C10 - ND bao ho LD trong TKTC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KỸ THUẬT AN TOÀN .

                                                   CHƯƠNG 10 .

                     NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                                   THIẾT KẾ THICÔNG.

                     ß1 .NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                               THIẾT KẾ KỸ THUẬT THICÔNG.

    Trong các điều kiện phát triển của ngành ký thuật xây dựng hiện nay , khi các biện pháp thi công xây lắp không ngừng được cải tiến , hoàn chỉnh tthì vấn đề bảo hộ lao động phải được nghiên cứu thiết kế đồng thời với thiết kế thi công . Thực tế cho thấy nhiều tai nạn xảy ra do lỗi trong thiết kế kiến trúc , kết cấu , thi công , thiếu biện pháp bảo hộ lao động .

  Người thiết kế phải lường trước những yếu tố nguy hiểm và có hại có thể phát sinh trong thi công , để lập KHBHLĐ , ngăn chặn các trường hợp tai nạn xảy ra . Điều quan trọng nhất trong thiết kế thi công là phải đề ra được biện pháp thi công tối ưu . Với biện pháp này yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo an toan trong lao động .

    Cô Sử để có thể thiết kế được những giải pháp kỹ thuật hợp lý , đề phòng tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp  là :

1.     Phương pháp tính toán có liên quan đến :

+ Xác định độ bền , độ ổn định của kết cấu, của thiết bị phụ tùng máy móc XD ( tĩnh học ) .

+ Tác dụng của tải trọng va chạm và ổn định động ( động học ) .

+ Chiếu sáng hợp lý ( KT chiếu sáng )

+ Tác dụng của môi trường lưu động  ( khí động học ) .v.v. 

2.     Phương pháp khảo sát thực nghiệm :

     Quan sát có hệ thống các quả trìnhthi công xây dựng trên công trường , chú ý tới biện pháp an toàn LĐ , chú ý đến điều kiện LĐ nói chung :

+ Tình trạng vệ sinh trên công trường .

+ Các quá trìnhthi công XD tiên tiến .

+ Tổ chức chỗ làm việc .

+ Chế độ LĐ và nghỉ ngơi .

+ Tình trạng thẩm mỹ trong SX .

+ Sự liên quan tương hỗ trong quá trỡng SX .

     Mục  đích của phương pháp này là tham quan , khảo sát thực tế , tiến hành tuyển chọn các giải pháp KT và tổ chức hợp lý nhất về an toàn LĐ và bệnh nghề nghiệp .

Trong đồ án thiết kế kỹ thuật thi công và trong các biện pháp tổ chức thi công phải nghiên cứu kỹ và có biện pháp an toàn trong các công tác sau :

@ Thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới , chú trọng khi đào hố sõu .

@ Thi công nhà cao tầng từ  6m trở lên – dựng dáo thi công , hệ thống chống đỡ ô văng , làm hàng rào và mái che bảo vệ .

@ Thi công bê tông trên cao , trên các công trìnhđặc biệt , nơi áp dụng phương pháp sấy điện .

@ Thi công lắp ghép kột cấu và thiết bị kỹ thuật , chú trọng tới các kết cấu nặng , kích thước cồng kềnh , chọn phương pháp treo buộc , tháo dỡ kết cấu an toàn , tổ chức chỗ làm việc trên cao .

@ Biện pháp an toàn cho các tuyến đi lại , giao thông vận chuyển trên công trường , chú ý các tuyến đường giao nhau , hệ thống dây cáp điện , hệ thống đường ống hoặc hào tãnh cấp thoát nước .

@ Bố trí hợp lý các máy móc , bảo đảm sử dụng , vận hành an toàn , theo dõi đường đi của cần trục , sửa chữa ngay các chỗ hư hỏng , rào ngăn vùng máy hoạt động .v.v

@ Biện pháp đề phòng tai nạn về điện nói chung , thực hiện việc nối đất , nối không cho các máy móc thiết bị , sử dụng thiết bị tự động  an toàn trên máy hàn điện , rào ngăn treo biển báo nguy hiểm .

@ Làm hệ thống chống sét trên công trường , đặc biệt các công trìnhcao như ống khói , tháp trụ .v.v.

@ Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy chung trên công trường , những nơi dễ phát sinh cháy : nhà cửa kho tàng , kho nhiên liệu .v.v có đầy đủ dụng cụ phòng cháy .

Trong tất cả các dạng công tác trên đều có thể có nguy cơ gây mất an toàn LĐ . Cần phân tích kỹ quá trìnhthi công từng công việc , có biện pháp tổ chức và kỹ thuật phự hợp , đảm bảo an toàn LĐ trong thi công .

                      ß2 . NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                                         TIẾN ĐỘ THI CÔNG .

  Khi lập tiến độ thi công phải căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công , khả năng , thời gian cung cấp nhân lực , máy móc , nguyên vật liệu thi công .v.v để quyết định thời gian thi công , đồng thời phải đảm bảo an toàn LĐ cho mỗi dạng công tác , cho toàn bộ quá trìnhthi công trên công trường .

Khi lập TĐTC cần chú ý các điều sau để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra :

  @ Trìnhtự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ Sử điều kiện kỹ thuật đảm bảo độ bền vững , độ ổn định của từng bộ phận và của toàn bộ công trình. VD : khi lắp dàn thép phải lắp đồng thời các thanh giằng để đảm bảo ổn định không gian cho kết cấu , hoặc lắp dầm cầu chạy khi cột là cột BTCT tthì phải chờ BT chèn chân cột đạt cường độ .v.v 

  @ Xác định kích thước các đoạn , tuyến công tác hợp lý sao cho mỗi tổ đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong một ca để tránh những thiếu sót khi phải xắp xếp chỗ làm việc cho một lần thay đổi .

  @ Khi tổ chức thi công xen kẽ ( cùng một lúc , trong cùng một diện tích công tác , tiến hành nhiều công việc ) , không được bố trí các tổ đội làm việc ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một phương đứng , nếu không có sàn bảo vệ chắc chắn  . Không được làm việc dưới tầm hoạt động của cần trục .

  @ Trong tiến độ nên bố trí thi công theo biện pháp dây chuyền trên các phân đoạn bảo đảm sự làm việc nhịp nhàng giữa các tổ đội , tránh chồng chéo gây trở ngại lẫn nhau và dễ mất an toàn LĐ .     

                           ß3 .NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                       THIẾT KẾ MẶT BẰNG THICÔNGXÂY DỰNG  .

    Khi thiết mặt bằng thi công xây dựng phải xác định những chỗ đặt máy móc thiết bị ( vận chuyển lên cao : thăng tải , cần trục .v.v. ) các kho bãi , lán trại , bãi tập kết cấu kiện , đường xá vận chuyển , các công trìnhtạm , mạng cung cấp điện nước cho công trường .v.v Bố trí mặt bằng thi công XD không những phải chú ý tới dây chuyền SX , theo sự thuận tiện cho thi công mà còn phải chú ý tới vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn LĐ . Trong thiết kế mặt bằng thi công phải nghiên cứu trước các biện pháp bảo hộ LĐ sau :

1.     Thiết kế các phòng phục vụ sinh hoạt cho người LĐ (  ăn uống , nghỉ ngơi , tấm rửa vệ sinh , y tế , phòng bảo vệ .v.v ) phải dựa vào tiêu chuẩn quy phạm để tính toán diện tích hợp lý , đủ sử dụng , không lóng phí . Các công trìnhtạm có tính chất tạm thời nên thiết kế theo kiểu tháo lắp hoặc di chuyển được . Khu vệ sinh phải bố trí cuối gió , xa chỗ làm việc nhưng không quá 100m .

2.     Tổ chức đường vận chuyển trên công trường hợp lý . Chiều rộng đường 1 chiều : 4m , đường hai chiều 7m . Tránh bố trí giao nhau trên các luồng vận chuyển , chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt phải đảm bảo có thể thấy rõ cách 50m , độ dốc tại chỗ giao nhau không > 5% .

3.     Thiết kế chiếu sáng cho chỗ làm việc về ban đêm cần đảm bảo đủ ánh sáng ( theo yêu cầu chiếu sáng trìnhbày ở chương 6 ) 

4.     Rào chắn các Vòng nguy hiểm : Trạm biến thế , kho VL dễ cháy , dễ nổ , khu vực xung quanh dàn giáo các công trìnhcao , khu vực hoạt động của cần trục .v.v

5.     Thiết kế biện pháp chống ồn ở nơi mức ồn  lớn    ( máy nghiền đá , xưởng gia công gỗ )  .

6.     Trên mặt bằng phải chỉ rõ hướng gió , đường qua lại di chuyển cho xe cứu hoả , biện pháp thoát người khi cháy xảy ra , các nguồn nước chữa cháy , đường đi tới các nguồn nước chữa cháy .

7.     Những nơi đặt kho phải bố trí nơi bằng phẳng , thoát nước tốt , đảm bảo độ ổn định của kho . Các vật liệu xếp chồng , đánh đống cần xắp xếp đúng quy cách tránh xô đổ bất ngờ gây tai nạn LĐ .

Các kho hở có thể trang bị cơ giới :

+ Boong ke , cầu cạn , hầm , VL rời có thể trang bị cần trục vận chuyển và bốc dỡ VL

+ Kho gỗ có thể bố trí cần trục các loại để bố dỡ hàng  .

+Kho kim loại có thể bố trí cần trục tự hành bánh xích , bánh lốp

Các nguyên vật liệu , thành phẩm , bán thành phẩm trên công trường phải bố trí gọn gàng , đúng nơi quy định , thuận tiện cho bốc dỡ , gần đường giao thông , gần nơi SX, không để bừa bãi gây cản trở giao thông và tai nạn lao động .  Chiều cao các VL xếp chồng quy định như sau :

+ Đá hộc , ngãi cao < 1,5m –  Gạch xây xếp nằm không quá 25 hàng – Gỗ tròn không quá 3 lớp – Sắt thép không quá 1,5m . Các vật liệu tròn dễ lăn trượt như gỗ cây , đường ống phải có cọc chống giữ  và rằng buộc chắc chắn .

+ Các cấu kiện bê tông đúc sẵn quy định xắp xếp như  sau : tấm pa nen sàn xếp thành đống từ  10 – 12 lớp , chiều cao < 2,5m . Khối bê tông móng , tầng hầm xếp 4 lớp cao < 2,25m . Panen tường để trong các giá khung theo phương đứng , dầm và cột không cao quá 2m , giữa các lớp có gỗ kê 60* 60 , 100*100 , gỗ kê phải cùng nằm trên một mặt phẳng đứng .

8.     Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và các công trìnhcao , các công trìnhđứng độc lập như ống khói , trụ đèn pha .v.v.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro