C2.NMTCTT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put your story text here...Chương 2:

1. Trình bày cấu trúc hệ thống tài chính, phân tích mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính?

2. Phân tích ND, chức năng p2 của tài chính? Ý nghĩa của việc nghiên cứu? Việc vận dụng chức năng này trong hoạt động tài chính hộ gia đình được biểu hiện ntn?

3. Bản chất của tài chính? Ý nghĩa nghiên cứu?

4. Chức năng giám đốc của tài chính? Ý nghĩa nghiên cứu? Liên hệ trong hoạt động của 1 DN.

5. Mối liên hệ giữa các chức năng của tài chính, liên hệ các chức năng đó trong hoạt động 1 DN

6. Mối liên hệ giữa p2 và giám đốc, áp dụng cho 1 khâu của hệ thống tài chính?

7. C/m quá trình p2 lại là tất yếu khách quan?

Chương 2:

8. Trình bày cấu trúc hệ thống tài chính, phân tích mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính?

Ngân sách nhà nước

Tài chính doanh nghiệp

Bảo hiểm

Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội

Tín dụng

Ta thấy hệ thống tài chính gồm các khâu: Ngân sách nhà nước, Tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm, tín dụng, tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội.

Mỗi khâu có một vị trí riêng có thể khái quát như sau:

- Ngân sách nhà nước: là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của quốc gia. Quỹ NSNN được tập lập và sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời giúp cho nhà nước thực hiện các chức năng của mình về mọi mặt. Đây được coi là khâu chủ đạo trong HTTC thống nhất, vì nó gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, hoạt động của NSNN bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân chi phối các khâu của HTTC.

- Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của HTTC, bởi lẽ hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội; tạo nên thu nhập của bảo hiểm, tín dụng, NSNN, tài chính hộ gia đình. Ví dụ: Doanh nghiệp nộp thuế cho NSNN, Doanh nghiệp trả lương, thưởng, lợi tức cổ phiếu cho công nhân, với các tổ chức tín dụng thông qua việc thu hút nguồn tài chính để tạo vốn hoặc trả nợ gốc và lãi vay...

- Bảo hiểm, tín dụng được coi là khâu trung gian trong hệ thống tài chính. Trong tiến trình vận động của tài chính, các tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò là "cầu nối" vừa thu hút các nguồn tài chính trong nền kinh tế vừa đẩy các nguồn vốn vào các kênh trong hệ thống.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, từ đó lại bơm tiền vào các kênh để đáp ứng nhu cầu của người đi vay. Hay qua các nghiệp vụ bảo hiểm, thu phí bảo hiểm, các công ty bảo hiểm có thể tái lập được một bộ phận quỹ tài chính tương đối nhàn rỗi cho phép đầu tư hoặc tài trợ vào những lĩnh vực khác.

Cụ thể:

+ Bảo hiểm: Là một dịch vụ tài chính, bảo hiểm có thể có nhiều hình thức và nhiều quỹ tiền tệ khác nhau, nhưng tính chất chung và đặc biệt của các quỹ bảo hiểm là được tạo lập và sử dụng để bồi thường tổn thất nhiều dạng cho những chủ thể tham gia bảo hiểm tùy theo mục đích của quỹ. Ví dụ: BHRR có nhiệm vụ động viên thu hút các nguồn vốn trong xã hội thông qua việc đóng góp quỹ bảo hiểm của những người tham gia để tạo lập quỹ tiền tệ nhằm bồi thường những tổn thất cho họ khi có những rủi ro bất ngờ xảy ra gây ra thiệt hại về vật chất theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm; hay BHXH thì động viên, thu hút các nguồn vốn thông qua sự đóng góp của người lao động hoặc các đơn vị sử dụng lao động để tạo lập quỹ tiền tệ nhằm bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động khi bị tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.

+ Tín dụng: Là một dịch vụ tài chính đặc biệt gắn liền với việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ thông qua việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi để cho vay, đáp ứng các nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức.

- Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội

Sự vận động của các nguồn tài chính của các tổ chức xã hội và hộ gia đình đều có cùng tính chất, đặc điểm là cho mục đích tiêu dùng nên được xếp vào cùng một khâu tài chính.

+ Tài chính của các tổ chức xã hội: Tạo lập quỹ tiền tệ thông qua sự đóng góp hội phí, quyên góp, ủng hộ các thành viên trong, ngoài nước và của cá nhân, các tổ chức xã hội khác và của chính phủ; Sử dụng quỹ tiền tệ đã được tạo lập nhằm mục đích tiêu dùng cho hoạt động của tổ chức xã hội. Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư quỹ có thể tham gia vào thị trường tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác (mua trái phiếu, tín phiếu...)

+ Tài chính hộ gia đình: Tạo lập quỹ tiền tệ từ tiền lương, tiền công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lao động hay sản xuất kinh doanh; Từ nguồn thừa kế tài sản; từ nguồn biếu tặng khác nhau trong nước và ngoài nước; các nguồn khác như lãi tiền gửi ngân hàng, lãi do mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

Quỹ tiền tệ hộ gia đình chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng của gia đình. Một phần nguồn tài chính của quỹ có thể tham gia vào quỹ ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí; tham gia vào các quỹ bảo hiểm dưới các hình thức bảo hiểm khác nhau; tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiết kiệm...Nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các hộ gia đình cũng có thể được sử dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình hoặc có thể than gia vào thị trường tài chính qua việc mua cổ phần, trái phiếu, tín phiếu...

Ta thấy mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính thể hiện:

- Quan hệ trực tiếp: Các khâu trong hệ thống tài chính thống nhất đều có quan hệ trực tiếp với nhau. Ví dụ: Giữa NSNN cấp vốn cho Tài chính doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp và các khâu khác nộp thuế cho NSNN...

- Quan hệ gián tiếp thông qua sự vận hành của thị trường tài chính và bị chi phối bởi các quy luật khách quan. Ví dụ: Khi các doanh nghiệp cần vốn để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn qua thị trường tài chính, cụ thể ở đây doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường chứng khoán, huy động vốn qua thị trường chứng khoán bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu..., hoặc có thể đi vay các tổ chức trung gian như các Ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm...thông qua thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

- Các khâu của hệ thống tài chính đều có tác đông qua lại với nhau.

Ví dụ: Hoạt động của TCDN tạo ra thu nhập của Hộ gia đình, Tài chính hộ gia đình có tiết kiệm, gửi tiền vào các quỹ tín dụng. Các tổ chức tín dụng lại bơm tiền cho hoạt động của TCDN khi có yêu cầu...

9. Phân tích ND chức năng p2 của tài chính? Ý nghĩa của việc nghiên cứu? Việc vận dụng chức năng này trong hoạt động tài chính hộ gia đình được biểu hiện ntn?

Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ đó quá trình phân phối của cải xã hội được thực hiện thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm thoả mãn nhu cầu của nhà nước và của mọi chủ thể trong xã hội

Đối tượng phân phối

• GDP được tạo ra hàng năm. đây là đối tượng phân phối chính của tài chính, gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận GDP sáng tạo ra trong năm (trong kỳ phân phối này)

- Bộ phận GDP tạo ra từ kỳ trước nhưng chưa phân phối

• Các nguồn lực tài chính được huy động từ bên ngoài: nguồn lực tài chính có từ hoạt động xuất nhập khẩu, viện trợ, đầu tư quốc tế, ...

• Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn: đất đai, dầu mỏ, khoáng sản...

Chủ thể phân phối

• Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn tài chính

• Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn tài chính

• Chủ thể có quyền lực chính trị

Kết quả của phân phối tài chính

• Là sự hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích đã định

Đặc điểm của phân phối tài chính

 Phân phối tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị nhưng không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.

 Phân phối tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ.

 Các quan hệ phân phối TC không phải bao giờ cũng nhất thiết kèm theo sự dịch chuyển giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác.

 Phân phối TC bao gồm 2 quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại trong đó phân phối lại bao trùm và thể hiện rõ nét nhất bản chất của TC.

Quá trình phân phối của tài chính

 Phân phối lần đầu

- Khái niệm: Là quá trình phân phối chỉ diễn ra trong khu vực sản xuất, tạo ra các quỹ tiền tệ cơ bản đối với những chủ thể có liện quan đến quá trình sản xuất.

- Chủ thể tham gia phân phối lần đầu : Đó là những người nông dân làm ra lúa gạo, những người công nhân sản xuất đường, người thợ cắt tóc...họ đều là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hay sản phẩm dịch vụ. chính vì vậy người ta còn gọi phân phối lần đầu là phân phối trong sản xuất.

- Phạm vi : Ta thấy rằng phân phối lần đầu có phạm vi hẹp chủ yếu trong khâu cơ sở của hệ thống tài chính (tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình)

- Kết quả của PP lần đầu: bù đắp các chi phí tiêu hao, hình thành các quỹ DN (tiền lương, tự bảo hiểm..), trả cho các chủ thể sở hữu vốn và tài nguyên.

- Kết quả :Tổng sản phẩm quốc dân được chia thành các phần cơ bản:

Một phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Phần này dùng để tái sản xuất xã hội.

Một phần để trả cho người lao động, đây là thu nhập của người lao động.

Một phần hình thành nên các quỹ dự trữ của các chủ thể nhằm bù đắp những tổn thất bất ngờ xảy ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên liên tục.

Một phần là thu nhập của các chủ sở hữu về vốn và các nguồn tài nguyên

 Phân phối lại

- Khái niệm: là quá trình tiếp tục phân phối các quỹ tiền tệ đã hình thành trong phân phối lần đầu ra toàn xã hội

- Chủ thể của phân phối lại là mọi đối tượng trong xã hội

- Phạm vi : Có phạm vi rộng, bao trùm toàn bộ các khâu trong hệ thống tài chính, Ta có thể thấy rằng quá trình phân phối được lặp đi lặp không hạn chế số lần phân phối, diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và không có điểm kết thúc.

- Như vậy, một hệ thống phân phối mà ở đâu cũng thấy nó, do đó ta có thể khẳng định phân phối lại đặc trưng bao trùm toàn bộ các quá trình phân phối của tài chính

- Kết quả PP lại : Tạo ra nhiều quỹ tiền tệ mới đáp ứng nhu cầu của mọi chủ thể trong xã hội.

- Tác dụng của PP lại (3 tác dụng)

Bảo đảm cho khu vực không sản xuất vật chất có phương tiện vật chất để tồn tại và hoạt động.

Bảo đảm cho phát triển cân đối và đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng và địa phương.

Phân phối lại góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư để thực hiện công bằng xã hội.

ý nghĩa của việc nghiên cứu

Chức năng phân phối của tài chính cho ta thấy được các nguồn tài chính trong xã hội được phân phối vào các quỹ tiền tệ để sử dụng với những mục đích khác nhau. Qua mục đích của từng quỹ tiền tệ để cân nhắc, lựa chọn phân phối vào đâu, vào chỗ nào để mang lại hiệu quả cao nhất.

10. Bản chất của tài chính? Ý nghĩa nghiên cứu?

- Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị.

- Tài chính là các mối quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhưng tài chính không phải là tiền hay quỹ tiền tệ. Vì thứ nhất: Tiền tệ ra đời trước tài chính, thứ 2: tiền tệ về bản chất là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá với 5 chức năng...Tài chính không phải là tiền tệ với bản chất chức năng như vậy, mà là phương thức vận động độc lập tương đối của tiền với 2 chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ.

- Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và pháp luật. Bất kỳ một hoạt động nào trong nền kinh tế đều phải chịu sự tác động của Nhà nước và pháp luật, nhưng chúng ta phải khẳng định rằng, tài chính không phải là hệ thống các luật lệ về tài chính. Luật lệ tài chính là phạm trù mang tính chủ quan do con người xây dung, còn tài chính là phạm trù mang tính chất khách quan. Luật lệ về tài chính chỉ là công cụ của Nhà nước để điều tiết các quan hệ tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước.

11. Chức năng giám đốc của tài chính? Ý nghĩa nghiên cứu? Liên hệ trong hoạt động của 1 DN.

a. Khái niệm

Chức năng giám đốc là chức năng mà nhờ đó quá trình giám đốc bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình phân phối của tài chính nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ luôn được tạo lập và sử dụng đúng mục đích đã định.

Mục đích của giám đốc tài chính là xem xét tính hiệu quả của quá trình phân phối, phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối. Để biết được rằng phân phối như vậy đã đúng chưa? đã công bằng chưa? đã đúng mục đích chưa? Có hiệu quả chưa? Nếu có hiệu quả thì tiếp tục phân phối. Nếu chưa hiệu quả thì điều chỉnh để việc phân phối hợp lý và hiệu quả hơn trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

b. Đối tượng: Đối tượng của giám đốc tài chính là qúa trình vận động của các nguồn tài chính, hay chính là giám đốc quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

c. Chủ thể của giám đốc tài chính: Ta thấy rằng chủ thể của giám đốc cũng chính là chủ thể của phân phối, Bởi vì, quá trình kiểm tra, giám soát nhằm thực hiện các mục đích của chủ thể phân phối. Để quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó.

d. Đặc điểm

- Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền (hay nói cách khác là việc tiến hành kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua việc đo lường bằng các chỉ tiêu giá trị), nhưng nó không phải với tất cả các chức năng của tiền tệ mà chỉ với chức năng thước đo giá trị và phương tiện cất trữ.

- Giám đốc tài chính là một loại hình giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục. Do vậy giám đốc tài chính là loại giám đốc rất có hiệu quả và tác dụng rất kịp thời.

Như đã biết, giám đốc của tài chính là giám đốc đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính - vốn tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá, vốn tiền tệ là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Không có một lĩnh vực kinh tế, xã hội nào có thể tồn tại và phát triển nếu không có nguồn tài chính đảm bảo. ở đâu có sự vận động của các nguồn tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính. Chính vì vậy, giám đốc tài chính có phạm vi rất rộng rãi. Mặt khác, sự vận động của các nguồn tài chính thông qua hoạt động thu, chi bằng tiền (quá trình phân phối) là một quá trình diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế. Do vậy, giám đốc tài chính được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.

Về mặt phương pháp, giám đốc tài chính được thực hiện thông qua việc kiểm tra các chỉ tiêu tài chính (được phản ánh bằng tiền, bằng giá trị) mà các chỉ tiêu tài chính là những chỉ tiêu mang tính tổng hợp phản ánh đồng bộ các mặt hoạt động khác nhau của một đơn vị cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện. Cũng chính nhờ vào đặc điểm này cho ta thấy giám đốc tài chính là loại giám đốc rất có hiệu quả và có tác dụng kịp thời.

- Giám đốc tài chính luôn gắn liền với việc xem xét các chỉ tiêu tài chính và các chuẩn mực trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Ví dụ: Khi quản lý tài chính trong doanh nghiệp người ta phải căn cứ vào các quy định, các quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, của Bộ, của cấp trên như: văn bản luật, các thông tư, nghị định, các nội quy, quy chế của công ty...để làm căn cứ cho quá trình giám đốc được chính xác và hiệu quả. Chính các chuẩn mực trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ đã đưa tới khả năng tự kiểm tra, giám sát của mỗi chủ thể một cách hiệu quả nhất. Khi phân phối sai mục đích thì phát hiện để sửa...

e. Phạm vi giám đốc của tài chính:

Quá trình giám đốc của tài chính được diễn ra ở tất cả các hoạt động của nền kinh tế xã hội (tức là nó diễn ra ở mọi khâu của hệ thống tài chính).

Tác dụng của giám đốc tài chính

Thông qua giám đốc tài chính giúp ta thấy được hiệu quả của quá trình phân phối, kiểm tra được sự vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quĩ tiền tệ, đồng thời tư vấn cho các chủ sở hữu các nguồn tài chính, các quĩ tiền tệ biết cách phân phối sử dụng các nguồn tài chính như thế nào cho hiệu quả, hợp lý, đúng mục đích. Đồng thời ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro

Cụ thể:

- Giúp cho quá trình phân phối của tài chính diễn ra một cách trôi chảy đúng định hướng và phù hợp với các quy luật khách quan.

- Giám đốc tài chính góp phần thúc đẩy việc sử dụng các yếu tố vật tư, tiền vốn, lao động một cách tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền sản xuất xã hội.

- Giám đốc tài chính góp phần nâng cao kỷ luật tài chính thúc đẩy việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể chế tài chính làm lành mạnh hoá các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

g. ý nghĩa của việc nghiên cứu

Nhờ chức năng giám đốc đã phát huy khả năng khách quan trong việc sử dụng tài chính làm công cụ kiểm tra, giám sát quá trình hình thành và sử dụng (quá trình phân phối) bằng đồng tiền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, giúp cho các hoạt động đó diễn ra một cách an toàn nhất và hiệu quả nhất.

12. Mối liên hệ giữa các chức năng của tài chính, liên hệ các chức năng đó trong hoạt động 1 DN

* Mối quan hệ giữa hai chức năng của tài chính

Chức năng giám đốc và chức năng phân phối đều là chức năng vốn có của tài chính. Do vậy chúng có quan hệ mật thiết gắn bó hữu cơ với nhau, không thể tách rời. Mối quan hệ giữa hai chức năng này thể hiện:

- Chính sự hiện diện của chức năng phân phối đã đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn hợp lý theo mục tiêu đã định. Ngược lại nhờ có chức năng giám đốc mà chức năng phân phối được thực hiện một cách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu khách quan, rõ ràng.

Ví dụ 1: Trong hoạt động của NSNN, Nhà nước có cần phải kiểm tra, giám sát việc thu thuế không? Có, để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế, tránh hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế thì đòi hỏi nhà nước cần phải có hoạt động kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra kiểm soát càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu quả của thu NSNN càng đạt hiệu quả bấy nhiêu. Đối với hoạt động chi NSNN cũng vậy, chức năng giám đốc giúp cho việc chi đúng mục đích, tránh lãng phí thất thoát...

Ví dụ 2: Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Hoạt động cho vay, ngân hàng phải thẩm định các dự án vay, kiểm tra tài sản thế chấp, khi cho vay rồi thì theo dõi xem khách hàng có thực hiện đúng khế ước trong hợp đồng tín dụng không?...

- Trong thực tế, công tác giám đốc tài chính có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, với quá trình tổ chức sự vận động của các nguồn tài chính. Nếu chức năng phân phối được thực hiện tốt, đúng đắn thì chức năng giám đốc cũng được thực hiện một cách dễ dàng, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Mặt khác khi chức năng giám đốc phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng sẽ quay trở lại tác động, điều chỉnh tới việc phân phối đúng đắn hơn, hợp lý hơn.

13. Mối liên hệ giữa p2 và giám đốc, áp dụng cho 1 khâu của hệ thống tài chính?

* Mối quan hệ giữa hai chức năng của tài chính

Chức năng giám đốc và chức năng phân phối đều là chức năng vốn có của tài chính. Do vậy chúng có quan hệ mật thiết gắn bó hữu cơ với nhau, không thể tách rời. Mối quan hệ giữa hai chức năng này thể hiện:

- Chính sự hiện diện của chức năng phân phối đã đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn hợp lý theo mục tiêu đã định. Ngược lại nhờ có chức năng giám đốc mà chức năng phân phối được thực hiện một cách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu khách quan, rõ ràng.

Ví dụ 1: Trong hoạt động của NSNN, Nhà nước có cần phải kiểm tra, giám sát việc thu thuế không? Có, để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế, tránh hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế thì đòi hỏi nhà nước cần phải có hoạt động kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra kiểm soát càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu quả của thu NSNN càng đạt hiệu quả bấy nhiêu. Đối với hoạt động chi NSNN cũng vậy, chức năng giám đốc giúp cho việc chi đúng mục đích, tránh lãng phí thất thoát...

Ví dụ 2: Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Hoạt động cho vay, ngân hàng phải thẩm định các dự án vay, kiểm tra tài sản thế chấp, khi cho vay rồi thì theo dõi xem khách hàng có thực hiện đúng khế ước trong hợp đồng tín dụng không?...

- Trong thực tế, công tác giám đốc tài chính có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, với quá trình tổ chức sự vận động của các nguồn tài chính. Nếu chức năng phân phối được thực hiện tốt, đúng đắn thì chức năng giám đốc cũng được thực hiện một cách dễ dàng, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Mặt khác khi chức năng giám đốc phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng sẽ quay trở lại tác động, điều chỉnh tới việc phân phối đúng đắn hơn, hợp lý hơn.

14. C/m quá trình p2 lại là tất yếu khách quan?

Kết quả của quá trình phân phối lần đầu. Tổng sản phẩm quốc dân được chia thành các phần cơ bản:

+ Một phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất hoặc tiến hành dịch vụ. Phần này bù đắp chi phí khấu hao tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc...) và chi phí nguyên, nhiên vật liệu đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và kinh doanh dịch vụ. Phần này dùng để tái sản xuất xã hội.

+ Một phần hình thành quỹ tiền lương để trả cho người lao động, đây là thu nhập của người lao động.

+ Một phần hình thành nên các quỹ dự trữ của các chủ thể nhằm bù đắp những tổn thất bất ngờ xảy ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Ví dụ : hình thành các quỹ bảo hiểm

+ Một phần là thu nhập của các chủ sở hữu về vốn và các nguồn tài nguyên: Chủ sở hữu về vốn ở đây là cổ đông trong công ty cổ phần; các ngân hàng vay vốn; là nhà nước...

Như vậy kết quả của quá trình phân phối lần đầu là tạo ra những quỹ tiền tệ cơ bản của nền kinh tế. Nếu chỉ dùng lại ở đây, việc phân phối chưa thể đáp ứng được nhu cầu toàn diện của toàn xã hội. Những người, những chủ thể không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất (hoạt động trong lĩnh vực phi vật chất) sẽ không có sản phẩm vật chất để tiêu dùng. Ví dụ: Giáo viên, bác sỹ, quân đội, các cơ quan như trường học, bệnh viện, các tổ chức xã hội... Do đó, phân phối lại trở thành đòi hỏi khách quan của xã hội

Tác dụng của quá trình phân phối lại:

+ Bảo đảm cho khu vực không sản xuất vật chất có phương tiện vật chất để tồn tại và hoạt động.

+ Bảo đảm cho phát triển cân đối và đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng và địa phương.

Nếu không có phân phối lại thì địa phương nào làm ra nhiều của cải vật chất thì chi tiêu nhiều, địa phương nào không làm ra thì không chi tiêu. Như vậy có hợp lý không? Vì vậy, cần có phân phối lại để đảm bảo cho phát triển đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực và các địa phương.

+ Phân phối lại góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư để thực hiện công bằng xã hội. Điều tiết bớt các thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao và nâng đỡ thêm các đối tượng thu nhập thấp. Ví dụ, những người có thu nhập thấp ở mức dưới chuẩn thuộc các hộ đói, họ nghèo được chính phủ hỗ trợ bằng tiền, bằng các chính sách cho vay ưu đãi, cho vay theo chương trình xoá đói giảm nghèo của chính phủ, hay đánh thuế vào thu nhập của những người có thu nhập cao...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nmtctt