C10 QL luong chat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Trình bày nội dung vai trò ý nghĩa phương pháp luận quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại ( gọi tắc là quy luật lượng - chất ).

          a. Những nội dung cơ bản của quy luật :

          Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng, nói lên nó là gì, để phân biệt nó với cái khác. Thông thường từ chất chỉ tính hiệu quả hoặc vật liệu cấu thành của sự vật. Ví dụ: vải, gỗ ...

Lượng của sự vật: Là phạm trù triết học chỉ tính quy định của sự vật về mặt quy mô,  trình độ phát triển của nó, biểu thị các con số, các thuộc tính, các yếu tố cấu thành của nó. Lựơng của sự vật nói lên kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt ...

          Chất nói lên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Lượng nói lên sự đặt trưng, đồng nhất giữa sự vật giống nhau. Ví dụ: Tấm bảng đen hình chữ nhật, làm bằng gỗ, dùng  để  viết ( chất ) ; dài 2,4m, rộng 1,2m (lượng).

          Chất gắn bó chặt chẽ  với sự vật. Lượng  gắn bó lỏng lẻo hơn, lượng của chất. Khi chất thay đổi, lượng không còn nữa; khi lượng thay đổi chưa chắc sự vật biến thành cái khác.

          b.  Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất:

          Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất, lượng nào chất  ấy, chất nào lượng ấy. Không có chất, lượng nói chung tồn tại tách rời nhau.

          Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là "độ". Vậy "độ" là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất, hay "độ" là giới hạn mà ở đó đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự  thay đổi về chất.

          Sự vật biến đổi chính là chất lượng biến đổi, nhưng chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi trong giới hạn "độ" thì sự vật chưa biến đổi, nhưng lượng biến đổi  vượt "độ" thì nhất định gây nên sự biến đổi về chất, chất biến đổi thì sự vật biến đổi. Chất biến đổi gọi là "nhảy vọt".  Nhảy vọt là bước ngoặc của sự thay đổi về lượng đã đưa đến sự thay đổi về chất, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Nhảy vọt xảy ra tại "điểm nút". Điểm nút là một đỉnh của giới hạn mà tại đó đã diễn ra sự nhảy vọt.

          Lượng chuyển thành chất phải có điều kiện. Ví dụ nước sôi ở 100 độ C bóc thành hơi chỉ trong điều kiện áp suất bình thường.

          Chất mới ra đời đòi hỏi lượng mới, đó là chiều ngược lại của mối quan hệ  giữa lượng và chất.

          Ví dụ: Nước sau khi sôi, bốc hơi, tốc độ vận động của phân tử hơi nước tăng lên gấp bội so với tốc độ vận động của phân tử nước .

          Hay nhịp điệu vận động phát triển của xã hội dưới cơ chế thị trường của nước ta hiện nay nhanh hơn nhiều so với nhịp điệu vận động của xã hội dưới cơ chế hành chánh quan liêu bao cấp.

          c. Ý nghĩa phương pháp luận:

          Về nhận thức cũng như trong hoạt động  thực tiển phải khắc phục cả hai khuynh hướng "tả khuynh" "hữa khuynh".

Tả khuynh chính là  tư tưởng nôn nóng, vội vàn thường không chú ý  đến quá trình tích lũy về lượng. Trong hoạt động thực tiển thường dễ chủ quan duy ý chí cho rằng, sự phát triển chỉ gồm những bước nhảy liên tục, phủ nhận sự cần thiết phải có sự  tích lũy về  lượng.

          Hữu khuynh là tư tưởng ngại khó, sợ sệt, không  dám thực hiện những bước nhảy vọt, không dám làm cách mạng. Họ cho rằng phát triển chỉ là những biến đổi đơn thuần về lượng. Trong hoạt động  thực tiễn những người hữu khuynh thường bảo thủ, trì trệ để đi đến cải lương, dung hòa, thỏa hiệp ...

          Thực hiện những bước nhảy trong lĩnh vực đời sống xã hội phải chú ý  cả điều kiện  khách quan và nhân tố chủ quan, chống máy móc giáo điều. Khi có tình thế thời cơ thì kiên quyết tổ chức thực hiện những bước nhảy để dành thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro