C3,4,5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 3: Trình bày hoàn cảnh đất nước và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của ĐCSĐD trong thời kì 1939-1945. Ý nghĩa và kết quả của chủ trương đó?

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Ngày 1/9/39 Đức tấn công Ba Lan, 2 ngày sau (3/9/39) Anh-Pháp tuyên chiến với Đức. CTTG lần thứ 2 bùng nổ.Pháp tham chiến và thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.

+ Về chính trị: Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, Đảng Cộng Sản Pháp bị đặtngoài vòng pháp luật. Phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, 1 số quyền tự do – dân chủ bị thủ tiêu.

+ Về kinh tế: Ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của cho cuộc chiến

- TD Pháp thi hành chính sách phản động toàn diện, điên cuồng đàn áp CM. Chúng thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ mà ND ta vừa giành được trong thời kỳ vận động dân chủ công khai 1936 – 39. Đặc biệt là sau khi Nhật vào ĐD, cả Pháp và Nhật đã cấu kết với nhau ra sức vơ vét bóc lột ND ta để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

=> Nhân dân Đông Dương hết sức căm thù TDP, mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu hết sức gay gắt

- Trước những hoàn cảnh biến đổi bất lợi kể trên, 1 yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với CMVN là cần phải có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

b. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: Qua HN TW VI, VII, VIII

- Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được hình thành và thông qua 3 hội nghị TW của Đảng:

+ HN TW 6 (11/1939) tại Bà Điểm, do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì. đây đc coi là HN mở đầu cho việc điều chỉnh chủ trương CM của Đảng. Đề ra sự chuyển hướng

+ HN TW 7 (11/1940) tại Đình Bảng do đồng chí Trường Chinh chủ trì. HNdiễn ra trong bối cảnh fx Nhật đổ bộ vào chiếm đóng ĐD, TD Pháp từng bước nhượng bộ và đầu hàng Nhật. Cụ thể hóa sự chuyển hướng

+ HN TW8 (5/1941) tại Pác Pó do đônhg chí NAQ chủ trì trong hoàn cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi. Hoàn chỉnh sự chuyển hướng. Do có sự chỉ đạo trực tiếp của Bác nên chuẩn bị chu đáo cho cao trào tiền khởi nghĩa và khởi nghĩa

- Nội dung:

+ Một là: Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, giải quyết cấp bách mâu thuẫn chủ yếu lúc này giữa dân tộc ta với ĐQ, phát xít Pháp-Nhật. Tạm gác nhiệm vụ chống phong kiến

+ Hai là: Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.

+ Ba là: Xác định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được coi là nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn hiện tại. Vì, TDP đã bắt đầu đàn áp dã man nên phải vũ trang chứ không đơn thuần đòi quyền dân sinh, dân chủ

·Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang

·Xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.

·Chú trọng công tác xây dựng Đảng

- Hai dự báo của Bác tại Hội nghị TW 8 (5-1941):

+ Đức chắc chắn sẽ tấn công Liên Xô, nhưng Liên Xô nhất định thắng lợi, mang

lại cơ hội giải phóng dân tộc cho các nước trên thế giới.

+ Cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi vào tháng 8 năm 1945.

c. Ý nghĩa, kết quả:

- Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được hoàn chỉnh góp phần giải quyết mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, đưa đến những chủ trương, sự chỉ đạo đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó.

- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giúp cho nhân dân ta có đường hướng đúng để tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giúp công tác chuẩn bị giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong cả nước, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền.

+ Lực lượng cách mạng đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh của quần chúng.

+ Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm cơ sở đưa tới sự ra đời của Việt Nam Giải phóng quân sau này.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương cũng chỉ đạo việc lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng.

- Khẳng định vai trò quan trọng của Nguyễn Ái Quốc với thắng lợi của cách mạng tháng 8.

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh đất nước và chủ trương “Kháng chiến kiến quốc”được công bố ngày 25/11/1945 của TW ĐCSVN .Ý nghĩa của chủ trương đó?Hoàn cảnh lịch sử:

- Thuận lợi:+ Trên thế giới, hệ thống XHCN đang hình thành và ngày càng lớn mạnh. Trong khi đó, hầu hết các nước ĐQ đều suy yếu.

+ Trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ trung ương đến cơ sở.

+ 3 dòng thác cách mạng phát triển: Hệ thống XHCN; phong trào giải phóng lên cao; phong trào đấu tranh đòi hòa bình dân chủ, dân sinh.

+ Nhân dân lao động làm chủ vận mệnh đất nước, phấn khởi xây dựng cs mới.

- Khó khăn:

+ Ta phải đối phó với cả thù trong giặc ngoài:

Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng với danh nghĩa đồng minh vào cướp vũ khí của Nhật nhưng thực chất là âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.

Miền Nam: quân Anh vào cướp vũ khí của Nhật, nhưng thực chất là dọn đường cho Pháp.

23/9/1945, P nổ súng xâm lược Nam Bộ.

Bọn Nhật còn chiếm đóng nhiều nơi của ta. Trong nước các tổ chức phản động mọc lên như nấm.

+ Kinh tế - xã hội:

·Về kinh tế: kiệt quệ

·Về tài chính:ngân hàng trống rỗng

·Về văn hóa: hơn 90% dân số mù chữ nên xã hội nảy sinh ra những tệ nạn xã hội.

·Về quân sự: lực lượng mỏng, vũ khí trang thiết bị thô sơ.

·Về ngoại giao: chưa có nước nào công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta.

ðNhận xét: Sau CMT8, chính quyền non trẻ của ta đứng trước những thử thách vô cùng to lớn, khó khăn chồng chất khó khăn, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Có 2 khả năng: mất chính quyền, quay trở lại kiếp sống nô lệ hoặc củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Nội dung chủ trương kháng chiến:

- Tính chất: Cách mạng giải phóng dân tộc khó khăn.

- Xác định kẻ thù: Pháp là kẻ thù chính của chúng ta với 3 lí do:

+ Pháp đã thống trị VN gần 90 năm

+ Được quân Anh giúp và thực tế đã xâm lược Nam Bộ

+ Dã tâm của chúng là cướp nước ta 1 lần nữa.

- Khẩu hiệu: Ta đã đưa ra khẩu hiệu là “Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”

+ Lập mặt trận dân tộc thống nhất chú trọng lôi kéo địa chủ kháng chiến và đồng bào công giáo.

+ Nhiệm vụ:

vCủng cố chính quyền cách mạng (nhiệm vụ trọng tâm và bao trùm)

vBài trừ nội phản

vChống Pháp xâm lược

vCải thiện đời sống nhân dân

Ø Biện pháp:

- Nội chính: Củng cố chính quyền về mọi mặt

+ Bầu cử Quốc hội (6/1/1946)

+ Lập Chính phủ (2/3/1946)

+ Đề ra Hiến pháp (9/1/1946)

- Kinh tế-tài chính: Diệt giặc đói bằng cách tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhương cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách.

Phát động tuần lễ vàng, ủng hộ quỹ độc lập

KQ: thu được tới 370 kg vàng và 20 triệu đồng cho quỹ độc lập

-Văn hóa: Diệt giặc dốt bằng các lớp bình dân học vụ, người biết chữ dạy cho người không biết, người biết nhiều dạy cho người viết ít.

- Quân sự: Lãnh đạo toàn dân tham gia kháng chiến và tổ chức cuộc kháng chiến lâu dài.

- Ngoại giao: Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Nhân nhượng với Tưởng và hòa hoãn với Pháp. Chúng ta kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù để tránh trường hợp một mình chiến đấu với nhiều kẻ thù. Đối với Tưởng là Hoa Việt thân thiện. Đối với Pháp là độc lập về chính trị và nhân nhượng về kinh tế.

Ý nghĩa: + Chỉ thị soi sáng con đường củng cố bảo vệ chính quyền cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”, giữ vững được chính quyền cách mạng.

+ Thể hiện 1 quy luật của CMVN sau CMT8: xây dựng chế độ mới phải đi kèm với bảo vệ chế độ đó.

Câu 5: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954?

Hoàn cảnh lịch sử:

- Ngày 20-23/11/46: Pháp mở cuộc tấn công vào Hải Phòng và Lạng Sơn, rồi đổ bộ lên ĐNẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở HN vào trung tuần T12.

- Ngày 18/12/46: Pháp gởi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ HN để chúg kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đô.

- Vào lúc 20h ngày 19/12/46 tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12 “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của HCM được phát trên đài tiếng nói VN.

Nội dung (3 văn kiện):

+ 19/12/46 HCM ra “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, lời kêu gọi đã tỏ rõ quyết tâm cao độ của dân tộc VN kháng chiến chống TD Pháp.

+ Tiếp đó ngày 22/12 TW Đảng đã ra chỉ thị “ Toàn dân kháng chiến”

+ Tháng 3/47, đồng chí Trường Chinh đã phát triển đầy đủ những tư tưởng và nội dung cơ bản của 2 văn kiện trên vào tác phẩm “Kháng chiến nhất định tháng lợi”

=>Chúng đã trở thành những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến của Đảng. ĐL đó được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng(2-51) khẳng định là hoàn toàn đúng đắn.

* Mục đích: Kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng 8, “đánh thực dân Pháp xâm lược và phản động phong kiến”, giành thống nhất và độc lập.

* Tính chất:-Dân tộc giải phóng và dân chủ mới. Kháng chiến toàn dân, toàn diện trên mọi mặt của xã hội.

* Chính sách kháng chiến:“Liên hiệp với dân tộc Pháp, thế lực chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến… Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”.

*Chương trình kháng chiến:“Chương trình đoàn kết toàn dân”

* Nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ gpdt mở rộng và củng cố chế độ dân chủ cộng hòa, tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian và bọn phản bội quyền lợi dt để ủng hộ ngân quỹ kc và ủng hộ gđ thương binh liệt sĩ.

* Phương châm: K/chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính

* Đặc điểm và triển vọng: K/chiến tuy gian khổ và lâu dài nhưng thắng lợi nhất định sẽ về ta.

* Ý nghĩa: Đường lối kc chống pháp là đường lối cách mạng và khoa học, đã dựa trên cơ sở phân tích tình hình tg, trong nước, âm mưu thủ đoạn của thực dân P.

Nhờ có việc đề ra đường lối, phương châm đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo, chuẩn bị lực lượng, giành nhiều thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến.

Chiến thắng ĐBP đã làm miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và các nước bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro