C14 - tai nan nga cao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                                        CHƯƠNG 14 .

                           KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG NGỪA

                      TAI NẠN NGÃ CAO TRONG  XÂY DỰNG .

                        

                               ß1. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN NGÃ CAO .

1.     Các trường hợp ngã cao :

Các trường hợp ngã cao xảy ra thường rất đa dạng , qua nghiên cứu có thể rút ra được những nhận xét sau ;

·     Tai nạn ngã cao xảy ra ở tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây , lắp đặt , tháo dỡ ván khuôn , lắp đặt cốt thép , đổ bê tông , lắp ghép kết cấu xây dựng và thiết bị , công tác hoàn thiện .v.v .

·     Ngã cao thường xảy ra khi CN làm việc ở xung quanh chu vi công trình, hoặc ở các bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình( côngxôn , lan can ) , ngã cao khi làm việc trên mái , nhất là mái dốc , mái lợp bằng VL ròn dễ vì ( ngúi , phibro xi măng )

·     Ngã cao xảy ra ở các vị trí khi CN đi tới nơi làm việc ( leo trèo trên tường , trên các kết cấu lắp ráp , trên dàn giáo , trên dầm .v.v. ) . Ngã khi đứng làm việc trên thang , ngã khi sàn thao tác bị đổ , gãy . Ngã khi làm việc ở vị trí chờnh vênh không đeo dây an toàn .

·     Ngã cao không chỉ xảy ra với công trìnhlớn mà còn xảy ra khi thi công các công trìnhnhỏ , Phân tán .

·     Ngã cao ở các độ cao khác nhau  : 5m – 23,5 % , 5 – 10 m – 25,8 % , trên 10m – 51,6 % .

2.     Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao :

a.     Nguyên nhân về tổ chức :

·     Bổ trí công nhân không đủ điều kiện làm việc trên cao , sức khoẻ không đảm bảo ( phụ nữ có thai , người có bệnh tim , huyết áp , tai điếc , mắt kém .v.v ) , công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động dẫn đến vi phạm quy trìnhkỹ thuật , kỷ luật LĐ và nội quy an toàn lao động .

·     Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn .

·     Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như giầy chống trượt , dây an toàn .

b.     Nguyên nhân về kỹ thuật :

·     Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như các loại thang , các loại dàn giáo  ( giáo ghế , giáo cao , giáo treo … ) để tạo ra chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân trong quá trìnhthi công trên cao .

·     Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không đảm bảo an toàn gay ra sự cố tai nạn , do những sai sót đó vi phạm mang tính riêng biệt hoặc trung hợp của 4 khâu :  thiết kế , chế tạo , dựng lắp , tháo dỡ , sử dụng .

 @ Nguyên nhân do sai sót thiết kế :  Xác định sư đồ tải trọng tính toán không đúng với điều kiện làm việc thực tế . Các chi tiết cấu tạo và liên kết không phù hợp với khả năng gia công chế tạo .

@ Sai sót do gia công chế tạo :  Vật liệu sử dụng kém chất lượng , gia công không chính xác theo kích thước thiết kế , liên kết kết cấu không đảm bảo .

@ Sai sót trong dựng lắp , tháo dỡ : Không đúng kích thước khoảng cách theo thiết kế  ( các cột theo 2 phương dọc ngang , chiều cao giữa các tầng  ) . Cột dàn dáo đặt nghiêng gây lệch tâm tải trọng thẳng đứng dẫn tới vượt quá trị số ứng suất cho phép ; không bố trí đủ các điểm neo dàn giáo vào công trình; dàn giáo đặt trên nền đất yếu gây ra lún ; khi dựng lắp dàn giáo CN không mang dây an toàn ; vi phạm trìnhtự lắp và tháo dỡ .

@ Vi phạm trong quá trìnhsử dụng dàn giáo :  Chất VL quá nhiều , tập trung đông người trên sàn công tác gây quá tải . Không thường xuyên kiểm tra tình trạng dàn giáo để sửa chữa , thay thế kịp thời các bộ phận hư hỏng .

        ß 2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO .

1.     Hạn chế , giảm công việc làm trên cao .

Cần nghiên cứu thay đổi biện pháp công nghệ và tổ chức xây dựng , nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành thi công ở dưới thấp . Có thể nêu một số biện pháp cụ thể sau :

  a. Nâng cao chất lượng sản xuất , gia công các cấu kiện lắp ghép .

+ Bảo đảm kích thước các sản phẩm chế tạo chính xác để tránh phải đục , đẽo , kê kích cấu kiện ở trên cao trong quá trìnhcẩu lắp chúng vào vị trí thiết kế . 

+ Xử lý cấu kiện cho hoàn chỉnh ở bên dưới trước khi cẩu lắp kết cấu : đục ba via , xử lý mặt bê tông rỗ , tấy ri , sơn các chi tiết kết cấu .

 b. Nghiên cứu thay đổi mối liên kết ướt bằng mối liên kết khô trong các công trìnhlắp ghép KCBTCT đúc sẵn . Như vậy sẽ tránh được khâu lắp đặt , tháo dỡ ván khuôn , đổ bê tông ở trên cao .

    Tổ hợp ván khuôn cốt thép thành các linh kiện , bán thành phẩm , dựng cần trục cẩu lắp vào vị trí thiết kế . Như vậy công nhân sẽ chỉ thực hiện các công tác trên phần lớn ở dưới đất .

c.      ứng dụng các thiết bị treo buộc có khoá bán tự động để tháo dỡ kết cấu ra Khái móc cẩu nhanh chóng , công nhân có thể đứng dưới đất , an toàn hơn .

d.     Tổ chức thi công hợp lý sao cho công nhân thay đổi vị trí làm việc ít nhất trong một ca khi làm việc ở trên cao . Hạn chế tai nạn .

Trên đây là một số biện pháp phòng ngừa tích cực theo phương châm “ Muốn tránh ngã cao tthì hạn chế làm việc trên cao “ .

2./ Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn , phòng ngừa ngã cao :

a./ Biện pháp tổ chức :

+ Tuyển dụng người làm việc trên cao đúng tiêu chuẩn ( Sức khoẻ , huấn luyện an toàn lao động ) .

+ Thường xuyên kiểm tra , giám sát ATLĐ trên cao .

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân ( quần áo , dày dép , mũ , dây an toàn .v.v.)

b./ Biện pháp kỹ thuật :

+ Trang bị các phương tiện làm việc trên cao đảm bảo ATLĐ ( thang , ghế , giáo , sàn công tác , giáo treo )

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngã cao cụ thể từng trường hợp .

                   ß 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO .

1.     Biện pháp tổ chức :

a./ Yêu cầu đối với người làm việc trên cao :    

@ Tuổi , sức khoẻ :

+ Tuổi từ 18 trở lên .

+ Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do y tế cấp .

+ Kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm .

+ Phụ nữ có thai , bệnh tim , điếc , mắt kém , không được làm việc trên cao .

+ Có giấy chứng nhận đó được huấn luyện đạt yêu cầu về ATLĐ   ( Giám đốc xác nhận  ).

+ Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân .

+ Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật LĐ .

+ Nhất thiết phải mang dây an toàn tại những nơi quy định .

+ Cấm đùa nghịch khi đang làm việc ở trên cao , leo trèo qua lan can an toàn .

+ Không được đi dép lê , đi guốc khi LV ở trên cao .

+ Trước và trong khi làm việc ở trên cao : không được uống rượu bia , hút thuốc lào .

+ Công nhân phải có túi cá nhân đựng đồ nghề , cấm vứt , ném dụng cụ đồ nghề , hoặc bất cứ thứ gỡ từ trên cao xuống .

+ Lúc tối trời , mưa to , dông bão , giú từ cấp 5 trở lên không được làm việc trên giáo cao , ống khói , đài nước , tháp , trụ , dầm cầu .v.v.

b./ Thực hiện giám sát , kiểm tra ATLĐ khi làm việc trên cao .

+ Cán bộ Kỹ thuật phải kiểm tra thường xuyên ATLĐ .

+ Trước khi làm việc phải kiểm tra AT vị trí làm việc của công mhân : dàn giáo , sàn  công tác , thang , lan can .v.v.

+ Kiểm tra phương tiện ATLĐ : dây an toàn , mũ  , dầy dép .v.v. Khi thấy hư hỏng phải sửa chữa ngay hoặc dừng làm việc .

+ Khi đó nhắc nhở mà công nhân không thực hiện , vẫn vi phạm tthì phải kỷ luật : phê bình , cảnh cáo , chuyển sang làm việc ở công tác khác .v.v.

2./ Biện pháp kỹ thuật :

a./ Yêu cầu chung khi làm việc trên cao :

+ Tuỳ theo dạng công tác mà chọn dàn giáo cho phự hợp .

+ Nơi nào không có sàn công tác , dàn giáo , hoặc không có lan can , phải trang bị dây an toàn .

+ Đảm bảo cho CN lên xuống giữa các tầng nhà , các sàn công tác an toàn , phải cố thang lên xuống .

+ Mặt sàn công tác không được trơn trượt , phải tạo độ nhỏm cho mặt sàn công tác .

b./ Yêu cầu đối với phương tiện LV trên cao :

@ Yêu cầu chung :

+ Để AT phải có dàn giáo ( thang , dáo ghế , dáo treo , sàn treo , giáo cao .v.v.) tạo cho CN chỗ làm việc thuận lợi . Nên sử dụng dàn giáo định hình chế tạo sẵn

@ Dàn giáo phải đáp ứng yêu cầu :

+ Vững chắc , không trơn trượt , khe hở < 10mm .

+ Sàn công tác ở độ cao  1,5m so với mặt nền , mạt sàn phải có lan can an toàn , lan can cao cao  1m , phải có 2 thanh ngang .

+ Lên xuống giữa các tầng giáo khi cao   12m có thể dựng thang tựa , cao  12m phải dựng lồng cầu thang riêng .

+ Với các giáo cao phải có hệ thống chống sét .

+ Cấm không tựa thang nghiêng với mặt phẳng nằm ngang góc > 700 và < 450 . Khi đặt thang trái với quy định trên phải có người giữ thang và chân thang phải chèn chắc chắn .

+ Chân giáo phải kê ván lót chống lún , trượt , không kê bằng gạch đá bỗ vụn .

+ Giáo cao phải được neo chắc chắn vào công trình, không neo dàn giáo vào bộ phận công trình kém ổn định .

+ Ván lát sàn công tác dày   3cm không mối mọt , phải khít .

+ Các lỗ hổng ở sàn công tác phải có lan can bảo vệ 3 phía , giữa sàn công tác và công trìnhđể khe hở < 5cm .

                      ß 4.  BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO

                          TRONG MỘT SỐ DẠNGCÔNGTÁC .

1./ Công tác xếp dỡ , vận chuyển  :

+ Nên dùng cơ giới hoá trong công tác xếp dỡ hàng hoá .

+ Không xếp bất kỳ vật gỡ vào các bộ phận công trìnhchưa ổn định , không xếp quá tải trọng cho phép đó chỉ dẫn .

+ Đường đi lại , vận chuyển trên sàn công tác phải có lan can bảo vệ cao   1m , chắc chắn .

+ Cấm vận chuyển hàng bằng xe đẩy hoặc cáng trên cầu thang hoặc thang dốc .

+ Cấm người ngồi trên hàng chất trên phương tiện vận chuyển .

+ Công nhân đón VL trên cao phải đeo dây an toàn .

2./ Công tác xây , trát  :

+ Trước khi xây tường phải xem xét lại tình trạng Móng , phần tường đó xây trước , kiểm tra việc xắp xếp VL trên sàn công tác .

+ Khi xây chiều cao  1,5m phải bắc giáo xây .  Khi dàn giáo cao  2m phải chuyển VL bằng cẩu chuyển . Cấm vẩn chuyển gạch bằng tung , nộm lên cao  2m .

+ Cấm không đứng trên tường xây để xây , đi lại trên mặt tường , đứng trên mái để xây . Cấm tựa thang vào tường gạch mới xây để lên xuống .

+ Cấm xây tường cao quá hai tầng nhà khi chưa có sàn bên dưới hoặc sàn tạm .

+ Lanh tô , ô văng và các cấu kiện đúc sẵn phải đặt và cố định theo đúng thiết kế thi công .

+ Khi xây ống khói cao  3m phải có sàn hoặc lưới che chắn bảo vệ rộng từ  ( 2 – 3 ) m .

+ Khi trát ở trên cao đồng thời ở hai hay nhiều tầng phải có sàn bảo vệ trung gian .

3./ Công tác bê tông cốt thép :

a./ Công tác ván khuôn :

+ Ván khuôn , cột chống , dàn giáo phải theo đúng yêu cầu TKTC.

+ Khi dựng ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng , phải cố định chắc chắn tầng dưới mới lắp tiếp tầng trên .

+ Cần trục vận chuyển lên cao tránh không được va chạm vào các kết cấu ván khuôn  đó lắp dựng

+ Lắp dựng ván khuôn  treo ,ván khuôn  tự mang công nhân phải đeo dây an toàn

+ Lắp dựng hệ thống ván khuôn cho kết cấu vòm vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ

+ Hệ thống ván khuôn treo phải được liên kết vào các kết cấu đó ổn định chắc chắn và bền vững ,ván khuôn không chuyển vị đu đưa .

+ Trước khi đổ bê tông phải kiềm tra tình trạng của ván khuôn , nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay .

Mỗi khi di chuyển ván khuôn phải kiểm tra các thiết bị treo buộc , thiết bị nâng .v.v .

b./ Cốt thép

Lắp dựng cốt thép trên cao , cốt thép dầm , tường , vách ngăn độc lập phải có sàn công tác rộng ³ 0,8m bố trí ở một bên của ván khuôn .

+ Khi cắt bá các phần sắt thừa ở trên cao phải đeo dây an toàn , bên dưới phải có rào ngăn , biển cấm .

+ Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lút ván rộng  ³ 40 cm , cấm qua lại trực tiếp trên khung cốt thép .

+ Không chất cốt thép trên sàn công tác hay trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép .

+ Khi cẩu chuyển các khung cốt thép , lưới cốt thép đến nơi lắp đặt phải kiểm tra mối hàn , mối buộc.

 c./ Bê tông 

+ Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật cần kiểm tra ván khuôn cốt thép đó lắp đặt kiểm tra ván khuôn dàn giáo – kiểm tra xong phải có văn bản xác nhận .

+ Khi dùng cần trục chuyển vữa bê tông đến nơi đổ lúc tháo bê tông ra khoảng cách đáy thùng đựng đến nơi đổ  £ 1m.

+ Thi công bê tông kết cấu nghiêng  ³ 30 o công nhân phải có dây an toàn .

+ Khi đổ bê tông ở bộ phận k/c cao  ³ 1,5 m , ở trên sàn công tác phải có lan can , thành chắn bảo vệ .

+ Chỉ tháo dỡ ván khuôn khi được cán bộ kỹ thuật cho phép ( BT đủ cường độ ổn định ) . Tháo dỡ ván khuôn phải theo đúng chỉ dẫn trong thiết kế , luôn luôn đề phòng VK rơi hoặc dàn giáo , kết cấu chống đỡ bị sụp đổ .

+ Cấm chất ván khuôn đó tháo dỡ lên sàn công tác , hay ném xuống từ trên cao , cần chuyển ngay xuống đất hay mặt sàn nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi quy định .

d./ Công tác làm mái :

+ Chỉ được làm các công việc trên mái sau khi kiểm tra kỹ tình trạng vì kèo , xà gồ , cầu phong litô..v...v...

+ Công nhân làm việc trên mái phải có dây an toàn – cần có thang gấp đặt qua bê mái để đi lại an toàn khi dốc ³ 250 .

+ Xếp vật liệu , đồ nghề trên mái phải có biện pháp chống lăn , trượt theo mái dốc.

+ Cấm đi trực tiếp trên mái lợp phibro XM hoặc BT bọt mà phải có ván lát.

+ Các tấm lợp xếp tới đâu phải liên kết vào vì kèo ( xà gồ ) ngay trước khi nghỉ việc .

+ Khi trời có sương mù , gió ³ cấp 6, mưa rào không làm việc trên mái.

e./ Công tác lắp ghép :

 * Yêu cầu chung :

+ Công tác lắp ghép cần tiến hành theo trìnhtự nhất định , phù hợp với thiết kế thi công lắp ghép từng bộ phận riêng biệt của ngôi nhà hay của công trình.

+ Công nhân làm việc trên cao phải đeo dây an toàn.

+ Khi lắp ghép , sử dụng các dụng cụ điện , hơi nén , cắt đục lỗ hàn .v.v. phải có sàn công tác .

+ Cấm mọi người đứng dưới cấu kiện đang lắp ghép hoặc trong phạm vi hoạt động của cần trục .

+ Trong quá trìnhlắp ghép phải đảm bảo cho người lái nhìn rõ các khâu múc , buộc vật cẩu , tuyến nâng hạ vật vào vụ trí lắp .

+ Trường hợp bị khuất phải có người chỉ huy tín hiệu .

+ Khi tiến hành cẩu lắp phải theo sự chỉ huy tín hiệu thống nhất . Các công nhân tham gia lắp phải nắm vững tín hiệu đó .

+ Trước khi nâng hạ vật phải kiểm tra lại vật cẩu dây treo , móc buộc , bộ phận gia cường đề phòng vật cẩu bị biến dạng bị rơi .

+ Trong quá trìnhlắp ghép cấu kiện có trọng lượng lớn phái có dây neo , Hãm vật cẩu , không để đu đưa hoặc ba chạm .

+ Chọn thiết bị treo buộc kết cấu phự hợp với hình dạng , trọng lượng vật cẩu , khả năng tháo móc dễ dàng trong lắp ghép kết cấu .

+ Khi đang cẩu chuyển không được sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của vật cẩu .

+ Cấm bám vào vật cẩu khi cẩu chuyển .

+ Cấm đứng trên bộ phận kết cấu lắp ghép chưa cố định chắc chắn . Cấm với tay đón vật cẩu còn lơ lửng trên cao hoặc kéo vật cẩu khi còn lơ lửng .

+ Cấm xếp tạm vật cẩu lên sàn công tác vượt quá tải trọng cho phép của sàn .

+ Không ngừng việc khi chưa lắp kết cấu vào vị trí ổn định . Cấm để kết cấu treo lơ lửng . 

+ Chỉ lắp phần kết cấu bên trên khi đó cố định xong các bộ phận kết cấu của phần dưới theo quy định của thiết kế .

b./ Lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép .  

+ Khi lắp ghép nhà khung , cố định tạm cột bằng khung dẫn , dây chằng , nêm . Chỉ được lắp các tấm sàn , tấm mái khi đó cố định chắc chắn các dầm , dàn đảm bảo ổn định và bền vững .

+ Khi thao tác múc cấu hoặc thao tác liên kết kết cấu phải có sàn công tác chắc chắn .

+ Khi lắp ghép k/c tấm lớn phải dùng các thanh chống xiên , thanh giằng chéo , giằng ngang để cố định tạm cho kết cấu trước khi hàn chi tiết liên kết .

+ Chỉ được lắp ghép tầng sàn phía trên khi đó cố định chắc chắn tầng sàn phía dưới .

+ Các ban công , ô văng khi đó đặt đúng vị trí thiết kế phải cố định tạm bằng cột chống trước khi cố định hẳn . Khi thao tác cố định kết cấu này công nhân phải đeo dây an toàn .

c./ Lắp ghép kết cấu thép :

+ Trước khi lắp k/c thép công nhân phải được tâp dượt thành thạo thao tác và kiểm tra tình trạng máy múc thiết bị .

+ Khi lắp ghép kết cấu thép kích thước lớn phải được gia cường bằng các giằng , chống , neo .v.v đảm bảo ổn định khi cẩu lắp .

+ Việc lắp ghép kết cấu thép phải tiến hành theo đúng trìnhtự thi công để đảm bảo ổn định bền vững của k/c trong tất cả các giai đoạn của lắp ghép phù hợp thiết kế kết cấu  và tổ chức thi công .

+ Các thanh giằng cố định tạm thời phải lắp cùng lúc với lắp kết cấu chính .

+ Khi hàn , tán đinh , vặn bu loong phải có sàn công tác chắc chắn .

+ Đi lại từ dàn kèo này sang dàn kèo khác phải có sàn công tác rộng  ³ 50 cm . Có lan can bảo vệ cao ³ 1m .

+ Cấm đi lại trên các giằng chống gió , thanh chéo , xà gồ , thanh cánh thượng .v.v.

Chỉ đi lại trên thanh cánh hạ khi có dây cáp căng dọc theo dàn để móc dây an toàn .

@ Chỉ được tháo móc cẩu Khái kết cấu lắp ghép khi đó liên kết theo Yêu cầu sau :

+ Đối với cột có ít nhất 4 bu loong neo ở các phía  hoặc giữ  bằng dây neo , dây giằng

+ Đối với giàn kèo dùng dây giằng để giữ cho đến khi lắp xong các xà gồ , thanh giằng với các dàn đó lắp đặt và cố định trước đó .

+ Đối với dầm cầu chạy và dàn đỡ kèo cần lắp ngay các bu loong với số lượng ít nhất là  50 % bu  loong thiết kế , đẻ đảm bảo an toàn .

+ Đối với kết cấu tán đinh dùng bu loong với số lượng ít nhất là  20 % số lỗ theo chu vi .

+ Các thang treo kim loại phải có vũng cung bảo vệ bên ngoài cho công nhân lên xuống .

d/ Lắp ghép kết cấu gỗ :

+ Chỉ được lắp ghép kết cấu gỗ  khi đó kiểm tra sửa chữa những khuyết tật phát sinh

trong v/c – Cần  thiết phải xiết bu lụng nộo chỗ bị hỏng tránh kết cấu Khái bị ép vì chỗ treo buộc hay lót đệm .

+ Khi cẩu kết cấu gỗ cần treo buộc đúng cách , chỉ tháo dỡ thiết bị treo buộc khi đó lắp kết cấu đúng vị trí và liên kết chắc chắn vào gối đỡ .

+ Với kết cấu dài , mảnh ( dàn kèo ) nên dùng đòn treo cứng tránh cho kết cấu bị cong vênh do mất ổn định .

+ Trước khi đóng rui mè , hệ giằng cố định vì kèo phải được chống đỡ tạm .

+ Công nhân làm trên cao phải có sàn công tác và đeo dây an toàn .

e/ An toàn khi tháo dỡ k/c .

+ Tháo dỡ k/c  công trìnhphải thực hiện đúng thiết kế thi công .

+ Khi tháo dỡ kết cấu  phải có biện pháp phòng tránh các phần kết cấu thình lình sập đổ .

+ Cấm tiến hành tháo dỡ đồng thời kết cấu ở hai tầng trở lên trên cùng một phương đứng , khu vực tháo dỡ cần được ngăn chặn , treo biển báo nguy hiểm , cấm người qua lại ( không phận sự ) .

+ Tháo dỡ kết cấu cheo leo phải có thang hoặc giáo ghế , phải có biện pháp an toàn cụ thể . .

CHƯƠNG 16 .

               KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG ĐÀO HỐ SÂU .

                                ß 1. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN .

Thi công đất thường có khối lượng lớn , tốn nhiều công sức và cũng thường xảy ra tai nạn . Có các nguyên nhân chủ yếu sau :

1./ Sụp đổ đất khi đào hố sâu ( < 3m ) , vì đào hố hào sâu thành thẳng đứng chiều sâu vượt quá giới hạn cho phép  không có gia cố .

+ Đào hố mái dốc không đủ ổn định .

+ Gia cố chống đỡ không đúng kỹ thuật , không ổn định , vi phạm quy tắc an toàn khi tháo dỡ hệ chống đỡ .

2./ Đất đá lăn rơi từ trên bê xuống hố , hoặc đá lăn theo vách Nói xuống người làm việc bên dưới .

3./ Người ngã khi làm việc ở mái dốc quá đứng do không đeo dây an toàn .

4./ Bị nhiễm  hơi độc ( CO2 , NH3 , CH4 ) xuất hiện bất ngờ ở hố sõu .

5./ Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi nổ mìn .

                         ß 2 . CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN .

1./ Đảm bảo sự ổn định của hố đào .

a./ Khi đào với thành thẳng đứng .

Đất có độ ẩm tự nhiên , kết cấu không bị phá hoại , không có nước ngầm , chỉ cho phép đào thành thẳng đứng không cần gia cố với chiều sâu hố đào hạn chế theo quy phạm :

+ Đất cát và sái £ 1m .

+ Đất á cát  £ 1,25 m .

+ Đất á sét  và sét £ 1,5 m .

+ Đất cứng  £ 2 m .

+ Khi hố sâu > giới hạn trên phải đào theo mái dốc , dật cấp , phải chống đỡ v.v.v. theo các biện pháp kỹ thuật đó học .

@ Chiều sâu tới hạn của hố đào thành đứng có thể tính theo công thức của Xụcụlốp xki :

                                                                      ( m )

Trong đó :   Hth Chiều sâu tới hạn hố đào ( m ) .

                   Dụng trọng của đất  ( 2t/m 3 )

                     Góc ma sát nội của đất .

                   C  Lực dính kết của đất ( t/m  2 ) .

Hoặc có thể áp dụng công thức của Gs Sưtôvích :

                                                       

Trong đó :   Hth Chiều sâu tới hạn hố đào ( m ) .

                   Dung trọng của đất  ( 2t/m 3 )

                   C  Trị số trung bình lực dính kết của đất ( t/m  2 ) .

                                    + Đất cát  :  C = 0,2

                                    + Đất lẫn thực vật  C = 0,5

                                    + Đất á cát  :  C = 1,5

                                    + Đất á sét  :  C = 5

                                    + Đất sét  :  C = 8,5

                  m Hệ số ổn định ( m = 1,5 – 3 )

2./ Biện pháp phòng ngừa người ngã :

+ Công nhân xuống phải có thang leo , cấm trèo trên các thanh văng chống .

+ Khi làm việc trên mái dốc có h > 3m  , > 45 o hoặc bề mặt mái dốc trơn trượt , độ dốc > 30 o công nhân phải đeo dây an toàn .

+ Hố đào phải có rào ngăn , ban đêm phải có đèn báo hiệu .

3./ Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc :

Trước khi CN xuống làm việc ở hố sâu , giếng khoan , đường hầm , phải kiểm tra không khí bằng đèn thợ má ( VD : có khí CO 2 đèn lập loè và tắt , nếu có khí CH 4 tthì đèn sẽ cháy sáng )

+ Khi phát hiện có khí độc dưới hố đào phải đình chỉ ngay công việc , tìmnguyên nhân và tìmbiện pháp triệt nguồn phát sinh khí độc , giải toả đi bằng máy nén khí , bằng quạt .v.v. Nếu cần phải làm ở hố sâu tthì phải mang mặt nạ phòng độc , bình dưỡng khí và phải cố người bên trên theo dõi hỗ trợ .

3./ Biện pháp phòng ngừa tai nạn khi nổ mìn :

+ Sử dụng loại mìn ít nguy hiểm , kinh tế nhất , đó được cơ quan nhà nước cho phép sử dụng .

+ Giữ thuốc nổ quá 1 ngày đêm phải có bảo quản ở kho riêng , an toàn .

+ Khu vực kho thuốc nổ phải để xa khu người ở , xa khu sản xuất , có hàng rào bảo vệ

+ Cần phải tính toán lượng thuốc nổ và liều lượng thuốc nổ , số lượng mìn cựng nổ để đảm bảo an toàn : tức là cần chú ý công suất nổ mìn .

+ Trước khi nổ mìn : xung quanh khu nổ mìn bán kính 200 m phải có rào ngăn người qua lại  và phải có người cảnh giới . Các đường qua lại phải có biển cấm qua lại . Khoảng cách an toàn có thể tính toán như sau :

                                                      

Trong đó :            RA Khoảng cách an toàn  ( m )

                              q Lượng thuốc nổ ( kg )

     KA : Hệ số phụ thuộc vào tính chất thuốc nổ , điều kiện và đặc tính công phá .

Có thể lấy bán kính an toàn với người gần đúng như sau :

                                                          ( m )

+ Sau khi nổ mìn công nhân điều khiển nổ mìn phải quan sát Vòng nổ để xử lý mìn câm .

                                                   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro