c3-loai hinh dl

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

B. Các loại hình du lịch

1. Khái niệm loại hình du lịch

Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng 1 nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng 1 cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.

2. Các loại hình du lịch

Dực vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau. Trong các ấn phẩm du lịch đã được phát hành, khi phân các loại hình du lịch, các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau:

a. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa

- Du lịch quốc tế: Là hình thức ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này, khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch

Bản thân du lịch QT lại được phân thành:

+ Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những ng từ nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngpoaij tệ ở đó

+ Du lịch quốc tế thụ động: Là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và của những ng nước ngoai đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đát nước đang cư trú

Ví dụ:

+ Khách nước ngoài vào việt nam đi du lịch, ngành du lịch VN phục vụ. Trong Th này, VN kinh doanh du lịch QT chủ động tương đương với xuất khẩu vì cùng tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho một quốc gia.

+ Công dân VN ra nước ngoài du lịch, ngành Du lịch VN gửi khách. Trong TH này, VN kinh doanh du lịch QT thụ động. Du lịch QT thụ động tương đương với nhập khẩu vì cùng gây ra hiện tượng xuất ngọa tẹ ra nươc ngoài

- Du lịch nội địa: là hình thức du lịch ma điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của 1 QG.

b. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau:

- Du lịch chữa bệnh:

Ở thể loại này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị ác bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch chữa bệnh lại được phân thành:

+ Chữa bệnh bằng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển

+ Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng

+ Chữa bệnh bằng bùn

+ Chữa bệnh bằng hoa quả

+ Chữa bệnh bằng sữa( đặc biệt là sữa ngựa)

- Du lịch nghỉ ngơi giải trí

Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con ng. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con ng khỏi cong việc hàng ngày.

- Du lịch thể thao:

Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thẻ thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm:

+ Du lịch leo núi

+ Du lịch săn bắn

+ Du lịch câu cá

+ Du lịch tham gia các loại thể thao: đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, truwowctj tuyết...

Du lịch thể thao thụ động: Những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao QT, các thế vận hội olympic...

- Du lịch văn hóa:

Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sông của ng dân cùng cac phong tục, tập quán của đất nươc du lịch. Du lịch văn hóa được phân làm 2 loại;

+ Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này thường đi với mục đích đã định sẵn. Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia.

+ Du lịch văn hóa vowics mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những ng ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình

- Du lịch công vụ:

Mục đích của loại hình này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nao đó. Với mục đích này, khách đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ...

- Du lịch thương gia

Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng..

- Du lịch tôn giáo;

Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của nững ng theo các đạo giáo khác nhau

- Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương

Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những ng xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang...

- Du lịch quá cảnh:

Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của 1 nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác.

c. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này du lịch được phân thành:

- Dl thanh thiếu niên

- Dl dành cho ng cao tuổi

- Dl phụ nữ, dl gia đình

d. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này dl được phân thành:

-DL theo đoàn:

Ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú và ăn uống. Dl theo đoàn có thể tổ chức theo 2 hình thức sau:

+ Dl theo đoàng có thông qua tổ chức dl. Đoàn dl được các tổ chức trung gian (các doanh nghiệp lữ hành), các tổ chức vận tải ( thường là các hãng hàng không), hoặc các tổ chức du lịch khác( khách sạn..) tổ chức cuộc hành trình. Các tổ chức đó chuẩn bị và thỏa thuận trước chuyến hành trình, lịch đi cho đoàn. Mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước chương trình chuyến đi.

+ Dl theo đoàn không qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch tự chọn tuyến hành trình, tự xác định thời gian đi, số ngày đi, những nơi sẽ đến thăm.. Có thể đã thỏa thuận trước hoặc đến nơi mới tìm cơ sở ăn uống, lưu trú..

- Dl cá nhân:

+ Dl cá nhân có thông qua tổ chức du lịch: Cá nhân đi dl lịch theo kế hoạch định trước của các tổ chức dl, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác. Khách dl không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước

+ Dl cá nhân không qua tổ chức dl (đi tự do)

e. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

- Dl = xe đạp

- Dl = xe máy

- Dl = ô tô

- Dl = tàu hỏa

- Dl = tàu thủy

- Dl = máy bay

f. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

- Dl khách sạn (Hotel)

- Dl khách sạn ven đường (Motel) - khách sạn ở bên lề những chặng đường dài danh cho khách dl đi bằng ô tô

- DL ở lều, trại (Camping)

- Dl ở làng dl (tourism village)

g. Căn cứ vào thời gian dl:

- Dl dài ngày

- Dl ngắn ngày( thường gọi là dl cuối tuần - weekend holiday)

h. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến dl:

- Dl nghỉ núi

- Dl nghỉ biển, sông, hồ

- Dl thành phố

- Dl đồng quê

Thường một ng đi dl với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên ta thường gặp sự kết hợp một vài loại hình du lịch cùng 1 lúc.

3. Các lĩnh vực kinh doanh trong dl

Để tạo ra các dịch vụ dl nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách dl đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh dl tương ứng. Cho đến nay đã chấp nhan ở nhiều nước trên tg cũng nhu VN 4 loai hình kinh doanh dl tiêu biểu sau:

a. Kinh doanh lữ hành (Tour operators Business)

Khi nói đến hoạt đọng kinh doanh lữ hành, nói chung các chuyên gia về dlmuoons đề cập đến các hoạt động chính như " làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh dl trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình dl đã bán cho khách dl". Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành chúng ta thường thấy song song tồn tại hai hoạt động phổ biến sau:

- Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình dl trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hoặc gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn dl

- kinh doanh đại lý lữ hành ( Travel Sub-Agency Business): Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin dl và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng

Cách phân định như trên chỉ mang tính tương đối. không có nghĩa la tồn tại các doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 trong 2 loại hình trên. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành.

b. kinh doanh khách sạn (Hospitality business)

Theo nghĩa tiếng anh "Hospitality Industry" có thể hiểu là " ngành khách sạn". Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là hiểu đúng nội dung của lĩnh vực hoạt động kinh doanh dl mà chúng ta muốn đề cập. Theo Quy chế quản lý lữ hành của Tỏng cục Du lich VN ban hành ngày 29/04/1995, thuật ngữ " kinh doanh khách sạn" được hiểu là "làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách dl". Theo Pháp lệnh dl VN ban hành nam 1999, lĩnh vực hoạt động kd này được quy định là "kinh doanh sở hữu lưu trú dl". Trên thực tế chúng ta có thể bắt gặp các khái niệm "kinh doanh khách sạn, nhà hàng" hoặc "kinhdoanh khách sạn","kinh doanh nhà hàng"

c. Kinh doanh vận chuyển khách dl (Transportation)

Đặc trưng nổi bật của hoạt đong dl là sự dịch chuyển của con ng từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường với một khoảng cách khá xa. Do vậy, khi dề cập đên hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh dl nói riêng không thể không đề cấp đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt đông kd doanh nhằm giúp cho khách dl chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm dl cũng như dịch chuyển tại điểm dl.

Để phục vụ cho hoạt động kd này có nhiều phương tiện vận chuyển klhacs nhau như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay. Thực té cho thấy ít có các doanh nhgieepj du lịch ( trừ một số tập đoàn dl lớn trên tg) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách dl từ nới cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm dl. Phần lớn trong các trường hợp, khách dl sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông vận tải đại chúng hoặc của cty chuyen kd dịch vụ vận chuyển.

d. Kinh doanh các dịch vụ dl khác (Other Tourism business)

Ngoài các hoạt động kd đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kd dl còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như các loại hình kd dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo dl; tư vấn đầu tư dl...

Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách dl, sự tiến bộ của KH-KT và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp dl dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường dl thì các hoạt động kd bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro