho ĐK kế hoạch. Nhưng tỏng số tồn kho ĐK kế hoạch còn có cả những hàng hóa ko nằm trong chỉ tiêu dự trữ. Đó là những hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, kém phẩm chất, hàng không phù hợp với yêu cầu của khách hàng... Vì vậy, khi đưa tồn kho ĐK kế hoạch vào cân đối, chỉ đưa những hàng hóa dự trữ theo kế hoạch và những hàng đủ phẩm chất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro