C2-K/n&ND.QL.CSVC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. QUẢN LÝ CSVC & TBGD

1. Khái niệm về Quản lý CSVC & TBGD: Quản lý CSVC và TBGD là tác động tích cực của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBGD phục vụ đắc lực cho công tác GD và ĐT.

- Nội dung CSVC và TBGD mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng:

- CSVC và TBGD chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục, đào tạo khi được quản lý tốt

->Do đó đi đôi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý CSVC và TBGD trong nhà trường.

- Do CSVC và TBGDlà một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục, vừa mang đặc tính khoa học- giáo dục

- quản lý một mặt phải tuân thủ :

+ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học.

+ Mặt các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

- Quản lý CSVC và TBGD là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường

- Bộ GD và ĐT đã coi việc đổi mới quản lý trường học là 1 trong những bpháp cơ bản để nâng cao chất lượng GD và ĐT.

2. Nội dung về Quản lý CSVC & TBGD:

2.1. Xây dựng và bổ sung thường xuyên :

Quá trình xây dựng và bổ sung thường xuyên giúp hình thành một hệ thống hoàn chỉnh CSVC và TBGD (trường sở, sách, thư viện và thiết bị giáo dục) :

- Xây dựng trường sở với các khối công trình đặc biệt là hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn.

- Mua sắm TBGD theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của trường.

- Tổ chức tự làm, sưu tầm TBGD.

- Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản trang bị trước, cần trang bị một số phương tiện Nghe - Nhìn, đưa máy vi tính vào mục đích dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại hiệu quả cao.

- Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị CSVC trước mắt và lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn lực khác nhau : ngân sách Nhà nước, nhân dân đóng góp, giáo viên và học sinh tự làm.

2.2. Duy trì, bảo quản CSVC & TBGD

- Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước: thực hiện chế độ trách nhiệm theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra…

- Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ đến các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như dụng cụ quang học, điện tử, máy tính...). Cần có kinh phí để mua vật tư, vật liệu có việc bảo quản.

- Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản.

2.3. Sử dụng CSVC và TBGD

Mọi thiết bị đều phải thông qua việc sử dụng vào mục tiêu GD, dạy học mới phát huy hiệu quả. Để sử dụng tốt,cần một số điều kiện kèm theo :

- CSVC phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản tốt và đặc biệt được tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý.

- Các điều kiện đảm bảo về kỹ thuật, môi trường

- Việc sử dụng TBGD có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng.

- Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề:

- quản lý như đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng,

- khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên,

- thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn

2.4. Quản lý trường học

Tận dụng toàn bộ hệ thống trường sở vào mục tiêu đào tạo với khoảng thời gian tối đa cho phép.

- Quy mô trường lớp phụ thuộc vào nhiều dữ kiện của tính toán ban đầu và nhu cầu thực tế.

- quy mô đó phải phù hợp với khả năng tổ chức, quản lý của nhà trường: không nên vượt quá 45 học sinh.

- Diện tích mặt bằng được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng với bình quân tối thiểu: khu học là 12-14m2/1học sinh, khu ở cần đảm bảo 12m2/1 HS

- đảm bảo cả mặt bằng cho vui chơi, luyện tập thể thao, văn nghệ, cho việc xây dựng xưởng trường, vườn trường.

2.4. Quản lý trường học

- Mẫu thiết kế trường học T/h theo quy định của bộ GD và Đt cho từng vùng.

- Khuôn viên trường phải có hàng rào bảo vệ (tường, hàng rào cây xanh)

- Các khối công trình bao gồm :

- Khối phòng học.

- Khối nhà ở cho giáo viên.

-Khối phòng phục vụ (phòng thí nghiệm, kho TN, thư viện,...).

- Khối hành chính quản trị ( phòng Hiệu trưởng ; Phó hiệu trưởng ; phòng đoàn thể; văn phòng; phòng y tế; phòng kho; phòng thường trực).

- Khu sân bãi cho hoạt động GD thể chất.

- Khu nhà, xưởng, vườn... cho việc hướng nghiệp, dạy nghề,

- Khu đất xây dựng cần được ngăn cách bởi hàng rào

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro