trường phái hy lạp cổ đại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1. Hoàn cảnh kinh tế, chính trị - xã hội của Hy Lạp cổ đại và sự xuất hiện những tư tưởng triết học đầu tiên

Những tư tưởng triết học đầu tiên tại Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào thời kỳ diễn ra những diễn biến sâu sắc trong quan hệ xã hội, trước hết là sự tan rã chế độ thị tộc và sự thiết lập chế độ chiến hữu nô lệ, chế độ xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người. Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, với những cuộc chiến tranh và xung đột triền miên.

Lãnh thổ Hy Lạp xưa rộng lớn hơn so với hiện nay gấp nhiều lần, bao gồm phần đất liền cùng vô số hòn đảo trên biển Egie, vùng duyên hải Balcan và tiểu Á. Từ cuộc di thực ồ ạt vào các thế kỷ VIII - VI TCN, người Hy Lạp chiếm thêm miền nam Ý, đảo Sicile, vùng ven biển Đen, lập nên Đại Hy Lạp. Những cuộc viễn chinh toàn thắng của Alexandre xứ Macedoine vào cuối thế kỷ IV TCN đã đưa đến sự ra đời các cuốc gia Hy Lạp hóa trải rộng từ Sicile ở phía tây Ân Độ ở phía đông, từ biển Đen ở phía bắc đến khu vực tiếp giáp sông Nil ở phía nam. Tuy nhiên trung tâm của Hy Lạp cổ đại, trải qua bao thăng trầm, vẫn là vung biển Egie, nơi nhà nước và nền văn hóa Hy Lạp đạt tới sự phồn thịnh cao nhất của mình.

Vào thời đại Homère (thế kỷ XI- IX TCN), ở Hy Lạp, đã chớm bắt đầu quá trình tan rã của công xã thị tộc, được thú đẩy bởi sự phân công lao động, diễn ra trong nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Đồng tiền kim khí chưa xuất hiện, thương nghiệp và nghề thủ công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong đời sống. Đọc Homère, người ta dễ dàng nhận thấy rằng, những nhân vật trong trường ca sử thi Iliade và Odyssei không phải là nhưng lực sĩ trên đồng ruộng, giỏi khẩn hoang, làm cỏ, cày xới, mà thiên về phô trương sự thiện chiến của mình. "Chiến tranh" và "xung đột" là những từ ngữ thường thấy trong các sang tác thần thoại, nghệ thuật thời kỳ này. Đằng sau những câu chuyện về chiến tranh giữa các vị thần đã ẩn chứa các sự kiện lịch sử đầy bi kịch. Chiến tranh tạo ra và tôn vinh thủ lĩnh, thủ lĩnh khẳng định quyền lực của mình bằng cách dấn thân vào những cuộc phiêu lưu bằng máu.

"Polis", khái niệm chung để lối tổ chức nhà nước độc đáo của người Hy Lạp xuất hiện từ rất sớm, nhưng vào thời Homere, nó chưa được hiểu như thị quốc, mà chỉ như một cụm dân cư, sống có tổ chức, được thành lũy kiên cố xung quanh bao bọc(). Chữ viết chưa ra đời, truyền thống công xã còn khá mạnh với uy lực gần như tuyệt đối của các tộc trưởng. Tuy nhiên, trong nội bộ công xã đã bắt đầu diễn ra những xung đột từ việc hôn nhân đến việc phân chia tài sản giữa các thế hệ. Cuối cùng là sự việc phân định quyền lực. Biểu hiện đầu tiên của phân hóa xã hội là xuất hiện hai loại người có địa vị và quyền lợi đối lập nhau - những người được chia nhiều đất (policler) và những người không có đất canh tác (acler).

Bước sang thế kỷ VIII TCN, kinh tế ở các thị quốc Hy Lạp tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh. Thủ công tách khỏi nghề nông nghiệp và tiến những bước đáng kể. Nghành đóng tàu được khuyến khích nhằm phục vụ cho thương nghiệp và chiến tranh. Sự hưng thịnh của kinh tế kích thích quá trình vượt biển tìm đất mới, xâm chiếm lãnh thổ các xứ láng giềng, bắt người làm nô lệ. Bên cạnh đó, công cuộc di thực cũng thúc đẩy khả năng giao lưu văn hóa, khoa học giữa Hy Lạp và các dân tộc khác.

Tóm lại, sự tích lũy tư hữu, phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ, sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, sự phân hóa giàu nghèo, sự đối kháng giữa các lực lượng xã hội, sự thôn tính đất đai, sử dụng lao động nô lệ... khiến cho chế độ công xã thị tộc là chế độ lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, phải đi đến chỗ suy vong, và bị thay thế bởi một thiết chế xã hội mới, phù hợp với những quan hệ xã hội mới. Nói cách khác, nhà nước đã ra đời như một tất yếu trên con đường phát triển lịch sử của nhân loại. Nhà nước chiếm hữu nô lệ phục vụ cho thiểu số dân chúng đang ngày một giàu thêm, nhất là từ sau khi đồng tiền kim khí được phát hành vào thế kỷ VII TCN. Bắt đầu từ đây những sung đột xã hội mang dấu ấn của những trận chiến giai cấp, lúc âm ỉ, lúc quyết liệt diễn ra liên tục.

Cùng với sự hình thành các thị quốc - tổ chức nhà nước đặc thù, nền văn hóa mới cũng được xây dựng, trở thành bộ phận hữu cơ của toàn bộ đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại. Những biểu hiện chủ yếu của hệ thống các giá trị tinh thần mới là sự duy lý hóa tư duy, ý thức về nhân cách, ca ngợi tính tích cực, lòng quả cảm và năng lực con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, tinh thần ái quốc, quan niệm về tự do như phạm trù đạo đức - chính trị cao quý nhất... sự hình thành những cơ sở của văn hóa Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà là sự kế thừa những giá trị truyền thống, thể hiện trong các sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo, trong những mầm mống của tri thức khoa học. Tư tưởng triết học phát sinh và phát triển như một thành tố không tách rời của văn hóa mới ấy. Với tính cách là tinh hoa tinh thần của thời đại, nó cố gắng đem đến lời giải đáp nghiêm túc, sâu sắc, hợp lý, có hệ thống về những gì diễn ra xung quanh, về vị trí của con người trong thế giới và thế giới của chính con người, do con người tạo ra cùng những giá trị, những chuẩn mực, những định hướng cho mình. Các chiết gia đầu tiên (Pythagore chẳng hạn) gọi mình là "Những người yêu mến sự thông thái" (philosophos). Sự thông thái giờ đây đã được "Thế tục hóa", trở thành sở hữu của con người, chứ không còn là đặc quyền của thần linh như trong các câu chuyện thần thoại xưa vẫn đề cập. Từ đó, mới có định nghĩa triết học là " yêu mến sự thông thái" (philosophos), suy rộng ra, là sự khát vọng hiểu biết, khám phá, khát vọng hướng tới chân lý. Sau này, theo tinh thần đó, G.W.F. Hegel xem lịch sử triết học là con đường hướng tới chân lý. "Các triết ra đầu tiên", - T.I. Oizerman viết,

- sở dĩ là những triết gia, vì họ đoạn tuyệt với thế giới quan thần thoại truyền thống"(). Nhận định vừa nêu cho thấy sự ra đời của triết học đánh dấu bước chuyển từ thần thoại sang sự lý giải độc lập, sâu sắc hơn của con người về những gì cần quan tâm, và điều đáng nhấn mạnh là những sét đoán ấy không còn bị giàng buộc vào những tác động từ bên ngoài. Chúng đã là tiếng nói của con người thực sự và vì con người.

2. Từ thần thoại đến triết học.

Sự ngạc nhiên trước thế giới rộng lớn và đầy bí hiểm đã thúc đẩy con người tìm hiểu thế giới ấy. Ở buổi đầu lịch sử, hạn chế của nằng lực nhận thức được bù đắp bằng trí tưởng tượng về các hiện tượng tự nhiên, thần thánh hóa chúng. Thần thoại là sự đối thoại đầu tiên, đầy tính hoang tưởng của con người với tự nhiên.

Thần thoại (tiếng Hy lạp mythologia, trong đó, mythos là câu chuyện, truyền thuyết; logos – lời nói, học thuyết) ngự trị trong ý thức đại chúng cùng với thuyết nhân hình xã hội nguyên thủy, vật linh thuyết, vật hoạt luận... người nguyên thủy bị vây bọc trong quyền lực của xúc cảm và trí tưởng tượng; những quan điểm của họ về sự vật hãy còn mơ hồ, rời rạc, phi lôgic. Các yếu tố tư tưởng và tình cảm, tri thức và nghệ thuật, tinh thần và vật chất, khách quan và chủ quan, hiện thực và suy tưởng, tự nhiên và siêu nhiên ở thần thoại còn chưa bị phân lôi. Tuy nhiên thần thoại cũng trải qua những bước phát triển nhất định ghi dấu các mức độ trưởng thành của ý thức. Đỉnh cao phát triển của thần thoại cũng đồng thời báo hiệu sự cáo chung tất yếu của nó, sự thay thế nó bằng hình thức thế giới quan mới, đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc hơn của con người. Quá trình này bắt đầu từ thời đại Homère. Anh hùng ca Iliade và Odyssée của Homère về cơ bản là tác phẩm thần thoại – nghệ thuật nhưng lại gợi cho con người đọc những suy nghĩ mà truyền thống chưa từng biết đến thứ nhất, đó là tính cách của các vị thần. Ở đây, thần và người giường như không khác nhau về tính cách. Đằng sau số phận của các vị thần và các thủ lĩnh siêu phàm, tài ba là những thông điệp của cuộc sống, những bài ca về lòng yêu nước, tình đồng đội, tình cảm vợ chồng, cha mẹ, anh em. Các vị thần cũng mắc phải những thói hư tật sấu như con người: ghen tuông, hiềm khích, đố kị, lừa dối... thứ hai, là sự chắp nối các câu chuyện về sinh hoạt của thần và người: có thể thấy những phác thảo sơ lược của Homère về nguồn gốc thế giới, về các hành chất, về trời, đất, đại dương...(0).

Nếu ở Homère, các lực lượng lịch sử - tự nhiên còn ẩn mình trong vỏ bọc siêu nhân, thì đến Hésiode bức tranh sinh thành và biến hóa của thế giới đã mang dáng vẻ của một vũ trụ quan sơ khai trong thần hệ (Théogonie) Hésiode trình bày các thế hệ thần linh nối tiếp nhau, có đầy đủ các quan hệ, kết giao, sinh hoạt như ở người. Thế hệ đầu tiên là Chaos, tượng trưng cho vũ trụ lúc còn ở trạng thái hỗn mang. Ở đây, Hỗn mang không phải là một cái gì đó vô trật tự, lộn xộn, mà theo từ nguyên Hy Lạp, là sự nứt ra, nở ra thành vực thẳm chứa đầy sương mù và bóng tối, tạo nên khoảng cách giữa đất và trời. Hỗn mang là thế hệ thứ nhất của Thần hệ. Hai thế hệ tiếp theo là thần Gaia có bộ ngực vĩ đại, được hiểu như Đất mẹ nuôi dưỡng vạn vật; thần Eros lộng lẫy, tượng trưng cho sức mạnh đàn ông, đảm bảo quá trình sinh thành và biến hóa của vũ trụ; thần bóng tối; thần ban đêm... Ở thế hệ thứ ba thần Gaia sinh ra thần Uran – bầu trời, còn thần bóng tối và thần ban đêm lần lượt sinh ra những mặt đối lập của mình là thần ánh sáng (Aither) và thần ban ngày (Hemèra). Sự kết giao giữa thần Gaia và thần Uran ở thế hệ thứ tư sinh ra những quái vật trăm tay, năm mươi đầu, hoặc một mắt, khuynh đảo cả vũ trụ. Cái ác bắt đầu xuất hiện như mặt trái tất yếu trong cuộc tranh chấp triền miên. Thần Zeus, thần của các thần, giành vị trí tối cao trong đẳng cấp vũ trụ sau những xung đột vào thế hệ thứ năm. Quá trình vận hành từ hỗn mang đến Zeus là quá trình đi tới trật tự, ánh sáng và sự tổ chức xã hội trong vũ trụ. Và Hésiode.

Tóm lại, vấn đề thế giới quan cơ bản ở Homère là vấn đề quan hệ giữa con người, vũ trụ và thần linh, tượng trưng cho các hiện tượng khác nhau của xã hội và tự nhiên, giữa hiện thực và tưởng tượng. Trong Thần hệ của Hésiode con người tồn tại chỉ như sản phẩm ngẫu nhiên, bất tất, nhưng lại đe doạ quyền lực của thần linh. Hiện tượng Prométei lấy trộm lửa của thần Zeus hàm chứa ý nghĩa sâu xa: lửa – biểu tượng của sức mạnh và lý trí – không còn là đặc quyền của thần linh nữa, mà đã cố hữu nơi con người, cho dù bằng con đường "không hợp pháp", đáng bị trừng phạt. Tương tự như vậy, sự ra đời của logos, Lời lý trí thiêng liêng, thách thức vị trí của thần tối cao. Ở một bình diện khác, bình diện lịch sử, văn hoá, logos dự báo sự khủng hoảng của thế giới quan thần thoại và sự manh nha thế giới quan triết học. Thuật ngữ logos, phát nguyên từ thần thoại, về sau được làm sâu sắc thêm ở ý nghĩa triết học, trở thành khái niệm trung tâm của phép biện chứng chất phát Héraclite.

Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII – đầu thế kỷ thứ VI TCN, các thị quốc bước vào thời kỳ phát triển khá thịnh vượng. Sự phân công lao động lần thứ hai (tách nghề thủ công ra khỏi nghề nông) và xuất hiện đồng tiền kim khí đã tạo nên những khởi sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là sự hình thành các nhóm người sống bằng lao động trí óc, biết tích hợp những tinh hoa văn hoá, khoa học vào trong những cách ngôn, những tản văn có giá trị nhận thức cao. "Bảy nhà thông thái" được lịch sử biết đến như những người mở đường cho một nền triết học thực sự. Trong số họ nổi bật Thalès, người mà Aristote gọi là nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại. Với Thalès triết học đã ra đời, thay thế thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ, đồng thời thâu tóm các tri thức khoa học vào trong một hệ thống mang tính khái quát cao. Triết học ra đời như sự giải quyết mâu thuẫn giữa bức tranh thần thoại về thế giới, được xây dựng trên tưởng tượng, với nhận thức và tư duy mới, như sự phổ biến tư duy từ diện hẹp ra diện rộng, từ tản mạn đến hệ thống. Con đường từ thần thoại đến triết học, theo Hegel, là con đường đi từ lý tính hoang tưởng đến lý tính tư duy, từ hình thức diễn đạt thông qua biểu tượng đến hình thức diễn đạt bằng khái niệm(). Nếu thần thoại là sự đối thoại giữa con người với tự nhiên và với cả các lực lượng siêu nhiên do con người tưởng tượng ra, thì triết học cố gắng tìm hiểu vấn đề quan hệ giữa con người với tự nhiên và với chính mình. Nếu trước đây người ta đi tìm một Hoá công vũ trụ, thì giờ đây truy tìm bản nguyên, cái làm cơ sở của mọi tồn tại. Câu hỏi "vị thần nào cai quản thế giới?" được thay thế bằng câu hỏi "thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?". Triết học mong muốn đem đến lời giải đáp thiết thực, làm thoả mãn khát khao hiểu biết của con người. Nói cách khác, nó "đặt ra kiểu tự quy định mới: không thông qua thói quen truyền thống, mà thông qua lý trí cá nhân. Triết gia nói với môn đệ của mình: chớ đưa tất cả về lòng tin, mà hãy tự suy nghĩ..."().

Triết học ra đời không có nghĩa thần thoại mất đi, mà tiếp tục tồn tại trong tôn giáo và nghệ thuật, trong những sáng tác văn chương, kịch nghệ, ...nhưng được giới hạn bởi triết học ở ý nghĩa thế giới quan của mình. Đằng sau những câu truyện thần thoại là cả một triết lý sống, thể hiện những chuẩn mực, những giá trị, những bài học đạo đức, nhân văn. Niềm tin chất phác, ngây thơ vào sự tồn tại của thần được thay thế bằng những luận giải của lý trí. Đó cũng là sự phân biệt đầu tiên, có tính nguyên tắc, giữa hai hình thức thế giới quan - thế giới quan thần thoại và thế giới quan triết học. Lẽ đương nhiên triết học ở thời khai nguyên chưa thể chấm rứt ngay những ràng buộc với thần thoại, song về cơ bản sự xuất hiện các tư tưởng triết học là bước ngoặt lớn trong sự phát triển ý thức con người.

3. Giao lưu văn hoá tây – đông

Vào các thế kỷ VIII – VII TCN những chuyến vượt biển tìm đất, việc trao đổi buôn bán thường xuyên với các nước phương Đông, nhất là với Ai Cập, Babylon, làm cho Hy Lạp có gì tiếp xúc, học hỏi và hoà hợp với các nền văn hoá khác lâu đời hơn Hy Lạp rất nhiều. Cần biết rằng vào thời đại anh hùng ca (thời đại Homère), ở Hy Lạp chưa xuất hiện chữ viết. Cho những năm tám mươi của thế kỷ XX khảo cổ học không tìm thấy trên lãnh thổ Hy Lạp xưa một mẫu văn tự nào thuộc về thế kỷ XI – IX TCN. Sau nhiều năm gián đoạn người ta mới phát hiện những mẫu văn tự cổ thuộc về thế kỷ VIII TCN. Phải chăng vì thế mà các nhân vật trong anh hùng ca của Homère đều không biết đọc biết viết? ngược lại từ rất sớm Ai Cập, Mésobotamie, Ấn Độ, Trung Quốc đều phát triển thịnh vượng, tạo nên những thành quả văn hoá cực kỳ đặc sắc, chữ viết tượng hình, tượng thanh xuất hiện tại Ai Cập, Mésobotamie và một số dân tộc khác từ khoảng 2700 TCN. Đến thế kỷ thứ VIII TCN người Phénicie, sau đó người Hy Lạp, rồi người La Mã cải biến và hoàn thiện thêm cho nhu cầu của mình, xác lập hệ thống chữ viết như ngày nay. Các ngành khoa học ở phương Đông như toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp đều có lịch sử lâu đời, ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của tri thức khoa học Hy Lạp. Người Ai Cập tính được số pi (p), diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang, hình tròn. Hệ thống lịch pháp được xác lập vào đầu thiên niên kỷ II TCN. Nếu người Ai Cập, theo khẳng định của sử gia Héradotus, đã phát minh ra tính thời gian một năm (bằng 365 ¼ ngày đêm) sớm nhất thế giới, thì Babylon lại có công hoàn thiện thêm một bước. Tại đó, hiện còn lưu giữ được một chỉ dụ của hoàng đế Hammurabi (1792 – 1750) về tháng bổ sung, để kéo âm lịch (12 tháng với 354, 36 ngày đêm) đến gần với năm dương lịch (365, 24 ngày đêm). Cách tính giờ hiện nay cũng xuất phát từ cách tính của Babylon.

Ở phương diện lý luận, ý tưởng về sự bất tử của thần linh cũng tồn tại song song với ý tưởng về tính vĩnh cửu của vũ trụ như sự kết hợp thế giới quan thần thoại với tri thức khoa học và những mầm mống của tư duy triết học. Nhưng Ai Cập và Mésopotamie (Babylon) chỉ dừng lại ở đó, mà chưa tiến xa hơn, đến tầm mức của lý luận trừu tượng và siêu hình, khám phá cõi sâu thẳm của tự nhiên. Nhưng huyền học và thuật chiêm tinh thì có vị trí vững chắc trong sinh hoạt xã hội. Tại Babylon, các nhà tiên tri dùng những hiểu biết về trời đất, trăng sao để giải mã số phận con người. Chiêm tinh là một nghề cao quý; nhà chiêm tinh thậm chí tham dự vào cả công việc triều chính, tham mưu cho nhà vua các kế hoạch đối nội, đối ngoại, tiến cử nhân sự, v.v... tại Ai Cập, những pho tượng khổng lồ đầu người mình thú, đặt bên cạnh những kim tự tháp uy nghi tráng lệ, cho thấy rằng người Ai Cập quan tâm sâu sắc tới thế giới bên kia vương giả, cao siêu, lâu bền, vĩnh cửu. Với thời gian, những yếu tố triết lý chất phác về cơ sở vật chất của tồn tại, về dòng chảy sinh thành biến hóa của tự nhiên,... len lỏi vào thần thoại và các sang tác dân gian khác, nhưng triết học đúng nghĩa vẫn chưa hình thành. Trong nhiều bản văn có thể hiện một số hoài nghi vào thuyết nhân hình xã hội, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa khắc kỷ cổ sơ, nhưng hiếm thấy những cơ sở tư tưởng vững chắc. Các cách ngôn thường thấy trong thi ca, đại loại như "Tôi là tôi", "Đã vào cõi tử làm sao trở về", "Đừng uổng phí thời gian", v.v., mang tính chất nhận thức luận và đạo đức nhất định, đụng chạm đến thế giới quan thần thoại – tôn giáo đang đi vào khủng hoảng, nhưng chỉ là sự bộc bạch yếu ớt, bị chìm ngập giữa vương quốc của những nghi lễ thần thánh quanh năm. Tại Babylon, sau thời kỳ hưng thịnh, nhờ những cuộc chinh phục tàn bạo các nước láng giềng dưới triều Nebuchadrezzar, những đô thị giầu có và sa đọa bắt đầu suy vong, và sau cùng bị xóa tên trên bản đồ thế giới với tính cách một đế quốc. Sự kiện Babylon sa đọa và sụp đổ đã được nêu ra trong Kinh thánh Cơ đốc giáo.

Phương Đông, cụ thể Cận đông và Ai Cập, tác động đến tư duy của người Hy Lạp bởi những tuyệt tác nghệ thuật, những thành tựu khoa học (toán học, thiên văn học) và một số yếu tố huyền học. Các nhà triết học đầu tiên phần lớn đồng thời là các nhà khoa học, thường xuyên đi du lịch sang phương Đông, hoặc sinh tại khu vực Cận đông, như Thalès, Pythagore, Héraclite, Anaxagore. Trong vũ trụ quan sơ khai của người Hy Lạp, hẳn in dấu ấn huyền học của người phương Đông. Song nói như vậy không có nghĩa là Hy Lạp chỉ làm công việc của người thừa kế, mà ngược lại sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp là kết quả của sự phát triển logic nội tại của tinh thần Hy Lạp, được thể hiện phần nào trong truyền thống thần thoại và tín ngưỡng mang phong cách riêng, độc đáo, không lặp lại. triết học Hy Lạp, trong sự giao lưu tích cực với những giá trị văn hóa tinh thần phương Đông, vẫn tạo ra những đương nét trưng, tiêu biểu cho phong cách tư duy phương Tây. Vào năm 525 TCN, Ai Cập bị Ba Tư xâm chiếm. Ách thống trị của Ba Tư đã đẩy văn minh Ai Cập, cũng như Babylon trước đó, lùi về phía sau, nhưng ngọn lửa trí tuệ đã được nhen nhóm lên và rực sang ở một vùng đất khác.

4. Sự phân kỳ triết học Hy Lạp cổ đại.

Quá trình hình thành, phát triển và sự suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp đã được phản ánh sinh động trong các sáng tác văn chương, nghệ thuật, triết học. Sự phân kỳ triết học Hy Lạp có cách căn cứ trên sự phát triển nội tại của triết học, hoặc căn cứ trên những thời kỳ lịch sử, gắn với sự tồn vong của xã hội chiếm hữu nô lệ; mỗi cách đều có cơ sở hợp lý nhất định.

- Triết học thời sơ khai, hay thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên (còn gọi là triết học thời kỳ trước socrate). Đây là thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ. Triết học thay thế thần thoại, mong muốn tìm kiếm lời giải đáp nghiêm túc, hợp lý cho những vấn đề của tồn tại và nhận thức. Nhu cầu của đời sống kinh tế thúc đẩy sự phát triển các tri thức về thiên văn, địa lý, hàng hải. Phần lớn các triết gia, tập trung trong các trường phái Milet, trường phái Pythagore, trường phái Héraclite, trường phái Elée, đồng thời là các nhà khoa học, hoặc có những am hiểu nhất định về khoa học. Triết học tách khỏi sự ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại, tôn giáo nguyên thủy, chập những bước đi đầu tiên trên con đường chinh phục thế giới, tìm hiểu bản nguyên và bản tính thực sự của nó (vũ trụ bắt đầu từ đầu và quay về đầu? thế giới có trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong hay không? Có vận động hay không? Nếu có, thì sự vận động diễn ra theo tính quy luật bên trong của thế giới, hay do sự tác động của lực lượng bên ngoài siêu nhân nào đó?...). Thế giới quan triết học còn ở trìnhđộ sơ khai, chất phát, ấu trĩ, nhưng đã mang tính hệ thống và tính phân cực rõ ràng. Triết học tự nhiên chiếm ưu thế (nhằm vượt qua thần thoại, thế hệ các triết gia đầu tiên cố gắng lý giải những nguyên nhân của thế giới từ chính những chất liệu sẵn có của thế giới), những vấn đề nhận thức luận, nguồn gốc sự sống cũng được đặt ra. Thời kỳ khai nguyên triết học là thời kỳ hình thành trong dạng phôi phai những khuynh hướng và những phương pháp tư duy cơ bản nhất.

- Triết học thời cực thịnh, gắn với những bước thăng trầm của nền dân chủ nô (còn gọi là triết học thời kỳ Socrate). Sự quan tâm về tự nhiên đã đưa đến sự ra đời các học thuyết triết tự nhiên. Thế nhưng, trong suốt hàng thế kỷ, những cuộc tranh luận triền miên về bản nguyên và bản tính của thế giới không đem đến lời giải đáp cuối cùng, thực sự thuyết phục. Câu chuyện khôi hài về hình ảnh triết ra, nhà khoa học Thalès rơi tóm xuống giếng do mải mê hướng mắt lên trời cao, mà không để ý những gì diễn ra dưới chân mình và xung quanh mình, đã ngụ ý cái hụt hẫng, chơi với của triết học thời sơ khai: triết lý hướng tầm nhìn ra vũ trụ với thái độ ngạo mạn, óc chinh phục, thống trị, nhưng lại quên những vấn đề thiết than và nhạy cảm – vấn đề con người, vị trí của con người trong thế giới, số phận và triển vọng của nhân loại. Các nhà biện thuyết dường như đã cảm nhận sự hụt hẫng ấy, và thực hiện bước chuyển quan trọng trong đối tượng nghiên cứu. Tuyên bố "con người – thước đo của vạn vật" là thông điệp có ý nghĩa đầu tiên của triết học Hy Lạp trong việc tìm kiếm hướng đi mới. Tuy nhiên sự đề cao đến mức thái quá của các nhà biện thuyết đối với chủ thể nhận thức đã đưa họ đến chỗ hoài nghi chân lý khách quan, biến những mệnh đề thành trò chơi ngôn ngữ thuần túy. Tác giả của bước ngoặt từ triết học tự nhiên sang triết học đạo đức, từ nguyên lý về vũ trụ sang nguyên lý về hoạt động của con người, là Socrate. "Bước ngoặt Socrate" ghi dấu ấn trong triết học Hy Lạp như một đột phá có tính lịch sử, thẩm định lại quan niệm về đối tượng và thiên chức của triết học. Song "bước ngoặt Socrate" lại cũng tạo ra thế đứng vững chắc cho chủ nghĩa duy tâm, thay thế "triết học tự nhiên", hay chủ nghĩa duy vật chất phác. Chủ nghĩa duy tâm, sự thổi phồng, tuyệt đối hóa một mặt, một khía cạnh của nhận thức(), vốn ẩn mình trong vật hoạt luận của Thalès, yếu tố nhân hình hóa của Empédocle, trí tuệ vũ trụ (Nous) của Anaxagore, gời đây đã khuếch chương thành một hệ thống. Cũng từ đây sự tranh luận thế giới quan giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, hay nói như V.I.Lenin, giữa "đường lối Démocrite" (đại diện cho duy vật) và "đường lối Platon" (đại diện cho duy tâm) trở lên hiện tượng phổ biến trong lịch sử phát triển của triết học.

Sau Socrate, triết học Hy Lạp một mặt vẫn tiếp tục những đề tài truyền thống, mặt khác dành nhiều tâm huyết lý giải những vấn đề liên quan đến vị trí và số phận con người, ý nghĩa của cuộc sống, năng lực và phương pháp nhận thức, tiến trình lịch sử, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên xã hội. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học Hy Lạp cổ đại, thời kỳ sản sinh ra những tên tuổi lớn, làm rạng danh nền văn hóa Hy Lạp: Démocrite, Platon, Aristote... nó được thúc đẩy bởi những khởi sắc trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội, mà tiêu biểu là sự xác lập nền dân chủ - phát minh chính trị của người Hy Lạp. Dân chủ là hình thức tổ chức nhàn nước ưu việt nhất của thế giới cổ đại.

- Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa. Người Hy Lạp nạp phát minh ra dân chủ, những đó là nền dân chủ dành cho thiểu số ít ỏi các "công dân tự do". Nô lệ không được gọi là con người, mà chỉ là thứ công cụ biết nói, hàng hóa trao đổi giữa các chủ nô. Nhiều triết gia trở thành nạn nhân của dân chủ, bởi họ dám thách thức các nghi lễ tín ngưỡng cổ hủ. Hơn nữa, trong khi Athènes, nền dân chủ đang được thực hiện, thì tại Sparte láng giềng lại tồn tại chế độ cai trị hoạt đầu. Chiến tranh Péloponnèse (430 - 404 TCN) giữa Sparte và Athènes đã đưa đất nước tới chỗ suy vong. Philippe xứ Macédoine lợi dụng thời cơ đánh chiếm Hy Lạp năm 387. Sau khi philippe chết, con trrai là Alexander đã cai trị Hy Lạp một cách tàn bạo và đem quân chinh phục các nước phương Đông như Ba tư, Ai Cập, Babylon, Ấn Độ, các nước vùng Trung Á. Trong vòng mười năm vua Alexander xây dựng được một đế quốc rộng lớn, nhưng ông lại chết sớm, khi mới 33 tuổi (năm 323 TCN). Suốt hai năm trời các tướng lĩnh chỉ lo tranh giành quyền lực, khiến xã hội sa vào tình trạng kiệt quệ. Cuối cùng cả Hy Lạp, Macédoine và đế quốc của Macédoine bị La Mã dung vũ lực chinh phục và thôn tính. La Mã đô hộ Hy Lạp về quân sự và chính trị, nhưng về văn hóa chính Hy Lạp đã ảnh hưởng ngược trở lại, nên thời kỳ này sử sách gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellénisation). Tuy nhiên tinh thần khám phá và sáng tạo không còn mãnh liệt như thời kỳ nền dân chủ Athènes. Đỉnh cao phát triển đã lùi lại phía sau. Thế hệ mới không đủ sức vượt qua những cây đại thụ tư tưởng, nhưng không thể chấp nhận sự lặp lại quá khứ, cho dù là quá khứ oanh liệt vàng son. Bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của chiến tranh, bạo lực, khủng bố, các triết gia không còn mấy tâm trí bàn đến những vấn đề phổ quát, siêu hình, lớn lao, mà lay hoay với thế giới nội tâm, cuộc sống tình cảm, ham muốn, dục vọng, hoặc né tránh tranh luận, tự bằng long với cõi riêng yên tĩnh của mình, khuyên người khác cũng hành sử như vậy, hoặc chìm đắm trong suy tư về định mệnh, về sự hòa đồng huyền diệu con người – vũ trụ - thần linh.

Vào năm 529 (tính đến lúc đó triết học Hy Lạp, La Mã đã có ngót một thiên niên kỷ tồn tại) trường phái Palaton tại Athènes chính thức bị đóng cửa, nhưng cái chết của triết học cổ đại đã được báo trước ngay từ thời điểm Cơ Đốc giáo ra đời trên mảnh đất của đế quốc La Mã, và sau đó vài thế kỷ đã nghiễm nhiên trở thành hình thức sinh hoạt tôn giáo chính thống, loại trừ đa thần giáo trong ý thức con người.

II. VẤN ĐỀ THỂ LUẬN

SỰ RA ĐỜI CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ĐẦU TIÊN.

Triết học Hy Lạp ngay từ khi mới ra đời đã quan tâm đến những vấn đề bản thể luận về thế giới. Câu hỏi "thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?" trở thành điểm xuất phát cho các cuộc tranh luận, nhưng ngay vì hướng đến thần linh như trước đây đã nỗ lực truy tìm "nguyên nhân cuối cùng", bản nguyên của vạn vật ngay trong long vạn vật. Bản nguyên không chỉ đơn giản là một thứ vật chất như cách hiểu của vật lý học hay hóa học hiện đại, mà là một cái gì đó làm cơ sở cho sự xuất hiện giới tự nhiên và sự sống. Một khuynh hướng nghiên cứu mới, nghiêm túc đã mở ra – dung lý trí xét đoán mọi thứ. Khuynh hướng ấy xuất phát từ xứ Ionie, nơi khai sinh ra nhiều trường phái triết học tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại.

1. Trường phái Milet và phương án "nhất nguyên" trong chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại.

Milet là tên một thành phố vào loại phồn thịnh nhất của Hy Lạp, thuộc xứ Ionie, miền Tiểu Á. Nơi đây vào thời kỳ hình thành nhà nước Hy Lạp đã nổi lên một trường phái triết học xưa nhất, gắn liền với tên tuổi của Thalès, Anaximandre và Anaximène. Các nhà triết học Milet là những nhà nhất nguyên, vì họ xem một hành chất nào đó là bản nguyên của thế giới, cái vừa mang tính vật thể, vừa mang tính trí tuệ, vừa thể hiện sức mạnh huyền bí, siêu phàm.

Người sáng lập trường phái Milet là nhà toán học, nhà thiên văn, nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại Thalès (khoảng 624 – 547 TCN) sáng tác của Thalès chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa và khoa học phương đông (Ai Cập, Babylon... ) ông biết nhiều tác phẩm dưới dạng tản văn như "về bản nguyên", "về nhiệt trí", "về tiết phân", "chiêm tinh thuật đường biển", nhưng hầu hết đã được thất lạc, chỉ còn những giai thoại.

Với tính cách là nhà toán học, Thalès phát minh nhiều định lý cơ bản liên quan đến hình học, số học. Cái mới ở đây không hẳn là bản thân những định lý, vì người phương Đông đã biết đến từ lâu, mà là ý nghĩa của chúng; Thalès dạy môn toán không bằng thực nghiệm, mà bắt đầu sử dụng những công thức trừu tượng, đặt cơ sở cho sự ra đời toán học lý thuyết.

Trong lĩnh vực thiên văn, Thalès có những khám phá độc đáo. Nhờ tiên đoán chính xác nhật thực toàn phần tại xứ lonie, diễn ra vào ngày 28 - 5 - 585 TCN Thalès đã kịp thời ngăn chặn cuộc chiến tranh giữa hai lân ban Lidis và Mèdès. Ông có lẽ là đại biểu đầu tiên của thuyết địa tâm, vì lấy trái đất làm hệ quy chiếu để xắp sếp trật tự Đại Thiên cầu thành ba dòng cách biệt; các vì tinh tú, cách Mặt trăng, Mặt trời, Mặt trời có kích thước lớn hơn hai mươi lần so với Mặt trăng và thực hiện những chu kỳ hành động quanh các hành tinh bất động hết 365 ngày. Những giả thuyết của ông về thủy triều thuyết phân hạ chỉ tỏ ra ngây thơ xét từ quan điểm hiện đại song đối với người xưa là một sự ngạc nhiên thú vị.

Thalès thuộc về thế hệ các nhà triết học đầu tiên xem xét khởi nguyên sự vật ở dạng hành chất, theo ông mọi cái đang tồn tại đều xuất phát từ một chất ẩm ướt ban đầu – nước. Tất cả chỉ là biến thái của nước. Trái đất như cái đĩa dẹt trôi bồng bềnh trên nước được bao quanh bởi nước, các đại dương, và chia thành năm vùng:

1. Vùng bắc nhìn thấy được;

2. Vùng hạ chí;

3. Vùng xuân phân;

4. Vùng đông chí;

5. Vùng cực nam, không nhìn thấy.

Theo Aristote, Thalès đến với lý tưởng này có lẽ do ông thấy mọi đồ ăn đều ở dạng ẩm. Nhiệt, cái mà nhờ đó các sinh thể mới tồn tại, cũng xuất hiện từ vật chất ẩm. Cái gì mà từ đó một cái gì khác xuất hiện là khởi nguyên của tất cả. Cây cối không có nước thì úa tàn, con người không có nước thì chết, mặt trời và các vì sao cần sự bốc hơi nước làm thức ăn. Nước là khởi nguyên của sự ẩm, còn sự ẩm thì hiện diện ở tất cả các mầm sống. Do đó, nước bao trùm tất cả, chở che cho tất cả, đảm bảo sự sinh thành, biến hóa, làm cho muôn vật phì nhiêu. Nước – bản chất đơn giản của sự vật, đồng thời là cội nguồn của sự sống.()

Chính những quan sát trực tiếp và sự xét đoán bằng lý trí đã đưa Thalès đến những nhận định có tính khái quát cao về nước. Tính khái quát thể hiện ở chỗ, một là, lần đầu tiên nước được hiểu như cái tuyệt đối, cái phổ biến đơn giản, tức được nâng lên thành một khái niệm, hai là, Thalès chú trọng đến khởi nguyên vật chất, chứ không phải khởi nguyên tinh thần. Có thể liên tưởng nước của Thalès với Hỗn mang (chaos) của Hésiode, nhưng ở Thalès nước trước hết là sức mạnh vật lý.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, Thalès chưa thể ngay lập tức chấm dứt sự ràng buộc với thân thoại. Đặc tính của nước được nâng lên cấp độ thần linh. Thế giới chứa đầy thần linh. Các thần là những lực lượng vận động trong thế giới, đồng thời cũng là những linh hồn – nguồn gốc vận động của thể xác. Nước và tất cả những gì phát sinh từ mước đều có linh hồn, thần tính.

Để chứng minh thế giới có thần tính và sống động Thalès dẫn ra hai bằng chứng: thanh nam châm hút được sắt, hổ phách lung linh muôn sắc dưới ánh Mặt trời. Khi người ta hỏi: tại sao ông biết điều đó, ông trả lời: vì ta là bậc thông thái, cái ta biết, người khác không biết. Xét cho cùng nước là khởi nguyên của vạn vật, nhưng thần là sinh lực tạo ra tất cả từ nước.

Những yếu tố vật hoạn luận (hylozoisme) và vật linh thuyết (animisme) ở tư tưởng Thalès báo hiệu sự phân liệt của triết học Hy Lạp cổ đại. Dẫu sao chủ nghĩa duy

Vật tự phát Thalès về căn bản đưa tới sự kết thúc vai trò thống trị của thần thoại. Lý trí thay thế thần Zeus, giới tự nhiên dần dần cởi bỏ lớp vỏ siêu nhiên. Con người bắt đầu giải thích nguyên nhân của thế giới từ chính thế giới.

Thalès đã tiến gần đến khái niệm bản nguyên, cố gắng trình bày dưới hình thức ấu trĩ tính thực thể của nước (nước lưu chảy ở mọi vật, còn ở nó mọi vật lưu chảy). Nhưng công lao to lớn trong việc giải thích toàn bộ thực tại từ khái niệm "bản nguyên" (archè), thực thể, cơ sở tồn tại của sự vật, thuộc về Anaximandre (khoảng 610 đến 546 TCN), học trò và người kế tục Thalès. Bản nguyên bấy giờ không còn là nước, mà là cái có ý nghĩa phổ quát hơn. Nếu các hành chất (đất, nước, lửa, khí) chuyển hoá vào nhau, thì điều này có nghĩa ở chúng có một cái gì đó chung làm nền. Cái chung này không thể là những hành chất, mà là cái vô hạn, vô cùng, bất định, bất tử, cái mà nhờ đó mọi vật sinh ra – thực thể apeiron. Anaximandre giải thích các đặc tính của apeiron như sau:

- Apeiron vô hạn, vì nó là một bản nguyên, không thể bị tiêu hao, cạn kiệt;

- Apeiron vô cùng, để có thể làm cơ sở cho mọi sự chuyển hoá lẫn nhau của sự vật;

- Apeiron không xác định, để liên kết những cái xác định;

- Apeiron trường tồn, bất tử, để làm nên nguồn suối vô biên của sự sống.

Tất cả những đặc tính ấy cùng quy về đặc tính chung nhất là vận động. Sự vận động của thực thể apeiron quyết định quá trình hình thành của vũ trụ và con người. Apeiron tự nó và từ nó sinh ra hết thảy. Khi vận động theo soáy ốc, apeiron tạo nên những cực đối kháng - ẩm và khô, lạnh và nóng. Kết hợp cặp đôi những tính chất ấy sẽ dẫn đến hình thành đất (khô và lạnh), nước (ẩm và lạnh), khí (ẩm và nóng), lửa (khô và nóng). Từ trung tâm, những kết cấu vật chất dần dần cô đọng lại, trước tiên là đất như cái nặng nhất được bao quanh bởi nước, khí và lửa. Sau đó diễn ra những tác động lẫn nhau giữa nước và lửa, khí và lửa. Dưới tác động của lửa, một phần nước bốc hơi, còn đất thì tụ lại giữa đại dương. Trái đất, đã hình thành như vậy. Bầu trời phân chia ra ba vòng, do khí bao quanh. Nó tương tự như ba vành của bánh xe rỗng bên trong, bơm đầy lửa. Vành dưới nhiều lỗ hổng, chứa lửa, là các vì sao. Vành giữa một lỗ hổng là Mặt trăng. Vành trên cùng một lỗ hổng là Mặt trời.

Sự sống phát sinh ở chỗ ráp ranh giữa đại dương và đất liền tức bùn lầy, dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Những sinh thể đầu tiên sống ở đại dương; một số sau đó dời đại dương lên đất liền, cỏi bỏ lớp vảy, trở thành động vật trên cạn. Con người có thể chất yếu đuối, không có vỏ cứng bảo vệ, nên sinh ra và phát triển trong bụng một loài cá khổng lồ. Đến lúc trưởng thành, cứng cáp, con người mới lên đất liền sinh sống.

Bức tranh về thế giới và sự sống do Anaximandre xây dựng quả là ấu trĩ, nhưng đã đánh dấu bước tiến trong tư duy triết học. Cái vĩ đại của tư tưởng có vẻ nghèo nàn, trừu tượng này thể hiện ở sự toan tính dũng cảm giải thích thế giới từ nguyên nhân tự thân, gạt bỏ yếu tố vật linh thuyết, vật hoạt luận, ở tư tưởng biện chứng về tính phổ biến của vận động, biến đổi, về sự thống nhất các mặt đối lập, những tuyên đoán về quá trình hình thành sự sống từ thế giới vô cơ, con người từ loài vật.

Không chấp nhận lối suy nghĩ có phần trừu tượng, lạ lùng của Anaximandre, Anaximènne (588 - 525 TCN) quay trở về với phương án Thalès, nghĩa là đồng nhất bản nguyên với những hành chất cụ thể. Nhưng nước không phải là bản nguyên thế giới, mà chỉ là điều kiện sống của vạn vật. Thalès đã nhầm lẫn điều kiện và bản chất, còn Anaximandre thì không chỉ ra tính quy định apeiron. Để tìm hiểu bản nguyên thế giới cần hình dung thế giới như một quá trình, mà cơ sở của nó phải là một hành chất rất năng động. hành chất đó, Anaximène, là không khí – apeiros, bao quát hơn cả Apeiron, cái chỉ đáng xem như thuộc tính của nó. Chính ở không khí diễn ra các quá trình tán và tụ, quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của vạn vật. Khi tán khí hoá thành lửa, rồi sau đó thành aither; lúc tụ khí biến ra gió, mây, nước, đất và đá, tuỳ thuộc vào mức độ tụ của nó. Sự tán gắn với quá trình đốt nóng sự tụ - quá trình lạnh đi.

Không chỉ là bản nguyên thế giới, không khí còn là nguồn gốc sự sống và các hiện tượng tâm lý. Linh hồn là sự thở, khí của linh hồn và khí của thế giới vật chất thống nhất với nhau. Thần linh cũng xuất hiện từ khí. Với quan niệm Anaximène mở đường cho cách nhìn mới về thần linh.

Cả Thalès, Anaximandre và Anaximène đều là những nhà khoa học, đúng hơn, những nhà vật lý, vì họ trú trọng tìm hiểu những vấn đề của vũ trụ, giới tự nhiên (physis theo từ nguyên Hy Lạp là tự nhiên). Bên cạnh đó, họ còn đưa triết học của mình những yếu tố của huyền học (occultisme). Nước được nâng lên cấp độ nước thần, là biểu tượng của sự nhất trí và hoà hợp; Apeiron là nguyên lý sinh hoá của vận vật; khí không chỉ là yếu tố vật lý mà còn biểu thị sức sống năng động của vũ trụ và con người; quan niệm về ngày tận thế là (eschatologie – học thyết về ngày tận thế, xuất phát từ tiếng Hy Lạp eschatos – cực điểm, cuối cùng, kết thúc) là sự vận dụng luật bù trừ trong thiên nhiên để giải thích quy luật biến thiên của các hiện tượng; kiếp người thường được liên tưởng tới kiếp của muôn loài: có sinh có diệt, tội ác phải đền bằng cái chết. Héraclite, Empédocle và Anaxagore sau này đều đi theo xu hướng nhân bản hoá ấy().

2. trường phái, hay liên minh Pythagore

Sau hai thế kỷ tồn tại và phát triển khá hưng thịnh, xứ Ionie bị rơi vào tay xâm lược Ba Tư. Năm 496 TCN nỗ lực cuối cùng của người Ionie khôi phục lại quyền tự chủ bị đàn áp đẫm máu. Milet chìm trong hoang tàn và đổ nát. Thực ra ngay từ thời kì di thực vào cuối thế kỷ thứ VI TCN trung tâm triết học đã chuyển dần từ Ionie sang phía tây, sang Đại Hy Lạp, bao gồm những vùng mà người Hy Lạp chiếm ở Đại Trung Hải và biển Đen. Tại đây các trường phái triết học thay nhau ra đời, trong đó nổi lên trường phái Pythagore với chiều dài lịch sử khá đầy đặn, từ thế kỷ thứ VI TCN đến tận ngày chấm dứt triết học cổ đại. Tuy nhiên, giai đoạn giàu ý nghĩa nhất trong sự tồn tại của trường phái Pythagore là giai đoạn sơ – trung kỳ (VI – IV TCN) khi nó đạt được những đỉnh cao đáng nhớ: đỉnh cao chính trị (nửa đầu thế kỷ thứ V TCN) đỉnh cao triết học (nửa đầu thế kỷ thứ IV TCN) đỉnh cao khoa học (nửa đầu thế kỷ thứ IV TCN). Ngay ở giai đoạn này trường phái Pythagore cũng đã trải qua nhiều thăng trầm. Trước tiên Pythagore sáng lập trường phái vào thế kỷ thứ VI TCN, có ảnh hướng tới đời sống chính trị ở Đại Hy Lạp. Sự thống trị về chính trị bị phá sản vào thế kỷ thứ V TCN. Tiếp đó liên minh Pythagore phát tán, Philolais khôi phục lại những giá trị khoa học của nó (nửa sau thế kỷ thứ V TCN). Yếu tố khoa học và những cơ sở triết học thực sự phát triển vào nủa thế kỷ thứ IV TCN găn với tên tuổi của Archyte xứ Tarente.

Trường phái (liên minh, dòng tu) Paythagore hình thành trong bối cảnh diễn ra phong trào phục hưng tôn giáo ở Hy Lạp vào thế kỷ VI TCN vào công cuộc di thực ồ ạt từ Tây sang Đông, Ionie sang miền Nam nước Ý và Sicile. Liên minh được tổ chức chặt chẽ theo hình thức khép kín và một lối sống dựa trên các thang bậc giá trị đạo đức, mà cao nhất là cái đẹp và sự mực thước, thứ đến là điều lợi, và cuối cùng – sự khả ái. Cơ sở đạo đức của Liên minh là học thuyết và sự hoà tiết và thanh tẩy – chiến thắng trước cám dỗ, chế ngự bản năng, lễ phép, sùng bái tình bạn, kính trọng Pythagore. Theo điều lệ, các công dân không phân biêt giới tính, có phẩm chất trí tuệ và đạo đức xứng đáng, được thử thách qua thời gian, đều đủ điều kiện ra nhập Liên minh. Các thành viên Liên minh phân ra hai loại: exòterikos (người thường, những môn sinh) và esòterikos (những bậc thần thông quảng đại, bác học, người truyền bá và bảo vệ cân lý). Trong Liên minh mọi thứ thuộc về của chung, mọi sinh hoạt đều tuân theo kỷ luật nghiêm ngặt. Tất cả mọi thành viên thức dạy trước lúc mặt trời mọc, cùng ra biển đón bình minh, rồi tập thể dục, làm những công việc được phân công. Buổi chiều đi tắm chung, ăn tối chung, tổ chức các nghi lễ cúng các vị thần, đọc chung. Trước lúc đi ngủ từng thành viên kiểm điểm công việc đã qua, suy nghĩ về ba điều: ta đã sống như thế nào? Ta làm được điều gì? Ta chưa làm được gì? với lối tổ chức sinh hoạt như thế nhiều người lầm tưởng Liên minh Pythagore chỉ là một trong vô số những dòng tu, những hội kín mọc lên nhan nhản ở Hy Lạp thời kỳ di thực. Nhưng Liên minh Pythagore không thuần về tôn giáo mà chủ yếu là nơi tập hợp những người yêu thích hoạt động trí tuệ và sự hoạt động của họ có những mục tiêu thực tiễn nhất định. Liên minh chú trọng nhiều đến y học, liệu pháp tâm lý, xây dựng các phương thức phát triển năng lực trí tuệ, kỹ năng nghe, quan sát, suy tưởng. từ Pythagore, người sáng lập Liên minh, đến nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội Archyte xứ Tarente yếu tố thần thoại dần dần bị lọa trừ, nhường chỗ cho yếu tố triết học và khoa học.

Pythagore (570 – 496 TCN) sinh tại Samos, thuộc xứ Ionie, vùng cận Đông, sau di cư sang Crotone, miền Nam nước Ý. Là nhà toán học, Pythagore đưa ra nhiều định lý có giá trị. trong triết học, Pythagore là nhà duy tâm tôn giáo, xây dựng những tư tưởng huyền bí về ý nghĩa cuộc sống và bản nguyên vũ trụ, mang đậm dấu ấn huyền học phương Đông. Bản tính con người, theo ông, có tính chất nhị nguyên – thể xác khả tử, linh hồn bất tử. Ý nghĩa cao cả của cuộc đời là xuất hồn, thanh tẩy những cái nhơ bẩn, những điều ác trong lòng, hòa mình vào linh hồn vũ trụ, tránh kiếp luân hồi. Triết lý, vì vậy, là hành trình của sự giải thoát. Trong tư tưởng ở Pythagore những con số đóng vai trò chủ đạo. Cái gì đo được thì tồn tại, cái gì tồn tại thì đo được, vì thế chính những con số định hình nên thế giới, diễn đạt sự vật, thậm chí là bản chất và chuẩn mực của chúng. Triết lý là nhận thức quy luật vận động của vũ trụ thông qua những con số. Khi ta nói "linh hồn hòa điệu" thì đó chính là quan hệ hòa điệu của các con số. Pythagore dung tương quan chẵn – lẻ, bộ mười và bộ tứ để giải thích tính thống nhất và đa dạng của tự nhiên, xã hội, con người, trong đó số 1 là đơn vị cơ sở. Sau số 1 (lẻ) là mặt đối lập của nó - số 2 (chẵn). Các yếu tố của con số là chẵn và lẻ; lẻ là cái hữu hạn, chẵn là cái vô hạn. Số 1 là con số năng động nhất, "bản nguyên hoạt động", chi phối tất cả, nhưng con số kỳ diệu nhất là số 10 bao gồm 10 tương quan các mặt đối lập: giới hạn – vô hạn, chẵn – lẻ, đơn - đa, phải – trái, nam – nữ, động – tĩnh, thẳng – cong, sáng – tối, tốt – xấu, tứ giác – đa diện. Đây chính là những phạm trù đầu tiên của tư tưởng trong cố gắng lý giải mọi thực tại, nhưng theo Hegel, đó là cố gắng vô vọng, không vượt qua khuôn khổ của sự liệt kê đơn giản, ngây thơ, ngẫu hứng và thiếu sâu sắc. Cái đáng trận trọng là ở chỗ Pythagore đã nâng cao con số lên trình độ của khái niệm, hiểu nó như tồn – tại – tự - thân – trong – nó, cho – nó và cho – cái – khác.()

Tương quan các con số thể hiện rõ nhất trong tương quan không gian. Khi xem xét không gian chúng ta bắt đầu từ điểm – sự phủ định đầu tiên cái trống rỗng. Điểm tương ứng với đơn vị không phân chia, và là sự bắt đầu của đường như quan hệ giữa hai điểm. Sau đó quan hệ hai chiều giữa những con số lần lượt tạo ra mặt phẳng, khối lập thể. Từ các con số hình thành nên những vật thể, những hành chất (nước, khí, lửa) và toàn thể vũ trụ nói chung. Vũ trụ được cấu thành từ mười thiên hà – con số 10 hoàn thiện. Ngoài 9 thiên niên hà nhìn thấy được, gồm giải ngân hà ("chòm sao bất động"), sao Thổ, sao Mộc, sao Kim, sao Hỏa, sao Thủy, Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất, còn có một đối cực với Trái đất, hay "một Trái đất khác" do Pythagore nghĩ ra. Quan hệ các con số cũng tạo ra những cung bậc khác nhau của sự hòa điệu trong vũ trụ. Sự hòa điệu của những con số còn là âm nhạc cuộc sống. Tri giác của chúng ta về hòa âm và nghịch âm không chỉ là phép so sánh toán học, mà còn hàm chứa ý nghĩa đạo đức. Tuy vậy không thể đưa lẽ công bằng, tự do về những con số, vì đó là những khái niệm trừu tượng, không bao giờ trở nên cụ thể hoàn toàn trong hiện thực. Chúng không đo đếm được nhờ những con số.

Quan điểm triết học của Pythagore thể hiện sự liên hệ giữa những mầm mống của tư duy khoa học với thế giới quan tôn giáo, thần thoại.

Ngay từ thời Pythagore trong nội bộ Liên minh đã diễn ra những bất đồng giữa những đại diện của exòterikos và esòterikos. Hippias, sống cùng thời với Pythagore, là người đầu tiên chống lại sự phân biệt đẳng cấp và nền độc tài trong khoa học, những luật lệ hà khắc, phản dân chủ trong sinh hoạt. Về triết học, ông đưa con số đến gần với logos của Héraclite. Con số là hình mẫu của sự sáng tạo thế giới, còn lửa là bản nguyên bất diệt. Những bất đồng về lối sống và thế giới quan giữa các thành viên đã đưa đến sự rạn nứt và tan rã của Liên minh. Vào nửa sau thế kỷ V TCN Philolais và các môn đệ khôi phục lại tư tưởng nền tảng của Pythagore, đẩy nó phát triển một bước, đồng thời cố gắng loại bỏ những yếu tố tôn giáo bảo thủ, không phù hợp.

Cũng như Pythagore, Philolais đưa các con số về những hình ảnh tượng trưng. Số đơn giản, không triển khai ra thành những số nhân được, thì tạo nên những điểm không gian, nếu kết nội lại sẽ thành đường. Đó là "con số đường thẳng". Những số triển khai ra thành hai số nhân bằng nhau là những "con số hình vuông" (số 4, 9... ), thành hai số nhân không bằng nhau – nhưng "con số hình chữ nhật" (số 6, 12... ), thành ba số nhân – những hình ảnh không gian (vật thể). Như vậy số 1 tương ứng với điểm không gian, số 2 –đường, số 3 – mặt phẳng, số 4 – khối vật thể đơn giản. Riêng số 10 (decade) Philolais không trình bày như con số hình chữ nhật, với các cạnh là 5 và 2, mà như hình tam giác cân với 10 chấm đen, xếp theo 4 dẫy, lấy từ 4 dẫy đầu của dẫy số tự nhiên 1, 2, 3, 4 (1+2+3+4=10). Do chỗ số 1, số 2, số 3 và số 4 là sự thể hiện số học của điểm, đường thẳng, mặt phẳng và khối, nên số 10 chứa đựng trong nó cả bốn hình thức tồn tại của sự vật.

Chỗ này thiếu hình

Số hình vuông Số hình chữ nhật Số hình tam giác cân

(số 9) (số 12) (số 10)

Các số khác cũng mang ý nghĩa tượng trưng, chẳng hạn số 5 – phẩm và sắc, số 6 – tính sống động, số 7 – trí tuệ, sức khỏe, ánh sáng, số 8 – tình yêu và tình bạn, sự mẫn tiệp và hào hoa. Vũ trụ được tạo từ Giới hạn và Vô hạn kết hợp với nhau. Hòa điệu là sự thống nhất những cái không thống nhất, sự đoàn kết những cái bất đồng. Giới hạn thể hiện ở những con số, còn Vô hạn (apeiron) là không gian phi tất định. Nhờ những con số mà không gian vật thể được tổ chức lại. Ở đâu thiếu vắng những con số và giới hạn, ở đó ngự trị Chaos và Chimaira. Thiên nhiên trong Hòa điệu là thiên nhiên chân chính, thiên nhiên Vô hạn là thiên nhiên của giả dối và thù hận, thiên nhiên vô trí và vô tri. Đại không gian, theo Philolais, có ba bộ phận – Olimpos, Kosmos, Uranos, với nhất thể đầu tiên – Geestia, ngôi nhà của Zeus, ngọn lửa trung tâm vĩnh hằng. Lửa ở đây không phải là lửa Mặt trời, mà là vòm lửa Olimpos, Philolais cho rằng Trái đất không phải là trung tâm vũ trụ, mà bay lượn như những hành tinh chưa hoàn thiện khác. Nếu Pythagore là người tiên phong của thuyết địa tâm, thì Philolais theo hướng ngược lại, song chưa phải là người tiên phong của thuyết nhật tâm, vì Mặt trời đối với ông chỉ là khối tinh thể lạnh, phản chiếu ánh sáng từ nơi khác, từ Vòm lửa thiêng liêng.

Philolais đã biến sự thanh tẩy có tính nghi lễ của phái Orpée thành sự sung bái lý trí. Hơn nữa sự phân tích thế giới bao quanh ta không như hỗn nguyên, mà như Kosmos, như Vũ trụ, đã giúp ông "thế tục hóa" luật Hòa điệu linh thiêng của trường phái Pythagore.

Về cuối đời Philolais trở lại cố hương, tìm chốn lương thân ở Terente, nơi học trò số một của ông, Archyte, đang chấp chính.

Archyte thuộc nhóm "bác học" – nhóm cấp tiến của trường phái Pythagore, chuyên tâm nghiên cứu triết học, khoa học và nghệ thuật, đối lập với nhóm "khổ tu" (Acousmatiques), chỉ lo giữ lấy những kỷ luật hà khắc, bảo thủ, xa rời văn hóa và khoa học. Archyte là một thiên tài nhiều mặt – nhà toán học, nhà sáng chế, triết gia, nhà soạn nhạc, vị tướng, nhà hoạt động chính trị -, nhưng trên hết là một con người trọng lẽ phải và công bằng. Ở Archyte tinh thần khoa học chẳng những vượt qua tôn giáo, mà còn chiếm ưu thế trước triết học. Ông xem toán học, đặc biệt số học, như sự hoàn thiện của tri thức. Toán học còn thâm nhập cả vào sinh hoạt xã hội. Con số không chỉ là bản chất vật lý, mà còn biểu thị những quan hệ giữa người với người. Một phép tính song phẳng hợp lý sẽ ngăn ngừa đại họa. Yếu tố tôn giáo vẫn còn, nhất là tôn giáo Orphée, nhưng không quá huyền bí, mà ít nhiều đặt trên cơ sở logic. Triết học Archyte nghiêng về xu hướng duy lý hóa nhận thức, trong vũ trụ luận vắng dần hình ảnh các vị thần, thay bằng những xét đoán kết hợp trực quan và khả năng trí tuệ. Archyte hỏi: "Đằng sau những tinh tú mà ta nhìn thấy là cái gì?", rồi tự trả lời: "là cái chưa nhìn thấy". Vũ trụ vô hạn, cũng tựa như sự vô hạn của đường chân trời. Theo nghĩa đó Archyte là người đã viết lên những trang mới cho trường phái Pythagore Trung kỳ.

III. TỪ BẢN THỂ LUẬN ĐẾN VẤN ĐÈ BẢN TÍNH CỦA THẾ GIỚI. PHÉP BIỆN CHỨNG NHƯ MỘT TRONG NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI.

1. Héraclite (544 – 438 TCN) – "ông tổ" của phép biện chứng

Héraclite sinh ra tại thành phố Ephèse – một trung tâm triết học lớn sau Milet. Ông được coi là nhà triết học yếm thế, cô đơn, nhà tư tưởng huyền bí, có những quan điểm khác lạ, thậm chí lập dị so với thời đại, nhưng đời sau nhắc đến ông như nhà duy vật chất phác và nhà biện chứng. Là nhà duy vật, ông xem lửa là bản nguyên thế giới; là nhà biện chứng, ông chủ trương "mọi sự vật đều biến đổi".

Các nhà triết học thời sơ khai truy tìm bản nguyên vũ trụ qua những hành chất, hoặc cố gắng vượt lên chúng để đến gần với khái niệm thực thể, xác định một chu trình có tính chất lặp lại ở muôn vật, muôn loài. Truyền thống đó tiếp tục được Héraclite phát triển. Người xưa cảm nhận dòng chảy cuộc sống như thời gian không ngừng trôi. Thời gian chín là bản chất vật thể đầu tiên, là cái mà mỗi khoảng khắc đều mang theo một sự hiện hữu. Đối với Héraclite thời gian chín là sinh thành, biến hoá, nảy nở và diệt vong. Thời gian cũng là yếu tố thúc đẩy con người suy nghĩ về sự hợp nhất tồn tại và hư vô. Thử đặt ra chuỗi thời gian quá khứ - hiện tại – tương lai, sẽ thấy ở đây một quá trình chuyển hoá tồn tại (hiện tại) vào hư vô (hiện tại trở thành quá khứ), và hư vô (tương lai) vào tồn tại (tương lai trở thành hiện tại). Vấn đề đặt ra là trên nền thời gian ấy hành chất nào thể hiện quá trình sinh sinh hoá hoá của vũ trụ.hành chất ấy là lửa.

Người Hy Lạp tưởng lầm lửa là một hành chất như khí, đất, nước, mà chưa hiểu được thực chất của nó. Chính đặc tính linh hoạt của lửa đã khiến họ quan niệm về lửa như bản nguyên hiện thực, thời gian vật lý đặc trưng.

Lửa, theo Héraclite, là cơ sở của thực tại, là cái mà từ đó, mọi thứ sinh ra và trở về. Mọi thứ, kể cả linh hồn, đều là biến thái của lửa. "Bất cứ sự vật nào, - Héraclite viết, - cũng có thể biến thành lửa và lửa cũng có thể biến thành sự vật nào, cũng như hàng hoá nào cũng có thể biến thành vàng và vàng cũng có thể biến thành bất cứ hàng hoá nào"(). Sự hình thành của vạn vật diễn ra như sau: lửa cô lại thành nước, nước đông cứng thành đất, đó là con đường đi xuống. Đất sau đó một lần nữa tan ra, lỏng chảy và thành chất ẩm ướt (nước), thành đại dương; sự bốc hơi khiến mọi thứ dần dần phơi bày ra, đó là con đường đi lên. Vũ trụ không do ai sáng tạo, mà là ngọn lửa sống động vĩnh cửu, bùng cháy và tắt đi theo quy luật của mình(). Lửa bao trùm và thiêu đốt vạn vật, phán xét tất cả. Đám cháy vũ trụ sẽ là sự phán xét vũ trụ, hiện tượng vật lý đồng thời là hiện tượng đạo lý. Lửa – sức mạnh vật lý, nhưng cũng là sức mạnh lý trí. Trong trường hợp đó lửa đã là logos – một khái niệm nền tảng trong triết học Héraclite, dùng để giải thích cả bản nguyên lẫn bản tính của thế giới. Logos trong triết học Héraclite là khái niệm đa nghĩa: Thần ngôn (có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp), lời nói, lý trí, chân lý, lửa (hiểu như bản nguyên tồn tại). Theo nghĩa rộng logos là tính quy luật, tính tất yếu, trật tự và chuẩn mực, chi phối quá trình thế giới. Khái niệm Logos làm nên nội dung cốt lõi của phép biện chứng Héraclite.()" Quan niệm về tính phổ biến của vận động, thay đổi được thể hiện trong diễn đạt đầy ấn tượng. "mọi thứ đều chảy" Héraclite còn giải thích thêm: thế giới như một dòng sông không ngừng trôi; không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông, vì mỗi lần xuống đó đều tiếp nhận dòng nước mới. Sự vật biến đổi không hỗn độn, mà tuân theo quy luật, tức Logos. Quy luật thứ nhất chỉ rõ mọi vật đều nằm trong sự sinh thành, phát triển và diệt vong không cưỡng lại được. Quy luật thứ hai nhấn mạnh tính thống nhất và đa dạng của thế giới. Thế giới thống nhất, nhưng không phải là thống nhất trừu tượng, mà là hoạt động, sự tự triển khai ra các mặt đối lập. Sự thống nhất các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển.

Hư vô chỉ là "cái khác" của tồn tại, tính chủ quan là "cái khác" của tính khách quan, mọi thứ đều hợp nhất, và mọi hợp nhất đều phân đôi, tồn tại và hư vô chỉ là một. Vũ trụ vừa thống nhất, vừa đa dạng, trong đó sự tác động qua lại và chuyển hóa của các mặt đối lập làm nên bản chất của sinh thành và phát triển. Đấu tranh là tính quy luật cơ bản của tự nhiên và xã hội loài người, là "cha của tất cả", "ông hoàng của tất cả". Trong đấu tranh cái mới xuất hiện, tạo nên sự thống nhất mới, quá trình cao chuyển hóa không bao giờ ngừng. "Những cái bất tử mà chết, những cái đã chết hóa thành bất tử, cuộc sống của những cái này là sự chết của những cái khác, và sự chết của những cái này là cuộc sống của những cái khác...lửa sống bằng cái chết của đất, khí sống bằng cái chết của lửa, nước sống bằng cái chết của khí, đất – (bằng cái chết) của nước"(). Quy luật thứ ba, xuất phát từ quy luật thứ nhất và quy luật thứ hai, có thể gọi là quy luật tương quan khác nhau "biểu lộ" ra một cách khác nhau trước chủ thể. Héraclite đưa ra hàng loạt dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này, chẳng hạn mật ngọt đối với người bình thường, nhưng đắng đối với người bệnh; nước biển đối với một số sinh thể là môi trường sống, nhưng đối với một số khác lại tỏ ra độc hại; vàng là của quý đối với người, nhưng vô giá đối với loài vật; con khỉ đẹp nhất trong loài khỉ cũng không thể so sánh với con người; những người toàn năng nhất cũng không thể so sánh với các vị thần. Héraclite đưa ra ý tưởng này nhằm nhấn mạnh sự đồng nhất cụ thể, hoặc tính tương đối của thực thể, và điều này thật "táo bạo" khác thường"(). Cách nhìn khác thường về vũ trụ theo tinh thần "mọi thứ đều chảy" và "tất cả có và không có" là sự thách đố đối với ý thức thống trị đương thời. Nietzsche đánh giá phép biện chứng của Héraclite là "ý tưởng tuyệt vời, xuất phát từ tận suối nguồn thanh khiết nhất của chủ nghĩa Hy Lạp"().

Dễ hiểu vì sao ông chấp nhận bước đi trên con đường "cô đơn", với " một long cao ngạo ngất trời", phê phán những bậc tiền bối như những người chưa biết khám phá cái uyên nguyên của vũ trụ"()

Thần ngôn – Logos – Lửa của Héraclite rất thần linh, nhưng cũng rất vũ trụ và nhân tính. Thần linh là sự thống nhất ngày và đêm, đông và hạ, chiến tranh và hoà bình, no và đói. Ngài cũng biến thái như lửa, mang nhiều tên khác nhau tuỳ theo ý thích của mỗi người. Thần linh, vũ trụ và con người đều được cắt nghĩa thông qua khái niệm Logos, trong đó thần linh là biểu tượng, vũ trụ và con người là những hiện thực luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, toàn thể trong đại toàn thể, vì vậy lý trí con người và lý trí thần linh, đại diện cho tinh khí vũ trụ, nhất trí với nhau, nhưng không hoà lẫn vào nhau.

Lẽ đương nhiên Logos và Thần (Theos) theo cách hiểu của người Hy Lạp khác với Ngôn lời (Logos) và Thiên chùa trong Kinh Phúc âm của Thiên Chúa giáo ( xem Kinh Thánh, Tân ước, Tin lành theo Jean, Đoạn 1, câu ).

"Trật tự thế giới này,- Héraclite viết,- đồng nhất từ tất cả, không do vị thần nào, không do con người nào tạo ra, mà luôn luôn đã, đang và sẽ là ngọn lửa sinh động bất diệt, là thước đo cho những gì bùng cháy và những gì lụi tàn".

Lý trí là chìa khoá giúp con người hiểu được vũ trụ trong hoà điệu thiêng liêng Lý trí – Logos chính là sự đảm bảo tính phổ biến và tính chân lý của nhận thức. Tâm hồn cũng hàm chứa chất lý trí năng động và phát triển. Ngược lại, ở trình độ cảm giác nhận thức mang tính vật thể, là cái đem đến trực tiếp cho con người, nên chỉ đạt tới cái đơn nhất, cái xác định, hiển nhiên, không hoàn thiện.



Con người là khâu trung gian giữa vật và thần, luôn bị xô đẩy vào một trong hai thái cực: lý trí và bản năng, thiện và ác, đẹp và xấu, dũng cảm và hèn nhát. Bản chất đạo đức của con người phụ thuộc vào mức độ hiện diện của lửa. Lửa được hiểu ở một bình diện khác – lửa lòng, lửa tâm hồn, tiếng nói huyền diệu của lương tri. Lửa là cội nguồn vĩnh cửu của cuộc sống, còn cuộc sống là quá trình hướng tới sự hợp nhất bền vững con người – vũ trụ – thần linh. Song điều đó khó thành hiện thực, vì một phần nhân loại không tuân thủ Logos, xem cuộc sống chỉ là " trò chơi trẻ con". Để ngăn chặn con người xa vào lầm lỗi, cần thiết xây dựng một " chuẩn mực luật pháp hữu ích", một " Logos của cuộc sống". Phục tùng Logos – luật pháp và hành động theo Logos quy định tính cách cá nhân của mỗi người. " hãy đấu tranh vì luật pháp như những bức tường của ngôi nhà mình". Nhân sinh quan của Héraclite chỉ rõ rằng con người sợ cả hai thế lực: sợ bị thần linh trừng phạt và sợ chính bản thân mình. Trong khi thống trị tự nhiên, con người vẫn không dám quả quyết có thống trị được chính mình hay không. Đó là lơi nhắc nhỡ đầy uy lực của con người cô đơn, triết gia yếm thế xứ Ephèse đối với các thời đại kế tiếp, trong hiện thực và trong tư tưởng.

2. Phép "biện chứng phủ định" của trường phái Elée

Trường phái Elée ( lấy tên một đô thị ven biển miền nam nước Ý nơi sinh ra trường phái) về căn bản đối lập với Héraclite trong cách giải thích thế giới vì chủ trương vạn vật bất biến không sinh thành không diệt vong. Tuy nhiên " những luận cứ chống lại vận động" do Parménide nêu ra lại kích thích những tìm tòi và khám phá mới về giới tự nhiên, chứng minh tính mâu thuẫn của quá trình nhận thức. Tư tưởng biện chứng trong hình thức phản bác, mâu thuẫn, phủ định, đã hé mở cho con người – chủ thể nhận thức, nhiều điều thú vị về nghệ thuật tiếp cận chân lý. Hơn nữa với trường phái Elée lần đầu tiên trong triết học phương Tây " tồn tại" – một đề tài truyền thống, được tìm hiểu một cách nghiêm túc.

Đại biểu đầu tiên của trường phái Elée là Xénophane ( khoảng 570-478 TCN), người phác thảo những đường nét ban sơ của nguyên lý đồng nhất ( vạn vật đồng nhất thể) nhưng Parménide ( 540 – 470 TCN ) mới đem đến cho trường phái diện mão rõ ràng thật sự.

Parménide sống cùng thời với Héraclite, sinh tại Ionie , đến lập nghiệp tại Elée. Tác phẩm chủ yếu là " Về tự nhiên", dưới ảnh hưởng của Xénophane.

Vấn đề lớn trong triết học Parménide là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tư duy, vận động và đứng im. Nếu Héraclite khơi nguồn cho lối suy nghĩ mới về bản tính thế giới, thì Parménide đưa những suy nghĩ tới cấp độ triết học theo đúng nghĩa của từ đó. Nhưng cuộc tranh luận giữa hai ông là cuộc tranh luận giữa một người xem vạn vật đều "là và đồng thời không là" với một người nhìn nhận mọi thứ theo nguyên tắc chắc chắn, phân minh, rõ ràng. Parménide kết án Héraclite "đã làm rối loạn mịt mù tất cả những gì ông vừa gỡ rối và minh giải". "Hãy tránh xa những con người ấy – ông giận dữ, - những kẻ đó dường như có hai đầu và chẳng biết gì cả. Nơi họ tất cả đều tuôn chảy, ngay cả trong tư tưởng của họ cũng thế. Họ bàng hoàng sửng sốt trước vạn vật , nhưng họ phải câm và điếc mới có thể pha trộn các phản lập thể (các mặt đối lập – ĐNT) vào được với nhau như vậy"

Tư tưởng triết học chủ yếu của Parménide gồm ba luận điểm :

a) Thế giới không khác nào một quả cầu vật chất đóng chặt, nén đầy , không còn chỗ trống. Không thể có vận động, bởi lẽ không gian đã được phân định, mỗi sự vật chiếm một vị trí tương ứng. Cách hiểu như vậy nhằm vào hai mục tiêu: xem vận động, biến đổi là dòng hư ảo vô cùng, đồng thời bác bỏ khái niệm không gian rỗng thuần tuý.

b) Cái gì ta tư duy được, diễn đạt được bằng ngôn ngữ, thì mới tồn tại. Theo nghĩa đó tồn tại là tư duy đồng nhất với nhau, vừa như quá trình, vừa như kết quả. Tư duy là tư duy chỉ khi nào có tính vật thể, và vật thể là vật thể hiện hữu chỉ khi nào ta tư duy được với tính là nó có như một hiện thể đặc trưng. Như vậy vần xác định: tồn tại là tư duy là một, mọi ý tưởng luôn luôn là ý tưởng về cái-đang-tồn-tại; tồn tại là suy nhất, toàn vẹn; nó không lớn hơn, không bé hơn; cái-không-tồn-tại không thể được tư duy như cái-đang-tồn-tại (không tồn tại cái không tồn tại); cái-không-tồn-tại không thể nhận biết , không thể diễn đạt, nói cách khác, cái gì không có thì vô danh, vô định, vô nghĩa. Tồn tại có, hư vô không .

c) Không có vận động không có chuyển hoá nghĩa là không có sự sinh thành, xuất hiện và diệt vong, bởi lẽ chúng giả định khả năng của cái không tồn tại (từ không đến có, từ hư vô đến tồn tại).

Parménide đã nêu ra ba đặc tính của tồn tại: tồn tại, thống nhất, đầy đủ; không sinh không diệt; bất biến bất phân.

Phần tiếp theo của triết học Parménide được trình bày như nhị nguyên luận cuả con đường chân lý và con đường thường kiến. Có hai thứ triết học – một thứ hướng đến chân lý, một thứ căn cứ trên thường kiến. Con đường chân lý dựa vào lý trí để khám phá tồn tại vĩnh cửu bất biến, còn con đường thường kiến xuất phát từ cảm giác để nắm bắt thế giới luôn biến đổi, nhất thời, hư ảo. Hai con đường ấy dẫn dắt con người đi tới nhận thức hai thế giới khác nhau: thế giới bất biến, lý tưởng của tồn tại đích thực và thế giới hữu tình, khả biến của cảm quan. Quan niệm về tồn tại đích thực bền vững đã được Platon hệ thống hoá trong học thuyết về các ý niệm, còn tinh thần nhị nguyên thể hiện ở học thuyết về hình thức ( tồn tại năng động hiện thực) và vật chất( tồn tại trong khả năng) của Aristote. Con đường chân lý mách bảo chúng ta rằng tồn tại là vĩnh cửu, bất biến, rằng nó có, tức nó hiện hữu, còn nó không có, thì cũng không phải là đối tượng nghiên cứu của chúng ta. Đó là mặt mạnh của Parménide, vì ông vẽ nên một vũ trụ liên tục, không phân chia chứa đầy vật chất. Tuy nhiên việc xem nhẹ, thâm chí miệt thị quan niệm về vận động, biến đổi trong tự nhiên đã đưa ông đến phép siêu hình tự phát, tức phương pháp giải thích thế giới trong trạng thái ngưng đọng, cô lập, bất biến.

Thực ra Parménide không phải không biết đến những nan giải và mâu thuẫn trong cách lập luận của ông. Đã có lúc ông đưa ra hình ảnh vị thần tối cao có trách nhiệm sáng tạo và điều phối, hoà lẫn mọi thứ, ôm xiết lấy vũ trụ trong thể thống nhất. Nhưng đó chỉ là những ý nghĩ thoáng qua, hay nhằm vào việc khẳng định Thần là tồn tại tuyệt đối, theo phương án của Xénophane với một chút cải biến. Empédocle, Anaxagore, Décmocrite về sau đã cố gắng hai quan điểm đối lập về bản chất thế giới khi xây dựng học thuyết của mình, nơi mà tồn tại vừa đơn nhất vừa đa tạp, vừa trường tồn vừa biến đổi.

Zénon ( khoảng 490- 430 TCN) học trò của Parménide, cụ thể hoá và phát triển nguyên lý " vận động đồng nhất thể" và nguyên lý "vạn vật bất biến" bằng phương pháp trưng dẫn chứng lý (epicherema) và nghịch lý (aporia). Tất cả có khoảng hơn 40 nghịch lý, nhưng hiện nay chỉ còn lại một số, được phân ra thành hai nhóm- nhóm thứ nhất đề cập đến tính duy nhất của tồn tại; nhóm thứ hai – tính bất biến của tồn tại. Để làm sáng tỏ điều này cần xem xét sự vật trong quan hệ không gian trong "vật lý học" Aristote lưu ý đến bốn aporia của Zénon "sự phân đôi" (dichotomia "Achille và con rùa", "Mũi tên bay" , "Sân vận động").

Aporia "sự phân đôi" có thể tóm tắt như sau: một vật bất kỳ muốn vượt qua đoạn đường từ A đến B trước hết phải vượt qua ½ của AB, mà muốn vượt qua ½ AB, nó phải vượt qua ½ của ½ ấy, cứ thế đến vô cùng mà không kết thúc. Về mặt toán học, theo A. N. Tranysev, nên biểu diễn tổng của dãy vô cùng phân số có giới hạn bằng toàn bộ đoạn AB, quy ước thành I:

Lim ( ½ + ¼ + ... + ½ n) = 1, trong đó lim 1/2n = 0

Như vậy vấn đề đã được giải quyết, nhưng về mặt vật lý còn chưa rõ ràng là tại sao cực tiểu hướng đến không (0), mà lại không mất đi. Không thể tìm ra khởi điểm của vận động, do chỗ bản thân sự phân đôi không đem đến một kết thúc khả hữu. Cứ cho rằng khi phân đôi ta thu được hai nửa của AB, nhưng mỗi nửa của AB, về phần mình, là một cái toàn vẹn mới, và vật thể vận động cứ phải vượt qua lần lượt những cái toàn vẹn ấy mãi vẫn không hết. Kết luận: 1) do chỗ không gian ( "ở đây") và thời gian ("bây giờ") với tính cách là cái liên tục tuyệt đối, nên không bao giờ đặt ra một sự phân chia, nếu có phân chia thì phân chia đến vô cùng; 2) Do chỗ không gian là liên tục, nên những khoảng phân chia của không gian thực ra là những khoảng phân chia quy ước. Có thể cắt đôi khúc gỗ, chiếc bánh, nhưng không thể cắt đôi không gian được. Cắt đôi không gian để tìm khởi điểm vận động, do đó, là sai lầm. Vận động là kết quả của nhận thức cảm tính, chứu không phải của nhận thức lý tính.

Aporia " Achille và con rùa" cho thấy sự tài tình trong lập luận của Zénon. Ngụ ngôn Hy Lạp kể lại rằng có một con thỏ chủ quan nằm ngủ quên nên đã thua con rùa trong cuộc chạy đua. Nhưng trong câu chuyện của Zénon, Achille – lực sĩ chạy nhanh, dù rất tỉnh táo vẫn không đuổi kịp con rùa, bởi vì chàng ta đã lỡ chấp nó một quãng đường. Lôgíc của vấn đề thật đơn giản: khi Achille đã tới điểm khởi hành của con rùa ở trước đó, thì con rùa đã không còn ở đó nữa, mà tiến được một quãng đường ngắn, chậm chạp và kiên nhẫn. Cứ thế, Achille đuổi mãi theo con rùa, nhưng mỗi lần đến điểm cũ của con rùa trước đó, thì con rùa đã không còn ở đó nữa, mà tiến được một quãng đường ngắn, chậm chạp và kiên nhẫn. Cứ thế, Achille đuổi mãi theo con rùa, nhưng mỗi lần đến điểm cũ của rùa, thì rùa đã di chuyển khỏi chỗ đó rồi. Để cô đọng hơn, ta thử quy định B là vật chạy nhanh, A- vật chạy chậm hơn B hai lần. B chấp A một quãng. Khi B vượt được quãng cd thì A trong khoảng thời gian ấy vượt được quãng de. Khi B vượt được de, thì A đã đi tiếp quãng ef, v.v...(hình 1)

c d e f g

B A

Hình 1

Kết luận: một vật chạy nhanh hơn cũng không đuổi kịp vật chạy chậm hơn. Nhưng điều này cho thấy quan niệm về vận động là thiếu cơ sở đối với nhiều người aporia của Zénon là khôi hài, vớ vẩn. Aristote viết: " luận cứ (Zénon ) vẫn chỉ nhằm đề cập đến tính phân chia vô hạn; tuy nhiên nó giả tạo, vì vật chạy nhanh tất nhiên đuổi kịp vật chạy chậm, nếu cho phép đặt ra một giới hạn".Như vậy, khi xúc tiến trò chơi trí tuệ này Zénon đã buộc người chơi phải chấp nhận điều kiện tiên quyết do ông áp đặt, và chính điều đó làm nảy sinh mâu thuẫn. Giải quyết được mâu thuẫn giữa vận động và đứng im, tính liên tục và tính gián đoạn, có nghĩa là thừa nhận mối liên hệ biện chứng giữa chúng với nhau.

Aporia thứ ba- mũi tên bay- nói rằng: " Mũi tên bay kì thực là không bay, vì lẽ vật đang bay luôn luôn "bây giờ" và "ở đây" bằng với chính mình. Trong "bây giờ" và "ở đây" múi tên vẫn thế không sinh thành, không chuyển hoá, mà được cấu thành từ những yếu tố không phân chia (điểm không gian và khoảnh khắc thời gian). Để mũi tên bay được trong mỗi khoảnh khắc thời gian nó phải vừa nằm ở một vị trí không gian, vừa không nằm ở đó. Bổ sung cho luận cứ này là aporia thứ tư- sân vận động. Giả sử có ba hàng vật thể AB, CD, EF bằng nhau trong sân vận động; hàng AB đứng yên, CD và EF chuyển dịch cùng một vận tốc, song song với AB, nhưng trái chiều nhau(hình 2). Để cả ba cùng nằm ngang bằng nhau, CD vượt qua hai lần cùng những vật thể của hàng AB và EF. Như vậy ở trường hợp này " một nửa bằng toàn thể". Ví dụ khác, từ cùng một điểm xuất phát vật A chuyển dịch hai mét về hướng đông, còn vật B chuyển dịch cùng ngần ấy đoạn đường về hướng tây kết quả sẽ tạo ra khoảng cách bốn mét.

AB o o o o AB o o o o

CD o o o o CD o o o o

EF o o o o EF o o o o

Hình 2

Nhưng nếu có một vật chuyển dịch lên phía trưosc hai mét, rồi sau đó lùi về sau hai mét, thì trên thực tế vật ấy không rời khỏi vị trí, mặc dù nếu alfm phép cộng ta sẽ có bốn mét. Ở trường hợp này vận động bằng không, vì hai vận động ngước chiều thủ tiêu nhau. Tất cả những ví dụ trên cho thấy thừa nhận vận động là điều ngớ ngẩn phi lý.

Tóm lại, hai aporia đầu của Zénon chỉ ra rằng nếu không gian được phân chia đến vô cùng, thì vận động không thể bắt đầu và không thể kết thúc nghĩa là không có vận động. Hai aporia cuối chứng tỏ, ngay cả khi tính đến sự gián đoạn của không gian thì cũng không thể có vận động bởi lẽ vận động không nên được xem như tổng số các trạng thái (điểm cố định).

Quay lưng lại hoàn toàn với Héraclite, Zénon muốn bảo vệ cái đơn nhất chống lại cái đa tạp, tồn tại chống hư vô, bất biến chống khả biên, liên tục chống gián đoạn. Aristote cho rằng Zénon đã góp phần xây dựng phép biện chứng, nhưng theo Hegel, đó là phép biện chứng theo nghĩa cũ- nghệ thuật tranh luận, phản bác đối thủ, dồn đối thủ vào tình thế khó khăn, lúng túng, nghệ thuật trao chuốt ngôn từ, đánh bóng những khái niệm. Zénon chưa có cái nhìn biện chứng theo nghĩa hiện đại về quan hệ giữa vận động và đứng im, giữa liên tục và gián đoạn, giữa hữu hạn và vô hạn, nhưng dù sao ông cũng đặt nó ra; nói cách khác, các aporia thực sự kích thích tư duy, khuyến khích tinh thần hoài nghi, tranh luận, đi tới chân lý,


"đem đến một lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của toán học, logic học cổ đại, đặt biệt là phép biện chứng, bởi lẽ chứng vạch ra những mâu thuẫn trong các khái niệm cơ bản của khoa học về không gian, đa thể và vận động, hơn nữa còn thúc đẩy tìm tòi những phương pháp khắc phục nan giải thương gặp"



. Xem thêm Nguyễn Mạnh Tường: Aiskhylos (Eschyle) và bi kịch cổ đại Hy Lạp, NXB giáo dục, 1996, tr 25-28.

. T. l. Oizerman: những vấn đề khoa học lịch sử triết học, Moskva, 1982, tr. 20 (tiếng Nga)

. Xem Homère: lliade. Gồm hai quyển, bản dịch của Hoàng Hữu Đản, NXB văn học, Hà Nội, 1997, đọc trong 24 khúc ca.

. Xem G. W. H. Hegel: Toàn tập, T. IX, Moskva, 1934, tr.14.

. Nhập môn triết học, Chủ biên l. T. Phrolov, Q.l, Moskva, 1987. tr. 79.

. Xem V. l. Lenin: toàn tập, T 29, NXB Tiến Bộ, Moskva, 1981, tr. 385.

. Xem Aristote: Tác phẩm gồm 4 tập, T. 1, Moskava, 196, tr. 71, 72, 378.

. Xêm Lê Tô Nghiêm: lịch sử triết học phương tây thời kỳ khai nguyên triết học Hy Lạp, Sài Gòn, 1970, tr. 73 – 86.

. Xem G. W. H. Hegel: Toàn tập, T. IX, Moskva, 1934, tr. 236, 237, 238

. Héraclite: Tản văn, câu 90.

. Sđd, câu 30. Xem thêm "Các nhà duy vật hy lạp cổ đại, Moskva, 1995, tr.44.

. Hèracllte không ý thức rằng tư tưởng của mình về thế giới có tính biện chứng, bởi lã khái niệm biện chứng lúc đó chư xuất hiện. Các thế hệ triết gia sau ông gọi dialektiké là nghệ thuật đối thoại, tranh cãi. Từ thời cận đại đến nay, phép biện chứng đã được mở rộng thàn cách hiểu mới như chúng ta biết dùng nó để xét đoán các tu tưởng triết học quá khứ trong đó có Hé racllite

. Sđd, tr.126, 76, 62.

. Xem G. W. H. Hegel: Toàn tập, T. IX, Moskva, 1934, tr. 291.

. Nitezsche: Triết lý Hy Lạp thời bi kịch, Bản dịch Trần Xuân Kiêm, Sài Gòn, 1975, tr.51.

. Nitezsche: Sđd, tr. 65, 66 – 69.

. Nietzche: Triết học Hy Lạp thời bi kịch, 1975, tr. 81-82

Xem A. N. Tranysev: Bài giảng về triết học cổ đại, Moskva, 1980, tr.156. (tiếng Nga).

Aristote: Vật lý học, Q.6, Chương 9, 25-30. Trong Aristote, Tác phẩm gồm 4 tập, T.3, Moskva, 1981, tr.199 - 200.

Tóm lượt lịch sử triết học, Moskva, 1981, tr.61 (tiếng Nga).


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro