c1_vandemodau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1 NHỮNG VẤN DỀ MỞ ĐẦU

by Tran Thi Bach Diep

Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ MỞ ĐẦU Chương 1: (5 tiết) NHỮNG VẤN ĐỀ MỞ ĐẦU. 1. NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 1.1. VAI TRÒ , NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG . a) Ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vất chất - kỹ thuật và tài sản cố định (xây dựng công trìng và lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình) cho mọi lãnh vực của đất nướcvà xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, và hiện đại hóa tài sản cố định). b) Các công trình xây dựng có tính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội tổng hợp. Đó là thành tựu về khoa học, kỹ thụât và nghệ thuật của các ngành có liên quan và nó có tác dụng góp phần mở ra một gi­ai đoạn phát triển mới tiếp theo cho đất nước. Vì vây công trình xây dựng có tác dụng quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển khoa học và kỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, có tác động quan trọng đến môi trường sinh thái. c) Ngành xây dựng sử dụng nguồn vốn khá lớn của quốc gi­avà xã hội. Những sai lầm trong xây dựng thường gây nên những thiệt hại lớn và khó sửa chữa. d) Ngành xây dựng đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. e) Ngành xây dựng, phần tự làm có tỷ lệ khá lớn nhất là đối với khâu vật liệu xây dựng và nhân công xây lắp. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN: 1. Ngành xây dựng: Ngành xây dựng theo nghĩa rông (còn có thể gọi là lãnh vực đầu tư và xây dựng) bao gồm: - Chủ đầu tư có công trình cần xây dựngkèm theo các bộ phậncó liện quan - Các doanh nghệp xây dựng chuyên nhận thầu xây lắp các công trình. - Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng chuyên làm các công việc như: Lập dư án đầu tư, khảo sát, thiết kế, quản lý thực hiện dự án ...). - Các tổ chức cung ứng vật tư và thiết bị cho xây dựng. - Các tổ chức tài chính và ngân hàng phục vụ xây dựng. - Các tổ chức nghiên cứu và đào tạo phục vụ xây dựng. - Các cơ quan nhà nước trực tiếp liên quan đến xây dựng. - Các tổ chức dịch vụ khác phục vụ xây dựng. Lĩnh vức dầu tư mà ngành xây dựng quan tâm là lãnh vực đầu tư được thực hiện thông qua việc xây dựng công trình để vận hành và sinh lợi mf không không bao gồm các lãnh vực đầu tư khác như đầu tư tài chính, đầu tư không kèm theo các giải pháp xây dựng công trình. 2. Ngành công nghiệp xây dựng: Ngành công nghiệp xây dựng bao gồm các doanh ng­giệp xây dựng chuyên nhận thầuthi công xây lắp kèm theo các tổ chức sản xuất phụ nếu có và các tổ chức quản lý, dịch vụ thuộc ngành công nghiệp xây dựng. ở Việt Nam hiện nay ngành công nghiệp xây dựng bị phân tán ở nhiều ngàn­hvà bộ sản xuất quản lý và nó đang được sắp xếp lại, trong đó có vấn đề bỏ chế độ "chủ quản" của các cơ quan hành chính đối với các doanh nghiệp. 3. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng về bản chất nó là một ngành riêng có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại vật liệu, bán thành phẩm và các cấu kiện xây dựng để bán cho ngành công nghiệp xây dựng.

4. Tổ hợp liên ngành thực hiện và phục vụ xây dựng: Tổ hợp này bao gồm ngành xây dựng theo nghĩa rộng nói trên, và còn thêm các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp máy xây dựng (bao gồm cả sửa chữa), các doanh nghiệp vận tải phục vụ xây dựng. 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH X.DỰNG. 2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG. 2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM XÂY DỰNG. Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng đã hoàn chỉnh và theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, năng, hóa chất, luyện kim... và ngành xây dựng thực hiện ở khâu cuối cùng để hoàn thành và đưa chúng vào hoạt động. Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng bao che và nâng đỡ, và phần lắp đặt các máy móc thiết bị cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động. Vì sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng là các công trình thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tài chính cần phân biệt sản phẩm trung gi­an và sản phẩm cuối cùng trong xây dựng. Sản phẩm trung gi­an có thể là công việc xây dựng, các gi­ai đoan và đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn gi­ao. Sản phẩm cuối cùng là các công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh và có thể bàn gi­ao đưa vào sử dụng. Công trình xây dựng bao gồm một hay nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ và hoàn chỉnh để làm ra sản phẩm cuối cùng được nêu trong dự án đầu tư. Liên hiệp công trình xây dựng bao gồm nhiều công trình tập trung tạI một địa đIểm hay khu vực, hình thành các gi­ai đoạn sản xuất rõ rệt và có liên quan hữu cơ với nhau về mặt công nghệ sản xuất, để làm ra sản phẩm cuối cùng hoặc để lợi dụng tổng hợp. Với công trình dân dụng cũng được định nghĩa tương tự nhưng thay khái niệm dây chuyền công nghệ được thay bằng dây chuyền công năng. 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG. Sản phẩm của ngành xây dựng với tư cách là công trình xây dựng hoàn chỉnh có những đặc điểm khác với sản phẩm của các ngành công nghiệp khác và có những tính chất sau: a) Sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng và phân tán nhiều nơi trên lãnh thổ. Điều này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và ít ổn định. b) Sản phẩm xây dựng phục thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, Có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. c) Sản phẩm xây dựng thường có kích thước, chi phí lớn, thời gi­an xây dựng và sử dụng dài. Do đó, những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sữa chữa. d) Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số công trình đặc biệt như đường ống, công trình thủy lực, lò luyện gang thép ...). e) Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diên cung cấp nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm do xây dựng làm ra. g) Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật và quốc phòng.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XÂY DỰNG. 2.2.1. ĐẶC ĐIỂM XUẤT PHÁT TỪ TÍNH CHẤT CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG: a) Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và gi­ai đoạn xây dựng. Trong xây dựng con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này sang công trình khác, còn sản phẩm xây dựng là các công trình thì hình thành và đứng yên tại chỗ. Các phương án kỹ thuật và tổ chức xây dựng cũng luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và gi­ai đoạn xây dựng. Đặc điểm này làm cho hoạt động của DNXD thường gặp phải những vấn đề sau: - Khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, - Khó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, - Phát sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, - Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ đông, linh hoạt, gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tang cường điều hành tác nghiệp, giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động hợp lý, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu, - Đặc điểm này cũng đòi hỏi tổ chức xây dựng phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng ... b) Chu kỳ sản xuất thường dài, nên gây thiệt hại do bị ứ đọng vốn đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng. Các tổ chức xây dựng dể gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gi­an. Điều này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gi­an khi lựa chọn phương án xây dựng, cần có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gi­an thích hợp, dự trữ hợp lý ... c) Sản xuất xây dựng phải thực hiện theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể thông qua hình thức ký hợp đồng cho từng công trình sau khi thắng thầu. Sản phẩm xây dựng lại đa dạng, có tính cá biệt cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhên và chi phí lớn. Điều này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu xây dựng cho từng công trình cụ thể trở nên phổ biến. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích lũy nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu. d) Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị phải hợp tác sản xuất trong điều kiện hạn chế về mặt bằng theo một trình tự nhất định về thời gi­an và không gi­an. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức thầu chính phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công. e) Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực đợn vị thi công không được sử dụng điều hòa trong năm. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức xây dựng khi lập tiến dộ thi công phải chú ý tránh hoặc giảm thiểu ảnh hưởng xấu của thời tiết, để có thể thi công tròn năm, áp dụng phương pháp thi công lắp ghép. g) Điều kiện làm việc trong xây dựng nặng nhọc. Do đó cần sử dụng rộng rãi các kết cấu chế tạo sẵn trong nhà máy, áp dụng hình thức thi công lắp ghép hợp lý. Tiến hành thi công cơ giới các công việc năng nhọc. h) Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng chậm hơn các ngành khác rất nhiều. Hiện nay vẫn còn rất nhiều công viêc trong xây dựng phải thực hiện bằng thủ công. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh xây dựng kể từ khâu phương hướng phát triển kỹ thuật công nghệ xây dựng, tổ chức sản xuất, tổ chức cung ứng vật tư, trang bị tài sản cố định, chế độ thanh toán, kiểm tra chất lượng

sản phẩm, chính sách lao động, chính sách giá cả, hạch toán sản xuất kinh doanh xây dựng đến lý thuyết kinh tế thị trường áp dụng cho xây dựng. 2.2.2. ĐẶC ĐIỂM XUẤT PHÁT TỪ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM: a) Về điều kiện tự nhiên, Việt Nam là một nước dài và hẹp, điều kiện địa hình và địa chất phức tạp, có nguồn vật liệu xây dựng phong phú. Do đó các giải pháp xây dựng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bới các nhân tố này. b) Trình độ kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế trong xây dựng còn thấp kém so với nhiều nước. Quá trình tổ chức sản xuất xây dựng hiện nay chủ yếu kết hợp giữa lao động thủ công, bán cơ giới, cơ giới với một phần tự động hóa. Trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày cang mở rộng, trình độ xây dựng của nước ta đang cơ nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển. c) Đường lối chung phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà Nước, đang quyết định phương hướng và tốc độ phát triển ngành xây dựng của Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng: Là các quá trình kinh tế - xã hội trong sản xuất xây dựng có liên quan đến mặt vật chất kỹ thuật. Nhiệm vụ cảu môn học là diễn tả, giải thích, đúc kết kinh nghiệm thực tế và khái quát thành các vấn đề lý luận về các quá trình kinh tế - xã hội trong xây dựng và từ đó đề xuất các phương pháp và biện pháp đẩy mạnh sự phát triển ngành xây dựng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của nó nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của đát nước đã đề ra cho từng gi­ai đoạn nhất định. 3.2. Nội dung của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng: 3.3. Phương pháp nghiên cứu của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng: Các phương pháp nghiên cứu chính của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng bao gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp chủ yếu để giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề kinh tế xây dựng. - Phương pháp kết hợp chặt chẽ các kiến thức của khoa học kinh tế, như: Kinh tế chính tri học, Kinh tế Mác - Lênin và khoa học kinh tế của nền kinh tế thị trường với đường lối phát triển của đất nước và với đặc điểm của Việt Nam. - Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa thực nghiệm kinh tế với trừu tượng hóa khoa học. - Phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng. Để nghiên cứu tốt môn học này cần phải nghiên cứu các môn học khác có liên quan như: Kinh tế chính tri học Mác - Lênin, kinh tế học của các tác giả ở các nước tư bản chủ nghĩa, tổ chức xây dựng, kế hoạch trong xây dựng, phân tích ứac hoạt động sản xuất kinh doanh trong xây dựng, định mức kỹ thuất trong xây dựng, tài chính xây dựng, thống kê trong xây dựng, hạch toản­tong xây dựng, kinh tế cơ giới hóa trong xây dựng, tổ chức lao động khoa học, kinh tế công nghiệp, khoa học quản lý, toán kinh tế... Đồng thời phải có kiến thức cơ bản về các môn kỹ thuật xât dựng như: công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng, kết cấu xây dựng, kiến trúc, quy hoạch.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro