C IV (14-15)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14: KN & nguyên tắc lãnh đạo trong DN

1. KN:

* Lãnh đạo là 1 hệ thống (hay 1 quá trình) tác động đến con người (hay 1 tập thể) để cho họ tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

* Lãnh đạo là việc tự giác chấp hành kỷ luật và duy trì kỷ luật nghiêm minh của tổ chức thông qua uy tín, năng lực và quyền lực của mình.

* Lãnh đạo là việc tạo đk cho mỗi nhân viên dưới quyền hành động để thực hiện mục tiêu của họ, và thông qua đó mục tiêu của tập thể được thực hiện.

3. Nguyên tắc về lãnh đạo trong quản trị DN

a/ Đảm bảo sự hài hòa của các mục tiêu

Trong DN mỗi cá nhan có mục tiêu riêng của mình, nv của nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo là tìm ra mẫu số chung, tạo ra sự giao thoa hài hòa giữa các mục tiêu riêng của từng cá nhân và mục tiêu chung của DN.

Muốn làm được việc đó, người lãnh đạo phải có hiểu biết tường tận về động cơ thúc đẩy của từng cá nhân trong DN

b/ Người lãnh đạo phải đóng vai trò là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của các nhân viên

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở chính là: con người có xu hướng phục tùng những người đem lại quyền lợi, thỏa mãn các nhu cầu của họ. Vì vậy nhà quản trị càng đem lại nhiều quyền lợi và sự tm cho nhân viên thì uy tín của anh ta càng cao, sức thu phục của anh ta càng lớn. Các nhân viên đặt lòng tin và sẵn sàng hành động theo mệnh lệnh của những người có khả năng mang lại cho họ nhiều điều tốt đẹp, đặc biệt là những điều họ đang mong muốn ước ao.

Như thế người lãnh đạo ko phải là người quản giáo, ko phải là người giám thị. Công việc quan trọng nhất của người lãnh đạo là chỉ dẫn cho nhân viên biết cách thức phải hành động để thực hiện được nguyện vọng của bản thân

c/ Làm việc theo chức trách và quyền hạn

Nhà lãnh đạo phải bằng uy lực và sức mạnh tổ chức của mình, buộc các nhân viên và các quản trị viên dưới quyền thực hiện các công việc trong phạm vi chức trách theo những quy định và hướng dẫn thống nhất áp dụng trong DN, chứ không phải là làm việc và giải quyết công việc tùy theo sở thích và ý muốn cá nhân của mình.

d/ Ủy nhiệm và ủy quyền

Ủy nhiệm và ủy quyền là 1 trong những vấn đề quan trọng của quản trị. Ủy nhiệm và ủy quyền thông thường là cấp trên ủy cho cấp dưới, trong 1 số trường hợp đặc biệt cụ thể nào đó có việc đồng cấp ủy quyền cho nhau hoặc cấp dưới ủy quyền cho cấp trên.

* Khi ủy nhiệm, ủy quyền cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:

- Ủy nhiệm và ủy quyền trong phạm vi chức trách quyền hạn của mình. Có nghĩa là chỉ được giao những việc mình phải làm cho người khác, đồng thời chỉ được giao những quyền mà mình có.

Phải đảm bảo sự tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm. Nếu trao nhiệm vụ lớn hơn quyền hạn thì người được ủy nhiệm ko thực hiện được vì không có đủ các công cụ, ngược lại, nếu trao quyền lực lớn hơn nhiệm vụ thì có thể dẫn đến những sai sót, dối loạn trong hệ thống quản trị do việc người được ủy quyền sử dụng những quyền quá lớn của mình.

- Thời hạn ủy nhiệm và ủy quyền phải được xác định rõ

Trên thực tế, tồn tai // 2 xu hướng trái ngược nhau trong việc ủy nhiệm, ủy quyền:

+ Xu hướng 1: cấp trên ôm đồm, không tin tưởng vào cấp dưới. Với cách làm này, nhà quản trị thì mệt mỏi, công việc ko chạy hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thấp.

+ Xu hướng 2: nhà quản trị cấp trên 3 phải, buông xuôi, giao phó cho cấp dưới tự do hành động dẫn dắt DN và dẫn dắt cả bản thân nhà quản trị cao cấp hành động theo chỉ dẫn.

Câu 15:Giám đốc điều hành DN

1) KN:

* Theo hệ thống quản lý nhật bản:GĐ là người điều hành hoạt động KD hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HDQT về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

* Tại mỹ: GĐ là người được ủy nhiệm đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và có quyền hành động nhân danh công ty trong mọi trường hợp.

* Theo cơ chế thị trường: GĐDN là người được chủ sở hữu DN jao cho quyền quản lý điều hành DN theo chế độ 1 thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước người chủ sở sữu về mọi hoạt động của DN cũng như kq của các hoạt động đó, đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kq mang lại.

2) Đặc điểm lao động của GD

a) GD là 1 nghề (thể hiện ở 7 đặc điểm)

* Khát vọng làm jau:

+ Khát vọng là 1 thứ mong muốn đến cháy bỏng,là động lực nội tâm luôn luôn day dứt , thúc đẩy con người phải đạt tới. Những người có khát vọng làm jau là những người ko bao jo chấp nhận & thỏa mãn với hiện tại, cho dù so với xung quanh họ đã jau có hơn nhiều.

+ Khát vọng làm jau là 1 trong những tư chất cực kì quan trọng của ông chủ. All những ai muốn trở thành ông chủ, ko bao jo được phép tự chôn mình trong nỗi nghèo túng, thiếu thốn: ko bao jo được chấp nhận và thỏa mãn với những j đã có mà phải luôn vươn lên để giàu sang hơn.

* Kiến thức:

+ Kiến thức của ông chủ trước hết phải là kiến thức tổng quát ở tầm vĩ mô ,để xác định đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào, khi nào là thuận lợi và có hiệu quả nhất

+ Kiến thức chuyên môn: 1 ông chủ nếu ko biết nghề của mình, công việc của mình thì chắc chắn ko thể hoạch định được chiến lược hành động, ko thể tổ chức, chỉ huy và kiểm soát hoạt động của DN.

+Để tổ chức KD có hiệu quả, GĐ cần tháo vát và có óc sáng kiến. Chỉ khi đề ra được những ý kiến mới, xác định đc phương hướng làm việc mới, GĐ mới đưa được tập thể của mình tiến lên đc.

* Có năng lực quản lý và kinh nghiệm tích lũy, tạo dựng 1 êkip jup việc: Để thành đạt phải xây dựng được 1 êkip jup việc hợp lý tâm đầu ý hợp.

* Có óc quan sát, tự tin:

+ Có óc quan sát là 1 thuộc tính cơ bản của năng lực tổ chức ở người lãnh đạo. Đó là kĩ năng nắm được tình hình chung. Với tầm nhìn bao quát đầy đủ, toàn diện, thấy được cái chính,cái chủ yếu, đồng thời thấy được cả cái chi tiết, cục bộ.

+ Tự tin là 1 trong những tư chất hết sức cần thiết đối với GĐ.

* Ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm:

KD là công việc cực kì khó khăn và phức tạp, là lĩnh vực hoạt động gắn liền với rủi ro và bất trắc. Vì thế, muốn trở thành ông chủ phải có ý chí nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm.

b) GĐ là người LĐ quản lý, LĐ sáng tạo, LĐ chất xám, LĐ phức tạp, gấp bội lao động jan đơn.

c) GDlà nhà quản trị KD, biết tạo vốn, sử dụng hiệu quả vốn SXKD

Vốn cần phải có đối với 1 DN bao gồm vốn để trang trải các khoản CF ban đầu phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường, chiêu thị. Vốn để mua sắm TSCĐ, vốn lưu động để KD.

- Nhiệm vụ của GĐ là phải xác định đc số vốn cần thiết để có biện pháp giải quyết và xử lý. Nếu vốn tự có ko đủ thì phải tìm nguồn tài trợ.

- Trong việc vay vốn dù là của gia đình, a e họ hàng hay bạn bè cũng cần phải nhớ 1 điều, muốn bảo đảm đc quyền độc lập của mình trong việc lãnh đạo, qlý và SXKD cần phải có kế hoạch thanh toán sớm các khoản nợ.

d) GĐ là nhà sư phạm

- Biết viết và truyền đạt ý kiến chính xác

- Biết thuyết phục, đồng thời cũng là nhà qlý con người, đảm bảo thu nhập cho người LĐ, phát triển nghề nghiệp và tạo đk cho họ tiến bộ

- Biết khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm jau cho DN, cho XH và cho cá nhân theo p/luật

- Biết kiên định trong mọi tình huống, khắc phục khó khăn

- Biết sống công bằng, đãi ngộ đúng mức, biết lắng nghe, quyết đoán mà ko độc đoán, sáng tạo mà ko tùy tiện.

e) GD là nhà hoạt động XH

-Biết tuân thủ, hiểu thấu đáo những vấn đề luật pháp, nhất là luật kinh tê, các chính sách chế độ quy định của NN có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoạt động SX KD của DN.

- Biết tham ja vào công tác XH

f) Sản phẩm LĐ của GĐ là những quyết định

- Quyết định là công việc hăng ngày của GĐ. Quyết định hết sức hệ trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, nhiều con người.

- Quyết định là j

QĐ là hành vi sáng tạo mang tính chỉ thị của GĐ tác động vào đối tượng qlý nhằm giải quyết 1 vấn đề đã chín muồi trên cơ sở nắm vững các quy luật vận động của đối tượng

- QĐ đúng đắn là chính phẩm, qđịnh sai là phế phẩm.Quyết định dúng kịp thời mang lại hiệu quả cao, q/định sai và ko kịp thời mang lại hậu quả nghiêm trọng.

3) Những tố chất của GĐ DN

* Khát vọng làm jau:

*Kiến thức chuyên môn

* Có năng lực quản lý và tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng 1 êkip jup viec:

* Có óc quan sát

* Tự tin.

* Ý chí,nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm:

* Phong cách

4) Vai trò của GĐ DN

- GĐ là nhà quản trị viên hàng đầu,là thủ trưởng cao cấp nhất trong DN

- GĐ là người tổ chức bộ máy quản lý đủ về số lượng, mạnh về chất lương, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên, đảm bảo qhệ bền vững trong tổ chức, hoạt đông ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra

- GĐ là người quản lý hàng trăm, hàng nghìn lao động. Vai trò của GD ko chỉ ở chỗ chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống của số lượng lớn LĐ mà còn chịu trách nhiêm về c/s tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cho họ, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến.

-GĐ là người quản lý tài chính, là chủ tài khoản của DN

5) PP lãnh đạo của GĐ DN

a) PP phân quyền:

- Là pp lãnh đạo tốt nhất để GĐ duy trì và phát triển 1 tổ chức.

- Phân quyền thực chất là sự ủy quyền định đoạt của GD cho cấp dưới. Có 4 hình thức phân quyền:

+ Phân quyền dọc: quyền định đoạt phân quyền cho các cấp dưới theo phương pháp quản lý trực tuyến.

+ Phân quyền ngang: là quyền định đoạt được chia theo các cấp chức năng phù hợp với các phòng ban khác nhau.

+ Phân quyền chọn lọc: 1 số công việc thật quan trọng do GD quyết định còn 1 số công việc khác jao cho các bộ phận khác đảm nhiệm.

+ Phân quyền toàn bộ: 1 cấp quản trị nào đó có quền quyết định toàn bộ công việc trong khung joi hạn nhất định

b) PP hành chính: là pp quản lý dựa vào việc sd các chỉ thị, mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động, nội quy sd thời gian,... . .

c) PP kinh tế:

Là sd tiền lương, $ thưởng và nhưng công cụ động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế, kích thích người LĐ thực hiện mục tiêu của quản lý mà ko cần sd mệnh lệnh hành chính từ cấp trên đưa xuống.

AD pp kinh tế ko chỉ chú ý đến thưởng mà còn phải chú ý đến cả phạt. Đồng thời phải tính toán được hiệu quả của pp kinh tế mang lại. Mặt khác phải đảm bảo kết hợp hài hòa 3 lợi ích nhưng cần lấy kích thích lợi ích cá nhân của những người LĐ làm trọng tâm. Trên cơ sở kích thích lợi ích cá nhân mà thúc đẩy lợi ích tập thể và XH.

d/ Phương pháp tổ chức -giáo dục:

Là sd hình thức liên kết những cá nhân và tập thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra trên cơ sở phân tích và động viên tính tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân.

Tổ chức ở đây thể hiện trên nhiều lĩnh vực: tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức LĐ, tổ chức liên kết giữa các cá thể của quản lý, tổ chức thông tin trong quản lý.

Giáo dục tuy ko phải là pp cơ bản nhưng ko được xem nhẹ. Có nhiều hình thức động viên người LĐ, nhưng suy cho cùng có 2 hình thức động viên chính là động viên vật chất và động viên tinh thần

e/ phương pháp tâm lý XH:

Là hướng những quy định đến những mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý tình cảm của con người.

Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người GD phải đi sâu tìm hiểu để nắm được tâm tư nguyện vọng, sở trường của từng người lao động. Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí, sử dụng người lao động 1 cách hiệu quả nhất.

6/ Tác phong lãnh đạo của GĐDN

a/ Tác phong mệnh lệnh

- Là tác phong mà trong quá trình hình thành và ra quyết định GD ko cần thăm dò ý kiến của người giúp việc và những người dưới quyền , ko do dự trước các quyết định của mình. Tổ chức thực hiện quyết định,GD luôn sử dụng những chỉ thị mệnh lệnh ,theo dõi nghiêm túc ,sâu sát người thực hiện quy định và do đó có những đánh giá đúng đắn khên chê chính xác.

b/ Tác phong dễ dãi

- Là tác phong lãnh đạo mà trong quá trình hình thành và ra quyết định GD luôn theo đa số ,dễ do dự trước các quyết định của mình.

-Khi cần đánh giá người giúp việc, đánh giá cấp dưới GD thường vin vào ý kiến của tổ chức cấp trên, ý kiến của quần chúng. Ko theo dõi chỉ đạo sát sao việc thực hiện các quyết định, thường là phó mặc cho cấp dưới.

c/ tác phong dân chủ quyết định.

- Tác phong này khắc phục được nhược điểm của 2 tác phong trên và ở 1 chừng mực nhất định tận dụng được ưu điểm của 2 tác phong trên.

- Người GD có tác phong này trong quá trình hình thành quyết định thường thăm dò ý kiến của nhiều người ,đặc biệt của những người có liên quan đến thực hiện quyết định. Khi ra qdinh rất cương quyết ,ko giao động trước quyết định của mình GD quyết đoán các vấn đề nhưng ko độc đoán, luôn theo dõi uốn nắn ,động viên tổ chức cấp dưới thực hiện quyết định của mình vì vậy đánh giá khen chê đúng mức.

7/ Tiêu chuẩn của GDDN

a/trình độ văn hóa chuyên môn.

- Kiến thức phổ thông: phải tốt nghiệp phổ thông trung học

- Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ:thể hiện ở chổ phải hiểu sâu sắc những kiến thức lý luận, thực tiễn về lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Trình độ kiến thức của GD đòi hỏi GD phải có bằng cấp về ngoại ngữ.

- Trình độ giao tiếp XH

- Phải có sự hiểu biết về tâm lý XH của những người lao động ở DN mình phụ trách.

b/trình độ và năng lực lãnh đạo, tổ chức quản lý.

- Biết tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với cơ chế quản lý mới,biết sử dụng ,phát hiện cán bộ có trình độ có năng lực quản lý. Biết cân nhắc đề bạt cán bộ dưới quyền. Biết sa thải kỷ luật những người lao động ko hoàn thành nhiệm vụ, biết khên thưởng động viên kịp thời.

- Biết phát hiện những khâu trọng tâm lãnh đạo trong từng thời kỳ trên cơ sở nắm toàn diện các khâu quản trị DN.

- Biết giải quyết công việc nhanh nhạy bén.

c/ phẩm chất chính trị

-phải nắm và vận dụng những quan điểm dường lối của đảng.

-tuân thủ PLNN quy định

d/ tư cách đạo đức:

-GD phải làm gương cho mọi người trong DN noi theo về quan điểm đúng đắn ,hăng say, nhiệt tình với công việc.

-có đạo đức KD, giữ được chữ tín với khách hàng,hoàn thành mọi nhiệm vụ với nhà nước và XH.

e/ sức khỏe và tuổi tác.

-có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-tuổi làm GD tốt nhất là từ 25-35 tuôi

8/rèn luyện đào tạo và bồi dưỡngGDDN

a/ rền luyện uy tín của GDDN

-uy tín có 2 nguồn:

+uy tín chính thức:tức là do được tuyển chọn có quyết định đề bạt,bổ nhiệm.

+uy tín thực tế: tức là GD có uy tín là do có 1 quá trình tự rèn luyện bản thân.

- rèn luyện 3 chữ: trí ,tín,tâm.

+trí là trình độ chuyên môn và sự giao tiếp của GD.

+tín: có uy tín với người lao động, bạn hàng

+ tâm: là có tấm lòng,nhiệt tinh tâm huyết với nghề nghiệp.

-rèn luyện về phương pháp làm việc khoa học.

+GD cần có thời gian biểu làm việc hàng ngày và quy định cho từng giờ. Tổ chức các cuộc họp ngắn gọn khoa học.

+GD cần giành nhiều thời gian để học tập nghiên cứu , dộc sách báo chuyên môn nhằm mở rộng tầm hiểu biết ,nâng cao trình độ chuyên môn.

+GD cần xác định nhiệm vụ lớn cơ bản ,trọng tâm trong từng thời kỳ mà tập trung chỉ đạo ko bao biện làm thay phần của cấp phó và các bộ phận giúp việc.

+trong công tác đối ngoại cần lịch sự chững chạc, chú ý cả từ việc sử dụng phương tiện đi lại, ăn mặc và giao tiếp.

+trong giờ làm việc GD phải giữ nghiem kỷ cương , giữ đúng cương vị của mình khi tiếp xúc với người giúp việc và người thừa hành. Nhưng ngoài giờ làm việc GD là 1 công dân bình thường cho nên cần hòa hợp với mọi người.

-rèn luyện đặc tính KD. Dặc tính KD bao gồm:

+ có tham vọng trong KD. GD ko an phận thủ thường , ko chấp nhận hoàn cảnh hiện tại luôn phấn đấu đư DN đạt tới mục tiêu cao hơn.

+ chấp nhận rủi ro: trong KD luôn có thể xảy ra rủi ro( có 4 lọa rủi ro chính):

. rủi ro về tài chính :vốn đầu tư ko thu về được, KD thua lỗ.

. rủi ro về sự nghiệp: nếu thất bại trong KD GD khó kiếm đượ cơ hội KD khác.

. rủi ro về gia đình:GD khó có điều kiện quan tâm tới gia đình , vợ con vì bị cuốn hút hết trí lực,sức lực vào KD.

. rủi ro về tâm lý: nếu GD thất bại trong KD coi nhue thất bại trong cuộc sống trong sự nghiệp.

+có lòng tự tin đây là đặc tính quan trộng của GD. Phải thấy trước được những khó khăn, những rỉu ro nhưng luôn chủ động,tin tưởng vào khả năng của chính mình để sẵn sàng vượt qua.

+có đạo đức KD: GD phải kết hợp hài hòa các lợi ích của chủ DN với lợi ích của người lao động, cúa khách hàng , của người cung ứng, của bạn hàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro