c3vdcoban

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.2. Những vấn đề cơ bản của kinh tế thương maị hàng hóa

3.2.1. Nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa

3.2.1.1. Nhu cầu có khả năng thanh toán, quỹ mua và sức mua hàng hoá

Nhu cầu có khả năng thanh toán là một bộ phận của nhu cầu nói chung. Đó là nhu

cầu về hàng hoá bị giới hạn bởi khả năng thanh toán bằng tiền hay các tài sản thanh toán

của dân cư và xã hội. Nhu cầu có khả năng thanh toán luôn được thể hiện trên thị trường

ở tổng số và cơ cấu hàng hoá mà xã hội và dân cư đòi hỏi thị trường phải thoả mãn trong

một khoảng thời gian nhất định.

Thu nhập bằng tiền của dân cư và xã hội dùng để mua hàng hay thanh toán hàng hoá

chính là quỹ mua hàng hoá. Sức mua hàng hoá trên thị trường phản ánh khối lượng hàng

hoá mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng quỹ mua để thanh toán tiền hàng trong

điều kiện giá cả xác định. Sức mua hàng hoá trên thị trường phụ thuộc vào sức mua của

đồng tiền và quỹ mua của dân cư và xã hội.

Giữa nhu cầu có khả năng thanh toán, quỹ mua và sức mua trên thị trường có quan

hệ tỷ lệ thuận. Giá cả hàng hoá tỷ lệ nghịch với sức mua và nhu cầu có khả năng thanh

toán về hàng hoá.

3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán

a. Nhóm yếu tố thuộc về nhu cầu nói chung

Nhu cầu là cơ sở của nhu cầu có khả năng thanh toán, do vậy các nhân tố ảnh hưởng

tới nhu cầu cũng tác động tới quy mô, cơ cấu nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư

và xã hội.

Các yếu tố về dân cư, điều kiện sinh hoạt và lao động của con người: Nhìn chung số

dân càng đông, số người trong mỗi gia đình càng lớn thì nhu cầu về hàng hoá càng tăng.

Thay đổi quy mô dân số và số người trong mỗi gia đình còn ảnh hưởng tới cơ cấu nhu

cầu có khả năng thanh toán. Thông thường thu nhập thấp, nhưng số dân đông, số thành

viên trong gia đình lớn thì hướng chi tiêu cho hàng lương thực, thực phẩm sẽ cao. Trong

trường hợp ngược lại, sẽ chi tiêu cho mua hàng phi lương thực, thực phẩm nhiều hơn.

Các sở thích, tập quán, thói quen tiêu dùng: Các yếu tố tâm lý, sở thích của con

người, tập quán, thói quen tiêu dùng của dân cư, kỳ vọng của người tiêu dùng có thể ảnh

hưởng theo hướng kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội.

Các điều kiện về tự nhiên: Sự biến đổi của môi trường tự nhiên, thời tiết khí hậu...

đều có ảnh hưởng tới nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán.

b. Nhóm yếu tố về thu nhập và phân phối thu nhập của dân cư, của xã hội

Thu nhập bằng tiền tăng lên, thì thường nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ mở rộng

và cơ cấu của nhu cầu cũng thay đổi theo hướng sử dụng nhiều hàng phi lương thực, thực

phẩm hơn và ngược lại. http://www.ebook.edu.vn 22

Ngoài ra, hướng sử dụng thu nhập bằng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô và cơ

cấu chi tiêu của dân cư, của xã hội để mua hàng hoá trên thị trường. Nếu dân cư giảm dự

trữ hoặc không gửi tiết kiệm tiền mặt thì chi tiêu mua hàng hoá và thanh toán dịch vụ sẽ

tăng lên. Nếu giảm chi tiêu cho dịch vụ thì nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và

xã hội về hàng hoá sẽ tăng và ngược lại.

c. Nhóm yếu tố về sản xuất, cung ứng

Sản xuất và cung ứng có sự phù hợp về quy mô, cơ cấu và chất lượng hàng hoá

cũng như tính đều đặn, đảm bảo tiến độ thời gian giao hàng theo yêu cầu của thị trường

sẽ làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội và ngược lại.

Hoạt động sản xuất, cung ứng với tính ổn định càng cao và chi phí càng thấp càng

kích thích làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán.

d. Nhóm yếu tố về giá cả, thị trường và cạnh tranh

Giá hàng tiêu dùng tăng thông thường làm hạn chế hoặc giảm nhu cầu có khả năng

thanh toán của dân cư và ngược lại. Giá các mặt hàng bổ sung gia tăng sẽ không kích

thích nhu cầu có khả năng thanh toán. Giá mặt hàng thay thế giảm sẽ làm chuyển dịch

nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư sang mặt hàng thay thế đó.

Hạ tầng của thị trường về kỹ thuật, về dân cư và pháp lý, dung lượng thị trường,

quan hệ cung cầu, xu hướng cạnh tranh về chất lượng, về dịch vụ hỗ trợ như quảng cáo,

tư vấn, giao nhận, ... đều ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và xã

hội.

e. Nhóm yếu tố về chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ

Chính sách của chính phủ có thể điều tiết cung, cầu và mối quan hệ đó, cũng như

giá cả. Xu hướng các tác động từ chính sách vĩ mô của chính phủ là nhằm kích cung hoặc

kích cầu và cải thiển mối quan hệ đó, bình ổn giá cả để đáp ứng tốt hơn các mục tiêu phát

triển kinh tế, xã hội của đất nước.

3.2.3. Dự trữ hàng hóa trong lưu thông

3.2.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của dự trữ hàng hoá

a. Khái niệm dự trữ hàng hoá

Dự trữ hàng hoá là một hình thái dự trữ sản phẩm xã hội, bao gồm toàn bộ hàng

hoá cần thiết đang vận động trong các khâu khác nhau của quá trình lưu thông. Đó là

những hàng hoá đã thoát khỏi quá trình sản xuất nhưng chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng.

Các hình thái dự trữ sản phẩm xã hội bao gồm: dự trữ trong sản xuất, trong lưu

thông và trong tiêu dùng. Dự trữ trong lưu thông là dự trữ hàng hoá, có quan hệ ảnh

hưởng tới dự trữ trong sản xuất và tiêu dùng. Dự trữ trong lưu thông bao gồm hàng hoá ở

kho thành phẩm của nhà sản xuất, kho trạm của mạng lưới thương mại bán buôn, bán lẻ

và hàng đang đi trên đường, hàng gửi bán. Dự trữ hàng hoá khác tồn kho ở chỗ nó chủ

động hình thành và cần thiết cho lưu thông, luôn đổi mới không ngừng trong quá trình

vận động. Tồn kho còn bao gồm cả hàng hoá do hậu quả của lưu thông để lại.

b. Sự cần thiết của dự trữ hàng hoá

Dự trữ hàng hoá là điều kiện cần thiết của lưu thông, đảm bảo cho lưu thông hàng

hoá diễn ra liên tục thông suốt. Không có dự trữ hàng hoá thì không có lưu thông hàng

hoá. Tuy nhiên, dự trữ hàng hoá phải hợp lý mới rút ngắn thời gian lưu thông, thúc đẩy

nhanh quá trình tái sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Dự trữ hàng hoá hình thành là do quan hệ cung cầu, giá cả và tình hình cạnh tranh

thị trường, do yêu cầu xử lý mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, nhằm đảm bảo cho

quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra liên tục, thông suốt. Mặt khác, dự trữ hàng hoá là

cần thiết còn do vai trò của nó trong các công cụ, chính sách điều tiết vĩ mô của chính

phủ, thông qua đó để nắm bắt, khai thác các cơ hội thị trường và giảm thiểu các nguy cơ

rủi ro.

3.2.3.2. Phân loại dự trữ hàng hoá

a. Theo công dụng của hàng hoá dự trữ

Dự trữ hàng sản xuất bao gồm toàn bộ hàng hoá vật tư, nguyên, nhiên phụ liệu, máy

móc thiết bị, phụ tùng, công nghệ... là những "đầu vào" phục sản xuất được lưu thông

trên thị trường.

Dự trữ hàng tiêu dùng bao gồm hàng lương thực, thực phẩm và hàng công nghiệp

tiêu dùng được lưu thông trên thị trường phục vụ tiêu dùng đời sống dân cư.

b. Theo mục đích sử dụng

Dự trữ thường xuyên bao gồm toàn bộ những hàng hoá thường xuyên phải có bán

trên thị trường. Nếu thiếu hàng sẽ gián đoạn lưu thông, gây khó khăn trở ngại cho sản

xuất và đời sống (Ví dụ: xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, lương thực, thực phẩm...). http://www.ebook.edu.vn 25

Dự trữ thời vụ, là những hàng hoá được hình thành ở vào thời vụ của sản xuất và

tiêu dùng nhằm tận dụng tối đa các cơ hội trong mua và bán hàng hoá hoặc khắc phục

tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng (chẳng hạn, kinh doanh hàng nông sản, hàng thuỷ

sản ở vào mùa thu hoạch, hàng tiêu dùng trong các dịp lễ, tết, ... và chính sách vĩ mô của

chính phủ đối với dự trữ lưu thông đối với các mặt hàng có tính thời vụ đó) .

Dự trữ bảo hiểm là loại dự trữ đề phòng những rủi ro, bất trắc xảy ra (chẳng hạn, do

bán nhanh hết hàng, do vận chuyển hàng đến chậm, do thiên tai, do chiến tranh ...).

c. Các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của dự

trữ)

Theo quy mô gồm có dự trữ thấp nhất, cao nhất và bình quân. Theo thời gian gồm

có dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ. Theo hình thức biểu hiện có dự trữ hiện vật, trị giá dự trữ và

thời gian (số ngày) dự trữ hàng hoá. Theo quá trình vận động gồm hàng hoá dự trữ trong

các kho hàng, hàng hoá đang trên đường đi, hàng gửi bán hoặc quảng cáo tại các hội chợ

thương mại.

3.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ hàng hoá

Các yếu tố thuộc về sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ, tính chất và sự phân bố

sản xuất.

Hệ thống giao thống và hạ tầng kỹ thuật: số lượng, chất lượng, cơ cấu các loại tuyến

đường và phương tiện giao thông cũng như sự phân bố hạ tầng giao thông. Các hạ tầng

kỹ thuật khác như thông tin, viễn thông, ngân hàng, điện năng,...

Mạng lưới thương mại và hệ thống phân phối bao gồm cửa hàng, kho hàng, trung

tâm thương mại, siêu thị, hội chợ triển lãm, các chợ bán buôn, bán lẻ,... Cơ sở vật chất kỹ

thuật thương mại gồm các phương tiện kinh doanh trong các khâu mua bán, kho hàng và

vận chuyển hàng hoá.

Tình hình thị trường và cạnh tranh trong thương mại. Quan hệ cung cầu hàng hoá,

giá cả, mức độ cạnh tranh và xu hướng biến động của các yếu tố và quan hệ đó.

Chính sách kinh doanh của doanh nghiệp và cơ chế quản lý nhà nước đối với hàng hoá

lưu thông.

Các yếu tố khác (điều kiện tự nhiên, những bất trắc khác).

3.2.4. Chi phí lưu thông hàng hóa

3.2.4.1. Khái niệm chi phí lưu thông

Chi phí lưu thông là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao

động vật hoá phục vụ cho việc tổ chức và quản lý quá trình lưu thông hàng hoá trong nền

kinh tế.

Các hao phí về lao động vật hoá bao gồm các bộ phận cấu thành chủ yếu như hao

mòn vật chất về tài sản, phương tiện trong các khâu mua, bán, kho hàng và vận chuyển http://www.ebook.edu.vn 26

hàng hoá, hao hụt, tổn thất hàng hoá. Ngoài ra, còn bao gồm những hao phí vật chất ở

các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Hao phí về lao động sống bao gồm hao phí

sức lao động của nhân sự thực hiện các công việc ở các khâu lưu thông nói trên và công

tác quản lý thương mại.

Chi phí lưu thông trong nền kinh tế bao gồm chi phi lưu thông của nhà sản xuất

trong mua các yếu tố "đầu vào", tiêu thụ sản phẩm "đầu ra", chi phi lưu thông của nhà

thương mại và chi phí thời gian mua sắm của người tiêu dùng, trong đó chi phí lưu thông

của thương mại là bộ phận lớn nhất.

3.2.4.2. ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí lưu thông trong nền kinh tế

Hạ thấp chi phí lưu thông được hiểu là giảm thấp tỷ suất chi phí chứ không phải

giảm quy mô, khối lượng chi phí phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá. Hạ thấp chi phí

lưu thông có ý nghĩa như sau:

Tiết kiệm chi phí và vốn đầu tư của nhà nước, của xã hội và doanh nghiệp vào lĩnh

vực lưu thông, dành vốn ưu tiên cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả thương mại và sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp cũng

như của cả nền kinh tế.

Tiết kiệm chi phí thời gian và tiền bạc trong quá trình mua sắm hàng hoá của người

tiêu dùng.

3.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lưu thông

Khối lượng và cơ cấu hàng hoá lưu thông. Quy mô lưu chuyển hàng hoá tăng làm

khối lượng chi phí cũng tăng lên, nhưng tỷ lệ chi phí lưu thông có xu hướng giảm, nhờ

tiết kiệm các chi phí cố định. Mỗi loại hàng, nhóm hàng có đặc điểm kinh doanh khác

nhau, đòi hỏi hao phí trong quá trình trao đổi khác nhau, do vậy, sự chuyển dịch cơ cấu

hàng hoá lưu chuyển sẽ làm thay đổi quy mô và cơ cấu chi phí lưu thông.

Dự trữ hàng hoá và thời gian lưu thông. Dự trữ hàng hoá càng lớn, thời gian lưu

thông hàng hoá càng kéo dài chi phí càng tăng và thậm chí gây lãng phí lớn tiền vốn đầu

tư vào lĩnh vực thương mại.

Giá cả hàng hoá và giá các dịch vụ. Tỷ suất chi phí lưu thông có quan hệ tỷ lệ

nghịch với giá cả và tỷ lệ thuận với giá các dịch vụ.

Sử dụng các phương thức mua bán, các phương tiện kinh doanh thích hợp vừa thúc

đẩy chu chuyển hàng hoá, vừa giảm thấp chi phí trong lưu thông nói chung và chi phí

khâu thanh toán tiền hàng.

Công tác quản lý cũng như trình độ nguồn nhân lực, thủ tục thương mại đều có ảnh

hưởng đến quy mô và cơ cấu chi phí lưu thông trong nền kinh tế.

Các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, những bất trắc do chiến tranh, xung đột sắc tộc,

dịch bệnh, thiên tai. http://www.ebook.edu.vn 27

3.2.5. Kết quả trong thương mại hàng hóa

3.2.5.1. Khái niệm kết quả thương mại

Đó là phạm trù kinh tế phản ánh kết cục hoạt động thương mại của chủ thể nào đó

trong một thời kỳ nhất định. Kết quả thương mại thường được xác định trên tầm vĩ mô và

doanh nghiệp. Kết quả phản ánh mục tiêu mà hoạt động thương mại cần hoặc đã đạt được

trong khoảng thời gian xác định.

Kết quả và hiệu quả thương mại có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên hiệu quả

bao giờ cũng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được kết quả thương mại

theo mục tiêu đã đặt ra, không thể đồng nhất với kết quả.

3.2.5.2. Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả trong thương mại hàng hoá

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá.

Kết quả hoạt động thương mại nội địa hay lưu thông hàng hoá trong nước được thể

hiện ở tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Trong trường hợp này, toàn bộ kết quả hoạt động

trao đổi được tính theo trị giá, đo lường theo đồng nội tệ (bản tệ). Tổng mức lưu chuyển

hàng hoá bao gồm tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẻ.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phản ánh kết quả dưới hình thái giá trị các

giao dịch thương mại diễn ra trên thị trường giữa các nhà doanh nghiệp với nhau trong

hoạt động mua bán buôn, hàng hoá vẫn nằm trong khâu lưu thông, chưa kết thúc khâu

bán lẻ để tới người tiêu dùng cuối cùng.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ (hay tổng mức bán lẻ xã hội).

Đó là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động lưu thông hàng hoá trong

nước. Tất cả kết quả các giao dịch mua bán giữa chủ thể người bán với người tiêu dùng

cuối cùng trên thị trường dưới hình thái giá trị đều được phản ánh qua chỉ tiêu tổng mức

lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Chỉ tiêu này rất cần thiết cho các phân tích kinh tế vĩ mô về

cân đối cung cầu, quỹ mua và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và xã hội. Đây

là chỉ tiêu quan trọng và là bộ phận hợp thành chủ yếu của tổng mức lưu chuyển hàng

hoá trong nền kinh tế.

Kết quả thương mại còn được biểu hiện dưới hình thức hiện vật, đó là khối lượng

hàng hoá lưu chuyển. Thông thường những mặt hàng quan trọng, thiết yếu thuộc cân đối

lớn trên tầm vĩ mô của quốc gia, cần phải thống kê và phân tích theo cả 2 hình thức giá

trị và hiện vật để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách kinh tế và quản lý thương

mại của nhà nước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh toàn bộ hoạt động thương mại quốc tế hai

chiều (ngoại thương) của một quốc gia, bao gồm kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Đơn

vị sử dụng trong đo lường kết quả hoạt động ngoại thương là đồng ngoại tệ (có thể là http://www.ebook.edu.vn 28

đồng tiền chung quốc tế USD hay các đồng tiền của đối tác thương mại). Chỉ tiêu này

cũng phản ánh qui mô và cơ cấu cán cân thương mại của quốc gia trong từng thời kỳ cụ

thể. Nó cho phép đánh giá chiến lược, chính sách thương mại, cũng như phân tích các xu

hướng tăng trưởng, phát triển kinh tế, vị thế của thương mại từng quốc gia trong nền

thương mại toàn cầu và khu vực.

Kim ngạch xuất khẩu phản ánh kết quả hoạt động ngoại thương một chiều xuất khẩu

của quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Kim ngạch nhập khẩu phản ánh kết quả hoạt

động ngoại thương trong trường hợp ngược lại khi nhập hàng từ nước ngoài về. Ngày nay,

do mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, hoạt động ngoại thương của một nước có

thể diễn ra ngay tại thị trường trong nước, đó là trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ.

Để tính toán và phân tích kết quả hoạt động thương mại nói chung của quốc gia, cần

phải quy đổi ra một đơn vị tiền tệ thống nhất các kết quả thương mại trên thông qua lựa

chọn đúng đắn quan hệ tỷ giá chuyển đổi giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Chỉ tiêu phản ánh

toàn bộ kết quả hoạt động thương mại của quốc gia, đó tổng trị giá thương mại hay tổng

thương mại.

Giá trị gia tăng trong thương mại hàng hoá.

Chỉ tiêu này phản ánh khoảng cách chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả đạt được và

chi phí nguồn lực bỏ ra trong trao đổi thương mại hàng hoá của quốc gia. Giá trị gia tăng

có phân biệt khi mua bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa và quốc tế. Giá trị

gia tăng là chỉ tiêu phản ánh kết quả tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nó cho phép phân

tích, đánh giá sự tham gia, đóng góp của thương mại vào thu nhập quốc dân của nền kinh

tế. Nếu so sánh tương quan (số tương đối) giữa giá trị gia tăng với chi phí bỏ ra để đạt

được kết quả đó thì đây còn là thước đo về hiệu quả và sức cạnh tranh của thương mại.

Ngoài ra, còn có chỉ tiêu trị giá thương mại hàng gia công.

Trong thương mại, ngoài kết quả trao đổi theo các giao dịch thông thường, còn có

gia công, lắp ráp, chế biến sản phẩm. Kết quả của các hoạt động này tuy mang tính chất

sản xuất nhưng lại diễn ra trong khâu lưu thông nên được tính vào giá trị thương mại. Trị

giá hàng hoá gia công trong thương mại quốc tế được coi là kim ngạch xuất khẩu. Chỉ

tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở

thu hút việc làm, khai thác lợi thế về nhân công dồi dào, giá rẻ.

3.2.5.3. Đặc điểm phát triển có tính quy luật trong thương mại hàng hoá

(1) Quy mô thương mại hàng hoá ngày càng tăng lên trên cả thị trường nội địa và

thị trường xuất khẩu, tỷ trọng thương mại có xu hướng giảm trong tổng thương mại.

Cơ sở:

Do nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống xã hội ngày càng tăng lên. Sản xuất

hàng hoá ngày càng phát triển với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Chiến lược http://www.ebook.edu.vn 29

và các chính sách phát triển kinh tế và thương mại của quốc gia ngày càng phù hợp với

quá trình tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Sự phát triển của thương

mại dịch vụ và thương mại điện tử.

Biểu hiện:

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường nội địa, kim ngạch xuất nhập khẩu

ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước về trị giá thương mại.

Các nước phát triển sẽ gia tăng thương mại đối với những hàng hoá có yêu cầu đổi

mới công nghệ và chuyển giao kỹ thuật, phát triển quy mô thương mại ở thị trường nước

ngoài.

Các nước đang và chậm phát triển tăng quy mô thương mại trên cở sở khai thác quá

trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm kinh

doanh quản lý quốc tế.

Thương mại hàng hoá không chỉ tăng lên về quy mô, mà còn có khả năng gia tăng

tốc độ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều, tỷ trọng có xu hướng giảm trong tổng

thương mại.

(2) Cơ cấu thương mại hàng hoá ngày càng thay đổi theo hướng đa dạng hơn,

phong phú hơn và đáp ứng ngày càng nhanh hơn, tốt hơn nhu cầu thị trường.

Cơ sở:

Do yêu cầu cuả thị trường ngày càng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại,

nhanh chóng về thời gian cung cấp. Do chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn

nhờ tiến bộ khoa học công nghệ. Do cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi phải nâng

cao chất lượng và hiệu quả thương mại. Do những xu hướng tiêu dùng, do ảnh hưởng của

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến phân bổ nguồn lực thương mại, phát triển và thay

đổi các luồng thương mại quốc tế.

Biểu hiện:

Những hàng hoá đã qua chế biến, hàng hoá có hàm lượng lao động kĩ thuật, chất

xám cao, các hàng hoá đắt tiền, có giá trị lớn ngày càng gia tăng làm thay đổi cơ cấu, tỷ

trọng thương mại.

Những hàng hoá có tính mốt gia tăng nhanh và rất đa dạng. Kiểu mốt hàng hoá thay

đổi nhanh chóng. Xu hướng này diễn ra trên cả thị trường trong và ngoài nước.

Hàng hoá có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn vệ sinh, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất

lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống,

tiêu dùng xã hội.

(3) Hàng hoá ngày càng phong phú về nhãn hiệu, có xuất xứ ngày càng đa dạng và

được tiêu chuẩn hoá.

Cơ sở: http://www.ebook.edu.vn 30

Do đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và sản xuất ngày càng phát triển. Do

cạnh tranh và hội nhập trong thương mại quốc tế thúc đẩy sự đa dạng của hàng hoá, nâng

cao uy tín thương hiệu, nhãn hiệu. Do yêu cầu đặt ra của hệ thống luật pháp cũng như các

thông lệ buôn bán quốc tế.

Biểu hiện:

Nhiều nhãn hiệu sản phẩm mới ra đời và được cung ứng trên thị trường.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận ISO ngày càng gia tăng. Sản phẩm

trao đổi ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về lao động, vệ sinh, môi trường.

Sản phẩm có xuất xứ đa dạng, khác nhau, nhưng rõ ràng về nguồn gốc là xu hướng

mang tính phổ biến trong thương mại hàng hoá quốc tế.

Bên cạnh những đặc điểm trên, thương mại hàng hoá toàn cầu hiện nay đang gặp

phải những khó khăn trở ngại rất lớn là vấn đề hàng giả và buôn bán phi pháp, nhất là

trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jar